Cập nhật nội dung chi tiết về Triển Vọng Nuôi Cá Tầm Tại Lâm Hà (Lâm Đồng) – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vừa về hưu, ông giáo Hoàng Ngọc Hùng (59 tuổi, ngụ thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) đã mày mò thử nghiệm mô hình nuôi cá tầm – một loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao. Để chuẩn bị cho ý tưởng của mình, ông Hùng đã lặn lội đi các nơi chuyên nuôi cá tầm để học hỏi kinh nghiệm và lên mạng tra cứu thông tin về cách nuôi loài cá nước lạnh này. Ông nói: “Ngày trước tôi chuyên nuôi trùn quế bán cho các công ty nuôi cá tầm nhưng nhiều lần tò mò, tôi tự hỏi tại sao họ lại thu mua trùn quế nhiều như vậy? Sau nhiều lần tìm hiểu, tôi được biết đến mô hình nuôi cá tầm tại Lâm Đồng có giá trị kinh tế rất lớn nên mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu mô hình này”.
Nhiệt độ nước hồ Phúc Thọ phù hợp nên bè cá tầm của ông Hùng tăng trưởng khá tốt
Sau một thời gian tìm hiểu chi tiết về nguồn giống, kỹ thuật cho cá ăn, nhiệt độ nước thích hợp để nuôi cá… ông Hùng quyết định bỏ 500 triệu tiền vốn đầu tư nuôi cá tầm. Lứa đầu tiên, ông coi như một cuộc thử nghiệm, có thể thắng thua hoặc huề vốn. Sau khi hợp đồng thuê được diện tích mặt nước hồ Phúc Thọ (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà), ông Hùng đã mua 1.500 con cá tầm giống đầu tiên (loại to bằng ngón tay cái, giá 65.000 đ/con) và thuê người chăm nuôi.
Trong diện tích hồ nước rộng gần 50 hecta, bè cá tầm của ông Hùng nằm lọt thỏm giữa mặt nước xanh ngắt. Khu bè cá có tổng diện tích 160 m2 với 12 lồng nuôi cá được quây lưới cẩn thận. Lứa cá đầu tiên được thả từ tháng 5/2011 và hiện đã xuất bán gần hết cho các thương lái với giá trung bình từ 230.000 – 250.000 đ/kg. Hiện nay, trong bè cá chỉ còn khoảng 500 con (nặng khoảng 2 – 2,5 kg/con) đang chờ bán tiếp. Anh Nguyễn Khắc Tám (người nuôi cá thuê cho ông Hùng) cho biết: “Nhiệt độ tại hồ nước này khá thuận lợi cho việc nuôi cá tầm nên tôi thấy cá cũng lớn rất nhanh. Như cá nuôi ở bè này sau 1 năm nuôi thả, mỗi con cá đạt trọng lượng trung bình từ 2,5 – 3 kg”.
Cách bè cá cũ của ông Hùng không xa là bè cá mới khá lớn cũng vừa được hình thành. Bè cá này có diện tích 360 m2 với 9 lồng nuôi cá. Đây là bè cá được ông Hùng liên kết với 1 công ty chuyên nuôi cá tầm trên Đà Lạt xuống hợp đồng. Đơn vị liên kết có nhiệm vụ cấp giống, vốn… còn ông Hùng có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý bè cá. Ông Hùng cho biết: “Sau lứa cá nuôi thử nghiệm đầu tiên tôi thấy nuôi cá tầm cũng không khó lắm. Hiện giờ tôi đang liên kết với một công ty nuôi cá tầm để mở rộng mô hình và trong hướng phát triển 5 năm tới, chúng tôi cũng đề ra mục tiêu nuôi cá tầm lấy trứng vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều”.
