Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Bể Cá Cảnh Bị Nấm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Xử Lý Cá Neon Bị Nấm Đốm Trắng. – Cá Cảnh Trung Nguyên

Thân gửi các bác, mùa này là 1 trong những mùa cá nói chung và cá neon nói riêng rất dễ bị nấm đốm trắng. Bản thân cá neon trong giới thuỷ sinh được đánh giá là cá rất khoẻ, không hề yếu. Nhưng lại cực kỳ dễ bị dính cái bệnh mà dễ chữa như kiểu ko cần chữa cũng tự khỏi như bệnh nấm đốm trắng.

– Trên thân, vây hay bất cứ đâu trên cơ thể cá xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng và dày dần lên theo thời gian. ( Cực dễ quan sát bằng mắt thường)

Xử lý :

– bào tử nấm đốm trắng lơ lửng trong nước khá nhiều và chờ cơ hội bám lên cá thể sống khác, thay nước là 1 trong những cách để loại bớt 1 phần tác nhân làm bệnh lây lan và mầm bệnh trong bể.

– các tổ nấm đốm trắng bị suy yếu khi gặp nhiệt độ trên 29 độ, các bác cắm sưởi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh nấm trên thân cá và sẽ rụng bớt khỏi thân cá.

– Nấm đốm trắng kỵ muối, kỵ các chất sát trùng, khang sinh , mọi loại thuốc cho cá có tính năng này đều có thể giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải.

– Vi sinh cực kỳ tốt để cải thiện môi trường nước, nhưng khi bể đang có mầm bệnh, dừng châm vi sinh nhất là PSB ( vi khuẩn quang hợp ) vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng cộng sinh ẩn nhờ dòng vi sinh khác. Hãy chờ cá khoẻ lại, bể hết bệnh ta lại châm lại vi sinh sau.

– Sự thật phũ phàng khi 1 bể nước đã ổn định vi sinh, cá neon thuần trong bể 1 thời gian thì cực trâu, bể nhiệt có hạ dưới 20 độ, lỡ tay cho quá lượng thức ăn hay đồ bẩn vô bể cá cũng chẳng bị sao và bể nước tự trong lại rất nhanh. Vì vậy kiên nhẫn set up chờ bể ổn định và dưỡng cá khoẻ sẽ giúp bạn nuôi cá cực nhàn, ĐỪNG NÓNg VỘI THẢ CÁ !

Bệnh Nấm Cá Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

Bệnh nấm cá là một trong số những dạng bệnh khá phổ biến khi chơi cá cảnh và thủy sinh. Đây là một trong số những bệnh khiến đàn cá của bạn có thể bị tèo ngay chỉ sau một đợt bùng phát bệnh này.

Bệnh nấm cá là gì?

Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.

Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.

Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh

Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.

Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.

Cá bị stress

Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh

Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản, và bạn có thể xem video bên dưới.

Lưu ý: cách này không khuyến khích cho các bể thủy sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn.

Tăng nhiệt độ lên 30 độ

Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

Bio Knock 2

Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …

Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

Tetra Nhật

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

Cách dùng:

Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

Muối hột

Cách xử lý hồ cá bị nấm

Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.

Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.

Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.

Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

Video chia sẻ về 2 dòng thức ăn rất tốt cho cá cảnh, thức ăn này giúp tăng sức đề kháng và giúp cá vượt qua các loại bệnh thường gặp.

Tổng kết

Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và sức đề kháng của cá để có thể vượt qua được mọi loại bệnh – Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.

Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Cảnh Bị Đục, Rêu Xanh, Nấm Hiệu Quả Nhất

Nuôi cá cảnh đã và đang là thú vui tao nhã của những gia đình Việt. Đặc biệt trong thời gian gần đây thú vui này rất phát triển và trở thành trào lưu được nhiều người làm theo. Tuy nhiên sau một thời gian, bể cá sẽ có những cảnh báo nguy hiểm như nước bị đục, có mùi, có rêu,…Vậy nên nếu bạn đang có hứng thú với thú vui này thì hãy bỏ túi ngay các cách xử lý nước hồ cá cảnh đơn giản, siêu nhanh siêu sạch sau đây.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀM NƯỚC HỒ CÁ CẢNH BỊ ĐỤC, BỐC MÙI

Nguyên nhân khiến nước hồ cá cảnh bị đục, bốc mùi, có rêu xanh,…bắt nguồn ở khá nhiều lý do. Trong đó lý do lớn nhất chính là ở người chăm sóc. Vì vậy nếu muốn xử lý nước hồ cá cảnh hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân này. Như vậy bạn mới có thể tìm đúng phương pháp khắc phục giúp bể cách sạch như ban đầu. Vậy nguyên nhân nào làm nước hồ cá cảnh bị đục, bốc mùi, rêu xanh,..?

