Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Cá La Hán Nhát Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Phương Pháp Nuôi Cá La Hán Hết Nhát

Bản tính tự nhiên của cá La hán rất hung dữ và cực kỳ hiếu chiến. Ngay tổ tiên của chúng là loài Cichlidae vùng Trung Mỹ cũng hiếu chiến như vậy. Tính hiếu chiến đó của con cá có bộ mã tuyệt đẹp và có phần “kỳ quái” này đã làm cho không ít người phải khiếp sợ đến nỗi… phải quay lưng lại với chúng, phải bán để bán tháo không nuôi nữa!

Nhưng ngược lại, có một số đông người lại tỏ ra thích thú với những chú cá hung hăng, hiếu chiến này. Hễ gặp kẻ lạ léo lánh đến xâm phạm lãnh thổ là nó liền phùng mang trợn mắt, lao mình tới truy đuổi ngay, và khi tóm được thì ra sức cắn xé tàn bạo và nếu gặp con mồi vừa miệng là nuốt chửng ngay không thương tiếc!

Nhưng, có ai ngờ rằng loài cá dữ dằn, hiếu chiến này cũng có lúc phải “so vai rụt cổ” nhút nhát do quá khiếp sợ như bất kỳ giống cá nào! “Mà một khi đã sợ hãi thì nó chỉ lo lẩn trốn, ẩn núp vào một xó kẹt nào đó trong hồ, trong khi màu sắc trên mình trở nên nhợt nhạt, các sọc đen lại xuất hiện trông chẳng khác nào con cá Lia thia bị “rót” lủi đầu trốn chạy vì đã thua!

Gặp một con cá La hán nhút nhát như vậy chắc chủ nuôi nào cũng buồn lòng, và cố tìm mọi phương pháp để cố vực lên tính hung hăng, hiếu chiến vốn có của nó sớm trở lại bình thường. Điều này xét ra không khó, nhưng trước hết ta phải cố tìm rõ nguyên nhân vì đâu khiến con cá La hán đó lại trở nên nhút nhát như vậy. Có tìm được đúng bệnh mới tìm ra phương thuốc chữa dứt bệnh.

Thường có hai trường hợp cá La hán nhút nhát như vậy:

1. Con cá La hán nhút nhát do gặp môi trường sống khác lạ

Loài cá cũng giống như loài chim, rất dị ứng với môi trường sống khác lạ. Đang được sống yên ổn trong môi trường quen thuộc với chất lượng nước cũng như nhiệt độ, ánh sáng và cả chế độ dinh dưỡng… gần như ngày nào cũng giống ngày nào, nay đột nhiên tất. cả những thứ quen thuộc đó đổi thay tất cả, thì bảo sao chúng không bị sốc cho được?

Bạn đừng thắc mắc tại sao con cá La hán tại nhà người bạn, hay bày bán tại cửa hàng cá cảnh dạn dĩ là vậy, hung hăng hiếu chiến là vậy, nhưng, khi đem về nhà mình nó lại trở thành con cá La hán nhút nhát đến nỗi thân nhợt nhạt xuống màu và chạy sọc đen, tiêu tan cả khí thể dũng mãnh vốn có trước đây của nó?

Bạn cũng đừng thắc mắc tự hỏi tại sao sáng nay, tại cửa hàng bán cá cảnh, con cá này có cách ăn mồi hùng hổ là vậy, nhưng từ khi mua về nhà nó lại tỏ ra lơ là với thức ăn do mình cung cấp?..

Ban sẽ còn phải thắc mắc với nhiều điều khác nữa ở con cá La hán mới “tậu” về của mình, trong môi trường sống mới không thân thiện với nó, cho đến khi nào tự bạn tìm đúng được câu giải đáp…

2. Con cá La hán nhút nhát do đã bị bại trận

Bản tính hung hăng hiếu chiến là một lẽ, nhưng khi đã bị đối thủ lớn con hơn, mạnh sức hơn tấn công và ra sức truy đuổi đến cùng thì.. rốt cuộc nó cũng bị kinh hổn khiếp vía! Một khi con cá đã bị sợ sệt thì trông bộ dạng nó chẳng khác nào… con cá chết! Màu sắc trên mình nó sẽ nhợt nhạt dần, cục bướu trên đầu vài ngày sau cũng xẹp dần, và nhất là dáng bộ thất thần trông tội nghiệp!

