Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Cá Vàng Chết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Vì Sao Cá Koi Chết Hàng Loạt?

Hiện nay tình trạng cá koi chết hàng loạt đang được rất nhiều người quan tâm vì không tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục.

1/ Nguyên nhân cá koi chết hàng loạt

Cá koi không miễn nhiễm với các loại virus hay vi khuẩn, mặc dù chúng có thể chống lại khi đang khỏe mạnh nhưng khi bị nhiễm bệnh không còn sức đề kháng sẽ bị chúng tấn công và lan rộng ra cả bể cá rất nhanh.

Đây là sai lầm dễ xảy ra nhất kể cả những người có kinh nghiệm lâu năm. Lý do là lượng cá bạn nuôi quá nhiều so với thể tích hồ gây thiếu oxy trầm trọng, bởi khi cá koi phát triển nhu cầu về oxy sẽ tăng lên. Hay đơn giản là hệ thống sục oxy bị tuột dây mà không phát hiện được chỉ sau vài tiếng cá cũng có thể chết.

Tất cả các sinh vật sống đều dễ nhiễm ký sinh trùng và cá koi cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ rất khó để phát hiện cá đang bị nhiễm ký sinh trùng vì có rất ít biểu hiện, chỉ khi bệnh nặng cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, yếu dần thì mới biết và được chữa trị.

Chất lượng nước sẽ quyết định tới thời gian sống của cá koi, nguồn nước bị ô nhiễm, đục bẩn khiến cá bị bệnh và hình ảnh của cả hồ cá sẽ bị xấu đi.

Môi trường không tốt khiến cá dễ bị nhiễm bệnh như nấm mang, trùng mỏ neo, thối đuôi, loét, xù vảy, đốm trắng,.. đây là một trong những nguyên nhân làm cá koi chết hàng loạt vì không được xử lý kịp thời.

Khi sử dụng các loại chế phẩm chữa bệnh, diệt bệnh, hay phòng bệnh quá liều mà không cách ly cá bị bệnh, lượng chất độc quá cao trong nước làm cá chết.

2/ Cách khắc phục

Ngay từ khi bắt đầu chơi bạn nên tìm hiểu cách nuôi dưỡng và kinh nghiệm chăm sóc để cho các chú cá koi này luôn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Để tránh việc cá koi chết hàng loạt thì từ đầu khi xây hồ bạn phải ước chừng số lượng sẽ nuôi để xây thể tích hồ cho phù hợp. Đầu tư vào hệ thống lọc, hút, đẩy, xả, hệ thống oxy đúng chuẩn kỹ thuật, không nên vì ham rẻ mà tự thiết kế lắp đặt, nước trong hồ sẽ không được xử lý tốt, làm mất thời gian công sức và tiền bạc để thay hệ thống mới.

Nên thường xuyên chăm sóc, vệ sinh hồ cá koi. Nếu bạn là một người bận rộn hãy thuê đội ngũ riêng tới thay nước, diệt rêu tảo, chăm sóc cá koi ít nhất 1 lần/ tháng.

Quan sát và phát hiện sớm biểu hiện của cá koi khi nhiễm bệnh, để có những biện pháp xử lý kịp thời. Dùng thuốc để chữa bệnh theo đúng liều lượng chỉ định, không dùng quá nhiều khiến cá bị nhiễm độc. Phát hiện cá nhiễm bệnh phải cách ly riêng không để trong hồ sẽ lây cho cả đàn cá.

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống lọc, vệ sinh rêu tảo trong hồ, thay nước thường xuyên, để nước trong hồ luôn sạch sẽ, cá phát triển tốt.

Cho cá ăn đúng liều lượng, cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong mùa hè và mùa đông để tăng sức đề kháng giúp cá chống lại các loại bệnh tật.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 0912 879 919 hoặc 097 555 9193 để nhận được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Địa chỉ: Tầng 04, Tòa nhà HUD3 Tower, Số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

Vì Sao Cá Sủ Vàng Có Giá Tiền Tỉ?

