Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xuất Khẩu Cá Cảnh Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Kho Làng Vũ Đại Xuất Khẩu Như Thế Nào?

Cá kho làng Vũ Đại là món ăn ngon nổi tiếng của tỉnh Hà Nam. Đây là món ăn được vận chuyển tới nhiều tỉnh thành cả nước và được xuất khẩu nước ngoài. Vậy cá kho làng Vũ Đại xuất khẩu như thế nào? Việc bảo quản món ăn được thực hiện ra sao? Cá kho Hoàng thơ xin chia sẻ về quy trình xuất khẩu món ăn này.

Cá kho Vũ Đại là món ăn được chế biến hoàn toàn từ cá trắm đen. Người thợ chỉ sử dụng những con cá có trọng lượng tối thiểu 3,5kg, làm sạch, bỏ đầu và ướp với các gia vị tự nhiên trong 15-20′ sau đó, cá được xếp vào niêu đất mua từ Nghệ An, vung niêu từ Thanh Hóa và kho trên bếp kiềng củi nhãn từ 12-16h đồng hồ tới khi niêu cá cạn nước.

Cá trắm đen là nguyên liệu chính chế biến món cá kho làng Vũ Đại

Món cá kho khi hoàn thành có thể để từ 7-10 ngày mà không sử dụng chất bảo quản thực phẩm. Do đó, cá kho làng Vũ Đại được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, tới các nước gồm: Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Séc,… và một số nước khu vực châu Á. Việc vận chuyển được thực hiện bằng đường hàng không để đảm bảo khách hàng có thể nhận được sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.

Món cá kho cổ truyền được xuất khẩu tới nhiều nơi trên thế giới

Hiện nay, cá trắm đen kho niêu đất làng Vũ Đại xuất khẩu chủ yếu qua hình thức cá nhân và chuyển hàng. Cụ thể, nhiều du khách nước ngoài hay Việt kiều mua cá kho trực tiếp tại Việt Nam và mang theo niêu cá khi xuất ngoại.

Trường hợp thứ 2 là khách quốc tế đặt hàng cá kho qua địa chỉ email và điện thoại của cơ sở chế biến. Việc gửi hàng, xuất khẩu cá kho được thực hiện qua hình thức gửi chuyển hàng bằng máy bay.

Tại làng Vũ Đại, tất cả niêu cá kho xuất khẩu đều được chế biến sau khi đặt hàng và vận chuyển ngay sau khi hoàn thành. Làng Vũ Đại cách bến xe Nam Định khoảng 7km nên niêu cá sẽ được vận chuyển nhanh chóng tới sân bay Nội Bài và chuyển tiếp tới địa chỉ khách hàng yêu cầu.

Niêu cá kho được bọc lót kỹ càng trong hộp trước khi xuất khẩu

Cá kho Hoàng Thơ là cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu cá kho làng Vũ Đại tới các nước khu vực châu Á, Âu, Mỹ và Úc. Sản phẩm cá kho Hoàng Thơ luôn đảm bảo chế biến theo công thức truyền thống và được chế biến theo đúng khẩu vị ưa thích của thực khách.

Trường hợp khách hàng ưa thích hương vị của sườn non hoặc thịt ba chỉ kho cùng cá trắm đen, cơ sở sẽ điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. Miếng cá kho khi gắp ra sẽ có màu nâu sậm đặc trưng, thịt chắc, xương bùi, thơm mùi khói bếp và có thể dung cho cả người già và trẻ nhỏ.

Hoàng Thơ luôn lựa chọn những gia vị, hương liệu tốt nhất để chế biến món cá kho xuất khẩu nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian bảo quản món ăn.

Sản phẩm cá kho xuất khẩu

Quý khách hàng đang quan tâm về cá kho làng Vũ Đại xuất khẩu như thế nào hay có ý định đặt hàng sản phẩm này, có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

” Cá kho Hoàng Thơ -trao chất lượng, nhận niềm tin”!

Hạn Ngạch 11.500 Tấn Cá Ngừ Xuất Khẩu Sang Châu Âu Sẽ Được Phân Bổ Như Thế Nào?

Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất cá ngừ đóng hộp- dòng sản phẩm Việt Nam đang không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Philippines hay Ecuador do thuế cao trên thị trường EU- sẽ có nhiều lợi thế về xuất khẩu sang thị trường này.

Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đến từ Ecuador, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Việt Nam đang khó cạnh tranh được với các nước, nguyên nhân là do sản lượng đánh bắt, quy mô và năng lực sản xuất cá ngừ của các nước này hơn hẳn chúng ta. Ngoài ra, Việt Nam cũng khó cạnh tranh được với Philippines và Ecuador do họ được hưởng ưu đãi về thuế quan, trong khi Việt Nam không được hưởng ưu đãi.

Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào đầu tháng 8 tới dự báo mang đến nhiều cơ hội cho ngành cá ngừ Việt Nam trong việc khai phá các thị trường

Theo đó, khi EVFTA có hiệu lực mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế so với các nước như Thái Lan hay Trung Quốc, các nước đối thủ lớn của Việt Nam đang nắm giữ thị phần XK lớn tại EU nhưng đều chưa ký kết FTA với EU.

Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304) ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%, ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%.

Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc phân bổ hạn ngạch này. Nhưng theo thông lệ, hạn ngạch này sẽ do phía EU phân bổ. Theo như cách phân bổ Hạn ngạch Thuế quan Tự trị (ATQ) cho loin cá ngừ hấp đông lạnh nhập khẩu vào EU thì các nhà nhập khẩu thường ký hợp đồng nhập khẩu sản phẩm này từ rất sớm để các đơn hàng có thể được chuyển tới EU trong tháng 10 và tháng 11/2018, và được lưu kho tại các kho lạnh ngoại quan, trong các khu vực cảng quá cảnh, chờ được thông quan vào tháng 1/2019.

Cá ngừ đóng hộp đang được nhiều nước trong khối EU ưa chuộng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 721.500 tấn với tổng giá trị 2,847 tỉ USD, giảm 3,21% về lượng và giảm 10,3% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại các nước EU có dấu hiệu tăng tốt trong tháng 4, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Hiện hai thị trường trong khối EU đang tiêu thụ nhiều cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam là Đức và Ý. Trong 4 tháng đầu năm, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cá ngừ các loại đạt gần 40.000 tấn, với tổng trị giá gần 195.000 USD; cá đóng hộp đạt 8.120 tấn, với trị giá 21.397 USD; chả cá đạt 45.779 tấn, trị giá 93.432 USD.

Mai Quỳnh

Cá Cảnh Có Ngủ Không? Chúng Ngủ Như Thế Nào?

Cơ chế của giấc ngủ là mắt khép lại và tân vỏ não (phần não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và ý thức) nghỉ ngơi. Nếu chỉ dựa vào định nghĩa này, rất khó để khẳng định rằng loài cá có giấc ngủ. Trên thực tế, cá cảnh không có mí mắt và tân vỏ não. Để biết được chúng có ngủ hay không, cần dựa trên hành vi của loài động vật này.

Tuy cá cảnh không có mí mắt, chúng vẫn có thời gian nghỉ ngơi và ngủ, chỉ là cách “ngủ” của chúng khác chúng ta mà thôi. Một nghiên cứu của Đại học Zurich đã khảo sát việc nghỉ ngơi của hơn 200 loài động vật, trong đó có cá cảnh. Kết quả, họ phát hiện ra rằng cách thức ngủ của mỗi loài hoàn toàn khác nhau.

Trong khi nhiều loài động vật chọn cách nằm để ngủ và nghỉ ngơi như con người, cá cảnh sẽ ngừng bơi trong khoảng thời gian nhất định. Đó là cách hàng loạt giống cá lấy lại sức sau một ngày bơi lội mệt nghỉ. Các nhà khoa học nhận thấy tần suất di chuyển của cá cảnh giảm mạnh, nhịp tim cũng chậm hơn bình thường. Hai dấu hiệu trên cho thấy tốc độ trao đổi chất ở cá cảnh đang giảm, bằng cách đó chúng sẽ bảo toàn được năng lượng.

Cũng trong nghiên cứu này, họ dựa trên định nghĩa về giấc ngủ được đưa ra từ năm 1913

Theo đó, một giấc ngủ đúng nghĩa cần có những yếu tố:

Tư thế cụ thể của từng loài (Ví dụ: tư thế nằm của con người, tư thế trốn trong hang của một số động vật)

Duy trì trạng thái tĩnh (không hoạt động hoặc hoạt động chậm lại)

Khó bị đánh thức

Trạng thái có thể đảo ngược (có thể thức dậy)

Dựa trên những yếu tố này, chúng ta có thể khẳng định rằng: Cá thực sự có giấc ngủ.

Cá cảnh ngủ như thế nào?

Trong khi hầu hết các loài sinh vật có vú đều có trạng thái ngủ rõ ràng, thì các dấu hiệu “nghỉ xả stress” ở cá cảnh lại rất khó phát hiện. Cá cảnh chẳng bao giờ nhắm mắt bởi chúng không có mí mắt. Thay vào đó, chúng chuyển động chậm dần, hầu hết sẽ đứng yên và chuyển động mang rất chậm rãi. Phần lớn các loài cá đều có tính cảnh giác cao khi ngủ, điều này giúp chúng chạy trốn nhanh khi bị tấn công bất ngờ.