Ngay khi ta lỡ tay làm con cá vuột ra khỏi tay rơi xuống đất, dù ngay sau đó nuôi lại trong môi trường cũ nó cũng đủ “thất đởm kinh hồn”, sinh ra nhút nhát..

Trong trường hợp thứ nhất:

Con cá đang sống trong môi trường quen thuộc, nó cảm thấy rất an toàn và thân thiện với nó, dù đó là ở cửa hàng cá kiểng lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt, lời ra tiếng vào của biết bao nhiêu người mua kẻ bán. Vì quen với cảnh tượng đó rồi nên nó cảm thấy tự tin và dạn dĩ. Nay, ta mua con cá đó về nuôi trong một hồ mới, với chất lượng nước khác lạ, nhiệt độ nước và ánh sáng cũng khác lạ, thì bảo sao nó không bị sốc! Con cả khi đã sợ thì dù đói cũng đâu màng đến ăn uống, nhất là thức ăn mà chủ mới cung cấp lại có mùi vị khác lạ đối với nó! Ngay con chim, con thú đánh bẫy được ở rừng đem về nhà nuôi cũng vậy, chúng cũng tỏ ra sợ sệt và bỏ ăn. Vì vậy, nếu ta không biết cách thuần dưỡng chúng thì chỉ mấy hôm sau đó chúng bị kiệt sức mà chết vì đói khát.

Mặt khác, để tránh cho con cá mới về khỏi bị sốc nặng trước môi trường sống mới rất nhiều lạ lẫm với nó, thời gian một vài tuần lễ đầu ta nên dùng cạc tông vây kín bốn phía vách hồ để tạo sự yên tỉnh cần thiết cho nó. Sau đó, ta mới hé dần các tấm che chắn ra để cá quen dần với cảnh tượng xung quanh…

Trong trường hợp thứ hai

Con cá La hán một khi bị “rót” trước đối thủ mạnh bạo hơn nó, thì sự nhút nhát của nó phải nói là đáng thương hại. Nếu bị thương tật lại càng tệ hại hơn. Loại cá “rót” này dù được nuôi lại trong môi trường sống cũ, cũng phải mất nhiều thời gian dưỡng nuôi mới giúp nó lấy lại được sự tự tin, để dạn dĩ như trước.

Việc cần làm trước hết là che chắn hố nuôi của nó trong một thời gian để tạo sự yên tĩnh, và cũng để cho nó có thời gian để dưỡng thương.

Khi thấy màu sắc con cá đã tươi tắn hơn trước, và có phần dạn dĩ hơn trước, ta mới áp dụng một trong ba phương pháp sau đây để vực dần sự tự tin trong nó và giúp nó hiểu chiểu đúng với bản năng vốn có của loài cá La hán:

Phương pháp 1 làm cá La hán hết nhát

Hãy thả vô hồ một con cá chép hay một con cá La hán (thứ không đạt chuẩn, rẻ tiền) để chúng sống chung với cá La hán bị nhát. Tất nhiên con cá nuôi chung này phải có thân mình nhỏ hơn, yếu sức hơn để ngay từ phút đầu tiếp xúc, con cá nhát có cảm giác an toàn để vượt qua sự sợ hãi con cá nhỏ kia nữa thì nó tự tin hơn, dạn dĩ hơn và không sớm thì muộn tính hung dữ trong nó sẽ trỗi dậy và truy sát con kia đến cùng.

Phương pháp 2 làm cá La hán hết nhát

Đặt dựa vào vách hồ một tấm kính soi mặt nhỏ để con cá nhát thỉnh thoảng nhìn thấy hình dáng của chính nó trong đó. Có thể trong những giờ đầu nó sẽ né tránh, nhưng sau đó do thấy… con trong kiếng không có gì đáng sợ nên nó bớt nhát dần và sung lên… Thế rồi, thỉnh thoảng đôi ba ngày ta cho cá nhìn vô kiếng một vài giờ để củng cố dần sự tự tin trong nó tăng lên. Cho đến khi nào nó “nhận” ra con cá trong kia là kẻ thù xâm nhập vào lãnh địa của nó để thười môi ra cấn mổ thỏa thích.. Đó là lúc ta đã thành công.

