Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xây Bể Cá Cảnh Đẹp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Những Mẫu Bể Cá Cảnh Đẹp

Hiện nay, sự nhộn nhịp của thị trường cá cảnh chính là cơ hội tốt để những mẫu bể cá cảnh đẹp ra đời với thiết kế sang trọng và thời thượng. Bởi vậy sẽ có nhiều lựa chọn hơn để tìm được ngôi nhà thích hợp cho những chú cá yêu quý của bạn.

Mẫu bể cá cảnh treo tường

Bể cá cảnh treo tường là một trong những ý tưởng thời thượng nhất hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi ngoài việc giúp tiết kiệm không gian, nó còn làm cho ngôi nhà bạn trở nên lịch sự và sang trọng. Bể cá treo tường gồm có loại bể treo tường và bể âm tường. Tùy vào điều kiện của gia đình để bạn lựa chọn bể cá thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi sử dụng các loại bể cá treo tường này:

– Về kích thước: đối với bể âm tường, hốc tường phải có độ dày tối thiểu là 0,15m, chiều rộng và chiều cao đều đúng khoảng hở để thuận tiện cho việc vệ sinh chăm sóc bể. Với bể treo tường siêu mỏng thì độ an toàn nếu xây bằng gạch đặc thì tối thiểu là tường 10 còn nếu xây bằng gạch lỗ là tường 20.

– Bạn nên đặt bể cá treo tường ở nơi tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào và hướng Bắc hau hướng Đông Nam là hướng tốt nhất để mang lại may mắn cho gia chủ.

Mẫu bể cá rồng

Mẫu bể cá rồng thường được đánh giá là phù hợp với những không gian có nội thất cổ. Với thiết kế hợp lý, cùng hệ thống lọc bể cá được chú trọng và công suất hoạt động tối đa đã mang đến sự phổ biến cho mẫu bể cá này. Mặc dù bể cá rồng không có không gian để đặt lọc bên dưới, nhưng hệ thống lọc vẫn đảm bảo được thiết kế an toàn, đem đến chất lượng nước tốt, thích hợp cho sự sống của hầu hết các loại cá.

Mẫu bể cá chân quỳ

Mẫu bể cá chân quỳ có thiết kế với bệ đỡ cao nên rất phù hợp để ở đại sảnh nhà hàng, khách sạn, hay ở các cơ quan đoàn thể. Bể cá chân quỳ mang đến sự sang trọng cho không gian nó xuất hiện với hệ thống lọc tràn trên kết hợp với sứ lọc cao cấp .

Tuy mẫu bể cá rồng có nhược điểm là khó có thể thiết kế được hệ thống lọc công phu và thường thì hệ thống lọc bị hở ra ngoài ở một góc nào đó, thế nhưng loại bể cá này lại rất phù hợp với phong cách nội thất Á đông nên được sử dụng phổ biến.

Những Bể Cá Cảnh Siêu Đẹp!

iPond là phụ tùng của iPod được kết hợp từ một chiếc loa và một bể cá siêu nhỏ. Món đồ này đang được giới trẻ Úc rất ưa chuộng vì trông nó vô cùng bắt mắt với một chú cá bơi lội tung tăng trong chiếc bể mini chứa… 650 mm nước.

Những bể cá cảnh siêu đẹp!

1. iPond

Tuy nhiên, một số người coi iPond là thứ “hành hạ động vật”.

Người phát ngôn của Tổ chức bảo vệ động vật Hugh Wirth cho biết “mặc dù cá có khả năng lấy không khí từ mặt nước để thở nhưng chiếc “bể” này quá nhỏ và không thể cung cấp đầy đủ ôxy. Hơn nữa, lượng nước quá ít sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ rất nhanh điều này đồng nghĩa với các con cá nhiệt đới không thể sống lâu trong đó. Do vậy loại iPond này lên bị cấm lưu hành trên thị trường”.

2. AquaDom

Nằm tại hành lang của khách sạn Radisson SAS tại thủ đô Berlin, Đức, AquaDom có chiều cao 25 m và “ngốn” khoảng 12,8 triệu Euro. Được khai trương vào tháng 12/2003, AquaDom là bể cá cảnh lớn nhất trên thế giới từng được xây dựng. Bể cá khổng lồ chứa được 900 nghìn lít nước biển và 2.600 con cá thuộc 56 loài.

