Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vi Sinh Cho Hồ Thủy Sinh Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Tạo Vi Sinh Cho Hồ Thủy Sinh Là Gì? Vì Sao Cần Phải Tạo Vi Sinh

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là công việc vô cùng quan trọng khi thiết lập một bể cá với bất kỳ dung tích nào nhằm đảm bảo môi trường sống ổn định trước khi thả cá mới vào. Thế nhưng làm như thế nào cho đúng cách lại là cả một quá trình bao gồm các công đoạn xử lý kỹ thuật khác nhau mới có thể mang lại kết quả như ý muốn. Và vấn đề của người chơi là không biết đã làm đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả hay không?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh quan trọng như thế nào?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách vô cùng quan trọng giúp cho người chơi cá cảnh hạn chế được việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng. Vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với môi trường tự nhiên mà chú cá cảnh đã từng sống, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit.

Đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tuy nhiên bạn không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ trong vài tuần.

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng chuẩn nhất

Để bắt đầu tạo vi sinh cho hồ thủy sinh, việc đầu tiên là phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới, không có NH3 chu kỳ khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết, sau khi sét đồ bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia nhanh nhất bằng cách nhỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng đi vệ sinh nhiều hay dễ chết.

Đừng lo lắng là nước hồ cá cảnh của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Sau khi có NH3 bạn có thể bổ sung vi sinhvà dùng bộ dụng cụ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá tình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình nếu bạn là một người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này đến khi nào chúng về mức 0 tức là mức đẹp nhất thì quá trình cycle cũng kết thúc.

Tuy nhiên cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi sinh vật cảnh vào. Kết thúc quá trình cycle, hồ cá cảnh của bạn sẽ hình thành được màng vi sinh và bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự rất sạch.

Vấn đề cần lưu ý trước khi tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Có hai chủng vi sinh chính trong chu trình chuyển hóa nitơ bạn cần chú ý đó là Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Trong đó quá trình tuần hoàn là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Có thể thấy việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồ Cá Nghệ Thuật hy vọng rằng với những hướng dẫn trên có thể giúp bạn hiểu đúng về những chủng loại vi sinh trong chu trình chuyển hóa nitơ và tiến hành các bước khởi tạo vi sinh đúng nhất!

Hồ Cá Nghệ Thuật Hồng Vương Văn Phòng Thiết Kế:485 Cộng Hòa, P.15, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Trụ Sở – Kho Hàng: 58 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0901.251.256 – 090.7735.456 Email: hotro@hocanghethuat.com

Hồ Cá Thủy Sinh Là Gì?

Hồ cá thủy sinh là một trong những loại bình bể cảnh trong gia đình hoặc công ty được nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Bởi đây chính là một hệ sinh thái thu nhỏ dưới nước hết sức độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, vì đây là loại hình bể cảnh khá mới lạ nên vẫn có không ít người chưa biết: Bể thủy sinh là gì ? Vẻ đẹp của bể thủy sinh như thế nào. Chính vì vậy, sau đây Thủy Sinh Vlog sẽ giới thiệu với bạn những thông tin thú vị về bể thủy sinh như sau:

Hồ cá thủy sinh cần được quan tâm với 5 lý do sau

1) Bể cá thủy sinh đẹp tạo nên một cảnh quan thiên nhiên “ở đâu đó” khiến óc tưởng tượng của bạn phong phú hơn.

2) Ngắm nhìn cá cảnh thủy sinh bơi lội sẽ giảm căng thẳng đáng kể sau những giờ làm việc mệt mỏi.

3) Bể cá thủy sinh cần giải quyết tận dụng được một góc “thừa” nào đó trong trang trí nội thất cho không gian thêm sinh động và quyến rũ.

4) Quan niệm về nước và bể thủy sinh luôn mang đến sự may mắn và thịnh vượng trong phong thủy nội thất cũng như phong thủy ngoại thất.

5) Là “bình phong” che chắn một góc nào đó chưa phù hợp trong nội thất phong thủy.

