Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xem Cá La Hán Con Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Chăm Sóc Cá La Hán Con

Cá la hán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá la hán mình có vẻ đẹp như mong muốn.

1. Nhiệt độ của nước

Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.

Độ pH trung hòa là từ 6 – 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.

3. Thay nước hồ

Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá la hán, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước “cũ” trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.

4. Bể cá la hán

Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 0C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

Thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.

Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong ngày. Đối với cá la hán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.

Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng.

Chăm Sóc Cá La Hán Con Mới Nở

Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi cá đẻ, trứng sẽ nở thành cá con. Khi vừa nở ra, cá con bám chặt vào nơi mà cá bố mẹ đã đẻ trứng. Lúc này cá con còn nhỏ nên không cần cho ăn gì cả, chúng sống nhờ một bọc dinh dưỡng màu vàng nằm ở dưới bụng. Bọc dinh dưỡng này đủ cho cá sống trong thời gian 3-5 ngày. Trong giai đoạn này, màu sắc của cá chưa biểu hiện rõ ràng, chỉ có các đốm sắc tố li ti trên đầu cá. Mắt cá có màu xám nhạt nhưng lại là cơ quan nổi bật nhất của cá con.

Hai ngày sau khi nở, cá con có thể bơi lượn thành bầy, chúng bơi xung quanh bể và vây quanh cá bố mẹ. Lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên chăm sóc cá con, bạn không nên can thiệp vào kẻo chúng ăn cá con. Khi phát hiện cá bố hoặc cá mẹ ăn cá con, nên bắt nó ra bể khác, con còn lại cũng có thể chăm sóc tốt đàn con. Trường hợp cả cá bố lẫn cá mẹ đều ăn cá con thi nên bắt chúng sang bể khác.

Cá la hán con bơi quanh cá bố mẹ

Từ ngày thứ 5 trở đi, nguồn dinh dưỡng dự trữ đã cạn kiệt nên phải cho cá con ăn, nếu không chúng sẽ chết đói. Thức ăn thích hợp nhất cho cá La Hán ở giai đoạn này là trùn muối (Artemia). Nên cho cá con ăn với lượng tương đối ít, sau đó tăng dần lên nhằm

giúp cá dần dần thích ứng với thức ăn mới. Nếu cho nhiều thức ăn vào bể, cá sẽ ăn không hết, thức ăn còn lại trong bể sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cá dễ mắc bệnh.

Cá la hán con biết đòi ăn sau 5 ngày tuổi

Để duy trì tốc độ phát triển của cá con, mỗi ngày nên cho cá ăn ít nhất là 4 lần. Ngoài ra còn phải thay nước định kỳ, ít nhất 1 tuần thay 3 lần nhằm đảm bảo nguồn nước trong sạch cho cá phát triển.

Sau 14 ngày, cá con đạt kích thước khoảng 10mm. Lúc này có thể cho cá ăn các loại thức ăn như trùn chỉ dông lạnh, hoặc thức ăn dạng viên hạt nhỏ. Tuyệt đối không cho cá con ăn trùn chỉ còn sống, vì chúng chứa nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh cho cá.

Khi cá con khoảng 3 tuần tuổi, có thể tách chúng sang bể khác rộng hơn để nuôi riêng nhằm giúp chúng phát triển nhanh chóng, đồng thời tạo thuận lợi cho việc chăm sóc cá bố mẹ để chúng đủ khả năng sinh sản ở lần sau.

Sau khoảng 30 ngày, cá con sẽ đạt kích thước trung bình từ 20-30mm. Ở giai đoạn này cá con đã thể hiện tính hung hăng thừa hưởng từ gien của bố mẹ, như đuổi cắn những con cá nhỏ hơn, thậm chí ăn thịt lẫn nhau nếu không cho chúng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Để có được đàn cá khỏe mạnh khi trưởng thành nên loại bỏ những con cá còi cọc, dị dạng, bệnh tật, chỉ giữ lại những con cá khỏe mạnh.

Tách cá bô mẹ để nuôi riêng

Để có đủ thời gian nuôi vỗ giúp cá bố mẹ nhanh chóng phục hổi sức khỏe cho lần sinh sản tiếp theo, cần phải tách cá con sang bể khác để nuôi riêng khi cá con đủ tuổi. Việc tách bầy chỉ nên thực hiện khi cá con trên 15 ngày tuổi.

Chuẩn bị bể nuôi cá con tách bầy

Tùy theo số lượng cá con mà chọn bể cho phù hợp. Nước nuôi cá con phải tường thích với nước trong bể cũ, tốt hơn hết là lấy nước từ bể cũ (chiếm khoảng 2/3) rồi thêm 1/3 nước từ nguồn khác nhưng phải dược xử lý đảm bảo chất lượng, và phải đảm bảo tương xứng với độ pH, nhiệt độ với nước trong bể cũ.

Bể cá con cũng phải được trang bị máy sục oxy, máy lọc nước, máy điểu hòa… nhằm tạo ra mồi trường nước đảm bảo chất lượng dể cá con khỏe mạnh.

Vớt cá con thả vào bể mới

Khi đã chuẩn bị bể xong, tiến hành vớt cá con thả vào bể mới. Thời gian vớt cá con thích hợp nhất là vào buổi sáng trời mát, tốt nhất là lúc bình minh khi cá con chưa ăn no; tuyệt dối không vớt cá vào lúc trời nắng gắt, khi nhiệt độ lên cao khoảng trên 30°c.