Theo BS Đặng Quế (nguyên bác sĩ Khoa Gan mật, Bệnh viện Việt Đức), trong cuộc đời làm bác sĩ, ông đã phẫu thuật ngót nghét cả ngàn ca nhưng chưa bao giờ được cầm vào sợi chỉ vi phẫu thuật được làm từ bong bóng cá sủ vàng. Việt Nam chưa sản xuất được chỉ tự tiêu, nên những con cá sủ vàng quý hiếm, trị giá bạc tỉ lặng lẽ được đưa ra nước ngoài. Lời đồn ăn cá sủ vàng sẽ được may mắn càng làm loài cá quý hiếm này được “săn” ráo riết.

Cá sủ vàng anh Nhật câu được ngày 24/11. Ảnh: Internet

Được ví với may mắn, lộc trời

Loài cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường – là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam. Cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài. Thân cá màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy vào môi trường sinh thái nơi cá sống. Khi chết, toàn thân cá chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.

Cá sủ vàng sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 – 4 và 9 – 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ. Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 – 2 năm sẽ tự trở về với biển, lúc đó nó đã khoảng 10kg), kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.

Theo TS Đức Minh (Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Thực phẩm), hiện loài cá sủ vàng ở Việt Nam còn rất ít, gần như tuyệt chủng. Tuy nhiên, chúng chưa được đưa vào sách đỏ vì vẫn có thể đánh bắt được, vì vậy cá sủ vàng trở thành loài cá quý hiếm, có giá trị đắt như vàng ở Trung Quốc và Việt Nam.

Về dinh dưỡng, thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận). Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà được ăn thịt cá sủ vàng sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng. Các món ăn độc đáo chế biến từ thịt cá sủ vàng nằm trong tốp 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông, thuộc loại đắt nhất thế giới. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng sẽ có nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Người Nhật Bản và Việt Nam còn gọi đây là lộc trời. Giá bóng cá sủ vàng vì thế tới 45.000 – 55.000 USD/kg tùy theo độ dài của bóng. Cá có trọng lượng 40 – 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi. Vẩy cá sủ vàng rất cứng nên được dùng để chế tạo những miếng gảy đàn cho người chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay châu Âu.

Về giá trị kinh tế, theo các nhà nghiên cứu môi trường biển, ở Việt Nam,cá sủ vàng phân bố lớn nhất quanh vùng cửa sông châu thổ sông Hồng, rồi tới vùng sông Cửu Long và có cả ở sông Cả (Nghệ An) và chúng thường bơi vào vùng cửa biển để kiếm ăn nên ngư dân may mắn có thể đánh bắt được loài cá quý hiếm này.

Giá trị kinh tế của loài cá này đặc biệt cao, trước năm 2005 tại Việt Nam giá từ 5 – 7 triệu đồng /kg (300 – 400 USD/kg). năm 2007 khoảng 15 – 20 triệu đồng/kg, nhưng ngày nay giao thương, thông tin các nước phát triển rộng rãi, thương lái săn lùng được cá giá có thể bán lên đến hàng tỉ đồng tùy theo trọng lượng.

Phẫu thật gần 1.000 ca nhưng chưa được chạm tay vào chỉ khâu làm từ bong bóng cá sủ vàng

TS Đức Minh cho rằng, cá sủ vàng được trả giá cao bởi nó có giá trị cao trong dinh dưỡng và y học, đặc biệt trong lĩnh vực y học. Riêng bong bóng cá được thương lái Trung Quốc, Nhật Bản mua để làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật, bong bóng cá rất giàu đạm, cứ 500g bong bóng thì chứa 442g đạm, giúp người ăn đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu… Đặc biệt người Trung Quốc sử dụng bong bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền, khiến giá trị của nó càng nâng lên một cách chóng mặt.

