Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vụ Cá Rồng Đỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Việt Nam Ở Thế “Tiến Thoái Lưỡng Nan” Sau Vụ “Cá Rồng Đỏ”?

BBC dẫn ý kiến một số chuyên gia về Biển Đông cho rằng việc xuống thang “trước áp lực của Trung Quốc” trong dự án Cá Rồng Đỏ khiến Việt Nam ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và việc ký Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC) là “sai lầm lớn”.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia nhận định:

” Quyết định dừng thăm dò dầu khí ở vùng nước xung quanh Bãi Tư chính (Vanguard Bank) của Việt Nam là một minh chứng cho thấy các quốc gia ở vùng Biển Đông phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các vùng biển nằm kề “đường 9 đoạn” vô ích như thế nào. Trung Quốc có thể mang các tàu đánh cá với quân đội vũ trang, tàu tuần tra bờ biển và tàu chiến hải quân để áp đảo bất cứ lực lượng hải quân nào Việt Nam có thể tập hợp được. Việc Việt Nam ‘xuống nước’ có nguy cơ vấp phải sự phản đối từ công chúng rằng Đảng Cộng sản không bảo vệ nổi chủ quyền và lãnh thổ đất nước”.

BBC từng cho rằng chuyến thăm gần đây của tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinon đến Đà Nẵng là một cách để Việt Nam ngăn Trung Quốc gây áp lực đối với các dự án thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ. Phương án này thất bại, Trung Quốc không sợ hải quân Mỹ. Giáo sư Carl Thayer phân tích:

” Không có lý do gì rõ rang cho thấy tại sao Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để chống lại khẳng định chủ quyền từ Trung Quốc. Trong khi mối quan hệ quốc phòng gần đây đã được cải thiện trên thực tế, hai nước vẫn chưa phải là đối tác chiến lược. Mỹ duy trì sự hiện diện hải quân ở Biển Đông để ngăn chặn hải quân Trung Quốc thực hiện việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng.

” Diễn biến mới nhất này cho thấy cảnh báo về việc Trung Quốc tiếp tục dùng ‘đường lưỡi bò’ làm cơ sở pháp lý để đe dọa và uy hiếp các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam, buộc Việt Nam phải ngừng 2 dự án dầu khí quan trọng của mình, là hoàn toàn chính xác”.

“Cảnh báo” mà tiến sĩ Anh Sơn nêu ra bắt nguồn từ bài “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Một sai lầm to lớn” của Tướng Daniel Schaeffer – quan chức Bộ Quốc phòng Pháp đã nghỉ hưu, chuyên gia hàng đầu về tranh chấp trên Biển Đông.

Trong bài viết này, Tướng Daniel Schaeffer cảnh báo các nước ASEAN về mưu đồ của Trung Quốc trong quá trình đàm phán COC và những nguy hiểm mà các nước ASEAN có thể phải đối mặt khi COC được thông qua và ký kết, không loại bỏ được “đường lưỡi bò” phi pháp do Trung Quốc tự ý vạch ra, ôm trọn hầu hết Biển Đông.

Theo phân tích của ông Schaeffer, có 2 dẫn chứng được đưa ra:

Thứ nhất, Trung Quốc đã đe dọa chiến tranh với Philippines nếu nước này tiếp tục thăm dò và khai thác dầu ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), một bãi ngầm tọa lạc ở phía Bắc quần đảo Trường Sa và phía Tây đảo Palawan của Philippines. Đây là hành động sai trái bởi thực thể chìm dưới nước này đã được Tòa Trọng tài thương trực công nhận là nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, do đó nó thuộc quyền chủ quyền, không phải là chủ quyền, của nước này.

Hơn nữa, Trung Quốc không được quyền yêu sách chủ quyền đối với thực thể đó bởi Tòa Trọng tài Thường trực đã viện dẫn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS): không ai có thể yêu sách chủ quyền đối với một bãi ngầm, trừ khi nó nằm ở lãnh hải của nước đó.

Thứ hai, mới đây, Trung Quốc ép buộc Việt Nam và Công ty Respol của Tây Ban Nha ngừng thăm dò dầu khí ở lô 136-03, nơi xa nhất về phía Đông Nam của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc khu vực Bãi Tư Chính ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, vì khu vực này nằm bên trong ‘đường 9 đoạn’.

