Cập nhật nội dung chi tiết về Tỷ Phú Cá Rô Đồng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
7,227
lượt xem
Sản xuất nông nghiệp ngày càng gặp khó khăn do thời tiết bất thuận và dịch bệnh nên thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm là ước mơ của nhiều hộ phát triển chăn nuôi. Thế nhưng, với mô hình nuôi cá rô đồng, ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn (Đông Hưng) đã biến ước mơ thành hiện thực.
Cùng lãnh đạo xã Đông Sơn đến thăm mô hình chăn nuôi của ông Bùi Thọ Thính, chúng tôi thêm khâm phục nghị lực vượt khó của lão nông này. Theo ông Thính thì vùng đất này bà con canh tác không hiệu quả bởi độ chua cao nên bỏ hoang đã nhiều năm. Ngày ngày đi qua nhìn vùng đất rộng lớn bị lãng quên, cỏ mọc um tùm ông Thính tiếc nên lên kế hoạch thuê lại, tìm cách cải tạo để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2001, ông Thính mạnh dạn thuê lại diện tích ruộng trũng, phèn này và bắt tay vào cải tạo đất. Trước khi nuôi cá rô đồng ông đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để thau chua, ngọt hóa đất. Quá trình xây dựng mô hình, ông Thính gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn đầu tư, không có đường ra, không có điện. Ông phải vay tiền từ ngân hàng, từ người thân, bạn bè để thuê máy múc đào ao, xây dựng chuồng trại, mua máy móc phục vụ sản xuất, làm đường, kéo điện ra trang trại… Ban đầu, ông dự định đào 2 ao nuôi cá truyền thống, song độ chua còn cao nên liên tiếp bị thất thu. Để có thu nhập trang trải cuộc sống, tiếp tục công cuộc hồi sinh vùng đất trũng, ông Thính phải kết hợp nuôi cá truyền thống và vịt đẻ.
Phải mất 10 năm cải tạo đất ông Thính mới đưa cá rô đồng vào nuôi. Trong trang trại chuyển đổi rộng 3ha, ông đào 8 ao nuôi cá rô đồng, trong đó có 200 – 300 vạn cá giống, 2 tấn cá rô bố mẹ để nhân giống và 20 tấn cá thương phẩm. Tận dụng đất ven bờ ao ông trồng một số loại cây ăn quả vừa tạo cảnh quan, phủ xanh trang trại vừa có thêm thu nhập.
Ông Thính cho biết: Cá rô đồng dễ nuôi nhưng để mang lại hiệu quả cao phải chọn con giống tốt ở cơ sở tin cậy, con mẹ phải khỏe, vảy thưa, khi sinh sản cá con mới khỏe mạnh, lớn nhanh. Điều quan trọng khi nuôi cá rô đồng là phải xử lý tốt môi trường đáy ao, nhất là trước khi thả lứa mới. Trong quá trình nuôi, việc lựa chọn thức ăn cho phù hợp và phương pháp cho ăn đúng kỹ thuật phải được quan tâm hàng đầu.
Từ mô hình này, mỗi năm ông Thính thu hoạch 2 vụ cá vào tháng 6 và tháng 10, với sản lượng khoảng 30 tấn cá các loại. Cá được các thương lái từ Hà Nội, Hải Dương về tận nơi mua nên ông không phải lo đầu ra. 1kg cá rô đồng thương phẩm ông bán 45.000 đồng, cá giống bán 25.000 đồng/kg. Như vậy, một năm ông Thính thu từ bán cá rô đồng được gần 1 tỷ đồng.
Ông Phạm Đăng Ngạc, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: Ông Bùi Thọ Thính là một trong những nông dân dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào chỗ khó, tích cực tìm kiếm con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ đưa vào phát triển chăn nuôi. Thành công của ông Thính không chỉ giúp ông trở thành tỷ phú cá rô đồng mà còn góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là ông đã hồi sinh vùng đất chua trũng, “biến đất thành vàng”.
Tiềm năng để phát triển nguồn thủy sản nước ngọt ở các địa phương còn khá lớn, vì vậy, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Thọ Thính ở Đông Sơn mở ra một hướng đi nữa cho các hộ nông dân học tập, làm theo để phát triển kinh tế gia đình.