Đâu là yếu tố chú ý khi tiến hành thiết kế

Tìm hiểu về bể cá thủy sinh là tìm hiểu về một hệ sinh thái vô cùng phong phú dưới nước. Bởi vậy đối với những người lần đầu tiếp cận với nghệ thuật chơi thủy sinh, có 3 vấn đề gây trở ngại lớn là:

Bể cá thủy sinh rất phong phú và đa dạng

Hồ cá cảnh và Cây Thủy sinh có số lượng vô cùng phong phú và đa dạng. Người chơi thường phải đặt câu hỏi: “Nên dùng loại cây gì? Thời điểm nào dùng là phù hợp? Nếu không dùng cây này, ta nên dùng cây nào?”. Ngoài những loại cây phổ biến như: Trân châu, Ngưu mao chiên, Vảy ốc, Đại hồng liễu, Dương sỉ,… còn có hơn 100 cây thủy sinh các loại.Bên cạnh kiến thức về cây, người chơi cần có kiến thức về đất, phân bón cho cây. Nhiều loại đất nền công nghiệp, đất nền tự làm với nhiều công thức đa dạng phù hợp cho từng loại cây.

Bố cục trang trí bể cá thủy sinh

Để có một bố cục bể cá thủy sinh đẹp, người chơi cần phải biết các nguyên tắc bố cục trong kiến trúc, thiết kế như: Bố cục đối xứng, bố cục hình xiên, bố cục điểm nhấn,… Hiện nay có xu hướng bố cục theo phong cách Nhật Bản và Hà Lan, theo phong cách Nhật Bản thường phối hợp với các loại đá còn theo phong cách Hà Lan chủ yếu sử dụng cây.

Cần được chăm sóc theo định kỳ

Bể cá thủy sinh có điểm đặc biệt: “Càng lâu càng đẹp”. Thường khi chơi hồ thủy sinh chưa đẹp ngay và để có một bể cá thủy sinh đẹp, cần mất ít nhất 6 tháng chăm sóc. Trong suốt thời gian chăm sóc, nhiều lúc cây bị chết, lượng dinh dưỡng, cường độ ánh sáng chưa hợp lý sẽ làm hỏng mất bể thủy sinh. Những điều đó thực sự thử thách tính kiên nhẫn của người chơi.

Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản

– Làm vệ sinh thành và đáy bể sau khi mua về.

– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2 – 3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.

Liên hệ làm bể thủy sinh

Khách hàng có nhu cầu làm bể cá thủy sinh vui lòng xem các video trên website chúng tôi để tìm cho mình một cửa hàng uy tín.

Hướng Dẫn Cách Tạo Lọc Vi Sinh Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam

Lọc vi sinh cho bể cá là một trong những loại lọc quen thuộc và hữu ích mà bất cứ ai đam mê chơi thủy sinh, đặc biệt là cá cảnh đều biết. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được những lợi ích tuyệt vời mà lọc vi sinh mang lại. Thông qua bài viết này, Thuysinhvn sẽ giới thiệu chi tiết về lợi ích cũng như cách chế tạo lọc vi sinh cho hồ thủy sinh tại nhà cực kỳ đơn giản và hiệu quả.

Lợi ích của lọc vi sinh cho bể thủy sinh

Vi sinh là là tất cả các loại vi sinh vật có lợi cho cá và các loài thủy sinh khác. Một điều thần kỳ là thức ăn của các vi sinh này lại chính là phân cá. Chính vì thế chỉ cần trong bể cá của bạn có đủ lượng vi sinh thì sẽ phân hủy được phân cá và thức ăn dư thừa mà không cần dùng cá hệ thống lọc khác.

Lọc vi sinh là nơi cư trú của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước: Bụi bẩn, phân cá, thức ăn thừa, làm cho nước trong hồ luôn được trong sạch. Đồng thời, các lợi khuẩn sống trong bộ lọc vi sinh còn giúp cho môi trường nước được trong lành, tạo điều kiện cho sinh vật tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Những lợi ích mà lọc vi sinh mang lại là:

Lọc vi sinh đặc biệt phù hợp cho những bể nhỏ dùng nuôi các loại cá bé như: Cá 7 màu, tép kiểu, … vì thiết bị không sử dụng nhiều động cơ, vì thế sẽ không tạo thành các dòng chảy mạnh không tốt cho các sinh vật sống trong bể.

Cấu tạo đơn giản, dễ dàng setup.

Vệ sinh nhanh chóng và dễ thay mới trong quá trình dùng.