Theo Tướng Schaeffer, hai dẫn chứng nêu trên cho thấy rất rõ, một khi COC có tính ràng buộc pháp lý được thông qua, “Đường 9 đoạn” không biến mất, “các quốc gia Đông Nam Á ở ven Biển Đông sẽ phải tiếp tục chịu đựng những cáo buộc của Trung Quốc bởi những hoạt động (hợp pháp) của họ mà Trung Quốc cho là sai trái”. Trung Quốc sẽ dùng những quy tắc mà các nước ASEAN đặt ra để chống lại họ, thay vì những quy tắc này sẽ bảo vệ họ như mong đợi.

Theo ông Anh Sơn, mỏ Cá Rồng Đỏ hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Cuối năm 2017, báo chí Việt Nam đã liên tiếp trích dẫn các giới chức lãnh đạo dầu khí Việt Nam ca ngợi tiềm năng của mỏ khí Cá Rồng Đỏ, có thể sản xuất 25000 – 30000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày. Ông Anh Sơn nói:

“Trung Quốc cho rằng mỏ này nằm gần ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tự động vạch ra và mỏ Cá Rồng Đỏ đã ăn vào vùng mỏ thuộc quyền của Trung Quốc”. Sai lầm đến từ COC?

Bài viết của Tướng Schaeffer ra đời trong bối cảnh các nước ASEAN bàn thảo để xây dựng dự thảo văn kiện khung cho COC giữa ASEAN với Trung Quốc vào tháng 8/2017.

Ông Anh Sơn cho biết một trong những vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN muốn đạt thỏa thuận với Trung Quốc trong các đàm phán về COC là bộ quy tắc phải có tính ràng buộc pháp lý để thay thế cho bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 4/11/2002 – vốn không có giá trị ràng buộc pháp lý, nên luôn bị Trung Quốc phớt lờ và bất tuân kể từ khi DOC ra đời. Ông nói: ” Trong khi các nước ASEAN mong muốn COC phải có tính ràng buộc pháp lý thì Trung Quốc lại muốn COC chỉ có tính ràng buộc (binding). Sau cùng, các bên đàm phán đã quyết định không đưa vấn đề ràng buộc pháp lý vào trong văn kiện khung “.

Ông Schaeffer cũng cảnh báo: ” Trung Quốc một mặt đang trì hoãn đàm phán COC, mặt khác lại tạo ra một ảo giác về những tranh cãi xung quanh tính ràng buộc pháp lý hay tính ràng buộc của một COC đang manh nha trong bối cảnh ASEAN đang bị Trung Quốc phân tán.

Trong khi đó, các nước ASEAN lại chưa thực sự thấu hiểu sự nguy hiểm của việc không vô hiệu hóa ‘đường lưỡi bò’, lại vội vàng thông qua một COC có tính ràng buộc pháp lý, thì đó là một sai lầm to lớn, sẽ trao cho Trung Quốc một thứ vũ khí có thể chống lại các nước ASEAN trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai “.

“Sẵn sàng chiến đấu”

Trên thực tế, sau sự kiện rút khỏi Cá Rồng Đỏ, hiện chỉ thấy phía Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu”.

Ngày 26/3, Trung Quốc tuyên bố đã cho máy bay chiến đấu tới diễn tập trên vùng trời Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Ngày 25/3, không quân Quân giải phóng Trung Quốc nói cuộc diễn tập là hành động tốt nhất để chuẩn bị “sẵn sàng cho chiến tranh”.

Bắc Kinh nói các máy bay ném bom H-6K và các chiến đấu cơ Su-30 cùng Su-35 và các loại giữa hai hòn đảo miền Nam của Nhật Bản.

Nội dung thông cáo không nói rõ việc tập trận diễn ra khi nào, cũng như ở nơi nào cụ thể trên Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Trong blog của không quân Trung Quốc viết: Việc cho các chiến đấu cơ Su-35 bay trên Biển Đông nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng không quân trên biển.

Nguồn: TKNB – 28/03/2018

Cá Rồng Đỏ Là Cá Gì?

Thùy An

Cá rồng đỏ là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Cá rồng đỏ không những đẹp mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy cá rồng đỏ là cá gì?

Cá rồng đỏ là cá gì?

Cá rồng đỏ là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Cá rồng đỏ không những đẹp mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy cá rồng đỏ là cá gì?

Cá rồng đỏ là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.

Cá rồng đỏ là cá gì?