Thu Hiền
Giá Cá Rô Đồng Năm 2022
Giá cá rô đồng cũng có phân biệt cá tự nhiên và cá nuôi nữa đấy, cá tự nhiên phải được đánh bắt và số lượng ít hơn nên giá cá rô đồng tự nhiên sẽ cao hơn giá cá rô đồng nuôi.
Giá cá rô đồng tự nhiên tầm khoảng 80 – 100 nghìn đồng một kg, còn giá cá rô đồng nuôi thì rẻ hơn với mức giá cá rô đồng là 50 – 60 nghìn đồng một kg.
Vì cá nuôi có số lượng lớn và chất thịt ít thơm béo hơn cá tự nhiên nên giá cá rô đồng nuôi sẽ thấp hơn giá cá rô đồng tự nhiên.
Một số cơ sở phân phối trái mùa có thể bán cá với mức giá cá rô đồng nuôi là 100 – 120 nghìn đồng một kg.
Cá rô đồng đang dần thu hút nhiều người tiêu dùng với mức giá cá rô đồng không biến động quá nhiều qua các năm, đặc biệt là vào mùa hè khi những nồi cá rô kho vàng ươm trở thành món ăn quen thuộc mỗi bữa cơm.
Mô hình nuôi cá rô đồng trong ao để mang lại kết quả đáp ứng yêu cầu giá cá rô đồng lãi hơn cả vốn sau đây chắc chắn sẽ không làm bà con thất vọng.
Ao nên được đặt gần nguồn nước sạch, chủ động về nguồn nước để việc cấp phát được thuận tiện.
Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ dại mọc dày đặc để không gian được thông thoáng, ánh sáng và không khí được đảm bảo thoải mái.
Bên cạnh đó việc làm trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật có lợi cho cá phát triển, các loại lá cây, cỏ dại không tràn xuống ao làm ô nhiễm, tù đọng nguồn nước.
Nên đào ao ở những nơi không cản trở hoạt động giao thông – vận tải.
Nếu ao đã cũ chứ không phải mới đào thì vẫn có thể cải tạo để dùng nuôi cá.
Diện tích ao tốt nhất nên khoảng 1000 mét vuông, sâu khoảng 1,5 – 2m, nhưng tùy vào điều kiện mỗi người dân, hộ gia đình mà cân nhắc, miễn sao có điều kiện thuận lợi cho công tác nuôi trồng và quản lý.
Bờ ao phải được đắp chắc chắn, đất là đất thịt để không bị mất nước và cũng không có tình trạng úng, tắc.
Lấp hết hang hốc để cá không thoát ra ngoài. Nện đất và đắp chắc chắn để bờ không bị sạt lở hay ảnh hưởng mỗi mùa lũ đến.
Bờ cách mặt nước từ 0,3 – 0,5m là tốt nhất. Rào lưới xung quanh ao, hoặc dựng tường lên chắn lại.
Lưới nên có chiều cao vừa với bờ, có nghĩa là nếu bờ cao 0,3 – 0,5m tính từ mặt nước thì lưới cũng có chiều cao tương ứng tính từ mặt nước.
Như vậy thì cá sẽ không thất thoát ra ngoài, nước không bị tràn, đặc biệt là khi mùa lũ đến.
Không nên để lại các loại cây rậm rạp, tán rộng trên bờ hoặc trồng các loại cây như thế, vì lá cây rụng xuống có thể làm thối, ô nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt khi các loại lá rộng tù đọng trên một khu vực nước sẽ khiến nước bị thối một khu vực nhưng nhìn chung nước vẫn trong vắt nên khó nhận ra tình trạng, trong khi đó điều kiện nước không thuận lợi cho các động vật có lợi cho cá phát triển.
Nhiều cây quá với độ che phủ lớn sẽ không đảm bảo nguồn ánh sáng, nhiệt độ nước cũng chênh lệch thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Cây cũng là nơi trú ẩn cho rắn, chuột,… các loài có hại và có tính đe dọa đối với cá.
Hãy chuẩn bị tốt từ công tác đầu, như vậy thì năng suất mới đảm bảo giá cá rô đồng bù được vốn và sinh lời lãi bà con ạ.