Giá cả phù hợp.

Tác dụng hiệu quả trong việc giữ môi trường nước sạch đẹp, giúp cá sinh trưởng thuận lợi và khỏe mạnh.

Các loại lọc vi sinh cơ bản

Lọc sủi

Lọc vi sinh có tác dụng hút các bụi bẩn trong nước làm cho bể trong sạch và là nơi cư ngụ của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất dơ cũng như các chất hữu cơ trong bể, để nước có chất lượng tốt cho cá sinh sản và phát triển.

Nguyên lý hoạt động:

Lọc sủi vi sinh hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift): Từ máy sục bên ngoài, khí sẽ được đưa vào để tạo áp suất hút các chất bẩn. Oxy từ đó sẽ bị đẩy lên mặt nước, kéo theo nước và các chất cặn chảy qua phần đầu lọc hoặc 1 bộ phận của hệ thống lọc: sứ lọc hay nham thạch công nghiệp,… Chất dơ và bụi bẩn sẽ bị vướng lại ở phần lọc, chỉ để thoát khí và dòng nước sạch sẽ chảy ngược ra lại.

Phần đầu lọc hoặc vật liệu lọc ở đây sẽ là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các chất thừa thải và bụi bẩn.

Cần lưu ý, lọc mút phải sử dụng đi kèm cùng với máy sục khí và có chất liệu phù hợp cho việc nuôi các sinh vật thủy sinh trong hồ.

Lọc vi sinh dạng tràn trên

Lọc vi sinh tràn trên có tác dụng lọc vi sinh rất tốt với ba ngăn lọc: Lọc thô , lọc vi sinh , lọc hóa học.

Nguyên lý hoạt động:

Lọc thô: Ở ngăn lọc này có chứa các loại vật liệu lọc thô như : Bông lọc, túi lọc…. để giữ lại các chất thải thô, có tác dụng lọc thô các chất rắn cặn bẩn trong nước như thức ăn thừa, rác.

Lọc vi sinh: Sau khi đã đi qua lọc thô, nước sẽ chảy qua ngăn lọc tiếp theo là ngăn lọc vi sinh, nơi có chứa các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất thải trong hồ mà ngăn lọc thô không lọc hết được như là chất nhờn của sinh vật trong hồ tiết ra, phân cá trong nước, các chất dơ bị hòa tan,..Thường có các lợi khuẩn: San hô, nham thạch, sứ lọc, gốm lọc…

Lọc hóa học: Cuối cùng, nước sẽ chảy vào ngăn lọc cuối có chứa các chất giúp khử độc, khử mùi hôi tanh.Thông thường, ngăn này sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính hoặc cầu lọc BioBall để hấp thụ và khử các chất độc, sau đó nước sạch sẽ chảy lại vào hồ.

Những cách đơn giản để tạo vi sinh cho hồ

Tạo nơi ở cho các vi sinh tồn tại

Nơi ở của các vi sinh có lợi trong hồ thường là các vật liệu lọc như: đá nham thạch, đá maxtrix, sứ lọc,…thường là nơi lý tưởng giúp vi sinh sinh sôi và phát triển.

Ngoài các vật liệu lọc thì cây thủy sinh, san hô và đá trang trí cũng có thể là nơi giúp các vi sinh cư ngụ.

Đưa thêm vào các hệ vi sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán các loại chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học có lợi cho hồ thủy sinh. Có 2 dạng chủ yếu là dạng bột và dạng dung dịch. Chỉ cần cho các loại men vi sinh vào hồ thì sau đó hệ vi sinh sẽ phát triển và sinh sôi một cách tự nhiên.

Tự chế lọc vi sinh đơn giản hiệu quả

Than tổ ông, đá matrix, bông lọc, hủ nhựa nhỏ, ống nước 16, 1 máy sủi oxy.

Bước 1:

Tạo nhiều lỗ nhỏ trải đều trên hủ nhựa.

Bước 2:

Lớp thứ nhất trong hủ chúng ta sẽ đặt đá matrix hoặc than tổ ong vào trước.

Lớp thứ 2 sẽ đặt bông lọc.

Bước 3:

Tạo 1 lỗ trên nắp hủ nhựa sao cho vừa với ống nước 16 và 1 lỗ vừa với dây oxy.