Phương pháp 3 làm cá La hán hết nhát

Dùng một tấm kiểng để ngăn đôi cái hồ, bên này là con cá nhát, và bên kia là một con đồng loại với nó (có thể là cá mái) với thân mình nhỏ hơn để tạo cơ hội cho con cá nhát không phải sợ hãi, lại tự tin để dân phục hồi lại tính hung dữ, hiếu chiến của nó…

Có thể bạn không cần dùng tấm kính để ngăn đôi hồ cá mà đặt một hồ khác bên cạnh hồ cũ với khoảng cách gần chừng 50m đến 100om. Bên trong hồ mới này thả một vài con cá nhỏ hơn con cá nhát kia, để tạo cho nó cơ hội tốt ra oai với mấy con nhỏ mà sung dần..

Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực Và Cái ?

Làm sao để phân biệt Cá La Hán đực hay cái ? hoặc Phân biệt giới tính ca La Hán như bằng cách nào ? v.v… là những câu hỏi mà các Bạn bắt đầu nuôi cá La Hán đặt câu hỏi. Vì cá La Hán đực có những đặc điểm khiến dân mê cá La Hán thu hút. Vậy phân biệt bằng cách nào ?

Cá La Hán trống có màu sắc đẹp, đẹp từ vây kỳ vĩ đến cả thân mình. Cá La hán trống to, khỏe, tính khí hung hăng, năng động hơn cá mái nhiều lần nên khi nhìn ngắm sẽ thấy thú vị hơn. Chính vì đa số người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cho được cá trống mà nuôi nên khi đến với thú nuôi cá La hán việc đầu tiên là ai cũng muốn học hỏi cách phân biệt giới tính cá La hán. Tốt nhất phân biệt được giới tính cá La Han từ độ dài 10cm trở lên vì cá La hán dưới hai tháng tuổi, chiều dài thân mình dưới 3cm, màu sắc còn quá lợt lạt vì các tế bào sắc tố chưa được hình thành, mà các bộ phận khác bên ngoài thân cá cũng mới bắt đầu phát triển nên không ai tài nào phân biệt được giới tính của chúng. Ngoại trừ những nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá La hán lâu năm mới có khả năng đoán biết được, nhưng mức chuẩn xác cũng không ai dám vỗ ngực tự nhận là hoàn hảo cả trăm phần trăm. Sự đoán biết này của họ đa phần là do trực giác qua kinh nghiệm tích lũy trong nghề nuôi cá lâu năm ngầm mách bảo, vì vậy dù muốn giải thích cặn kỹ lý lẽ thì họ cũng đành chào thua. Đôi khi vì vậy mà phải chịu mang tiếng xấu với bạn bè và người thân quen là xấu bụng giấu nghề! Khi cá La hán được ba bốn tháng tuổi, thân cá dài khoảng 6cm đến 8cm, giữa cá trống và cá mái đã lộ ra những đặc điểm khác biệt, tuy chưa được rõ nét lắm, nhưng cũng có thể giúp ta quan sát các phần sau đây để đoán biết được một cách tương đôi chính xác về giới tính của cá La hán.

1. Quan sát Cá La hán chung bầy Nếu cá còn chung sống trong bầy đàn đông đúc thì cá trống thường lớn hơn cá mái. Cá La hán trống tăng trưởng cả suốt cuộc đời, càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn. Với cá trống sở dĩ có khả năng lớn nhanh vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trọng lượng cơ thể. Ngược lại, Cá La Hán mái thi chậm lớn hơn vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trứng.

2. Quan sát vây lưng và vây ngực Vây lưng cá trống dài và lởm chởm, các xương ở vây cá trống nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn Cá La Hán mái vây lưng nhỏ và ngắn. Và trên vây lưng của cá mái có những vạch sọc đen nhưng dựa vào việc này sẽ có sai xót vì hiện nay cá được lai tạo nhiều nên cũng sinh ra những giống có vạch sọc đen trên Cá La Hán đực. Vây ngực cá trống cứng hơn, trong khi vây ngực cá mái lại mềm mại.

3. Quan sát vây đuôi Đuôi cá La hán trống xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá mái xòe dạng hình tam giác

4. Quan sát vây bụng Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp oxy, đề phòng các các vi khuẩn xâm nhập và dùng cây để để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, còn hơi cứng là cá đực.