Không nên bơm nước quá thấp, nhiều bà con sau khi phơi ao và bơm nước đến 40 – 50cm thì dừng lại để bón phân tạo màu nước, nhưng sau đó dừng lại không bơm nữa.
Như vậy sẽ khiến nhiệt độ các tầng nước không có sự chênh lệch cần thiết, khi trời nóng sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cá và làm cá yếu đi, suy giảm tốc độ sinh trưởng.
Mực nước thấp làm các loại rong, cỏ,… phát triển quá rậm rạp chiếm đi không khí trong nước, lượng khí oxi hòa tan thấp.
Dễ xảy ra hiện tượng ứ đọng, thối rữa trong đáy nữa bà con ạ, hơn nữa khi cá lớn dần thì mật độ nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng.
Đáy ao đắp bằng phẳng, không lồi lõm, và hơi nghiêng về phía ống thoát nước.
Nên để lại một lớp bùn tự nhiên dày 15 – 20cm ở dưới đáy ao.
Nhưng không để lại lớp bùn quá dày hoặc tích tụ quá lâu, như thế sẽ sinh ra nhiều khí độc trong nước, vi sinh vật có hại sinh sôi.
Như vậy năng suất sẽ giảm, giá cá rô đồng sẽ bị hạ thấp đấy.
Vệ sinh, phát quang ao và bờ ao để diệt sạch cỏ dại, rong,… và vét đi cá thừa (nếu có).
Bón vôi với lượng 7 – 10kg trên 100 mét vuông để khử trùng, sát khuẩn. Phơi ao từ 3 – 4 ngày, tới khi có vết chân chim là được.
Khi phơi ao xong thì bơm nước vào, trước tiên bơm khoảng 40 – 50cm thì dừng lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại.
Nếu dùng phân chuồng thì nên dùng phân heo, gà, vịt chứ phân các loại gia súc khác không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không đủ dinh dưỡng.
Việc bón phân không chỉ tạo màu cho nước mà còn tạo ra nguồn thức ăn, dinh dưỡng tự nhiên cho cá.
Nếu nuôi trồng cá gần khu vực chăn nuôi khác thì lượng mùn trong đất tương đối cao, nên không nhất thiết phải bón phân.
Nếu dùng phân gà, lợn,… thì lượng dùng khoảng 20 – 30kg trên 100 mét vuông, nếu là các loại phân hóa học như ure, NPK thì giảm xuống còn 0,3 – 0,5kg.
Phân hóa học (phân vô cơ) làm nước lên màu nhanh chóng nhưng hạn chế sử dụng, cùng lắm chỉ nên dùng khi cần làm xanh nước với nồng độ cao.
Khi bơm nước thì phải có hệ thống lọc hoặc lắp lưới nơi ống bơm nước để cá tạp, vi sinh vật mang mầm bệnh lọt vào ao nuôi.
Thả con giống như thả đi miếng liêm sỉ
Đối với những nơi có nhiệt độ khá thấp thì nên thả giống từ sớm, bắt đầu từ tháng 3 – 4 là vừa đẹp.
Con giống thì chọn mua ở những cơ sở uy tín, cá bơi khỏe, kích thước đồng đều, không xây xát hay bệnh tật là được. Đợi bán ra giá cá rô đồng sẽ ngay lập tức bù vốn thôi bà con ạ.
Nếu con giống đạt lượng 500 – 700 con/kg thì thả 30 – 40 con trên một mét vuông.
Thả cá vào thời điểm thời tiết dễ chịu, mát mẻ và không nhạy cảm, như là lúc sáng sớm hoặc chiều dịu là hợp nhất.
Nên dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá là chính, thức ăn để ở dạng viên thả nổi.
Trong tháng đầu thì thức ăn có độ đạm lớn hơn 35%, kích thước nhỏ hơn 1mm, thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng cá.
Đến hai – ba tháng sau thì độ đạm giảm còn 30 – 35%, kích thước thức ăn bé hơn 2mm, thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng cá.