Cách thực hiện như sau:

Trước tiên lấy nước từ bể cũ (bể chứa cá bố mẹ) cho vào một cái thau nhỏ. Sau đó dùng vợt bằng vải mềm, mịn vớt cá cho vào thau. Lưu ỷ không dùng vợt bằng vải cứng, nhám dể vớt cá, vì dễ làm trầy xước mình cá con. Sau khi cho cá vào thau, để cá yên tĩnh khoảng 5-10 phút, sau đó nhẹ nhàng cho cá vào bể mới.

Chăm sóc cá la hán con

Cho cá la hán con ăn

Khi tách bầy, có thể cho cá con ăn các loại thức ăn như Moina, Artemia, Dapnhia… Khi chuyển sang cho cá ăn trùn chỉ, cần cho cá thích nghi dần dần, bằng cách giảm lượng thức ăn đang sử dụng và thay bằng trùn chỉ, thay từ từ với lượng tăng dần.

Lưu ý phải cho cá ăn với lượng vừa đủ, không nên cho ăn quá nhiều, và cần phải thay đổi thức ăn thường xuyên để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. Khi cá ăn không hết, phải lấy hết lượng thức ăn thừa ra, tránh gây bẩn nước làm cá dễ bị bệnh.

Thay nước cho cá

Cá con khi tách bầy thường dễ bị mắc bệnh hơn so với khi còn sống chung với cá bố mẹ, mà nguồn gây bệnh chủ yếu là môi trưởng nước. Do vậy, cần phải thay nước hằng ngày (hoặc 2 ngày một lần), mỗi lần thay khoảng 50%-70% lượng nước trong bể dể đảm bảo nguồn nước trong sạch cho cá phát triển tốt.

Cần phải giữ độ pH và nhiệt dộ nước ổn định, độ pH và nhiệt độ nước thay dổi bất thường sẽ dễ gây bệnh cho cá thậm chí làm cho cá chết hàng loạt. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi (vào mùa mưa hoặc mùa nắng), bể cá cần phải được trang bị máy điều hòa để giữ nhiệt độ trong bể ổn định, giúp cá khỏe mạnh.

Cách Nuôi Cá La Hán Con Mau Lớn

Cá La hán với vẻ đẹp của chúng rất được lòng giới sành chơi cá cảnh. Đặc điểm sang trọng, màu sắc sặc sỡ bắt mắt, đầu gù hầm hố độc nhất vô nhị cùng chiếc vẩy có hình như chữ Hán mà La hán được quan niệm sẽ mang lại sự giàu sang, sung túc cho gia chủ. Bài viết sẽ chia sẻ tới các bạn cách nuôi cá la hán con mau lớn một cách chính xác và khoa học.

Bể nuôi nên dùng kíck thước thích hợp, không quá rộng cũng không quá chật, tạo cho cá có một môi trường lý tưởng để phát triển. Đây là loài cá tương đối hiếu động, bởi vậy không nên đặt quá nhiều cây thủy sinh hay các vật trang trí chỉ nên đặt sỏi trong bể.

Việc thay nước hết sức nên lưu ý, qua quá trình sinh sống, bể sẽ bị bẩn do chất thải từ cá, do thức ăn dư thừa phân hủy ra tạo nên vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của cá. Có thể thực hiện thay nước định kỳ từ 3-4 ngày, mỗi lần thay nước thực hiện thay mới 1/3 lượng nước trong bể cá. Đây là cách giúp những chú La hán của bạn có thể thích nghi dần với việc thay đổi môi trường nước.

Rất nhiều người nuôi cá nghĩ thay toàn bộ nước trong bể sẽ giúp cá có môi trường sống sạch, đảm bảo không có vi khuẩn gây hại tồn tại trong bể, trái lại việc này sẽ khiến cá của bạn bị sốc do chưa làm quen kịp với nguồn nước mới, dễ bị sốc nước mà chết.

Giữ nhiệt đọ ổn định cho bể nuôi

La hán thuộc loài cá nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20-30 0 C. Không nên để nhiệt độ nước trong bể xuống quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá La hán.

Nuôi cá la hán con mau lớn bằng thức ăn gì:

Yếu tố thức ăn chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi cá la hán có mau lớn hay không. Thức ăn của loài cá này hết sức đa dạng tới từ rất nhiều nguồn, từ đông lạnh tới thức ăn tươi sống.

Nên nuôi La hán bằng các loại thức ăn đông lạnh như:tôm tép đông lạnh, thức ăn xay nhuyễn đông lạnh, thịt bò, tim bò,… Đây là các loại thức ăn phổ biến được nhiều ngừoi nuôi La hán sử dụng, nó giúp La hán mau lớn và chóng lên đầu, lên màu.

Hệ thống ánh sáng và máy lọc nước

Hệ thống ánh sáng ngoài tác dụng trang trí, chiếu sáng còn có lợi ích giúp cá La hán lên màu, vì vậy nếu muốn cá của mình có lớp vảy đẹp và mà sắc bắt mắt đừng ngần ngại thiết kế một hệ thống ánh sáng phù hợp. Bể cá La hán có thể không cần máy lọc nước, tuy nhiên nếu có máy lọc sẽ đảm bảo bể cá luôn được làm sạch, tốt cho quá trình phát triển của cá la hán con.