Cá rồng là các loài cá nước ngọt sơ khai và không tiến hóa gì nhiều kể từ thời khủng long còn tồn tại trên trái đất! Họ cá rồng Osteoglossidae bao gồm hai chi là Osteoglossum (cá rồng Nam Mỹ) và Scleropages (cá rồng châu Á và châu Úc). Cá rồng có vảy to, thân dẹp và dài, đầu có hình con dao bầu với một cặp râu ở chóp hàm dưới luôn chĩa ra phía trước được cho là có chức năng cảm nhận những biến động trên mặt nước.

Cá rồng thích hợp với môi trường ấm áp, khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ từ 23 đến 30 độ C, độ pH 6-7 (6.5 là thích hợp nhất). Cấu trúc miệng của chúng cho thấy chúng là loài săn mồi tầng mặt. Cá rồng là loài cá săn mồi mạnh mẽ và rất hoạt động, chúng có khả năng phóng lên khỏi mặt nước để đớp mồi.

Cá rồng là loài ấp miệng tức là cá đực hay cái sẽ ngậm và ấp trứng đã thụ tinh vào miệng để ấp cho đến khi trứng nở thành cá con. Cá con vẫn có thể quay lại trốn trong miệng cá bố mẹ khi gặp nguy hiểm. Ở cá rồng châu Á và Nam Mỹ, cá đực làm nhiệm vụ ấp trứng, trong khi ở cá rồng châu Úc, cá cái làm nhiệm vụ này. Quá trình ấp diễn ra từ 4 đến 8 tuần tuỳ loài.

Thứ nhất: các loài cá khổng tượng châu Phi ( Heterotis niloticus) và khổng tượng Nam Mỹ (Arapaima gigas) nay được xếp vào một họ riêng – họ cá khổng tượng (Arapaimidae). Vì vậy, khi đề cập đến họ cá rồng (Osteoglossidae), chúng ta sẽ không liệt kê các loài cá khổng tượng như vẫn thường làm trước đây. Để phân biệt, chỉ cần nhớ là họ Arapaimidae không có râu như cá rồng.

Thứ hai: kết quả nghiên cứu khoa học vào năm 2003 của nhà khoa học Pháp Pouyaud và đồng sự trên các loại cá rồng ở Indonesia đã phân lập một số loài mới so với loài duy nhất vẫn được biết đến nay là Scleropages formosus. Chúng gồm huyết long, kim long hồng vĩ và thanh long Borneo.

Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia thành những loài riêng biệt gồm huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus). Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”.

Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.

Huyết long (Scleropages legendrei)

Huyết long (super red) là loài cá rồng phân bố ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Hồ Sentarum là một tập hợp gồm vô số những hồ nhỏ ăn thông với nhau bằng hệ thống kinh rạch chằng chịt và đổ ra sông Kapuas.

Vùng này phủ đầy bùn đất phát sinh từ lá cây và gỗ mục tạo ra môi trường sống hoang dã cho loài cá sơ khai này, dòng nước đen và nguồn thức ăn đa dạng có tác động tích cực lên màu sắc và hình dạng của chúng. Sự đa dạng về môi trường sinh thái này có thể là nguyên nhân tạo ra vô số những đặc điểm phân hoá ở loài huyết long. Chẳng hạn một số cá thể có thân rộng, một số khác có đầu hình muỗng (spoon head), một số có màu rất đỏ hay một số lại có màu nền rất sậm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2005 trên 41 cá thể huyết long hoang dã cho thấy độ khác biệt về gen giữa các cá thể là khá lớn, điều này chứng tỏ sự tồn tại của những dòng cá huyết long khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đề cập gì đến đặc điểm bề ngoài của chúng. Việc nghiên cứu xa hơn trong tương lai có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng cá huyết long đang bị suy giảm nghiêm trọng do những biến đổi về môi trường mà chủ yếu là việc khai thác rừng.

Thực tế, những nhà kinh doanh cá rồng trước đây đã chia huyết long thành hai loại dựa trên màu sắc của chúng, đó là “chili red” phân bố ở vùng phía Nam và “blood red” phân bố ở vùng phía Bắc hồ Sentarum. Loại “chili red” có màu đỏ tươi, thân rộng và dày, trong khi “blood red” có màu đỏ sậm, thân dài và mảnh. “Chili red” dày đều từ đầu cho đến đuôi trong khi “blood red” lại thuôn về phía đuôi. Loại “chili red” có nền xanh “green-based”, đầu hình muỗng (spoon head) và đuôi hình thoi trong khi loại “blood red” có màu đỏ sậm, nền đen nâu “dark-based”, đầu hình viên đạn (bullet head) và đuôi hình quạt.