Tiếp đến tháng thứ 4 – 5 thì độ đạm là 25 – 30%, cỡ viên bé hơn 2,5mm, chiếm dưới 5% trọng lượng cá.
Bà con cũng có thể kết hợp các nguồn thức ăn từ nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tươi,…
Lượng đạm vẫn cần được đảm bảo.
Ngày cho cá ăn hai lần vào sáng và chiều muộn. Không cho cá ăn thừa mứa, vụn thừa lại tích tụ sẽ gây ô nhiễm.
Định kỳ thay 20 – 30% nước trong ao, nếu nước bị bẩn nặng thì nên thay nhiều hơn.
Kiểm tra, quan sát kỹ các thiết bị, ao và bờ ao để kịp thời xử lí các tình huống có thể phát sinh.
Mùa mưa đến thì rải vôi bột quanh bờ để củng cố bờ ao.
Thu hoạch chờ đón giá cá rô đồng đi lên
Nuôi được khoảng 4 – 5 tháng khi cá đạt 80 – 100g thì có thể thu hoạch, từ từ rút cạn nước rồi dùng lưới gom cá lại.
Khi bà con ra chợ, thường sẽ thấy các trường hợp nhầm lẫn cá rô đồng tự nhiên và cá rô đồng nuôi.
Cá rô đồng tự nhiên thường khá bé, chỉ cỡ hai, ba ngón tay, trong khi cá nuôi với mức giá cá rô đồng thấp hơn thì có kích thước gấp hai, ba lần cá tự nhiên.
Thân cá tự nhiên đen xám và ngả đen nhiều, còn cá nuôi thì hoàn toàn màu xám.
Thân cá tự nhiên hơi tròn, to và rất khỏe, thả vào chậu thì hoạt động rất năng nổ, còn cá nuôi thì mập mạp, béo tròn và thường nằm yên.
Nhìn chung thì cá rô đồng tự nhiên hay nuôi đều nhiều xương, nhưng cá rô đồng tự nhiên ít thịt hơn vì khá bé, nhưng thịt chúng thơm hơn, xương giòn hơn. Còn cá nuôi thì thịt dày, dễ lóc nhưng không thơm bằng cá tự nhiên.
Cá Rô Đồng Kho, Hướng Dẫn Cách Kho Cá Rô Đồng Ngon, Ai Cũng Phải Nức Mũi
Mặc dù nhỏ và có nhiều xương hơn một số loại cá khác như cá chim, cá chép, cá trắm… nhưng cá rô đồng vẫn được rất nhiều người sành ăn yêu thích bởi vị ngon, ngọt, thơm đặc trưng của nó. Khi làm món cá rô đồng kho tiêu nói riêng và các cách kho cá rô đồng ngon nói chung, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn với hương vị mà không một loại cá nào khác có được. Chính bởi lẽ đó, sẽ thật đáng tiếc nếu như một người yêu thích nấu nướng như bạn bỏ qua món cá rô đồng kho tiêu này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này
Cá rô đồng: 500 gram
Thịt ba chỉ: 150 gram
Tiêu xanh: vài nhánh
Các loại gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, đường, hạt nêm, bột tiêu
Cách kho cá rô đồng ngon nhất bạn nên biết
Bước 1:
Làm sạch cá rô, bao gồm đánh sạch vẩy, cắt bỏ vây, mang cá, bỏ ruột, cạo hết lớp màng đen trong bụng cá. Sau đó, bạn rửa cá với nước, để ráo rồi dùng dao khía 1 – 2 đường mỗi bên thân để cá ngấm gia vị nhanh hơn. Sau nữa, bạn cho tất cả cá rô đồng vào một cái bát to rồi ướp cùng một chút hạt nêm, đường, bột tiêu trong khoảng độ 10 phút là được.
Bước 2:
Rửa sạch thịt ba chỉ, dùng dao sắc thái thịt thành những miếng nhỏ rồi ướp cùng với một chút hạt nêm. Bạn cũng đợi trong khoảng 10 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 3:
Bắc nồi lên bếp, đun nóng một ít dầu ăn rồi đảo đều thịt ba chỉ cho đến khi thịt săn lại.