Khi bật sủi oxy lên, oxy sẽ đi vào trong hủ nhựa, rồi đi ra bằng đường ống nước 16. Khi oxy di chuyển tạo ra 1 dòng nước đi từ hồ qua các lỗ nhỏ vào trong hủ nhựa. Sau đó thức ăn dư thừa sẽ vào trong hủ nơi có chứa nhiều vi sinh có lợi. Nước sẽ đi qua bông lọc ở miệng ống 16, cứ thế nước sạch đã được lọc sẽ chảy lại ra hồ.

Kiến Thức Về Hệ Vi Sinh Trong Hồ Thủy Sinh

1. Hệ vi sinh là gì?

Vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên bao gồm rất nhiều loại và đa số vẫn chưa được đặt tên và hiểu rõ. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước mà đa số chúng bám vào giá thể nào đó như đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Và chúng không sống theo cá thể riêng biệt mà tập trung sống chung với nhau thành 1 HỆ VI SINH (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên bề mặt nước, hoặc những chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc)

Hệ vi sinh có vai trò quan trọng sống còn cho 1 hệ thống thủy sinh, chúng “lọc” nước và đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho cá tép, thực vật trong hồ. Hệ vi sinh ổn định sẽ đảm bảo 1 môi trường ổn định cho hồ thủy sinh, ngược lại hệ vi sinh có vấn đề, quá tải thì sẽ gây tình trạng bùng phát rêu hại, cá tép bệnh tật, nước đục, có mùi, độc…

2. Các loại vi sinh trong hồ thủy sinh

Vi sinh tự dưỡng quan trọng nhất trong hồ thủy sinh gồm:

– (1) Nhóm khử Nh3, No2 (Vòng tuần hoàn Nitrogen)

– (2) Nhóm khử H2S, CH4

Vi Sinh dị dưỡng bao gồm nhóm:

– (3) Vi sinh hiếu khí (cần Oxi) – xử lý chất hữu cơ

– (4) Vi sinh yếm khí (không cần Oxi) – xử lý No3, No2, chất hữu cơ

Vậy chúng ta sẽ phân tích kĩ 4 loại vi sinh như trong hình, có số (1) (2) (3) và (4) màu đỏ.

( 1) Vi sinh tự dưỡng – nhóm khử Nh3, No2 – vòng tuần hoàn Nitrogen – thế nào là hồ đã “cycle”

Vi sinh tự dưỡng lấy nguồn thức ăn là những chất vô cơ như Nh3/nh4, No2, chúng cần Co2 và rất nhiều Oxi để tồn tại, phát triển và hoạt động tốt. Vi sinh tự dưỡng có trong nước, nhưng chúng thường bám nhiều ở cá giá thể trong hồ thủy sinh và nhiều nhất là trong vật liệu lọc (bông lọc, sứ lọc, nham thạch, substrate pro, matrix…) nơi có nguồn oxi dồi dào chảy qua. Chúng được gọi là “vật liệu lọc sinh lọc” và là 1 phần không thể thiếu của 1 hồ thủy sinh.

Kinh nghiệm cho các bạn mới chơi là luôn cung cấp đầy đủ oxi, và cả co2 trong nước, để oxi được chảy qua vật liệu lọc trong lọc nuôi hệ vi sinh này. Ngoài ra nếu có thể thì Nh3 trong phân nền, phân cá… cũng là nguồn thức ăn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh tự dưỡng.

Vòng tuần hoàn Nitrogen được hệ vi sinh tự dưỡng đảm nhiệm, đây là 1 quá trình gồm 2 bước như sau:

Chất độc Ammonia (Nh3) được 1 nhóm vi sinh được gọi tên là Nitromsomonas phân hủy thành 1 chất độc Nitrite (No2)

Sau đó 1 nhóm vi sinh tự dưỡng khác là Nitrobacter phân thủy tiếp thành chất không còn là độc tố Nitrate (No3)

Cả 2 bước trên đều tốn rất nhiều O2 trong nước, nếu Ammonia (Nh3) trong nước đạt trên 2mg/l thì toàn bộ oxi sẽ bị dùng hết.

Vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn thành trong vòng 2 đến 4 tuần, trừ những trường hợp đặc biệt. Khi bạn test nước hồ và không còn thấy Nh3 và No2 trong nước thì hồ bạn đã được “Cycle”.

