Top 4 # Xem Nhiều Nhất Vua Cá Rồng Việt Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

5 Loài Cá Tiến Vua Huyền Thoại Của Việt Nam

Những loài cá quý hiếm, thịt tuyệt ngon này từng ‘vinh dự’ được hiện diện trên bàn tiệc của các vua chúa Việt Nam thời xưa.

Cá rầm xanh là một loài cá thuộc họ cá chép xuất hiện nhiều tại các sông ngòi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là một loài cá quý từng được ghi nhận trong sử sách như một sản vật tiến vua nhiều thế kỷ trước.

Loài cá này có xương mềm, thịt ngọt, đặc biệt bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Không như nhiều loại cá tầm thường chỉ ngon khi có kích cỡ lớn, thịt rầm xanh ngon từ lúc con cá nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi “to như quả bom”.

Người dân tại một số bản làng ở miền núi phía Bắc vẫn nuôi cá rầm xanh trong ao nhà như một thói quen truyền thống. Trong khi đó, Nhà nước cũng đã có chương trình bảo tồn và phát triển loài cá này như một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Ảnh: NNVN.

Cá tràu là loài cá thuộc họ cá quả, có khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên cá tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư Ninh Bình lại gắn thêm một mỹ danh trong tên gọi, đó là cá tràu tiến vua. Tương truyền, từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng, người Ninh Bình đã bắt cá tràu như một sản vật quý để dâng lên đức Tiên Hoàng đế.

Cá tràu tiến vua cón có tên gọi khác là cá trèo đồi, vì chúng rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn, như khe nước ven lưng chừng đồi, hồ trên núi, thậm chí là những nguồn nước ven các khe đá cheo leo. Có lẽ do những điểm đặc trưng về môi trường sống mà thịt cá tràu tiến vua rất khác cá tràu thường, ăn rất chắc và thơm.

Hiện tại cá tràu tiến vua đang được bảo tồn và nhân nuôi rộng rãi ở Ninh Bình. Chúng đã trở thành đặc sản ẩm thực mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư văn hiến.

Cá rô Tổng Trường là loại cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Gọi là cá rô Tổng Trường vì loài cá này được phát hiện thấy ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư. Chúng có hình thái giống cá rô đồng, song do sống lâu năm ở vùng đầm lầy, hang động Hoa Lư nên có một số biến dị nhỏ về màu sắc.

Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, nên được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình từ cách đây trên 1.000 năm. Cùng với cá tràu, cá vua Tổng Trường là “bộ đôi” cá tiến vua nổi tiếng từ thời Đinh – Tiền Lê, đã đi vào văn hóa dân gian với câu khẩu ngữ “Cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua”.

Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã chính thức đưa giống cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua vào chương trình bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.

Theo sử tích, cá anh vũ đã được dùng để tiến vua từ thời Hùng Vương thứ ba. Loài cá này, phân bố tại các sông lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm. Chúng có điểm đặc trưng dễ nhận ra là phần miệng loe ra như mũi lợn. Ảnh: Diễn đàn câu cá.

Thịt cá anh vũ trắng, quánh chắc và có hương vị thơm ngon đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, thịt loài cá này tính mát, có thể chữa một số loại bệnh tính nhiệt. Cặp môi cũng là phần ngon nhất của cá anh vũ vì được cấu tạo từ sụn, tạo cảm giác giòn sần sật khi nhai.

Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức nên cá anh vũ gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tuy vậy, chúng được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam. Dù đã được nuôi nhân tạo nhưng thịt cá anh vũ vẫn rất đắt, khoảng 700.000-1 triệu đồng/kg, vì việc nuôi rất kỳ công, tốn kém và phải mất trên 2 năm mới đạt đủ trọng lượng để thịt.

Cá chiên, một loài cá da trơn phân bố chủ yếu tại các dòng sông ở miền núi phía bắc Việt Nam thường được mệnh danh là chúa tể lòng sông vì bản tính hung dữ, khát máu và có thể đạt tới kích thước 70-80kg khi trưởng thành.

Thịt cá chiên rất ngon, nhưng loài cá này nổi tiếng nhờ bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật, là đặc sản dùng để dâng lên các bậc vua chúa. Có khi bộ lòng cá lớn đến nỗi có thể làm được vài mâm cỗ. Ảnh: Lao động.

Cũng như nhiều giống cá đặc sản khác, mặc dù đã bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nhưng cá chiên ngày nay đã được nuôi nhân tạo tại một số địa phương ở phía Bắc.

Theo Thanh Bình/Kiến thức

“Vua” Cá Chẽm Của Vùng Đất Sóc Trăng – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Sau 10 tháng nuôi, cá chẽm được thu hoạch với trọng lượng 1 – 1,5 kg/con

Xác định thị trường tiêu thụ

Nhắc đến nghề nuôi cá chẽm ở Trần Đề, đầu tiên phải kể đến là anh Tài Phong và Út Huy (từ năm 2007 – 2008), sau đó mới tới ông Phạm Minh Tiền, ông Hứa Thành Hưng… Tuy nhiên, do thời điểm này cá chẽm tự nhiên ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau còn nhiều, nên giá cá rẻ, người nuôi không có lời, một số người rời bỏ con cá chẽm lấy con tôm làm đối tượng nuôi chính. “Trong thời gian này, tôi bắt đầu làm quen với con cá chẽm, bằng việc đi học quy trình ương nuôi và trực tiếp nuôi cho ông Út Huy”, anh Dũng mở đầu câu chuyện nuôi cá chẽm của mình.