Nó tạo cho khách tham quan cảm giác có thể nhìn xuyên thấu hành lang nhờ khối kính cát khổng lồ (được tạo ra bằng cách phun cát với tốc độ cao lên bề mặt của kính). Du khách có thể đi một tua quanh bể cá trong chiếc thang máy có kính bao quanh để đi lên một vị trí ngắm cảnh và nhà hàng có mái cũng được làm từ kính. Hai thợ lặn làm việc cả ngày sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc đàn cá và bảo dưỡng bể.

3. Bể cá toa lét

Fish “n Flush là một bể cá toa lét 2 phần đã được cấp bằng sáng chế do tập đoàn công nghệ AquaOne thiết kế. Bể cá này có sức chứa khoảng 10 lít nước, khi xả toa lét, bạn sẽ thấy nước và cá trong bể trôi đi nhưng đó lại là ảo giác đánh lừa mắt. Thực chất, chú cá vẫn an toàn trong chiếc bình ở phía ngoài được làm từ nhựa bóng chất lượng cao, hình ảnh nước chảy đi mà bạn nhìn thấy là nước toa lét trong một chiếc bình riêng biệt đặt sau bể cá.

4. Bể cá ô tô

Khu vực Thế giới đại dương tại trung tâm mua sắm Siam Paragon, Băng Cốc (Thái Lan) trưng bày một chiếc ô tô rất sang trọng nhưng không được dùng để lái vì bên trong ô tô có đầy nước. Chiếc xe là “ngôi nhà” của nhiều chú cá có màu sắc rực rỡ, để đề phòng vị khách nào đó nghịch ngợm mở cửa để nước và cá tràn xuống sàn nhà, các kỹ sư đã hàn kín cửa ô tô.

5. Buồng điện thoại

Hai nghệ sĩ Benoit Deseille và Benedetto Bufalino đã biến chiếc buồng điện thoại thành một bể cá tuyệt đẹp trong lễ hội ánh sáng 2007 tại Lyon, Pháp.

Theo Đàm Loan

Loạt Mẫu Xây Hồ Cá, Bể Cá Mini Sân Vườn Đơn Giản Mà Siêu Đẹp

Mai Anh

Tư vấn thiết kế hồ cá koi mini, hồ cá thủy sinh, bể cá cảnh đẹp ngoài trời, sân thượng, lưu ý xây hồ cá xi măng, làm thác nước, hồ cá non bộ.

Thiết kế hồ cá cảnh đẹp trước hay sau nhà giúp không gian sống thêm phần sang trọng, con người cũng thư thái, gần gũi hơn với thiên nhiên. Việc xây bể cá cần nhiều công đoạn hơn so với bể cá đặt trong nhà, vì vậy, bạn cần tính toán và lên kế hoạch trước khi bắt tay tiến hành.

Cùng xem những mẫu thiết kế hồ cá mini đẹp giá rẻ trong nhà, bể cá ngoài sân được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây để có thêm ý tưởng trong việc định hình dáng hồ, chất liệu, cách bố trí cây xanh hài hòa và tạo được thẩm mỹ cao nhất. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể xem các quy tắc phong thủy xây dựng nhà ở tại: https://ancu.me/phong-thuy.

Sử dụng đá thiết kế hồ cá

Đá là vật liệu thường được sử dụng khi xây dựng mẫu hồ cá cảnh đẹp ngoài sân. Hình dáng hồ được thiết kế từ những viên đá vuông tạo nên nét hiện đại mà không hề đơn điệu.

Bạn có thể sử dụng những viên đá vuông làm lối đi trên mặt hồ tạo cảm giác như đi trên mặt nước vậy. Thiết kế này cũng khá ấn tượng khi thiết kế, xây hồ cá koi, hồ cá thủy sinh mini đẹp ngoài trời, sân thượng, đặc biệt khi kết hợp cùng cây xanh, hoa cỏ xung quanh mang lại không gian thơ mộng, tâm trí thư thái rảo bước ngắm nhìn mặt hồ.

Bên cạnh đó, đá cuội cũng là một vật liệu không nên bỏ qua khi xây hồ cá cảnh mini giá rẻ trong vườn. Bạn có thể đặt chúng dưới lòng nước hoặc rải xung quanh hồ cũng khá đẹp mắt.

Thác nước hồ cá non bộ

Thác nước khiến hồ cá sân vườn đẹp thêm phần sinh động và dòng nước trong hồ cũng được luân chuyển. Có nhiều cách làm thác nước trong hồ cá, từ đơn giản đến cầu kỳ, trong đó tiểu cảnh non bộ thác nước được nhiều người ưa thích.

