Top 14 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Nước Hồ Thủy Sinh Bị Vàng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Hồ Thủy Sinh Bị Đục Nước Nên Xử Lý Thế Nào?

Hồ thủy sinh bị đục nước khiến bạn lo lắng? http://hocacattuong.com/san-pham/104_ho-thuy-sinh.html Thôi nào! Đây là chuyện ” bình thường ở huyện ” ấy mà. Một khi đã làm hồ cá cảnh, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình huống này. Nhất là với những người mới lần đầu chơi hồ thủy sinh.

Vì sao hồ thủy sinh bị đục nước?

Dù đã thay nước hồ thủy sinh thường xuyên nhưng nước vẫn đục ngầu… Nói thật thì đâu phải mình bạn lâm vào cảnh ” bi đát ” đấy! Vậy nên thay vì than thở, tìm hiểu nguyên nhân mới là việc nên làm.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến hồ thủy sinh bị đục là vì:

– Nước dùng để thay hồ cá có chất lượng kém. Đặc biệt, nhiều nơi có thổ nhưỡng không tốt, nguồn nước giếng đào có lẫn cả bùn đất. Khi đó, dù thay nước liên tục vẫn đục như thường.

– Nước hồ đục có thể do khi thay nước, bạn chưa vệ sinh hồ đã cho nước mới vào. Thói quen này chỉ khiến nước trong ” tạm thời “. Chỉ 1 – 2 ngày sau là hồ lại bẩn như trước đó.

– Ngoài ra, nước hồ thủy sinh bẩn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Như là: chất thải từ cá cảnh, thức ăn tồn đọng, các loại rêu tảo độc hại… Hoặc nặng hơn là do bộ lọc nước không hoạt động tốt.

Kiểm soát lượng thức ăn cho cá cảnh . Nếu cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa sẽ khiến môi trường nước ô nhiễm. Thậm chí có thể khiến cá bội thực, chết vì ăn quá nhiều. Cho lượng thức ăn vừa đủ sẽ tốt cho hồ và giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi cá cảnh.

Đừng trang trí quá nhiều trong bể cá thủy sinh . Việc để quá nhiều phụ kiện linh tinh chỉ khiến không gian sống của cá cảnh bị thu hẹp. Đồng thời, các chất thải và đồ ăn dư thừa trong hồ cũng dễ bị vướng. Lâu dần sẽ tích tụ khiến nước nhanh bẩn đục.

Lắp đặt bộ lọc nước hồ thủy sinh không đạt chuẩn. Có thể nói, bộ lọc là một trong những thiết bị quan trọng trong thiết kế hồ thủy sinh. Nếu bộ lọc không tương thích với quy mô hồ, lọc hỏng… Sẽ khiến quá trình lọc sạch nước bị ảnh hưởng, không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó các bạn nên chú ý chọn lọc nước phù hợp và định kỳ vệ sinh bộ lọc nước.

Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Bị Xanh

Trước khi tìm ra cách xử lý nước hồ cá bị xanh, thì phải tìm được nguyên nhân trước đã chứ nhỉ?

Tảo là những “vị khách không mời” của hồ cá thủy sinh. Tảo bám vào lá cây, sẽ cản trở sự hô hấp và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng. Thông thường, những hồ mới set up, chúng sẽ bao phủ một lớp mỏng và dần dày lên.

Sau một thời gian nuôi dưỡng, hoặc do quá nhiều chất dinh dưỡng. Thì hồ cá nhà bạn sẽ xuất hiện những lớp rêu xanh và tảo bám. Cách xử lý nước hồ cá bị xanh lúc này chỉ là cạo sạch lớp tảo đi. Bằng những dụng cụ chuyên dùng. Những dụng cụ chuyên dùng này bạn có thể mua ngay tại cửa hàng của chúng tôi.

Bên cạnh đó, để giúp bể cá thủy sinh được nuôi sạch hơn. Bạn có thể thả vào hồ một vài những chú “cá dọn bể”. Bởi thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ.