Nuôi cá cảnh luôn có những quy tắc riêng, từ lượng thực ăn cần cho mỗi ngày hay thời gian thay nước trong hồ cá,…Vì vậy nếu bạn không tuân thủ đúng các quy định này dễ khiến bể cá gặp tình trạng khủng hoảng như:

Đây chính là lý do vì sao trong nhiều nguyên nhân khiến hồ cá cảnh gặp khủng hoảng thì thức ăn thừa nhiều được xếp đầu tiên. Bởi vì tình trạng này rất hay gặp phải đối với việc nuôi cá cảnh. Do đó bạn không thể bỏ qua nguyên nhân này khi muốn biết vì sao nước hồ cá cảnh bị đục.

Thông thường cá cảnh chỉ tiêu thụ được từ 45 đến 50% lượng thức ăn cho vào trong hồ. Phần thức ăn còn lại sẽ lơ lửng trong nước. Hoặc thức ăn sẽ rơi xuống và đóng lớp dưới đáy hồ. Nếu để lâu ngày lượng thức ăn này sẽ bị phân hủy, bốc mùi khó chịu. Khi cá trong hồ khuấy động nước sẽ làm lớp thức ăn này nổi lên gây đục, sản sinh ra các chất nhầy, tạo rong rêu mất thẩm mỹ và gây bệnh cho cá.

Cá cũng giống như tất cả các loài sinh vật khác, mỗi ngày chúng đều thải ra rất nhiều cặn bã. Từ phân thải đến nước tiêu đều là cả một lượng lớn. Ngoài ra, cá cảnh còn tiết ra các dịch nhờn đặc trưng từ lớp vảy cả. Nếu lượng chất thải này không được xử lý ngay sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nước trong hồ cá cảnh sẽ bị bẩn không còn trong xanh như ban đầu.

Nước sử dụng cho hồ cá cảnh rất đa dạng: Nước mua, nước máy, nước giếng. Ngoài ra nhiều người cũng có thể lấy nước ao, hồ, sông suối,…Nếu bạn sử dụng nguồn nước không được xử lý an toàn sẽ dễ gây ra tình trạng đục nước, rêu xanh mọc. Hơn nữa nguồn nước chưa được xử lý còn chứa nhiều mầm bệnh. Do đó khi cung cấp cho hồ cá cảnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá cánh.

Các loại sinh vật như tảo, rêu, nấm thường rất dễ sống và phát triển mạnh ở môi trường như hồ cá. Đặc biệt khi ánh mặt trời chiếu vào hồ cá, rêu, tảo sẽ phát triển rất nhanh. Hơn nữa chúng sẽ lấy những thức ăn thừa trong hồ cá làm nguồn thức ăn chính cho mình. Vì vậy trong điều kiện không xử lý nước hồ cá cảnh thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho các sinh vật này phát triển mạnh mẽ hơn.

Và một khi các sinh vật này phát triển mạnh sẽ gây nên tình trạng đục nước hồ cá cảnh. Nước hồ cá bị xanh, có mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp này bạn cần tìm cách diệt rong rêu trong hồ cá để cá được phát triển tốt hơn.

Ngoài các nguyên nhân trên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn phải thường xuyên xử lý nước hồ cá cảnh. Đây là cách duy nhất để bạn có thể dễ dàng bảo vệ những con cá cảnh xinh đẹp của mình.

CÁCH XỬ LÝ NƯỚC HỒ CÁ CẢNH ĐƠN GIẢN SẠCH SẼ

Cách xử lý nước hồ cá bị đục đơn giản nhất là đảm bảo cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ. Cách này không chỉ giúp khắc phục tình trạng hồ cá bị đục, bốc mùi,…mà còn tránh đảm bảo lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cá. Nếu bạn không kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày cho cá cảnh sẽ khiến cá xuất hiện tình trạng phú dưỡng. Hơn nữa chất lượng nước trong hồ không được đảm bảo ở điều kiện tốt nhất.