Trong khi đó, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà cũng đang thực hiện đề án nghiên cứu, đánh giá về mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trên địa bàn huyện Lâm Hà. Qua nghiên cứu cho thấy, Lâm Hà là một trong những địa phương trong tỉnh có độ cao trên 600m so với mực nước biển và hoàn toàn có thể nuôi được cá tầm. Tuy đây là mô hình kinh tế mới, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng xem ra khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất này.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà, nhận định: “So với Đà Lạt và Lạc Dương thì điều kiện của Lâm Hà chắc chắn sẽ không bằng nhưng thực tế, các mô hình nuôi thử nghiệm của một số người dân trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã khá thành công. Tuy nhiên, cá tầm là một loài khó nuôi và đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong chăm sóc nên người dân cũng cần lưu ý đến nhiệt độ nước, mức độ ô nhiễm nguồn nước cũng như các biện pháp để khắc phục các tình trạng này, tránh thiệt hại về kinh tế”.
Nguyễn Dũng
Theo Báo Lâm Đồng
Lâm Đồng: Đối Diện Với Cá Tầm Trung Quốc Nhập Lậu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Gần 3 năm trở lại đây, hộ gia đình ông Phạm Văn Đa, một trong những hộ nuôi cá tầm đầu tiên ở Đà Lạt phải giảm dần sản lượng và giá thành trước sự cạnh tranh giá rẻ của cá tầm Trung Quốc nhập lậu. Cụ thể, trong năm 2011 và năm 2012, mỗi năm sản lượng cá tầm của ông Đa đã xuất bán sỉ và bán lẻ từ 2-3 tấn cho bạn hàng trong, ngoài tỉnh Lâm Đồng, giá bán trên dưới 300 ngàn đồng/kg. Nhưng trong gần 7 tháng đầu năm 2013, chỉ còn bán được từ 5-6 tạ với giá liên tục giảm xuống còn 250 ngàn đồng/kg và hiện nay đang dao động ở mức trên dưới 200 ngàn đồng/kg. Ông Đa kể rằng, ông và một “đồng nghiệp” nuôi cá tầm ở Lạc Dương đã đóng vai người nội trợ đến một cơ sở bán cá tại Đà Lạt, mua được 1 con cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc nặng gần 3 kg, giá mỗi ký 90 ngàn đồng, đưa về chế biến món ăn. Khi đặt cạnh bên với con cá tầm nuôi trong ao nhà của mình, ông Đa thấy con cá tầm Trung Quốc nhập lậu với bề ngoài mập tròn như muốn nứt da ra, chiếc miệng ngắn và nhọn hơn; từng miếng thịt nấu chín vừa đưa vào miệng ăn đã tan rã ra như nước lã, rất nhạt nhẽo…
Cá tầm Lâm Đồng đang đối diện với cá tầm Trung Quốc nhập lậu về bán phá giá
Chủ quầy bán cá tầm của Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên tại chợ Đà Lạt, ông Ứng Văn Đạo cũng đã nhập vai vào người mua cá tầm Trung Quốc nhập lậu về Đà Lạt, nhưng người bán thản nhiên lừa gạt rằng đây là giống cá tầm nuôi ở Lâm Đồng, nay phải bán xuống giá vì sản lượng thu hoạch đang tăng nhanh đột biến (?!). Theo ông Đạo, do người tiêu dùng có tâm lý ham giá rẻ nên khi mua cá tầm Trung Quốc nhập lậu vẫn cứ nhầm tưởng được mua cá tầm nuôi ở Lâm Đồng. Hệ quả trong vòng 2 tháng vừa qua, quầy bán cá tầm Lâm Đồng của ông Đạo – do vẫn bán giá cao gần gấp 2 lần so với giá bán cá tầm Trung Quốc nhập lậu, nên đã giảm lượng bán ra trung bình 50 – 60 kg/ngày xuống còn 15 – 20kg/ngày.
Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam cho biết: Nghề nuôi cá tầm Nga ở Lâm Đồng đã phát triển gần 10 năm qua, đến nay đã có 17 đơn vị, cá nhân thả nuôi trên 46 ha diện tích mặt nước và 148 lồng bè, đạt sản lượng 400 tấn trong năm 2012 và phấn đấu tăng lên 410 tấn trong năm 2013. Cá tầm Lâm Đồng (chiếm từ 60-70% nguồn giống cá tầm Nga được ấp nở tại Lâm Đồng) được nuôi theo quy trình sạch từ môi trường ao hồ đến nguồn thức ăn, thời gian từ khi thả cá bột giống nuôi đến khi thu hoạch từ 12 tháng trở lên, đạt cân nặng từ 2-3kg/con. Trong khi cá tầm Trung Quốc nhập lậu chỉ nuôi từ 4 tháng trở lên với các chất thức ăn tăng trọng nhanh, nên cũng đạt cân nặng từ 2-3 kg/con, từ đó đã cấu thành giá bán rẻ hơn một nửa giá thành cá tầm nuôi ở Lâm Đồng.
Bên cạnh việc kiến nghị các cơ quan chức năng trong nước cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguồn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam qua những tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam đã đề xuất những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để chủ động tự bảo vệ sản xuất cá tầm trong nước nói chung, trong tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Đó là không ngừng hoàn chỉnh quy trình nuôi sạch, xây dựng cơ cấu giá thành bán ra hợp lý, tổ chức liên kết chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên thị trường. Tính riêng ở Lâm Đồng, thông qua “chiếc cầu nối” của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, từ tháng 6/2013, một doanh nghiệp đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện hợp đồng tiêu thụ 200 tấn cá tầm Lâm Đồng mỗi năm, giá tiêu thụ ổn định theo từng thời điểm thị trường cạnh tranh. Đây được xem một trong những tín hiệu mới khả quan để góp phần bảo vệ, giữ vững giá trị thương hiệu của cá tầm Lâm Đồng trong năm tới.
Tiềm Năng Phát Triển Nuôi Cá Ngạnh – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Cá ngạnh có tên khoa học là Cranoglanis henrici thuộc bộ cá nheo Silluriformes. Thân cá trơn láng, không vảy. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên, có 4 đôi râu, mõm tù. Miệng cá ở phía dưới thân, hình vòng cung, môi trên dày, hàm trên dài hơn hàm dưới. Răng hàm dạng lông nhung, cong, thon dài, co lại phía sau và bị ngắt quãng ở giữa; răng cửa hàm trên rộng, yếu, hình chữ nhật. Lỗ mũi gần mõm hơn mắt, lỗ mũi sau có râu. Viền lưng cong không đều, từ đầu mõm đến gốc vây lưng vát chéo. Vây hậu môn dài, vây đuôi chẻ sâu, hai thùy bằng nhau. Đường bên rõ và thẳng. Lưng và hai bên thân màu xám, bụng màu nhạt. Cá ngạnh là loài có kích thước trung bình, con lớn nhất đã bắt gặp nặng 4 kg. Tốc độ lớn theo năm chậm, năm thứ 2 có tốc độ tăng trưởng bằng 31,4% năm đầu, còn các năm sau chỉ bằng 19 – 23%.
Cá ngạnh thuộc nhóm ăn tạp, sống ở tầng giữa. Thành phần thức ăn đa dạng, gồm động vật không xương sống, côn trùng, cá con và động vật thượng đẳng. Cá thường đẻ ở hang đá ven bờ, hạ lưu các con sông lớn. Trên thế giới Cá ngạnh Cranoglanis henrici phân bố ở Thái Lan, Philippin, Indonesia, Trung Quốc (đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam). Ở Việt Nam cá phân bố chủ yếu ở nơi nước chảy êm từ phía Bắc đến Nam Trung bộ.