Đây là loại lọc quan trọng nhất, vì nó loại những chất thải độc hại như Amonia và Nitrite. 2 thành phần này chủ yếu từ chất thải của cá. Chưa kể, lọc sinh học còn thực hiện quá trình nitơ trong bể cá. Chuyển Nitrite thành Nitơ. Tấm lọc này nên được kiểm tra định kỳ sau 2 tuần.

Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein,.. Và đường hòa tan, iodine, thủy ngân…

Sau khi đã làm sạch rêu, lau chùi toàn bể, thay mới bộ lọc. Thì thay nước cũng nằm trong cách xử lý nước hồ cá bị xanh.

Nhưng lưu ý là, khi thay nước chỉ nên rút khoảng 1/3 số nước đang có thôi. Và cho nước mới (đã được lắng cặn và khử Clo). Và khi thay nước, cần sử dụng một ống nhựa. Để hút những cặn bẩn có trong viên sỏi hay các đồ vật trang trí.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại thuốc, có thể làm diệt tảo và an toàn cho những chú cá của bạn.

Những chất diệt tảo này, thích hợp sử dụng vào khoảng 8-9 giờ sáng. Bỏ 0,5cc cho một khối nước. Chiều 4-5 giờ bỏ tiếp 0,5cc cho một khối nước. Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy nước được cải thiện. Nếu chưa thực sự trong, bạn cũng có thể dùng thêm một liều như trên, việc này sẽ khiến nước trở nên trong hơn.

Nhưng khi sử dụng thuốc, chỉ phát huy tác dụng đối với các hệ thống lọc tuần hoàn. Hay có thiết bị có thể khuấy đảo được nước thôi nha.

Đèn UV diệt khuẩn có tác dụng diệt tảo, nấm, và khử các chất ô nhiễm nước. vì thế, đây được coi là một cách diệt tảo xanh trong hồ cá nhà bạn. Đây là công cụ đắc lực, giúp người nuôi cá giải quyết được khá nhiều vấn đề của cá.

Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần dành thời gian nghiên cứu. Lựa chọn kỹ càng và sắm sửa một chiếc đèn tiệt trùng chất lượng cao. Cũng như xem xét kỹ càng về công suất của các loại đèn.

Cách Xử Lý Tình Trạng Nước Hồ Koi Bị Vàng Ngay Khi Phát Hiện

Last Updated on 03/06 by Askoi

Sau một thời gian nuôi Koi, bạn phát hiện thấy nước trong hồ Koi bị ngả vàng dù không chịu tác động gì từ môi trường bên ngoài. Bạn lo lắng không biết đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và nó có ảnh hưởng gì đến cá Koi không? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Tại sao nước hồ Koi lại bị vàng?

Theo nhiều chuyên gia và những người có kinh nghiệm chơi cá Koi thì hiện tượng hồ cá Koi bị vàng chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do thức ăn của cá Koi bị phai ra (đổ thừa thức ăn khiến thức ăn đọng lại dưới hồ/ ao nuôi, lâu dần khiến chúng bị phai màu và bám bẩn)

Thứ hai, nước bị vàng có thể là do đã bị nhiễm phèn

Thứ ba là do hệ thống lọc của bể đang gặp vấn đề hoặc hồ cá không được xử lý vi sinh.

Ngoài 3 nguyên nhân chủ yếu kể trên thì hồ cá bị vàng cũng có thể do các vật trang trí trong bể bị phai, hết hạn sử dụng nên gây ra tình trạng phai màu vào nước.

Cách xử lý nước hồ Koi bị vàng

Nếu hồ cá Koi bị vàng do bị phai màu từ thức ăn hay nước nhiễm phèn thì bạn cần thay nước mới cho hồ Koi. Cách thay nước như sau:

Bước 1: Làm sạch những dụng cụ sẽ dùng để thay nước cho hồ cá.

Bước 2: Hút nước trong bể ra ngoài. Ở bước này cần lưu ý không được rút toàn bộ nước để tránh việc cá Koi bị sốc môi trường. Khi rút chỉ nên rút dưới 50% lượng nước, con số tốt nhất được các chuyên gia cá Koi khuyên đó là 30%.

Bước 3: Làm sạch rêu tảo, bộ lọc nước và các cây cảnh đặt trong hồ cá Koi.