Trong môi trường bể kính, bạn có thể dễ dàng nhận ra cá đang ngủ. Chúng sẽ “đứng hình” theo cả đàn và mơ màng kể cả vào ban ngày.

Tại sao cá cảnh cần ngủ?

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cá cảnh nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, nhóm cá bị thiếu ngủ của ngày hôm trước sẽ cử động chậm chạp, tần suất cử động miệng và mang cá cũng giảm đi đáng kể. Họ cho rằng giấc ngủ của cá là một trạng thái mơ màng. Trạng thái này khiến tốc độ trao đổi chất chậm lại, từ đó giúp cơ thể cá cảnh có thời gian phục hồi.

Cá cảnh ngủ khi nào?

Các loài cá chủ yếu dựa vào thị lực để tự vệ và tìm kiếm thức ăn. Khứu giác của chúng cũng rất nhạy, nhưng lại bị dòng nước cản trở và không phát huy được hiệu quả. Giờ giấc ngủ của các loài cá phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Ví dụ, cá sống ở gần rạn san hô thường hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, để tránh những loài cá săn mồi. Một số giống cá lại ngủ vào từng thời điểm nhất định như: khi chăm sóc cá con, kì sinh sản hoặc trong quá trình di cư. Một số loài cá thậm chí còn ngủ thẳng từ lúc chào đời đến lúc trưởng thành. Điển hình là loài cá rô phi, chúng sẽ chẳng có dấu hiệu hoạt động nào cho đến khi đủ 22 tuần tuổi.

Cách ngủ của các loài cá có giống nhau hay không?

Con người có muôn vàn kiểu ngủ như: nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái, bên phải. Tương tự, các loài cá cũng có cách nghỉ ngơi rất khác nhau. Một số giống cá thích chui xuống đất nền, một số khác lại ẩn vào các hang động hoặc trôi dạt trong nước.

Trong số đó, họ cá Mó có tư thế ngủ rất đặc sắc, chúng tiết ra chất nhầy bao quanh cơ thể như một cái kén khi ngủ. Điều này giúp chúng thoải mái đánh một giấc mà không lo bị tấn công. Hay kể đến cá mập, loài cá săn mồi khổng lồ này phải liên tục di chuyển để dòng nước có thể tiến vào mang và cung cấp oxi.

Một số ví dụ về cách ngủ của các loài cá

Cá vàng: Loài cá này thường ngủ sau khi chúng ta tắt hết hệ thống đèn chiếu sáng trong bể cá. Cá vàng hoạt động nhiều vào ban ngày, và nghỉ ngơi trong môi trường nước tối vào ban đêm.

Cá bảy màu: Giống cá bảy màu cũng có thói quen ngủ tương tự như cá vàng, chúng hoạt bát vào ban ngày và ngủ trong điều kiện ánh sáng thấp, hoặc vào ban đêm. Bạn cũng có thể nhận ra chú cá cảnh của mình đang ngủ khi chúng thả mình trôi tự do và gần như bất động. Đôi khi chúng để mình trôi bồng bềnh trên mặt nước. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng trường hợp này chỉ diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu này vào ban ngày, vậy chắc chắn chú cá cảnh của bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Cá xiêm: Loài cá này thường tự mình trôi nổi ở một nơi nhất định khi ngủ, hoặc nằm bất động trên các khóm cây, lá cây thủy sinh. Các chuyển động của chúng giảm đáng kể và hầu như không cử động.

Tắc Đường Cá Cảnh Xuất Khẩu

Cá cảnh là loại vật nuôi được TP HCM xác định là mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi giai đoạn từ nay đến năm 2025. Thế nhưng cá chép Nhật (cá KOI), và cá chép Vàng, còn gọi là cá Tàu là hai loại cá chủ lực trong XK của VN đã bị tắc đường sang EU từ năm 2004, và sang Mỹ từ năm 2006 đến nay.

Ông Võ Văn Sanh – chủ cơ sở cá cảnh Ba Sanh đang có diện tích nuôi cá cảnh trên 3 ha cho biết hiện cơ sở ông vẫn tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa, là nguồn cung ứng chủ lực cho hầu hết các cửa hàng cá cảnh tại TP HCM và cả nước. Nhưng từ khi bị tắc đường XK sang thị trường Mỹ và Châu Âu mỗi năm, ông giảm doanh thu khoảng 300.000 USD.