Tiềm năng phát triển
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi mật độ cao trong lồng bè (10 con/m3). Sau 10 – 12 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 1 – 1,2 kg/con. Hiện nay, giá bán trên thị trường 180.000 – 220.000 đồng/kg, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Hiện nay người dân đã bắt đầu chú trọng và tìm hiểu đến việc nuôi cá Ngạnh, đặc biệt là nuôi trong lồng trên sông Hồng, sông Lô, sông Gâm ở các Vùng Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, và phát triển được tại các hồ Thác Bà, Na Hang. Tuy nhiên, việc nuôi này hoàn toàn từ thu gom con giống tự nhiên, mang tính mùa vụ, công nghệ nuôi chưa ổn định và chưa có quy trình nuôi hoàn chỉnh.
Với mục đích từng bước đáp ứng nhu cầu con giống và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm, năm 2013, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã triển khai dự án: “Nuôi cá ngạnh trong lồng trên hồ Thác Bà”. Dự án đã thiết kế 12 lồng nuôi thử nghiệm bằng tre và lưới chuyên dụng, quy mô 480 m3. Tổng số cá giống đưa vào nuôi thử nghiệm là 4.320 con. Trong quá trình nuôi thử nghiệm cá có tốc độ tăng trưởng tốt, sau gần 1 năm thu được 3.500 con cá ngạnh thương phẩm, trọng lượng trung bình 1 – 1,2 kg; tỷ lệ sống trên 80%; sản lượng đạt 730 – 880 kg/100 m3 lồng. Nuôi thương phẩm cá ngạnh sử dụng thức ăn công nghiệp, có hàm lượng đạm trên 40%.
Đến nay, Trung tâm này đã mở rộng quy mô nuôi cá ngạnh thương phẩm với 3 vạn con cá giống và tuyển chọn, lưu giữ được 200 con cá ngạnh bố mẹ. Dự kiến đến năm 2016, trung tâm sẽ tiến hành triển khai nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá ngạnh, tạo nguồn giống để chủ động phục vụ cho nuôi thương phẩm.
Nuôi Cá Kiểng “Khủng” – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Chơi cá kiểng là cái thú đam mê của khá nhiều người. Cũng giống như những người chơi hoa kiểng, chim kiểng, nhu cầu của dân chơi cá kiểng luôn thay đổi không ngừng. Ở Tây Ninh, trong khi các loại cá có tiếng như kim long, ngân long, la hán…. chưa “bãi triều”, thì một số người đã “đi tắt đón đầu” thị trường, tìm tòi nuôi loại cá kiểng mới. Đó là cá hải tượng.
Đi tiên phong cho xu hướng mới này có lẽ là ông Ninh, 75 tuổi, ngụ thị trấn Tân Châu (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh). Hiện nay, ông Ninh đang nuôi 12 con cá hải tượng, trung bình mỗi con nặng khoảng 100kg.
Để nuôi được loài cá “khủng” này, ông phải xây một cái hồ tương đương hồ bơi dành cho người lớn. Hồ cá của ông Ninh có chiều cao 1,5 mét, chiều ngang 10 mét và chiều dài 20 mét. Bên trong hồ lát toàn bộ bằng gạch men, mục đích là để cá không bị trầy vi, tróc vẩy. Trên hồ có lợp tôn cẩn thận để tránh nước mưa và lá cây rụng vào làm ô nhiễm nước. Xung quanh hồ lắp kính chịu lực, qua đó có thể ngắm nhìn cá bơi lội.