Năm 2011, tôm nuôi bị thiệt hại lớn do dịch bệnh EMS, anh Dũng chuyển 3,5 ha nuôi tôm và thuê thêm 10 ha nữa sang nuôi cá chẽm. Công việc trước tiên của anh vẫn là tiếp tục thử nghiệm tính thích nghi của đối tượng này tại vùng nuôi tôm, kế đến là khảo nghiệm thị trường và cuối cùng là tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa. Anh Dũng chia sẻ: “Lúc này, vẫn chưa có những dự báo sáng sủa gì về thị trường cá chẽm, nhưng tôi xác định cho mình thị trường chính là chợ Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), với số lượng cung ứng mỗi ngày khoảng chục tấn cá. Đến năm 2014, tôi bắt đầu hoàn thiện quy trình nuôi cá chẽm quanh năm để chuyển giao cho những hộ nuôi trong khu vực, sau đó thu mua lại sản phẩm của họ để phân phối cho chợ Bình Điền”.

“Sản lượng bình quân hàng năm trang trại tôi cung cấp ra thị trường khoảng 1.500 tấn; trong đó, cá nuôi từ trang trại khoảng 600 tấn và liên kết thu mua từ các hộ nuôi trong khu vực khoảng 900 tấn. Thị trường chủ yếu vẫn là nội địa chiếm khoảng 80% do có giá bán cao hơn so bán cho nhà máy chế biến xuất khẩu”, anh Dũng cho biết.

Phụ thuộc vào người nuôi

Vài năm gần đây, do tình hình nuôi tôm phát triển mạnh, nguồn cá chẽm tự nhiên từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giảm, nhờ đó, thị trường cá chẽm tốt hơn. Chất lượng cá chẽm nuôi cũng ngày một nâng lên và được nhiều người tiêu dùng trong nước chấp nhận. Cũng có những thời điểm nghề nuôi cá chẽm gặp khó khăn do dịch bệnh, nhưng khó nhất vẫn là giá và thị trường tiêu thụ, mà nguyên nhân chủ yếu theo anh Dũng là do cung vượt cầu. Vì vậy, để theo đuổi được với nghề nuôi cá chẽm đòi hỏi người nuôi cần phải có sức chịu đựng nhất định để vượt qua những thời điểm này.

Mật độ nuôi cá chẽm thường 2 – 5 con/m2, cao nhất khoảng 8 – 10 con/m2; thời gian nuôi khoảng 8 – 9 tháng cá đạt trong lượng 1 – 1,5 kg/con. Năm 2018, giá cá chẽm tương đối ổn định và ở mức cao, bình quân 70.000 – 80.000 đồng/kg, người nuôi lời gần 20.000 đồng/kg, trong khi các nhà máy chế biến chỉ thu mua với 60.000 – 65.000 đồng/kg. Cá chẽm tuy có thị trường và giá bán tốt, nhưng phải có sự cân đối, nếu không lại rơi vào cảnh cung vượt cầu, làm mất giá, khó tiêu thụ, bởi giá cá chẽm còn cao nên đối tượng tiêu dùng là có giới hạn. Anh Dũng cho biết: “Muốn giảm giá thành sản xuất, trước hết phải cải thiện được chất lượng và giá thành con giống; quản lý tốt về thức ăn; kỹ năng vận chuyển, phân phối và sau cùng là phải biết khai thác thế mạnh, xu hướng thị trường theo từng mùa vụ trong năm. Để con cá chẽm “bơi” ra thị trường thế giới được, giá thành nuôi phải về mức 50.000 đồng/kg trở lại”.

Đối với thị trường xuất khẩu, hiện con cá chẽm có thể thay thế một số sản phẩm cá thịt trắng khác, nhưng do giá thành cao nên việc cạnh tranh còn khó. Do đó, việc tiến tới xuất khẩu cá chẽm như một số đối tượng thủy sản khác vẫn còn là một chặng đường dài với nhiều chuyện phải làm, như: sản xuất con giống, quản lý thức ăn, các cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà khoa học… cùng tham gia vào chuỗi giá trị con cá chẽm.

Trong quá trình cung ứng cá chẽm cho chợ đầu mối Bình Điền, anh Dũng luôn quan sát, đánh giá thị trường cũng như sự phát triển của nghề nuôi tại địa phương để có sự điều chỉnh kịp thời, nhằm nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro.