Tùy theo kích thước hồ cũng như sở thích của bạn để làm thác nước to hay nhỏ. Thiết kế hồ cá biển, cá vàng, cá rồng, cá dĩa, cá bảy màu mini,… có đèn led hiện đại kết hợp nét dân giã tạo vẻ đẹp đặc trưng trong các hồ cá nhà phố.

Bạn đọc có thể tham khảo Phong thủy sân vườn: Cách thiết kế, trồng cây, bố trí hòn non bộ để gia tăng tài vận, thịnh vượng, bình an.

Trồng cây xanh cho hồ cá sân vườn

Nếu đá là phần quan trọng khi xây dựng hồ cá thì cây cối cũng là một phần rất cần thiết để hoàn thiện không gian hồ nước. Hãy lựa chọn các loại cây trồng theo từng khu vực và bố trí sao cho hài hòa, đẹp mắt. Ưu tiên những loại cây có màu sắc đẹp, tỏa xum xuê, không hay rụng lá, không thu hút côn trùng và có thể chịu nước.

Bạn nên trồng một vài cây lớn quanh hồ để tạo chiều sâu và bóng mát như cây si, chuối rẻ quạt, dừa cảnh, cau,… Tiếp theo là những bụi cây, hoa nhỏ bên hồ để tăng thêm thẩm mỹ cho hồ cá, chẳng hạn cây lan rẻ quạt, cây ngâu, dương xỉ, thủy trúc, trầu bà,…

Xây hồ cá kiểng mini giá bao nhiêu? Chi phí thiết kế hồ cá chép koi sẽ phụ thuộc và diện tích hồ, cách thiết kế hệ thống lọc hồ cá koi hay phí thuê thiết kế bản vẽ hồ cá theo yêu cầu.

Tham khảo các yếu tố phong thủy nhà ở và hướng dẫn bố trí, sắp xếp không gian sống theo phong thủy chi tiết, dễ dàng áp dụng trên https://vi-vn.facebook.com/phongthuynhaoancu/.

Mẫu gạch ốp bếp đẹp, gạch lát mặt bếp, lát tường nền sàn phòng bếp giá rẻ đến cao cấp, chọn vật liệu, màu gạch ốp lát hot nhất.

Hướng dẫn cách đặt, trang trí cây xanh để phòng làm việc đẹp, ấn tượng, trồng các loại cây cảnh để bàn tăng cảm hứng sáng tạo công việc.

Cách Làm Bể Cá Cảnh Thủy Sinh Đẹp

Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản

– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.

Chi tiết các bước tự làm bể cá cảnh thủy sinh

1. Chọn bể thủy sinh

Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp.

Việc chọn kích thước bể sẽ quyết định đến loại cây, đá trang trí, các loại cá trong bể.

Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái bể 80x40x40cm sẽ nặng khoảng chúng tôi đó nền nhà cũng như chân đế của bể phải thật chắc chắn.

Đây là những chia sẻ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):

Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường

Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:

Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho bể thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Bạn yêu cầu họ làm cái kiềng nhỏ khoảng 3-4 cm là ổn rồi hoặc có thể đặt bể không kiềng tại Cửa Hàng Lâm Kim Chi của chúng tôi. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá…

Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.

Chân bể: Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.

Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.

2. Trải lớp nền

Nhiều người có ý định làm bể cá thủy sinh thường thắc mắc về vai trò của đá và sỏi trong bể. Lớp sỏi không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho cá đẻ. Những viên sỏi có kích thước 3 mm được ưa chuộng vì phù hợp với điều kiện chăm sóc bảo quản trong những bể cá kích cỡ trung bình.

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:

Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)

Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn

Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để dảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.

3. Sắp xếp bố cục và đổ nước vào bể thủy sinh

Một bể cá đẹp cần trang trí nhã nhặn, tạo được chiều sâu cho bể và che đi các phần phụ của bể nuôi.

Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm

Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.

Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng.

Sắp xếp các viên đá.Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

Cách đổ nước vào bể thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.

Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.

4. Chọn lựa loại cây và cách trồng các cây xanh vào hồ

Tuỳ theo sở thích mà bạn chọn các loại cây mà mình muốn trồng, nên tham khảo bạn bè và nhờ tư vấn của các bạn đã chơi thuỷ sinh lâu để chọn được loại cây thích hợp và dễ trồng.

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thủy sinh có bán trên thị trường. Tùy vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể.

Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.

Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Anubias: loại bày chia bụi rồi buộc lên gỗ, đá: loại này không cần ánh sáng mạnh, rất dễ trồng

Rêu cá đẻ: cũng tương tự Anubias

Một số loại cây cắt cắm và dễ trồng như: Thuỷ Cúc, bểng Liễu, Sunset, Thanh liễu,…

Một số cây bụi: Hoàng Quan Thảo, Súng tiger, Súng nhật, hẹ nước,…

Khi trồng, bạn nên cắt ngắn bớt cây hoặc cắt bớt rễ cũ trước khi trồng. Bạn dùng cây nhíp y tế (loại dài), giá khoảng 30.000/cây để cắm cây vào các vị trí thích hợp theo bố cục định sẵn.

Đối với các loại cây buộc vào gỗ đá thì bạn dùng cước câu cá loại mảnh nhất hoặc chỉ đen để buộc. Nhớ buộc vữa đủ chặt và không làm đứt thân, rễ của cây.

5. Cho nước vào bể

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

6. Cách chọn bộ lọc và đặt bộ lộc cho bể cá

Những bộ lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thủy sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thủy sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể thủy sinh là:

Có rất nhiều loại lọc mà bạn có thể dùng cho bể thuỷ sinh như:

Lọc thác: với bể này thì bạn mua loại có công suất lớn một chút nhưng loại này hiệu quả lọc hơi kém, nó thích hợp cho bể nhỏ.

Lọc tràn: loại này kinh tế, lọc cũng khá tốt nhưng nhược điểm là chiếm mất 1 phần diện tích của bể (khoảng 25cm) và nhìn không được thẩm mỹ cho lắm. (giá khoảng 60.000 đến 80.000 cho bể có kích thước nêu trên)

Lọc thùng ngoài: loại này lọc khá tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong bể nhưng giá thành lại cao (khoảng 550.000 đến 700.000 / 1 bộ)

Bạn nên tham khảo trước khi quyết định mua lọc nào.

7. Gắn đèn huỳnh quang, đèn led cho bể thuỷ sinh

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, bểng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể.

Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước.

Dùng đèn huỳnh quang, và đèn phải có bước sóng thích hợp cho cây thủy sinh, đèn phải có bước sóng từ 6500k-10000k, để thay thế cho sánh sáng mặt trời.

– Đặt chế độ đèn 8-12h/ngày

Với kích thước bể 80 x 40 x 50 (cm), 60 x 40 x 50 (cm) thì bạn nên sắm từ 2 – 3 bộ đèn 6 tấc, thường thì dùng loại đèn có máng Benxiang và bóng Jebo (giá 1 bộ khoảng 150.000 đồng). Việc tăng giảm đèn tuỳ thuộc loại cây bạn trồng có đòi hỏi ánh sáng nhiều hay ít.

Nhớ mua kèm theo Time hẹn giờ để tiện việc tự động hóa, không tốn nhiều thời gian tắt mở của bạn. Giống con người Thủy Sinh cũng cần được nghĩ ngơi. Nên các bạn lưu ý việc tắt và mở đèn thủy sinh.

Ngoài ra bạn có thể trang bị đèn led cho bể thủy sinh.

8. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

9. Tạo khí CO2

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

Tùy điều kiện của bạn mà dùng bình tạo khí CO2 kiểu nào, nhưng theo mình thì nên đầu tư mua 1 bộ bình CO2 loại 2kg, có sẵn van (giá 300.000 đồng/bộ) dùng cho tiện và hiệu quả (mua ở Lãnh Binh Thăng hoặc Cao Quý).

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thủy sinh.

Tuy nhiên cũng có 1 số tài liệu khuyên rằng nên thả cá vào bể thuỷ sinh khi vừa setup

Có nên thả cá vào bể thủy sinh mới setup?

11. Theo dõi, chăm sóc và cách thay nước

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.

Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày

Thay nước 3 ngày/ lần, mỗi lần 1/3 đến 1/2 bể trong 1 tháng đầu để tránh rêu

Về sau mỗi tuần thay nước 1/3 – 1/4 bể để giúp nguồn nước luôn trong sạch

Bật 2 đèn, mỗi ngày bật 8 tiếng theo kiểu: 4 bật – 4 tắt – 4 bật cũng vì mục đích tránh rêu

Không nên thả cá trong vòng 2 tuần đầu vì lúc này môi trường bể chưa thật sự ổn định, tốt nhất nên thả cá sau hơn 1 tuần.