5. Quan sat tuyến ngữ Cách nhìn của phương pháp phân biệt này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì tương đối tròn.

6. Quan sát phần ức cá Ức cá La Hán trống nở nang, bụng thon, còn Cá La Hán mái vừa nhỏ vừa nhọn, chỉ riêng phần bụng nở nang.

Phải chờ khi cá được sau, bảy tháng tuổi, hoặc trễ hơn một đôi tháng nữa, khi cá La hán đã ở tuổi trưởng thành, lứa tuổi mà nhiều cá La hán mái bụng đã rượng trứng, chiều dài từ 10cm trở lên thì việc phân biệt giới tính của chúng dễ dàng hơn. Với loại cá lớn này chỉ cần quan sát vài bộ phận bên ngoài của cá bằng mắt thường, và nhất là quan sát bộ phân sinh dục sẽ phát hiện được trống mái mà không ngại có sự nhầm lẫn. Quan sát màu sắc và cái đầu gù của cá La hán. Các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Được biết, các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá La hán trống trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá mái. Đầu gù của cá trống cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá mái.

7. Quan sát bộ phận sinh dục cá La hán Cá la hán khi đã trưởng thành, cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn hảo. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá trống có dạng hình chữ “V”, còn cơ quan sinh dục của cá mái có dạng hình chữ “U”. Giữa hình chữ “V” và chữ “U” coi vậy mà sự khác biệt đôi khi không được rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn.

Để đảm bảo chắc chắn nhất, chúng ta cần bắt cá trên tay rồi quan sát kỹ bộ phận sinh sản cho rõ. Chúng ta dùng ngón tay ấn nhẹ sẽ thấy bộ phận sinh dục của cá trông hình ống, nằm hơi chếch về phía trước tia nước xịt ra rõ, còn Cá mái tương đối ngắn, nằm hơi lài theo thân nó và nước chảy ra ko xịt tia.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Vì Sao Cá Koi Không Chịu Ăn ?

Cá Koi không chịu ăn nguyên nhân do đâu?

Biểu hiện cá Koi không chịu ăn

Cá Koi Nhật là một giống cá phàm ăn và nhiều khi rất “tăng động”. Vì vậy khi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe? Koi chỉ bỏ ăn khi chúng đang yếu, hoặc stress không có hơi sức đi tranh ăn với con khác. Hãy theo dõi và tiến hành cách ly đàn để điều trị bệnh cho chúng.

Khi Koi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe?

Nguyên Nhân Cá Koi không chịu ăn

Cá Koi bỏ ăn thường do 2 nguyên nhân chủ yếu: Koi bị táo bón do không tiêu hóa được nguồn thức ăn đã nạp vào khiến chúng ấm ách, khó chịu.

Chưa tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể

Hai là Koi bị nhiễm bệnh vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mang, nhiễm sán , lở loét,…Khi xác định được Koi đã nhiễm bệnh mà không điều trị kịp thời thì cá Koi rất có thể bị chết.

Koi bị nhiễm bệnh

Một nguyên nhân nữa đến từ sự chăm sóc dồn dập của người nuôi: Bạn cho Koi ăn quá nhiều/ quá ít quá dày làm Koi không tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp/ không đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động của Koi. Làm Koi yếu dần đi và dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng của Koi trước bệnh tật. Và đương nhiên sau một thời gian dài không điều trị thì chúng cũng chết.

Cách điều trị bệnh

Trước tiên khi thấy Koi có hiên tượng tách đàn, bỏ ăn thì cần vớt Koi ra chậu nhỏ để kiểm tra toàn thân.

Kiểm tra lần lượt từ nắp mang, đến vẩy toàn cơ thể koi. Nếu không có gì bất thường. Vậy có thể là do Koi ăn quá nhiều chưa tiêu hóa hết. Bạn nên cho giảm số lượng thức ăn cho Koi đi có thể cho ăn 1 ngày 2 lần cho ăn. Hoặc cũng có thể Koi chán ăn do nguồn thức ăn không phù hợp, hãy thay đổi khẩu vị thức ăn cho chúng.