Halfmoon Việt Nam: Betta Rồng Đỏ, Betta Red Dragon

Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

Betta rồng đỏ HMPK

Betta rồng đỏ HM

Bài viết cùng thể loại:

Betta Dragon (Cá mang vảy rồng) ngày nay đã rất phát triển về hình dạng và màu sắc, một số màu sắc của dòng Betta Dragon này mà chúng ta hay gặp : + Rồng đỏ (Red Dragon) Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim[…]Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

Thú Nuôi Cá Rồng – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Loài cá “Đế vương”

Hai năm trở lại đây, thú nuôi cá Rồng trở nên thịnh hành trong giới cá cảnh ở TP. Nha Trang và các địa phương khác trong tỉnh. Chỉ riêng ở TP. Nha Trang, Hội cá Rồng đã có hơn 150 thành viên. Có người nuôi cá Rồng để thư giãn, có người nuôi theo phong thủy, giúp gia chủ may mắn, phát tài.

Anh Nguyễn Trọng Châu, Hội trưởng Hội cá Rồng Nha Trang cho biết, cá Rồng là loài mạnh mẽ, dễ nuôi, nhưng phải được chăm sóc kỹ, điều kiện sống tốt thì cá mới có màu đẹp, giá trị. Cá Rồng luôn được xem là vua của các loài cá. Chúng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, dứt khoát và may mắn. Cá Rồng được ca tụng và tôn vinh trong thế giới cá cảnh nhờ có nhiều đặc điểm giống với loài rồng trong truyền thuyết: vảy lớn, râu dài và vểnh, màu sắc đa dạng (đỏ, vàng kim, trắng…). Ngoài ra, dáng bơi khoan thai, điềm đạm của chúng là biểu hiện cho phong thái uy nghi của bậc quân tử, đế vương.

Ngoài con Kim Long Quá Bối (con lớn nhất), anh Bùi Trần Bằng còn nuôi thêm nhiều loại cá phụ kiện

Cá Rồng được nuôi ở Việt Nam có 4 loại cơ bản: Ngân Long, Thanh Long, Huyết Long và Kim Long. Trong đó, dòng có giá trị lớn nhất là Huyết Long (vảy có màu đỏ, ánh kim) và Kim Long (vảy màu vàng, có ánh kim). Một con Huyết Long nếu có màu đẹp, giá trị có thể lên đến 200 triệu đồng. “Tôi nuôi một con Huyết Long, trị giá nếu tính ra tiền có thể gần 25 triệu đồng. Tuy chỉ nuôi một con nhưng tốn rất nhiều công sức chăm sóc để cá phát triển theo ý mình” – anh Châu chia sẻ.

Căn phòng nhỏ chưa tới 20 m2 của anh Hồ Quang Huy (đường Hồng Bàng, TP. Nha Trang) được vây kín bởi 5 bể cá lớn nhỏ. Anh Huy là một trong những người có nhiều kinh nghiệm nuôi cá Rồng ở Nha Trang. Sở hữu 2 con Huyết Long hơn 1 năm tuổi, anh phải chăm chút cho chúng từ ánh sáng đến nhiệt độ, thức ăn từng ngày. Một con cá Rồng được đánh giá đẹp phải có đầu góc cạnh, mắt không xệ, bụng không to, vây trước dài, bản đuôi to, râu chỉ thiên và quan trọng nhất là màu vảy phải đậm. Hiện nay, hầu hết các loại cá Rồng được nuôi ở Nha Trang đều nhập từ nước ngoài, chủ yếu từ Indonesia, Singapore và Malaysia. Riêng loại Ngân Long (màu trắng) có thể gây giống và nuôi ở Việt Nam nên giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 200.000 đồng là có thể sở hữu được một con Ngân Long.

Đẹp và đắt

Nuôi cá Rồng không dễ, để có được một con cá Rồng đẹp càng khó hơn. Mỗi con cá Rồng được nhập từ nước ngoài về đều được gắn một con chíp điện tử và giấy chứng nhận (như giấy khai sinh). Nhờ đó, người nuôi có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của cá.

Cá Rồng được ưa thích nhất hiện nay là loại Huyết Long và Kim Long, có giá không dưới 15 triệu đồng. Để bể cá Rồng đẹp, người nuôi thường phải nuôi kèm theo “cá phụ kiện”. Anh Bùi Trần Bằng, hội viên Hội cá Rồng Nha Trang cho biết, một bể cá Rồng đẹp phải có “bộ ba Tam Tài”, gồm: cá Rồng, cá Hổ và cá Sam. Cá Rồng ở tầng nước cao và luôn giành vị trí độc tôn, cá Sam ở tầng nước đáy còn cá Hổ ở tầng giữa. Dân chơi cá gọi bộ ba này là “Long Hổ Sam” và chi phí để có được bộ ba này không dưới 100 triệu đồng.

Thú chơi cá Rồng khá vất vả, tốn kém nhưng người nuôi được đền đáp xứng đáng với công sức của mình khi hàng ngày được ngắm chú cá xinh đẹp, óng ánh lượn lờ trong bể nuôi. Và cá Rồng – loài cá tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng sẽ vẫn lôi cuốn nhiều người say mê vẻ đẹp huyền ảo của chúng, cho dù chi phí khá đắt.