Nhóm vi sinh này quan trọng mang tính chất sống cho 1 hồ thủy sinh, tuy nhiên nó cũng trực tiếp cạnh tranh nguồn thức ăn của cây thủy sinh là Nh3 và No2.

(2) Nhóm khử CH4, H2S – Thông tin thêm về vi khuẩn quang hợp

CH4 là khí độc metal được tích tụ ở môi trường yếm khí của nền thủy sinh. CH4 được 1 nhóm vi sinh có tên là Methanomonas methanica, Pseudomonas methanica và Thioploca sinh sống ở bề mặt phân nền thủy sinh nhanh chóng phân hủy thành khí Co2, theo công thức như sau :

Khí H2S là loại chất cực độc (độc hơn cả NH3), được sinh ra từ sự phân hủy protein và So4 ở nền thủy sinh. Khi có lượng Oxi, 1 nhóm vi sinh có tên là Thiobacillus, Thiothrix và Beggiatoa, hoặc bởi 1 loại vi khuẩn quang hợp có tên là Chlorobacteriaceae và Thiorhodaceae phân hủy theo các công thức sau:

Hoặc bởi vi khuẩn quang hợp khi có ánh sáng:

Kinh nghiệm rút ra là các khí độc của hồ thủy sinh như CH4 hay H2S đều được 1 nhóm vi sinh tự dưỡng chuyển đổi, nhóm vi sinh này đa số tự phát sinh trong hồ thủy sinh (Hoặc có thể được người chơi châm thêm vào). Thêm vào đó, loại vi khuẩn quang hợp thật sự KHÔNG quá cần thiết vì đã có nhiều loại vi sinh khử chất độc H2S rất hiệu quả. Các bạn có thể bổ xung thêm cũng tốt, nhưng không phải là điều bắt buộc. Thêm vào đó, vi khuẩn quang hợp có vòng đời khá thấp nên được người nuôi tôm tép bổ xung thường xuyên.

(3) Vi Sinh Dị Dưỡng Hiếu Khí

Đây là nhóm vi sinh đặc biệt quan trọng. Thức ăn và nhiệm vụ của chúng là phân hủy, chuyển đổi các tạp chất hữu cơ thành thức ăn cho cây thủy sinh. Tất cả những chất cần thiết cho cây thủy sinh đều nằm trong tạp chất hữu cơ, nhưng những dinh dưỡng đó bị “khóa” và cần nhóm vi sinh dị dưỡng mở khóa, phân hủy thành thức ăn cho cây. Nhóm vi sinh này giống như 1 đầu bếp nấu chín các món ăn từ phân cá, thức ăn thừa, xác động thực vật… thành những bữa ăn thịnh soạn cho cây thủy sinh. (Theo mình thì những tạp chất hữu cơ vừa đề cập nếu không được vi sinh dị dưỡng phân hủy thì chỉ có thể làm thức ăn cho 1 số loại rêu hại, đó là lý do vì sao hồ mới set, chưa ổn định thường bị rêu hại tấn công). 1 số “công thức” của những đầu bếp vi sinh này là:

Vì tạp chất hữu cơ luôn có Carbon nên khi bị phân hủy, Co2 luôn được giải phóng để nuôi cây.

Ngoài ra, đôi lúc quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra chưa hoàn tất, thì 1 lượng Acid Humic được sản sinh ra trong nước. Lượng Humic này có tác dụng làm giảm độc, giữ Fe và Mn cho cây dễ hấp thụ… Thường nước sẽ hơi vàng khi lượng humic này dồi dào.

Vì là vi sinh hiếu khí nên bắt buộc người chơi phải cung câp đủ O2 để chúng làm việc hiệu quả.