Bước 4: Thêm lượng nước mới vào hồ, đo lại nhiệt độ và nồng độ muối để đảm bảo cá Koi thích nghi được với môi trường mới. Lượng muối nên sử dụng là tăng thêm khoảng 0,5% so với lần thay trước.

Ngoài ra, bạn cũng cần rút kinh nghiệm cho những lần cho cá Koi ăn tiếp theo bằng cách cho cá ăn một lượng vừa phải, tránh đổ quá nhiều thức ăn khiến chúng bị tồn đọng lại dưới đáy hồ.

Trường hợp 2, nếu bể cá bị vàng là do hệ thống lọc của hồ cá Koi gặp vấn đề thì bạn nên thay mới bộ lọc cho hồ cá. Hệ thống lọc hồ chất lượng cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

Lọc hồ phải bao gồm 2 phần lọc thô và lọc tinh.

Hút đáy phụ trách xử lý cặn bã trong hồ, chất thải của cá. Hút mặt xử lý bề mặt.

Hệ thống đẩy bên ngoài và bên trong hồ.

Hệ thống xả gồm xả lọc và xả hồ chính.

Hạn chế tràn nước và hồ lọc.

Trong trường hợp hồ koi lớn và bạn không có kinh nghiệm trong việc vệ sinh hồ cá koi, bạn có thể tham khảo dịch vụ vệ sinh và bảo dưỡng hồ cá koi của Askoi Farm.

Làm thế nào để tránh tình trạng hồ cá bị vàng lại?

Để tránh tình trạng hồ cá Koi bị vàng, ngoài việc kiểm tra hệ thống lọc và thay đổi đói quen chăm sóc cá thì bạn cũng có thể chủ động tạo một môi trường sống tốt hơn cho Koi bằng cách tạo vi sinh cho hồ cá.

Các vi sinh vật có lợi sẽ có khả năng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho cá, chúng xử lý phân thải, cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước giúp nước không bị vàng.

Có hai cách tạo vi sinh cho hồ cá koi là đổ trực tiếp men vi sinh vào hồ cá hoặc sinh khối vi sinh cho hồ cá Koi.

Thả men vi sinh trực tiếp

Men vi sinh hiện có hai dạng là dạng dịch và dạng bột, bạn có thể mua được ở các cơ sở bán và chăm sóc cá Koi. Sau khi mua về, bạn cho thẳng men vi sinh vào hồ cá, khoảng 3-5 ngày sau đó sẽ xuất hiện những vi sinh đầu tiên. Hai đến 3 tuần sau đó sẽ là thời gian vi sinh phát triển mạnh.

Tạo khối vi sinh cho hồ cá Koi

Chuẩn bị:

1 gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO 200gr

1 chai lavie 1,5 lít ( mua ở các cửa hàng tạp hóa

15ml nước mắm

50gr mật rỉ đường hoặc đường phên (đường mật mía làm bánh trôi, bánh chay)

1 quả chuối tiêu chín

Cách tiến hành sinh khối men vi sinh:

Bước 1: Bóc bỏ vỏ chuối, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chuối.

Bước 2: Chai lavie đổ vợi nước đi ( khoảng 300 – 400 ml)

Bước 3: Cho nước mắm nhĩ, mật rỉ đường, chuối đã xay nhuyễn vào chai lavie và khuấy đều.

Bước 4: Cho gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh vào chai hỗn hợp ở bước 3 và khuấy đều, vặn nắp chai chặt để nơi khô ráo, thoáng mát.

Bước 5: Sau 24 – 32h thu được dung dịch men vi sinh xử lý nước hồ cá koi dùng để tạo vi sinh cho hồ cá koi hữu hiệu nhất.

Như vậy với 5 bước đơn giản bạn đã làm được 1.5 lít men vi sinh hữu hiệu dùng để tạo vi sinh cho hồ cá koi. Chú ý, trong quá trình nhân sinh khối, chai lavie sẽ bị phồng lên, bạn chỉ việc mở nhẹ nắp chai cho khí thoát ra vơi rồi lại vặn nắp chai trở lại.