Chú ý lựa chọn các thức ăn dạng viên cho Koi phù hợp với từng độ tuổi của Koi và đảm bảo nguồn đạm trong thức ăn. Tỷ lệ đạm trong thức ăn cần đạt chuẩn từ 20% đến 30%. Và có thể nên cho chúng ăn thêm một số thức ăn dinh dưỡng ngoài. như tôm tép, trùn quế, rau củ…

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho Koi. Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn của chúng

Nếu mang cá Koi có sức khỏe bình thường có màu đỏ sẫm, nhip thở đều đặn. Nếu mang xuất hiện nhiều vết trắng loang lổ và thở khó khăn là chúng bị mắc nấm mang. Vậy cần phải bổ sung thuốc diệt nấm vào hồ ngay. Tránh những chú Koi khác bị nhiễm nấm tiếp theo.

Tỷ lệ liều lượng

Nên sử dụng thuốc Clomine T liều lượng khoảng 7,5gr cho 1 khối nước, dùng chung với muối, đánh thuốc liên tục trong vòng 3 ngày liền vào tầm chiều, mỗi ngày đánh thuốc 1 lần, mỗi lần đánh thuốc thì nên thay nước 1/3 hồ hoặc 20% thể tích hồ.

Nếu trên Koi có xuất hiện các vết lở loét, vẩy cá bị xù, bị nhiễm sán, … thì hãy điều trị ngay. Việc điều trị cho Koi thì nên tiến hành điều trị trong chậu và chú ý tiến hành đánh thuốc sát trùng vào hồ. Tránh những chú Koi khác lại nhiễm bệnh.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất

ZIONSGROUP- NICE SPACE FOR LIFE

Facebook: Jpkoi.vn

Email: Jpkoi.vn@gmail.com

Trụ sở Hà Nội : Tòa CT1A Vinaconex 3, Đường Cương Kiên, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trụ sở chúng tôi 82/2/20 Đinh Bộ Lĩnh, P 26, Q Bình Thạnh, TP HCM

Vì Sao Cá Koi Phai Màu

Một số lý do khiến cá

Koi

phai màu

1. Di Truyền

Đây là điều khó khăn cho người chơi, vì một khi di truyền thì không có cách chi chỉnh sửa được cả . Trong một bầy cá Koi con, có thể có đến vài ngàn cho đến vài chục ngàn con cá Koi con sinh nỡ, nhưng không phải con nào cũng đẹp như bố mẹ cả . Đó là lý do tại sao sau khi đi qua khâu thanh lọc, cả hàng chục ngàn con sẻ bị huỷ đi tại các trại cá Koi Nhật . Loại huỷ đi để đảm bảo phẩm chất . Vì câu hỏi của bạn là dòng cá Koi KOHAKU, nên tôi sẻ mạn bàn một vài điều về việc chọn loại giống cá KOI này.

a. Dòng Kohaku sẻ có những tạng đỏ theo một hình thù nhất định nào đó mà tôi đã có lần viết bài đề cập trên diển đàn này . Chọn một hình tạng nào đó của màu đỏ trên cơ thể Koi dòng kohaku thì tuỳ người ý thích của mổi người … Tôi chỉ quan tâm đến một vài điểm quan trọng trên các hình tạng đỏ này . Tôi sẻ chú tâm đâm đến màu sắc chính giữa ngay trung điểm của mổi cái vẩy có màu cam/vàng hoặc đỏ và so sánh với màu sắc cam/vàng hoặc đỏ của chính viền vẩy đó . Sắc màu đồng đều giữa trung điểm của vẩy và viền sẻ là dấu hiệu ít nhức đầu trong tương lai . Vì một khi không có sự hài hoà giữa lòng vẩy và viền … thì đó chính là dấu hiệu cho sự có thể mất màu trong tương lai, và những con cá Koi này không nên giữ hay mua.

b. Sự phân biệt rõ ràng giữa các hình tạng trắng và đỏ là điều quan trọng . Vì lem nhem, lang chạ với các hiện tượng như rỉ lan của màu đỏ vào trong màu trắng … là điều không nên và nên tránh … vì đó cũng là dấu hiệu của màu đỏ sẻ vỡ ra và huỷ đi giá trị của con cá sau này khi chúng lớn.

c. Cá Koi dòng Kohaku khi mất màu sẻ thường mất đi từ hình tạng đầu tiên trên cơ thể là ở phần đầu, khi nhận thấy được điều này, và có sự khác biệt giữa hình tạng đầu tiên và các hình tạng còn lại về màu sắc thì ta nên tránh.