Việc tính toán lượng thức ăn vừa đủ cho cá cảnh không hề khó. Bạn chỉ cần dựa vào các yếu tố sau là có thể cho ra đáp án chuẩn xác, an toàn nhất.

Cách xử lý rong rêu, nước bẩn trong hồ cá thuận tiện nhất chính là sử dụng bộ lọc nước chuyên dụng. Bộ lọc nước tốt sẽ giúp nguồn nước đầu vào mỗi hồ cá đảm bảo chất lượng hơn. Với bộ lọc nước chuyên dụng thì việc xử lý nước hồ cá cảnh cũng trở nên dễ dàng hơn.

Đây là cách xử lý nước hồ cá bị đục trắng, rong rêu,…phổ biến hiện nay. Bởi vì các chế phẩm EMZEO và EMKOI có khả năng xử lý nước hồ cá cảnh rất tốt. Vì vậy chỉ cần sử dụng EMZEO và EMKOI, nước hồ cá cảnh sẽ trở nên trong vắt ngay lập tức.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chế phẩm sinh học xử lý nước hồ cá cảnh khác nhau. Tuy nhiên đây là dòng sản phẩm có chất lượng và được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Chế phẩm EMZEO và EMKOI có chứa rất nhiều loại vi sinh vật đặc hiệu. Chính vì thế khi sử dụng để xử lý nước hồ cá koi, cá cảnh sẽ giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại trong hồ một cách nhanh chóng.

Các loại tảo, rêu, nấm trong hồ cá cảnh rất khó để loại bỏ hoàn toàn với các cách xử lý bình thường. Như với men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh bị đục, xanh, rêu, vàng này thì chúng không thể phát triển được mà sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Đặc biệt với loại chế phẩm này thì nước hồ cá cảnh cũng không còn tình trạng bốc mùi khó chịu. Do vậy dòng chế phẩm sinh học EMZEO và EMKOI còn được mệnh danh là men vi sinh cá cảnh đặc hiệu.

Cách xử lý hồ cá bị nấm, bị rêu bám bằng cá dọn bể tốn kém nhưng hiệu quả lại cực kỳ cao. Nguồn nước hồ cá cảnh không bị ô nhiễm. Hồ cá không có dấu hiệu tồn tại các thức ăn dư thừa bên trong.

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO và xử lý nước hồ cá koi EMZEO thường xuyên và định kỳ …. là cách xử lý nước hồ cá cảnh bị xanh, đục, rêu, nấm … hiệu quả nhất!

Cách sử dụng men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO

Rắc EMZEO vào khay lọc nước theo tỉ lệ: 5gr EMZEO xử lý 100 lít nước hồ nuôi ( duy trì 5gr xử lý 150 – 200 lít nước)

Mở bơm nước xả vào khay lọc nước để EMZEO phân tán khắp nơi trong bể cá cảnh

Sau 2 ngày để lắng khoảng 1,5 – 2h xi phông đáy hoặc hút cặn đáy hồ.

Định kỳ 10 – 15 ngày xử lý một lần

Cách dùng vi sinh xử lý nước hồ cá koi EMKOI

Lắc đều chai EMKOI trước khi sử dụng để cho các thành phần trong sản phẩm được trộn đều

Lấy chế phẩm vi sinh trong chai EMKOI theo định lượng: 1 nắp (20ml) xử lý cho 1.000 – 1.500 lít nước, sau đó cho trực tiếp vào hồ cá koi

Bật quạt máy, máy sục khí, máy bơm tuần hoàn, máy lọc nước … cho men vi sinh phân tán đều trong toàn bộ hồ cá

Định kỳ 10-15 ngày sử dụng EMKOI bổ sung vào hồ cá một lần

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Nước Bể Cá Cảnh Bị Đục

– Do hồ chưa cámới làm hoặc mới thay nước, hệ vi sinh trong hồ chưa phát triển hoặc bị mất đi nên không xử lý được các chất như Amonia (NH3, NH4) trong nước (xuất phát từ chất thải của cá).