Cá hải tượng của ông Ninh đã nặng cả trăm ký
Chủ nhân của đám cá kiểng khổng lồ này phải thuê hẳn một nhân công để chuyên chăm sóc cho cá. Công việc của người này là cho cá ăn mỗi ngày và cứ nửa tháng thay nước cho hồ cá một lần. Trung bình mỗi con cá hải tượng mỗi ngày ăn 1kg thức ăn. Thức ăn của chúng là các loại cá: mè vinh, trắm cỏ, chép, sặc, rô… với giá khoảng 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Ông Ninh cho biết: “Tôi mua chúng (cá hải tượng) ở nước ngoài, nuôi đã được 5 năm. Hồi mua chúng mới chỉ bằng ngón tay cái, giá mỗi con 1,5 triệu đồng. Hiện nay, 5 con lớn đã nặng khoảng 120kg, 7 con nhỏ khoảng 80kg. Đã có người hỏi mua cả đàn cá với giá 1,5 tỷ đồng/con nhưng tôi chưa muốn bán”.
Hồ nuôi cá hải tượng của ông Ninh tương đương hồ bơi dành cho người lớn
Ở xã Hiệp Tân (huyện Hoà Thành, Tây Ninh) có anh Vũ, 38 tuổi cũng đang nuôi 8 con cá hải tượng. Lúc anh mua, mỗi con cá hải tượng chỉ bằng ngón chân cái người lớn nhưng đã có giá 2,5 triệu đồng. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nuôi loại cá này, anh Vũ đã bố trí hồ nuôi cá gần vườn mai kiểng. Do đó, khi anh cho xịt thuốc diệt sâu rầy cho cây mai, hơi thuốc bay vào hồ cá đã khiến đàn cá của anh Vũ bị mù mắt và chết gần hết.
Anh lại phải đầu tư kinh phí gầy dựng lại đàn cá khác. Hiện nay đàn cá hải tượng của anh Vũ rất khoẻ mạnh, mau lớn. Chỉ mới nuôi được 5 tháng mà mỗi con đã to hơn cổ tay người lớn. Anh Vũ cho biết: Loại cá này rất hiếu động, chúng thường nhảy lên khỏi mặt nước khoảng 0,2 mét để đùa giỡn. Chúng tỏ ra rất háu ăn. Mỗi buổi chiều đi làm về, anh Vũ thường ghé chợ mua một ký cá hoặc ếch về làm mồi cho chúng.
Anh biểu diễn cho chúng tôi xem bằng cách cầm con ếch huơ huơ trên mặt hồ, lập tức mấy con cá hải tượng bay lên đớp cái “phập”. Anh Vũ thích thú nói: “Tôi đã từng nuôi nhiều loại cá kiểng nhưng chưa thấy loại nào như loài cá hải tượng này. Chúng bơi lội rất mạnh dạn, ăn uống táo bạo, dễ tạo cho ta cảm giác mạnh. Đi làm về, tôi chỉ cần cho chúng ăn hoặc ngắm nhìn chúng đùa giỡn là quên hết cảm giác mệt nhọc”.
Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas, có nguồn gốc ở Amazon (Brazil), Colombia. Khi trưởng thành có thể dài tới 5m, nặng tới 400kg. Thân cá dạng tròn, khi còn nhỏ nó màu xanh xám, vây đuôi đen. Khi trưởng thành vây cá chuyển sang màu đỏ, đuôi có viền cam.
So với những loài cá nước ngọt khác, cá hải tượng mau lớn hơn. Sau một năm tuổi, nó nặng tới 4 – 5 kg. Cá 4 – 5 năm tuổi là có thể sinh sản, mỗi lứa có thể đẻ tới 180.000 trứng. Thức ăn của cá hải tượng là các loài cá nhỏ. Chúng có khả năng săn mồi thiện nghệ bằng cách phi thân lên khỏi mặt nước khoảng vài mét để tóm cả chú chim đang đậu trên cây.
Có kích cỡ khủng và lại có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt nên cá hải tượng được nhiều cư dân Nam Mỹ nuôi làm cá cảnh. Ở Thái Lan, Nhật Bản loài cá này rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, ở nhiều nước phương Đông, vì cá hải tượng được coi là cá rồng nên người ta kiêng kỵ, không ăn thịt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Triển Vọng Nuôi Cá Tầm Tại Lâm Hà (Lâm Đồng) – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!