d. Khi nhìn cá, đều này sẻ khó cho những ai chưa quen mắt, nhưng nếu đủ kinh nghiệm thì màu sắc của cá Koi, khi nhìn chúng ta sẻ nhận biết được rằng lớp màu sắc tiềm tàng trong vài lớp dưới của vẩy nữa cơ, chứ không chỉ nằm trên bề mặt mà thôi. Những con cá Koi không có cho cặp măt chúng ta cái cảm giác này, thì cũng nên loại, không giữ lại và không nên mua, vì nếu nuôi chỉ phí công ! Đó là về phân di truyền

2. Phẩm chất của nước

Cá Koi là dòng cá sống trong nước kiềm …. độ pH của chúng nên có khoản từ 7-7.8 . Dĩ nhiên các thông số thông thường của nước phải đạt yêu cầu. Bạn là người chơi cá Koi đã có nhiều kinh nghiệm (tôi biết chắc là thế !), nên sẻ không lập lại tại nơi đây . Cá Koi rất nhạy cảm đến lượng oxygen hoà tan trong nước, nếu thiếu sẻ ảnh hưỡng ngay chứ không như cá rồng có thể chịu đựng lâu dài trong môi trường không có O2 .. . Thứ đến khoáng chất hoà tan trong nước có tác dụng vô cùng quan trọng đến màu sắc của vẩy đấy bạn . Vô cùng quan trọng ! Nói đến đây tôi không khỏi không nhắc đến một điểm lợi ích mà đã rất lâu người Nhật coi đó là bí quyết . Người Nhật họ pha trong nước ao hô của họ một loại đất sét . Loại đất sét này , ngày xưa khi còn chơi cá Koi, tôi phải mua từ những cửa hàng cá KOI nhập mua loại đất sét này từ Nhật . Đặc tính của loại đất sét này là hoàn toàn bổ sung những vi lượng khoáng chất cần thiết cho cá Koi và giúp cho màu sắc của chúng sáng và hoành tráng hơn

3. Thức ăn

Khi đi chọn mua cá Koi, chúng ta không nên ham mà chọn mua những con cá Koi còn bé mà đã có màu sắc rực rỡ. Thí dụ như dòng Koi Kohaku … nếu bé xíu mà đỏ kè, thì đó là những con cá Koi sẻ chắc chắn có vấn đề trong tương lai. Xin hảy xem những gì tôi đề cập trong mục 1 bên trên. Vô cùng quan trọng ! Màu sắc trong các loài cá luôn là thứ yếu, chúng đến sau sự phát triển cá. Cá Koi không là ngoại lệ . Những ai đi ngược lại nguyên tắc này của mẹ thiên nhiên (mother nature) sẻ trả cái giá không rẻ . Lý do là vì ….. bên dưới các lớp vẩy cá là những mô tế bào chất chứa màu sắc đấy ạ . Khi cá nhỏ, thì các tủ chứa đụng màu sắc này nhỏ, nhưng sẻ lớn dần theo thời gian khi chúng lớn . Môt khi các kho chứa này lớn theo kích thước của cá, thì màu sắc trong đấy vì sự phát triển của “tủ chứa” sẻ phân tán đi . Cũng bằng ấy màu, nhưng phải phân tán mỏng ra trên diện tích rộng hơn, dĩ nhiên phải nhạt màu đi . Đây là điều quan trọng, và luôn trở ngược về điểm 1 tôi đề cập bên trên, màu sắc lòng vẩy và viền hài hoà, và đều .. cho thấy tiềm năng chất chứa màu sắc của cá trong tương lai . Nhiều tủ , nhiều kho chứa màu …. sẻ là con cá Koi đậm màu trong tương lai

4. Ánh sáng

Cá Koi cần ánh sang mặt trời … bạn nuôi trong nhà thì hơi kẹt … nhưng vì hoàn cảnh thì phải xem xét lại loại bóng đèn đang xử dụng . Nên dùng các loại bóng đèn có thể cung cấp toàn vẹn vùng quang phổ của ánh nắng mặt trời , vì không phải loại đèn nào cũng có thể cung ứng yêu cầu này . Vài dòng mạn đàm với bạn . Hy vọng tôi đã trả lời được chút gì về các thắc mắc của bạn.