Loại “chili red” có mắt màu đỏ và to trong khi loại “blood red” có mắt nhạt màu và nhỏ hơn. Mắt “chili red” lớn đến nỗi có khi viền ngoài của nó “chạm” đến đầu và hàm dưới. Đuôi của “blood red” hình quạt trông đẹp hơn đuôi hình thoi của “chili red”. Đặc điểm này phát triển khi cá còn non giúp chúng ta có thể phân biệt được 2 loại cá một cách dễ dàng.

Dù có khác biệt, cả hai đều chuyển sang màu đỏ thực thụ khi đến tuổi trưởng thành. “Chili red” lên màu chậm hơn 1-2 năm so với “blood red” nhưng màu tuyệt đẹp với loại vảy bản mỏng “thin frame”. Quá trình lên màu của cả hai tương tự như nhau.

Màu cam thường là màu trung gian trước khi cá chuyển sang màu đỏ. Cá biệt có con đến 8 tuổi mà vẫn nhợt nhạt nhưng bỗng lên màu đỏ rực chỉ trong một thời gian ngắn làm người nuôi ngỡ ngàng. Việc đánh giá về huyết long đôi khi gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để phát hiện ra tiềm năng thực sự của một con huyết long non.

Cá huyết long chất lượng cao thường có màu vây đỏ sậm và đều ngay từ khi còn nhỏ. Chúng còn có màu sắc nổi bật và lưng thật sậm màu. Những con cá đẹp cũng có nhiều màu ánh kim trên thân. Đặc điểm này hiện rõ khi quan sát cá dưới ánh sáng tự nhiên. Khi cá đạt 25-30 cm, nắp mang và viền vảy phải có màu tím hay đỏ nâu, còn nếu chỉ hanh vàng là không đạt.

Huyết long loại hai như “Banjar red” cũng thường được bán lẫn lộn như huyết long chính hiệu nhưng có thể nhận biết vì vảy và vây của chúng luôn nhạt màu hơn.

Những loại huyết long thương mại khác như “golden red” và “orange red” cũng là cá lai và không bao giờ đạt đến màu đỏ thực sự. Tuy nhiên, nếu cá kém chất lượng được cho ăn chất lên màu thì rất khó phân biệt vì chúng cũng đỏ rực như huyết long. Người nuôi cá không nên ham rẻ, tốt nhất là mua cá từ nguồn cung cấp uy tín, cá có gắn chip và cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.

Ám ảnh mang tên ‘ngày đèn đỏ’ thì chỉ có con gái mới hiểu được. Trong ngày đèn đỏ tâm sinh lý của con gái thay đổi thất thường kéo theo những cơn đau nhức toàn thân mà các đấng mày râu sẽ không bao giờ hiểu được.

Hồ Cá Rồng Ốp Gỗ Đỏ

 Hổ cá rông ốp gỗ đỏ có thể nói là đỉnh cao của bể cá cảnh trong nhà cả về mặt thẩm mỹ lẫn chất lượng của hệ thống lọc. Nói về mẫu mã, bể cá rồng cũng có nhiều mẫu mã nhất so với các loại bể cá cảnh thông thường.

Bể cá Rồng hút mặt hút đáy, chân và nắp bằng gỗ khung bằng gỗ đảm bảo có thể sử dụng nhiều năm không có hiện tượng mối mọt hay cong võng. 

Bể cá Rồng gỗ ốp đỏ với thiết kế hiện đại phù hợp với nhà chung cư, nhà biệt thự, màu gỗ đỏ khá đặc biệt và lên vân cũng rất đẹp rất nhiều khách hàng thích.

2. THÔNG TIN HỒ CÁ RỒNG ỐP GỖ ĐỎ

– Toàn bộ hồ cá được trang bị công nghệ mới, và được ốp gỗ đỏ cao cấp.

– Kích thước 1m68x68x68 ( D*R*C)

– Kính Full 10 li

– Có thể trang bị tranh 3d theo yêu cầu của khách hàng

– Bên cạnh đó mua hồ cá còn phải trang bị thêm phụ kiện, giúp cho hồ cá trở nên vô cùng sắc sảo.