Theo BS Đặng Quế, cũng từng nghe cá sủ vàng quý nhất là ở bóng hơi của nó để sản xuất chỉ khâu có khả năng tự tiêu sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu. Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật từ bóng hơi của cá, mà chỉ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác mới có thể sản xuất được loại chỉ khâu này. Vì vậy thương lái Việt thường xuất khẩu loài cá này sang các nước đó. Cũng theo BS Đặng Quế, trong cuộc đời làm bác sĩ, ông đã mổ ngót nghét cả nghìn ca nhưng chưa bao giờ được cầm vào sợi chỉ vi phẫu thuật được làm từ bong bóng cá sủ vàng. Có lẽ vì cá sủ vàng quý hiếm, quy trình làm chỉ đặc biệt nên BS Đặng Quế chưa được chạm tay vào bao giờ.

Khoảng 23h ngày 1/12, một người dân đã may mắn bắt được con cá sủ vàng ở gần cầu Đồng Nai. Cá có màu nâu vàng óng ánh, bụng trắng, vây đỏ, nặng 3kg, dài khoảng 70cm. Trước đó, ngày 24/11, ông Nguyễn Minh Nhật (ở thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cũng câu được một con cá sủ vàng nặng 2,8kg. Được biết, đã có một người trả con cá Sủ vàng này giá 500 triệu đồng. Ngày 28/10, ông Lữ Thế Vinh (43 tuổi, trú tại phường Cam Phú, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) cũng bắt được cá sủ vàng trên vịnh Cam Ranh. Cá có vảy vàng, miệng hồng đỏ, đuôi màu vàng, nặng 5,7kg, dài 80cm. Theo ông Vinh, sau khi biết tin, một số người đã đến đề nghị mua lại con cá với giá 300 triệu đồng nhưng ông không bán.

Theo Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Vì Sao Cá Sủ Vàng Có Giá “Khủng” Hàng Trăm Triệu Đồng?

Cá sủ vàng luôn được bán với giá cao

Con cá nặng 4,6kg, dài gần 80cm, được trả giá 400 triệu đồng

Báo Vietnamnet đưa tin, ngày 7/12/2017, anh Lê Quốc Đại (trú phường Nguyễn Du – TP. Hà Tĩnh) cùng anh Trương Quang Thắng (trú xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đi thả câu trên vùng biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) thì câu được con cá màu vàng óng rất lạ mắt. Con cá này sau đó được xác định là cá sủ vàng.

Con cá nặng 4,6kg, dài gần 80cm, có vi màu hồng đỏ, bụng màu trắng, trên thân lấp lánh ánh vàng. Nhiều thương lái ở Nha Trang, Quảng Bình liên lạc và trả giá 400 triệu đồng nhưng các anh không bán.

Con cá nặng hơn 8kg, đại gia trả một tỷ nhưng… bán 15 triệu đồng

Con cá sủ vàng có giá tiền tỷ.

Ngày 3/3/2017, trong lúc đánh cá trên sông Cấm, anh Đậu Văn Sử (trú phường Nghi Tân, TX. Cửa Lò, Nghệ An) bắt được con cá nặng hơn 8kg, có màu vàng óng.

Nghe tin anh Sử bắt được cá sủ vàng, rất nhiều người đã trả giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí có người trả gần 1 tỷ đồng để mua con cá. Nhưng cuối cùng, anh Sử lại bán với giá 15 triệu đồng vì sau gần 1 tuần bắt được cá và nuôi ở khoang thuyền, cá yếu dần và chết.

Nhận cả balo tiền vì may mắn câu được cá sủ vàng

Vào một buổi trưa năm 2013, anh Bùi Đình Thắng (Thái Thụy, Thái Bình) cùng các ngư dân ra khơi đánh bắt cá tại vùng biển ngoài cảng Diêm Điền đã may mắn bắt được một con cá sủ vàng dài tới 2,1m. Đến 11h đêm hôm đó, một đại gia cưỡi Camry đến nhà anh Thắng. Khi vị đại gia ngỏ ý muốn mua lại con cá sủ vàng, vợ chồng anh Thắng ra giá 1,6 tỷ đồng. Không ngờ người này mang luôn 1 ba lô đầy tiền, trả luôn 1,5 tỷ đồng để mua con cá. Thậm chí, sau đó nhiều đầu nậu cũng tìm đến để hỏi mua với giá lên tới 3 tỷ đồng.

Cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường – là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.

Thị trường mua bán cá sủ vàng đầy “bí ẩn”

Cá sủ vàng là loại cá quý hiếm, thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, bong bóng cá sủ vàng được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật nên có giá rất đắt, tới 45.000-55.000 USD/kg tùy theo độ dài của bóng. Loài cá này sống ở biển nhưng thường vào sinh sản tại các cửa sông.

Loại cá này tạo thành cơn sốt và giá trị cao vì thị trường mua bán diễn ra bí ẩn cùng nhiều đồn thổi.

Báo Gia đình và Xã hội dẫn lời TS Đức Minh (Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Thực phẩm), hiện loài cá sủ vàng ở Việt Nam còn rất ít, gần như tuyệt chủng. Tuy nhiên, chúng chưa được đưa vào sách đỏ vì vẫn có thể đánh bắt được, vì vậy cá sủ vàng trở thành loài cá quý hiếm, có giá trị đắt như vàng ở Trung Quốc và Việt Nam.

Về dinh dưỡng, thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận). Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà được ăn thịt cá sủ vàng sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng. Các món ăn độc đáo chế biến từ thịt cá sủ vàng nằm trong tốp 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông, thuộc loại đắt nhất thế giới. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng sẽ có nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Người Nhật Bản và Việt Nam còn gọi đây là lộc trời. Giá bóng cá sủ vàng vì thế tới 45.000 – 55.000 USD/kg tùy theo độ dài của bóng. Cá có trọng lượng 40 – 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi. Vẩy cá sủ vàng rất cứng nên được dùng để chế tạo những miếng gảy đàn cho người chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay châu Âu.

Giá trị kinh tế của loài cá này đặc biệt cao, trước năm 2005 tại Việt Nam giá từ 5 – 7 triệu đồng /kg (300 – 400 USD/kg). năm 2007 khoảng 15 – 20 triệu đồng/kg, nhưng ngày nay giao thương, thông tin các nước phát triển rộng rãi, thương lái săn lùng được cá giá có thể bán lên đến hàng tỉ đồng tùy theo trọng lượng.

TS Đức Minh cho rằng, cá sủ vàng được trả giá cao bởi nó có giá trị cao trong dinh dưỡng và y học, đặc biệt trong lĩnh vực y học. Riêng bong bóng cá được thương lái Trung Quốc, Nhật Bản mua để làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật, bong bóng cá rất giàu đạm, cứ 500g bong bóng thì chứa 442g đạm, giúp người ăn đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu… Đặc biệt người Trung Quốc sử dụng bong bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền, khiến giá trị của nó càng nâng lên một cách chóng mặt.

Theo Báo Giao Thông

Làm Sao Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết?

Đối với người mới nuôi cá cảnh, đôi lúc đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về cách nuôi nhưng cá trong bể cứ chết dần. Vậy làm sao nuôi cá cảnh không chết và sống lâu khỏe mạnh? Bài hướng dẫn này chỉ ra một số kinh nghiệm, cách nuôi cá cảnh không bị chết, giúp bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng cá chết.

Nguyên nhân cá cảnh bị chết

1. Do mật độ nuôi cá

Mật độ nuôi cá quá dày có thể là nguyên nhân gây chết cá do khi mật độ cá dày lượng oxy trong nước giảm, chất lượng nước kém dẫn đến cá dễ bị bệnh.

Bể quá bé so với kích thước cá làm cho cá khó khăn trong việc di chuyển, thiếu oxy hô hấp nước nhanh bẩn là các nguyên nhân làm cho cá chết.

Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.

Cá dễ bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Do cá cảnh bị bệnh

Cá của bạn có thể mắc một số bệnh thường gặp ở cá mà bạn không biết như bệnh nấm, bệnh đường ruột, ký sinh trùng, lở loét.

Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể làm lây bệnh cho cá trong bể của bạn.

3. Do nước trong bể

Chất lượng nước trong bể kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cá cũng như khả năng nhiễm bệnh của cá. chất lượng nước cần trong sạch không có các mầm bệnh.

Nước máy khi thay có chứa nhiều clo.Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.

Khi clo trong nguồn nước chưa bay hết mà bạn cho trực tiếp vào trong bể cá thì có thể cá của bạn sẽ bị nhiễm độc clo mà chết đây là nguyên nhân gây chết cá cảnh mà nhiều người mới chơi cá hay gặp phải.

Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.

Việc bỏ bê bể cá, để lâu (đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.

4. Do nhiệt độ nước

Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị sock nhiệt, thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.

Ngoài ra nguyên nhân này thường hay gặp ở mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà trong bể không có sưởi dẫn đến cá bị chết rét.

Trong bể có sưởi nhưng do mất điện hoặc sưởi hỏng nhiệt độ nước trong bể xuống quá thấp dẫn đến cá chết rét đây là nguyên nhân mà nhiều người dù chơi cá có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải.

Thay nước mới vào bể mà nhiệt độ giữa nước trong bể và nguồn nước chênh lệch nhau nhiều làm cá sock nhiệt mà chết.

5. Do chọn cá nuôi chung

Các loại cá để nuôi chung với nhau cần phải có các đặc tính giống nhau và không cắn nhau.

Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.

6. Do vị trí đặt bể

Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.

Hoặc đôi khi bạn bỏ cá nơi thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.

7. Do cho ăn

Chế độ ăn của cá cũng có thể gây cho cá chết. Cho cá ăn nhiềuloại thức ăn không phù hợp.Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng màchết.

Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn khiến cá chết.

Cách khắc phục tránh cá chết

1. Mật độ nuôi

Kích thước bể cá phù hợp với kích thước cá, nếu bắt buộc phải nuôi cá mật độ lớn nên cải tạo hệ thống lọc cho bể cá để nước có chất lượng tốt hơn, kết hợp với tăng cường sử dụng máy sục khí oxy cho bể cá.

2. Chữa bệnh cho cá

Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị.

Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây lan.

3. Thay nước

Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cácó kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.

Cách khắc phục là cải tạo hệ thống lọc hiệu quả, thay nước khi nước bể cá bị bẩn.Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cách khắc phục là bạn để cho nước mới bơm lên bay hết clo rồi mới sử dụng có thể để nước qua 24 tiếng cho bay hết clo hoặc mua dung dịch khử nước mới để khử clo trong nước.

4. Ổn định nhiệt độ

Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.

Khi thay nước vào bể chú ý nâng nhiệt độ nước môi trường cao bằng nhiệt độ nước trong bể hoặc nhiệt độ nước trong bể giảm bằng nhiệt độ môi trường.

Chú ý các thiết bị sưởi còn hoạt động không, thường xuyên để ý nhiệt độ nước trong bể nước thông qua nhiệt kế. Nếu mất điện trong thời gian dài có các phương án như giữ nhiệt trong bể cá chờ có điện hoặc cung cấp nhiệt cho bể cá bằng các cách khác.

5. Chọn cá

Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá betta ko nên nuôi chung với cá khác.

Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé. (cá lớn cắn cá bé)

Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài… để tránh nuôi chung (cá bé cắn cá lớn)

6. Vị trí đặt bể

Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).

7. Cho cá ăn

Đối với cá ăn động vật sống cần chú ý thức ăn cho cá phải không to quá, vừa miệng cá tránh cá bị hóc, thức ăn là tôm tép phải cắt hết càng, râu tránh đâm vào bụng hoặc vào họng cá.Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá minihay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).