Liều lượng sử dụng là từ 15-20ml cho 100l nước của hồ.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp khác như:

Bật Mí Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Bị Rêu Hiệu Quả

Bể cá cảnh nuôi lâu ngày thường bị rêu gây hại cho cá. Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả, nhanh chóng mà không cần thay nước.

Bể cá cảnh bằng thủy tinh, nhựa hay bằng xi măng…đều có hiện tượng mọc rêu sau một thời gian nuôi. Nhiều người thắc mắc tại sao dùng nước sạch mà vẫn mọc rêu? Cách xử lý nước hồ cá bị rêu như thế nào hiệu quả? Hãy tham khảo ngay hướng dẫn sau đây, đảm bảo chỉ mất 2 phút bạn sẽ có 1 bể cá sạch sẽ mà không cần thay nước.

Nuôi cá cảnh hiện đang rất được các gia đình ưa chuộng. Thú nuôi cá không chỉ là đam mê mà còn giúp con người giải tỏa stress sau những ngày làm việc vất vả. Không những vậy, sự xuất hiện của bể cá cảnh trong nhà còn khiến không gian đẹp hơn, sang trọng hơn và cực tốt cho phong thủy. Với những loại cá “sang chảnh” như cá Koi, thì việc sở hữu 1 hồ nuôi cá Koi còn khiến gia chủ thể hiện được đẳng cấp của mình.

Việc chiếu sáng bằng đèn 24/24 hoặc đặt bể cá ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu nhiều chính là nguyên nhân sinh rêu nhanh chóng. Có thể bạn không biết, rêu cực thích ánh sáng. Việc thừa sáng đã khiến bể nhanh chóng bị rêu.

Thừa photphat và nitrat

Photphat và nitrat là hai chất dinh dưỡng mà rêu, tảo hại cực kỳ ưa thích. Nitrat có thể sản sinh từ phân cá hoặc từ thức ăn thừa. Do vậy khi nuôi quá nhiều cá trong bể hoặc cho quá nhiều thức ăn khiến cá không ăn hết đều là nguyên nhân sinh ra rêu trong hồ cá.

Lâu ngày không vệ sinh, thay nước

Thả cá và cho cá ăn thì dễ nhưng việc vệ sinh, thay nước lại khiến nhiều người ngại ngần nên rất hiếm khi thực hiện. Đó là lý do rêu nhanh hình thành. Bởi lâu ngày không rửa bể, thay nước khiến nước bị bẩn và là nguyên nhân thúc đẩy các bào tử tảo, rong rêu hình thành nhanh chóng và phát triển.

Các loại rêu thường gặp trong hồ cá và tác hại của chúng

Ông cha ra vẫn có câu “muốn đánh địch phải hiểu địch”. Vì vậy, nếu muốn biết cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả bạn phải hiểu rõ về từng loại rêu hại, biết chúng hình thành như thế nào, phát triển ra sao.

Rêu chùm đen là loại rêu khá xấu xí. Chúng thường hình thành các mảng, có mảng xanh hoặc màu đen bám trên lá cây thủy sinh trong hồ cá hoặc vật trang trí, các ống dẫn nước, ống lọc nước. Điều kiện thuận lợi để rêu chùm đen phát triển là các chất hữu cơ dư thừa trong nước hồ quá nhiều, bể có quá nhiều cá khiến nước trong hồ quá bẩn.Hoặc lượng sắt trong nước dư thừa cũng khiến rêu chùm đen phát triển.

Đối với những hồ cá cảnh có nuôi thêm cây thủy sinh thì việc cung cấp không đủ CO2 hoặc dòng chảy đưa co2 yếu làm cây kém phát triển, ngừng hấp thụ những chất gây hại tạo điều kiện bùng phát chùm đen. Hoặc ở những vị trí lá già, úa không có ánh sáng cũng sẽ là nơi thuận lợi để rêu này “bành trướng”

Loại rêu này hầu như bể cá cảnh nào cũng gặp phải. Loại rêu này khiến nước trong hồ, bể cá biến thành màu xanh, không còn trong như ban đầu. Loại rêu này phát triển cực nhanh chóng và hút hết oxy trong bể. Nếu thấy nước có hiện tượng bị xanh mà không xử lý ngay cá trong hồ sẽ nhanh chóng bị chết do ngạt, thiếu oxy.