– Do các thức ăn thừa phân hủy, vi sinh không xử lý kịp

– Do mật độ cá cảnh nuôi trong hồ quá dày, chất thải của cá cảnh quá nhiều vi sinh không xử lý kịp

– Do các loại rêu hại phát triển trong nước, rêu bám làm cho kính hồ cá bị mờ (nếu dùng bể kính)

Có 4 phương pháp chính để ngăn ngừa, xử lý và làm trong nước:

1.Hạn chế tối đa các yếu tố làm bẩn nước

Không cho cá cảnh ăn quá nhiều làm bẩn nước trong quá trình cho ăn, lúc thức ăn thừa bị phân hủy. Cá cảnh ăn quá no gây bội thực cũng là nguyên nhân làm cá chết.

Không để quá nhiều các vật dụng trang trí vào bể cá, không nuôi cá và các động vật thủy sinh khác quá dày đặc trong hồ. Môi trường nước càng chật hẹp, thức ăn thừa và chất thải càng nhiều thì nước càng ngày càng đục.

2.Sử dụng các loại máy lọc nước hồ

Các máy bộ lọc nước hồ cá giúp cho hồ luôn sạch, khử các chất thải lơ lửng ở trong nước và tăng cường oxy trong nước làm cho vi sinh phát triển đồng thời chúng cũng loại bỏ các chất độc hại như Nitrit (NO2), Nitrat (NO3) và Clo ra khỏi nước.

Các loại máy lọc dành cho hồ cá cảnh phổ biến mà bạn có thể tham khảo và sử dụng: lọc mút, lọc thác treo và lọc thùng, lọc đáy, lọc trong hồ, lọc tràn và lọc nhỏ giọt và lọc lơ lửng.

3.Trồng cây thủy sinh trong hồ

Cây thủy sinh trong hồ là được coi là một hệ thống lọc nước tự nhiên cho hồ cá. Khi trồng cây thủy sinh trong hồ, chúng sẽ sử dụng các chất thải và khí thải của cá cảnh để làm năng lượng phát triển. Cây thủy sinh còn là ngôi nhà cho các vi sinh vật sống trong hồ nuôi cá, có một lượng lớn vi sinh sẽ bám vào lá cây và thân cây. Nước trong hồ cá cảnh chắc chắn sẽ trong hơn khi có mặt nhiều cây thủy sinh đối với lợi ích 2 mặt của nó.

Men vi sinh thường được gọi là cho loại chế phẩm sinh học có chứa các thành phần chính là các vi sinh vật sống có lợi và thân thiện với con người và môi trường sống , với số lượng hàng tỷ con trong 1 gam. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà vi sinh vật này có thể là các vi nấm hoặc các vi khuẩn khác nhau. Những loại này sẽ hoạt động khi được cho vào môi trường sống thích hợp với chúng (ví dụ: men sữa họat động trong sữa, làm sữa chua và men rượu, men bánh mỳ, men xử lý nước, rác thải, men tiêu hóa,…). Trong bài viết dưới dâychúng ta đang nhắc đến men xử lý nước.

Các loại vi sinh được chọn lọc để lọc nước có các hoạt tính sinh học xử lý mạnh các chất hữu cơ trong nước ở bể. Đồng thời, các vi sinh thân thiện này cũng tạo ra các hoạt chất có tác dụng kháng nấm giúp cá cảnh nuôi trong bể không bị bệnh nấm.

Men vi sinh có tác dụng nhất đối với bể cá cảnh mới setup hoặc bể cá mới thay nước. Bể cá cảnh mới làm hoặc mới thay nước thường bị đục (màu trắng đục) do hệ vi sinh chưa phát triển kịp nên nồng độ các chất độc hại trong nước quá cao ví dụ như khí Clo, NH4 và NH3. Bổ sung các men vi sinh vào hồ cá sẽ giúp nước trong lên trong thấy trong thời gian ngắn.Mặc dù vậy bạn cũng không nên lạm dụng phương pháp này. Chỉ dùng nó cho hồ nuôi cámới hoặc lúc bạn quá bận rộn không thể thay nước bởi vì vi sinh không thể làm sạch nước hoàn toàn. Nên sử dụng máy sục khí để tăng cường oxy trong hồ giúp hệ vi sinh phát triển tự nhiên.