(4) Vi Sinh Dị Dưỡng Yếm Khí – chìa khóa bí mật để khử NO3

Loại vi sinh này là loại duy nhất không cần Oxi để tồn tại (bao gồm Pseudomonas, Achromobacter, Escherichia, Bacillus, Micrococcus …) thay vào đó chúng “thở” bằng NO3, NO2 và 1 số chất khác. Khi vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn tất (bởi nhóm vi sinh số 1), lượng oxi sẽ bị hút cạn kiệt dần và tạo 1 môi trường yếm khí (trong nền), nhóm vi sinh yếm khí này sẽ hấp thụ NO3 theo công thức sau:

3. Kinh Nghiệm về vi sinh và hệ thống lọc cho hồ thủy sinh

– Đa số các vi sinh dị dưỡng sống ở trong nền là chủ yếu nên khi set hồ, các bạn cố cho nền càng dày càng tốt (mà không ảnh hưởng đến thẩm mĩ), nền này có thể là nền đất sét trộn, nền công nghiệp, nham thạch, sứ lọc, sỏi trơ… VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VẪN LÀ LUÔN CUNG CẤP ĐỦ OXI TRONG NƯỚC.

– Về cách sắp xếp vật liệu lọc của 1 hệ thống lọc thủy sinh, các bạn có thể sắp xếp theo BẤT CỨ THỨ TỰ nào của vật liệu lọc sinh học như Bông Lọc, Sứ, Nham Thạch… Nhưng nên để nước từ hồ vào bông lọc trước, rồi đến sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…. Và cuối cùng là vật liệu lọc hóa học như than hoạt tính hay Seachem Purigen.

– Về chuyện vệ sinh lọc, cũng tùy từng hồ mà có thể áp dụng kế hoạch vệ sinh lọc định kì. Ví dụ những hồ lowtech (ánh sáng ít, chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây cối từ phân cá) thì có nhiều hồ 1 vài năm không vệ sinh cũng không bị vấn đề gì. Nhưng những hồ high tech thì cần vệ sinh thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần. ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ KHÔNG NÊN VỆ SINH LỌC CÙNG NGÀY THAY NƯỚC, VÀ KHÔNG VỆ SINH LỌC QUÁ KĨ, chỉ cần làm sạch chút cặn bẩn để máy bơm không bị giảm dòng.

– Khi bắt đầu set up hồ, hệ vi sinh sẽ tự xuất hiện 1 cách tự nhiên, nhưng nếu bạn châm thêm vi sinh thì sẽ nhanh hơn. CÁCH LÀM HỆ VI SINH ỔN ĐỊNH NHANH NHẤT là lấy bông lọc của 1 hồ đã ổn định cho vào lọc mới (Sứ lọc và nước hồ cũ không có tác dụng trong trường hợp này).

– Về lưu lượng nước của máy bơm, nếu hồ của bạn 100 lít nước thì thường là bạn cần 1 máy bơm có công xuất bơm 300-500 lít / giờ (công xuất thật, nếu là máy bơm Trung Quốc thì phải trừ hao).

– Về cách sắp xếp đầu ống IN OUT, đa số là phải tùy vào bố cục từng hồ, nhưng ống OUT nên để thấp cách mặt nước cỡ 10cm. Nếu bạn để ống OUT lên quá cao thì nó sẽ làm mặt nước rất động, còn quá thấp thì mặt nước quá tĩnh, không tốt cho lượng oxi hòa tan vào hồ. Ống IN nên để đối diện hoặc vị trí nào để dòng nước luân chuyển khắp hồ.

– Việc sử dụng lọc phụ cũng rất thuật tiện cho việc vệ sinh lọc sau này. Chỉ cần để lọc phụ full bông lọc và mỗi lần vệ sinh chỉ cần rửa sạch nó mà không cần động đến lọc chính (full sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…). Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì mình cảm thấy chỉ cần lọc chính đủ mạnh, chứa được bông và sứ là quá hiệu quả rồi.

– Thùng lọc ngoài, hoặc lọc vách trong hồ là quá đủ cho 1 hệ thống hồ thủy sinh. Nếu các bạn sử dụng thêm lọc kiểu dàn mưa thì càng tăng thêm tính hiệu quả, nhưng chỉ dùng dàn mưa mà không sử dụng lọc thùng thì sẽ có khả năng thiếu hệ vi sinh yếm khí.

– Lọc bio rất hiệu quả cho 1 số hồ nuôi cá tép đặc biệt, nó vừa cung cấp lượng oxi dồi dào vừa làm chổ trú cho vi sinh. Nhưng chỉ sử dụng lọc bio cho 1 hồ cây high tech có size lớn thì vừa không phù hợp vừa không đủ hiệu quả.