Tiếp đến, bạn xếp đều cá rô đồng vào nồi thịt, thêm vào đó một chút mì chính, nước mắm và một bát nước lọc cùng tiêu xanh. Cứ đun nồi cá kho trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn hơi sền sệt thì tắt bếp.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách kho cá rô đồng ngon này rồi. Trong món cá rô đồng kho tiêu, thịt cá không chỉ ngọt mà còn pha chút cay, chút thơm của hạt tiêu xanh khiến cho người thưởng thức cứ phải vừa ăn vừa suýt xoa. Sự hấp dẫn của món ăn này chính là ở chỗ đó, nếu bạn thích ăn cay hơn nữa thì có thể thêm cả ớt vào trong quá trình kho cá, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của emvaobep thì chỉ cần tiêu thôi là đủ vừa miệng rồi.
Kỹ Thuật Sinh Sản Cá Rô Đồng
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Chuẩn bị ao Diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ từ vài chục đến 300 m2, có thể nuôi trong bể xi măng nhưng ở diện tích quá nhỏ số lượng cá nuôi không nhiều, hiệu quả kinh tế không cao, nếu ao quá lớn sẽ lãng phí do khó khăn việc thu cá thành thục hay sót cá. Tuy nhiên diện tích ao lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào điều kiện của trại nuôi. Ao nuôi phải chủ động cấp thoát nước để tránh môi trường nuôi bị ô nhiễm do thức ăn. Quanh bờ ao phải có lưới chắn cách mặt đất 0,2 – 0,3 m giữ không cho cá ra ngoài.
Cải tạo ao Bơm cạn nước, bắt hết cá tạp, lấp hang mọi, nạo vét bùn đáy ao nhưng chừa lớp bùn dày 15 – 20 cm. Vệ sinh sạch cây cỏ quanh bờ, bón vôi 7 – 10 kg/m2. Phơi ao 3 – 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Nước phải lọc qua lớp lưới nhằm ngăn chặn địch hại và cá tạp theo nước vào ao, 3 ngày sau có thể tiến hành nuôi vỗ.
Cá bố mẹ Chọn cá bố mẹ mập, khỏe, không, dị hình, có trọng lượng từ 50 – 100 g/con .
Mật độ Cá bố mẹ được nuôi chung với mật độ 1 kg/m2 .
Cho ăn và chăm sóc Trong thời gian nuôi vỗ cần sử dụng thức ăn nhiều đạm, thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, hoặc thức ăn tự chế biến. Tỷ lệ thành phần phối chế gồm 30 – 40% bột cá. Cá tươi hay thực phẩm có nguồn gốc động vật xay nhuyễn trộn với 60 – 70% cám gạo. Thức ăn được kết dính bằng bột gòn theo tỷ lệ 10 kg thức ăn với 50 g bột gòn, cho vào nước, vò thành viên và cho ăn trong sàn được cố định trong ao. Có thể cho ăn thêm bèo cám, con mối, ốc bươu vàng, phế thải nông nghiệp… Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 – 7% trọng lượng đàn cá. Cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Trong quá trình nuôi vỗ cần theo dõi môi trường nước, nếu nước quá bẩn cần thay nước ngay, định kỳ 7 – 10 ngày thay 1/2 lượng nước. Cung cấp đủ nước không để nước quá cạn. Tạt vôi phòng ngừa bệnh cho cá với lượng 1,1 – 2 kg/100m3 nước.
Cho cá đẻ
Dụng cụ cho cá đẻ Có thể cho cá đẻ trong bể xi măng có diện tích từ vài mét vuông đến vài chục mét vuông, trong thau nhựa, lu sành, hồ trải bạt, bể composite. Nơi cho cá đẻ cần yên tĩnh, dụng cụ cho cá đẻ phải có lưới che chắn. Mực nước trong bể khoảng 30 – 40 cm.
Chọn cá bố mẹ khi cho đẻ Chọn cá đực mình thon dài, dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đặc quánh chảy ra là cá đủ tiêu chuẩn cho sinh sản, nếu sẹ chảy ra lẫn nước loãng hoặc không có sẹ chảy ra là cá không đủ tiêu chuẩn cho đẻ. Cá cái bụng cá to nhô ra hai bên hông của cá, khi dùng tay vuốt nhẹ phần bụng có cảm giác mềm đều và lỗ sinh dục của cá có màu hồng. Sau khi lựa xong, đưa cá vào bể thả riêng đực cái cho cá khỏe trong vòng 2 – 3 giờ trước khi tiêm kích dục tố.