3. CÁCH CHỌN VỊ TRÍ ĐỂ ĐẶT BỂ CÁ

– Không đặt bể cá cảnh trong phòng ngủ vì dễ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh hoặc giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cá luôn vận hành sẽ gây ồn ào đến gia chủ

– Không nên đặt bể cá cảnh bên dưới các tượng thần đặc biệt là tượng thần tài hay ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Theo quan niệm phong thủy, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thủy” sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.

– Không đặt bể cá dưới bàn thờ vì khói hương, bụi rơi xuống sẽ gây chết cá. Việc cá chết thường xuyên cũng là một điều không hay.       

HỆ THỐNG CÁ CẢNH, THỦY SINH HOÀNG LAM

Channel: Cá Rồng – Trại Cá Rồng Hoàng Lam

Website: www.caronghoanglam.com

Email: lamviptv92@gmail.com

Bắc Kinh “Ép” Cá Rồng Đỏ Phải Dừng Lại

Tàu khoan thăm dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam hôm 30/7/17 hoạt động ở mỏ Cá Rồng Đỏ nam Côn Sơn. Một dàn khoan dầu của Petro vietnam.(DR)

Việt Nam dừng thêm một dự án dầu khí vì sức ép từ Bắc Kinh

Hãng tin Anh Reuters ngày 22/03/2018 trích dẫn thông tin từ BBC cho biết tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PetroVietnam đã yêu cầu tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol đình chỉ dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Vũng Tàu, sau khi bị Trung Quốc gây sức ép.

Còn theo một nguồn tin xin ẩn danh từ giới công nghiệp năng lượng với Reuters lẽ ra giàn khoan Ensco 8504 đã phải rời cảng Singapore ngày 21/03 để đi đến địa điểm khoan ngoài khơi Việt Nam, và bắt đầu việc khoan hút dầu.

Đây là lần thứ hai trong vòng vỏn vẹn 8 tháng, Hà Nội đã bị Bắc Kinh đe dọa và phải đình chỉ các dự án khai thác quan trọng trong vùng biển gần Việt Nam nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Lần mới đây là vào giữa năm ngoái 2017, Việt Nam đã phải đề nghị tàu thăm dò của hãng Repsol rời khỏi khu vực 136/03 ngoài khơi miền Nam Trung Bộ Việt Nam và đình chỉ việc thăm dò, sau khi bị Trung Quốc đe dọa là sẽ đánh vào các cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa nếu Hà Nội không cho ngừng các hoạt động thăm dò.

Mỏ Cá Rồng Đỏ, là một phần của lô (Block) 07/03 tại khu vực Bể Nam Côn Sơn, cách thành phố biển Vũng Tàu, phía đông nam của Việt Nam khoảng 440 km (273 dặm). Đây là khu vực nằm gần đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông, và bị Bắc Kinh cho là ăn vào vùng mỏ thuộc quyền của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở Biển Đông

Vào cuối năm 2017, báo chí Việt Nam đã liên tiếp trích dẫn các giới chức lãnh đạo dầu khí Việt Nam ca ngợi tiềm năng của mỏ khí Cá Rồng Đỏ, có thể sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày.

Theo báo cáo kinh doanh năm 2017 của Repsol, tập đoàn này đã chi khoảng 33 triệu euro (41 triệu đô la) để thăm dò ở Việt Nam trong năm, và mỏ Cá Rồng Đỏ được coi là một trong những dự án giúp Repsol tăng trưởng trong tương lai.

Trong một động thái thị uy, báo chính thức của Quân Đội Trung Quốc ngày 23/03/2018 cho biết là Hải Quân nước này sẽ tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông, trong khuôn khổ các ” hoạt động tập trận thường niên “.

Trong một tin ngắn trên tài khoản WeChat, tờ Giải Phóng Quân Báo xác nhận là các cuộc tập trận sắp mở ra, nhưng không cho biết là ở đâu, bao giờ và lực lượng nào sẽ tham gia.

Hải Quân và Không Quân Trung Quốc thường xuyên tập trận ở Biển Đông, nơi mà họ đã bồi đắp nhiều hòn đảo nhân tạo và xây dựng trên đó các cơ sở quân sự.

Bắc Kinh thường bác bỏ những lời chỉ trích các hoạt động của họ ở Biển Đông, tuyên bố rằng đó là lãnh thổ của Trung Quốc nên họ muốn làm gì thì làm.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm 22/03 đã tuyên bố bác bỏ lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông mà Trung Quốc lại đơn phương ban hành, cho rằng quyết định đó vi phạm luật pháp quốc tế./(theo Trọng Nghĩa 23-03-2018)