Có tên là rêu tóc, rêu tơ xuất phát từ hình dạng của chúng. Những loại rêu này có sợi mảnh, dài như những sợi tóc và sợi tơ và thường có màu xanh. Loại rêu này phát triển khi hồ có quá nhiều ánh sáng, dư thừa sắt nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Đặc biệt với các hồ cá có cây thủy sinh, loại rêu này rất dễ phát triển.

Có rất nhiều loại tảo hại như tảo sừng hươu, tảo lam…thế nhưng loại tảo thường gặp nhất trong bể cá cảnh đó chính là tảo nâu. Loại tảo này hơi nhớt, có màu nâu, phát triển cực nhanh. Bản chất nó chính là khuẩn diatoms. Chúng bám trên lá cây, trên thành bể hay nền bể.

Rêu nhớt xanh. Cách nhận biết chúng dễ dàng nhất là khi thấy những đám xanh nhỏ li ti, cầm vào tay thấy nhớt, trôi lơ lửng trong hồ hay trong bể cá. Loại rêu này thức chất là 1 loại khuẩn cyanobacteria. Nó tự sinh ra khi hệ thống lọc nước trong hồ kém, thiếu vi sinh. Loại rêu này có mùi hôi, thường xuất hiện ở nền, mặt nước, và những chỗ có dòng chảy kém.

Rêu bụi xanh là 1 loại rêu gây hại khó chịu. Vì việc xử lý, diệt trừ chúng khá khó (thay nước đôi khi cũng không hiệu quả). Chúng bám thành mảng trên mặt kính rồi nhanh chóng phát triển, bám vào lá cây, nền, vật liệu lọc, và làm nước chuyển màu xanh nhạt. Loại rêu này phát triển cũng khiến oxi trong nước bị hao hụt làm cá và các sinh vật cảnh yếu, chết dần.

Có khá nhiều cách xử lý nước hồ cá bị rêu được áp dụng rộng rãi. Thế nhưng cách triệt để nhất mà vẫn đảm bảo an toàn đó chính là sử dụng các chế phẩm sinh học.

Xử lý rêu trong hồ cá an toàn bằng các chế phẩm sinh học

Như đã đề cập, có nhiều loại rêu trong hồ cá rất cứng đầu, thay nước cũng không diệt trừ được chúng. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn là giải pháp được khuyên dùng cho tất cả những ai đang sở hữu hồ cá, bể cá cảnh hay bể thủy sinh.

Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng chế phẩm sinh học emzeo Đức Bình

Đức Bình từ lâu được biết đến là thương hiệu chuyên sản xuất các chế phẩm sinh học đặc hiệu, an toàn, thân thiện với môi trường. Và sản phẩm xử lý nước hồ cá emzeo cũng là 1 sản phẩm như vậy.

Emzeo là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu thuộc các chi Bacillus sp, Saccharomyces sp(nấm men),Lactobacillus sp, Actinomyces. Nói cách khác đây còn gọi là 1 loại men vi sinh cực kỳ hữu dụng và an toàn.

Khử sạch các loại rong, rêu có hại giúp nước trong sạch trở lại, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho cá cùng các sinh vật thủy sinh

Xử lý hiện tượng nước hồ cá bị xanh, đục, vàng hiệu quả mà không cần thay nước mới

Khử mùi hôi tanh của nước nhanh chóng trong vòng 1 nốt nhạc

Hấp thu và xử lý các khí độc trong hồ, bể nuôi cá cảnh: NO2, NH3, H2 Những chất độc này là nguyên nhân hàng đầu khiến cá chết. Việc khử sạch những chất này sẽ giúp cá khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn

Những vi sinh vật có lợi trong emzeo có tác dụng phân hủy thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ, phân thải của cá. Từ đó hạn chế việc dư thừa photphat hay nitrat, hạn chế hình thành rong, rêu

Ức chế, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho cá

Đặc biệt, chế phẩm emzeo Đức Bình còn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các bệnh nấm cho cá cảnh

Không chỉ giúp bể sạch hơn, chế phẩm này còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của cá

Có thể nói, quá nhiều cái được khi sử dụng emzeo. Điều này cũng lý giải tại sao emzeo lại được coi là 1 giải pháp, 1 cách xử lý nước hồ cá bị rêu được tin dùng như vậy.

Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng emzeo rất đơn giản. Bạn chỉ cần rắc EMZEO vào khay lọc nước theo tỉ lệ: 5gr EMZEO xử lý 100 lít nước hồ nuôi. Sau đó mở bơm nước xả vào khay lọc nước để EMZEO phân tán đều trong bể cá cảnh. Sau 2 – 3 ngày xi phông hoặc hút cặn bã ở đáy. Nước lại trong veo như ban đầu.

Để phát huy hiệu quả tối đa, và đảm bảo môi trường nước trong bể cá luôn sạch sẽ, định kỳ 10 – 15 ngày nên xử lý nước một lần bằng emzeo.

EMKOI – Sản phẩm chuyên dụng xử lý nước hồ cá Koi

Nếu đã từng nuôi cá cảnh hay tìm hiểu về thú chơi cá cảnh hẳn bạn sẽ biết đến cá Koi. Cá Koi thực ra là 1 loại cá chép Nhật Bản. Cá Koi có nhiều màu sắc đẹp mắt nên lấy được dân nuôi cá cảnh săn đón. Bên cạnh đó cá Koi còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng. Không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, phong thủy mà giá trị kinh tế của loại cá này cũng rất lớn.

1 hồ cá Koi cũng được coi là 1 gia sản lớn. Chính vì vậy, khi sở hữu 1 hồ cá Koi chủ nhân của nó đặc biệt quan tâm, chăm sóc và đương nhiên sự xuất hiện của rêu, tảo là 1 điều ai cũng lo lắng, sốt ruột.

Hiểu được sự lo lắng này, Đức Bình đã nghiên cứu và sản xuất ra 1 loại chế phẩm sinh học đặc biệt chuyên tiêu diệt rêu trong hồ cá Koi đó là Emkoi. Ngoài các thành phần là các vi sinh vật khá giống với EMZEO như:

Bacillus sp

Lactobacillus sp

Rhodopseudomonas sp

Saccharomyces sp

Chế phẩm EMKOI còn được bổ sung các vitamin và khoáng chất cực tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm này bạn không chỉ xử lý tốt rêu, tảo có hại trong nước hồ cá mà còn giúp cá luôn luôn khỏe mạnh.

Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng EMKOI như sau:

Lắc đều chai EMKOI trước khi sử dụng

Đổ dung dịch trong chai theo tỷ lệ: 1 nắp (20ml) để xử lý cho 1.000 – 1.500 lít nước, rồi đổ trực tiếp vào hồ cá koi

Bước tiếp theo bạn nên bật quạt máy, máy sục khí, máy bơm tuần hoàn hoặc máy lọc nước…cho men vi sinh phân tán đều trong toàn bộ hồ cá

Bể cá bẩn, không được vệ sinh thường xuyên là lý do khiến rêu và tảo có được môi trường phát triển trong bể cá. Vì vậy, nếu được vệ sinh thường xuyên, nước sẽ sạch hơn, hạn chế phát triển rêu, bệnh hại

Thay nước trong bể đúng cách và hợp lý

Nước trong bể cá phải là nước sạch, đã qua xử lý, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của cá cũng như không mang các bào tử rêu và mầm bệnh. Do đó khi thay nước trong bể cá bạn nên sử dụng nước máy đã được để bên ngoài khoảng 2 tiếng đồng hồ để bay bớt clo

Nuôi động vật ăn rêu như cá bút chì, cá otto

Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể

Như đã đề cập: tảo, rêu rất ưa nắng, chúng phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời, do vậy bạn nên tránh đặt bể cá ở những vị trí đón ánh nắng trực tiếp như ban công, gần cửa sổ. Thay vào đó nên để trong nhà ở vị trí vẫn có ánh sáng, không quá tối.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết những cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả mà không mất nhiều công sức. Nếu bạn quan tâm đến những chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước hồ cá cảnh như EMZEO, EMKOI Đức Bình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1