Tiêm kích dục tố Ở cá rô đồng có thể sử dụng HCG hoặc LH-RHa với liều lượng: – HCG: 3000 – 4000 UI/kg cá cái. – LH-RHa: 80 – 100 μg/kg cá cái. Cá đực tiêm bằng 1/2 liều tiêm cá cái. Đối với cá rô đồng ta tiêm một lần vào phần xoang ở góc vi ngực hoặc phần cơ gốc vi lưng. Thời điểm tiêm: Tùy thuộc vào việc chọn thời điểm cho cá đẻ. – Nếu muốn cho cá đẻ vào ban ngày, tiêm vào buổi sáng (6 – 7 giờ); cho cá đẻ vào ban đêm, tiêm kích dục tố vào buổi chiều hoặc tối (18 – 20 giờ). – Thời gian hiệu ứng: Trong điều kiện nhiệt độ 26 – 280C sau khi tiêm kích dục tố 8 – 10 giờ cá sẽ đẻ.
Bố trí cho cá đẻ Sau khi tiêm kích dục tố xong thả cá vào bể hoặc thau đã vệ sinh và cho nước sạch vào, có thể bố trí cho đẻ với nhiều cặp cá bố mẹ trên cùng một bể xi măng hoặc bố trí riêng từng cặp trong thau.
Mật độ Có thể thả chung 3 – 4 kg/m3 nước hoặc cho 1 – 2 cặp cá vào trong một thau. Bố trí 1 cá đực cho 1 cá cái, trường hợp cá đực nhiều có thể bố trí 3 cá đực cho 2 cá cái, cá đực nhiều rất tốt cho sự thụ tinh. Các dấu hiệu nhận biết cá sinh sản hay không Khi thả cá vào bể đẻ nếu sau 2 – 3 giờ cá rượt đuổi nhau, mặt nước gợn sóng là dấu hiệu cá sẽ đẻ, lúc này cần theo dõi để bắt thả trở lại với những cá chưa sẵn sàng tham gia sinh sản. Khi thấy cá không còn rượt đuổi bắt cặp, cá nằm im hoặc bơi phân tán, lúc này tiến hành thu trứng chuyển đi ấp.
Ấp trứng
Bể ấp Có thể dùng bể xi măng hoặc thau cho cá đẻ để ấp trứng. Dụng cụ ấp phải được vệ sinh sạch, đặt nơi thoáng mát để chăm sóc và quản lý. Cá sinh sản xong, tiến hành dùng vợt bằng lưới mùng vớt trứng chuyển qua thau hoặc nơi khác để ấp. Nếu dùng bể, thau vừa cho cá sinh sản xong để ấp, phải chuyển trứng và cá bố mẹ sang nơi khác, vệ sinh sạch cho nước mới vào và cho trứng vào ấp. Trường hợp không có dụng cụ dự phòng để chuyển trứng đi, sau khi chuyển cá bố mẹ vào ao nuôi vỗ, có thể thay 2/3 thể tích nước cũ và tiến hành ấp trứng. Hình thức này trứng bị hao hụt do việc di chuyển cá bố mẹ sẽ làm bể trứng và việc vệ sinh không được đảm bảo.
Sử dụng nước sông hoặc là nước máy đều phải để lắng sau 24 giờ vì nếu sử dụng trực tiếp nước sông thì phù sa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của phôi, nước máy có chất sát trùng làm chết phôi.
Mật độ ấp – Nước tĩnh : 3.000 trứng/lít. – Nước có sục khí: 6.000 trứng/lít.
Chăm sóc trứng Trong suốt quá trình ấp trứng không thay nước. Theo dõi thường xuyên vớt bỏ trứng không thụ tinh. Trong điều kiện nhiệt độ 26,5 – 28oC sau 17 giờ 30 phút cá sẽ nở, 3 ngày sau khi nở chuyển cá đi ương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tỷ Phú Cá Rô Đồng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!