Theo ông Sanh, cá cảnh có thể có giá trị là vô giá vì đây là cá nuôi chơi, càng đẹp càng bán được giá. Tại Mỹ và Châu Âu, giá cá cảnh đắt gấp 10 lần tại VN.

Ông Sanh cũng cho biết, trước năm 2006, cơ sở của ông chiếm 100% thị phần XK cá chép Nhật (cá KOI) hàng cao cấp sang Mỹ, còn loại trung bình chiếm khoảng 50%. Nhiều cơ sở XK khác cũng thường lấy lại cá KOI và cá vàng của cơ sở ông để XK.

Ông Tống Hữu Châu – chủ trại cá Châu Tống, cơ sở XK cá cảnh đạt trung bình trên 1 triệu USD/năm cùng cảnh ngộ với ông Sanh cho biết, cơ sở của ông cũng bị thiệt hại nặng nề do hơn 2 năm nay không XK được cá KOI và cá vàng sang Mỹ và EU.

Gỡ khó nhưng chưa hiệu quả

Theo các DN, từ khoảng đầu năm 2004, EU cấm nhập khẩu cá KOI và cá Vàng từ một số nước, trong đó có VN, vì đề phòng loại virus Mùa Xuân, gọi tắt là virus SVC mà 2 loại cá này rất dễ bị nhiễm. Đến năm 2006 Mỹ ban hành lệnh này cũng với lý do trên. Sau đó, ngành thú y mà cụ thể là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP đã mời tất cả các cơ sở nuôi và XK cá cảnh trên địa bàn thành phố tham gia một chương trình hướng dẫn làm cho cá cảnh đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh đủ điều kiện XK. Nội dung là phải thực hiện nghiêm ngặt nhiều hạng mục như quy trình nuôi, bảo đảm vệ sinh nước nuôi, nước thải, thức ăn… với khá nhiều chi phí tiền bạc và thời gian, có sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng. Vì vậy, lúc đầu có hơn 50 cơ sở tại TP HCM đăng ký tham gia chương trình nhưng sau 2 năm chỉ 3 cơ sở được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật”, do Cục Thú y cấp ngày 9/2/2009. Thời hạn giá trị của Giấy chứng nhận là 2 năm. Ba cơ sở đó là cơ sở của ông Võ Văn Sanh – chủ cơ sở cá cảnh Ba Sanh, ông Tống Hữu Châu – chủ trại cá Châu Tống, ông Lê Hữu Thiện – Giám đốc Cty cổ phần Sài Gòn cá cảnh (TP HCM).

Ông Châu nhận xét: “Quy trình kiểm tra thì nghiêm ngặt, mà khó nhất là làm mà không biết bên Mỹ, EU có công nhận không… Vì vậy rất nhiều lần chúng tôi muốn bỏ không tham gia nữa”. Tuy nhiên, từ khi được chính thức cấp Giấy chứng nhận đến nay cũng đã hơn 6 tháng mà cả ba cơ sở đạt tiêu chuẩn vẫn chưa XK được hàng sang Mỹ và EU. Một DN trong lĩnh vực này bức xúc nói: Ách tắc trong XK cá KOI và cá Vàng nêu trên ngoài khả năng của DN. Thời gian gỡ khó lâu quá, sợ rằng cho đến khi giấy chứng nhận hết hạn mà DN cũng chưa XK được hàng, DN lại phải tốn kém để được cấp giấy khác.

Ông Phạm Lâm Chính Văn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM cho biết: Từ khi Mỹ ra thông báo quy định các tiêu chuẩn nêu trên, Sở NN – PTNT đã nhiều lần gởi công văn ra cho Bộ NN – PTNT nhờ tháo gỡ, Bộ đã giao việc này cho Cục Bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi Bộ Thủy sản sáp nhập Bộ NN – PTNT thì việc này giao về cho Cục Thú y. Cục Thú y cũng đã gửi thư cho cơ quan kiểm dịch Mỹ (APHIS) về vấn đề này. Ông Văn cũng khẳng định: “Không còn vướng mắc gì, chắc chắn là các DN sẽ XK trở lại vào Mỹ”.Mặc dù hiện nay các DN đang ráo riết liên lạc trở lại với các đầu mối của mình bên Mỹ, sẵn sàng XK cá KOI và cá chép vàng trở lại thị trường này, nhưng thực tế vẫn chưa có DN nào XK trở lại được 2 thị trường trên. Đây là điều các cơ quan chức năng nên xem xét và có phương án giải quyết dứt điểm, bởi thông tin về vụ việc này đã được thông báo từ cách đây gần 3 năm.

Khắc DũngNguồn diendandoanhnghiep