Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Cá La Hán Bỏ Ăn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Nguyên Nhân Cá La Hán Bỏ Ăn. Cách Xử Lý Hiệu Quả

Cá bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, đổi hồ cá, vận chuyển,… dẫn tới suy giảm miễn dịch, một số loại vi khuẩn gây hại có sẵn trong ruột cá, phân cá lúc này trở nên mạnh lên, sinh sôi số lượng lớn, khiến cho đường ruột bị nhiễm khuẩn gây ra bệnh.

Đường ruột khó chịu sẽ khiến cá la hán bỏ ăn, chúng trở nên nhạy cảm và nhút nhát hơn hẳn thông thường. Màu sắc trên thân của chú cá trở nên nhợt nhạt hơn. Dấu hiệu dễ nhận thấy nữa là cá bị xình bụng hoặc hậu môn. Khi bệnh, phân cá có màu trắng bông, hoặc kéo dây thành sợi. Ở giai đoạn nặng hơn, thân cá bắt đầu có nổi mảng màu sậm, ửng đỏ như bị nấm.

Sử dụng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít hòa với nước ấm cho tan hoàn toàn, sau đó đổ dung dịch đã pha vào hồ nước. Nên duy trì nước bể ở nhiệt độ thông thường, căn lượng nước trong hồ cá để tránh trường hợp quá liều thuốc.

Cá La Hán đẹp, khỏe mạnh, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Bệnh đốm trắng ở cá la hán

Cá la hán nhiễm ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis gây ra bệnh này. Ngoài cá la hán ra thì nhiều loại cá khác cũng hay mắc bệnh này.

Bạn có thể thấy nhiều đốm trong suốt nổi lên trên mình cá. Vây có bị dính lại, chúng di chuyển lờ đờ, mệt mỏi, chậm chạp. Bệnh này khiến cá bỏ ăn, hô hấp thay đổi, thở gấp, nếu để lâu không chữa trị cá sẽ chết.

Đầu tiên, nước hồ nuôi cần được tăng nhiệt độ lên khoảng 28 đến 30 độ C, duy trì nhiệt độ nước hồ nuôi như vậy cho tới khi các đốm trên thân cá biến mất. Hòa Metronidazole tỷ lệ 500mg/100l nước và Oxytetracyline liều 1g/100l nước hoặc dùng muối 2kg/100l nước, hoặc Malachite Green liều 0,1mg/hồ.

Khuẩn đơn bào gây nên các lỗ mủ màu trắng, hoặc nâu, vàng ở đầu cá, chúng cũng gây nên bệnh đường ruột kèm theo. Bạn có thể thấy rõ cá bỏ ăn, trở nên gầy ốm, da sậm màu, vây bị teo. Phân của cá có kéo sợi màu trắng do bị bệnh đường ruột. Con cá nhiễm bệnh trở nên lờ đờ, mệt mỏi, thường xuyên treo đầu trên mặt nước. Nếu để lâu, bệnh lủng đầu sẽ kéo theo bệnh lồi mắt ở cá, do vi khuẩn trong nước sẽ tấn công cá theo đường vết thương hở trên đầu.

Nước trong hồ nuôi cần thay mới khoảng 75%, cần vệ sinh sạch nền đáy, máng lọc. Lấy nước nóng khoảng 90 độ C, nghiền nát metronidazole và thả vào nước nóng cho tan hoàn toàn. Hòa dung dịch đã pha vào nước hồ theo tỉ lệ 500 mg/40 lít nước. Bạn nên duy trì liên tục quá trình này trong vòng 10 đến 15 ngày hoặc dài hơn nếu tình hình cải thiện chậm. Chủ nuôi có thể kết hợp thêm blue methylene để ngăn chặn các vi khuẩn khác gây bệnh thứ phát ở cá la hán.

Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đó là cá bị phình bụng, phình hậu môn, cá la hán bỏ ăn, phân trắng dạng sợi. Do biểu hiện này rất giống với bệnh nhiễm khuẩn, vì thế, cách để phân biệt là bạn kiểm tra lại môi trường sống và loại thức ăn cho cá ăn. Nếu môi trường sống không có gì thay đổi, những loại thức ăn thay đổi thì khả năng cao là cá bị viêm ruột do thức ăn nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân do thức ăn, vì thế đầu tiên cần phải ngừng cho cá ăn. Điều chỉnh, duy trì nhiệt độ hồ cá ở 28 đến 30 độ C. Ngày đầu tiên điều trị cần rút nước và thay mới 50% nước hồ, những ngày tiếp theo thay mới 10% nước hồ nuôi. Dùng Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte… để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Thức Ăn Giành Cho Cá La Hán

– Xuất xứ: Germany

– Thành phần: Động vật thân mềm và động vật giáp xác 27.50%; Ngũ cốc 25.99%; Cá và phụ phẩm cá 20,76%; Rau quả 12.50%; Phụ phẩm từ rau 12,25%; Dầu và chất béo 1,00%

– Dinh dưỡng: Protein thô 46,00%; Chất béo thô 6,00%; Chất xơ thô 1,80%; Tro thô 9,50%; độ ẩm 8.00%

– Phụ gia: màu thực phẩm Astaxanthin E161j, Colorant Iron Oxide Red E172, Antioxydants, E 306 (chiết xuất từ vitamin E tự nhiên); Vitamin, provitamins/ 1000g: Vitamin A 25000 I. E., Vitamin D3 2000 I. E., Vitamin E 330 mg, Vitamin C (ổn định) 300 mg.

– Cách cho ăn: Cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn tùy thuộc vào mật độ, kích thước cá trong hồ cá mà cho nhiều hay ít.

Thức ăn cá cảnh JBL NovoFlower mini thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cá La Hán – cichlid Flowerhorn dưới 12cm

Thức ăn cá cảnh JBL NovoFlower maxi thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cá La Hán – cichlid Flowerhorn từ 12cm trở lên.

JBL NovoFlower chứa hàm lượng astaxanthin cao giúp cá La Hán có màu sắc đẹp.

Hỗn hợp đa vitamin giúp cá tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Thành phần thức ăn cá cân bằng protein và chất béo để đảm bảo cá tăng trưởng khỏe mạnh.

Type of product Main food

Analytical components Crude protein 46.00 % Crude fat 6.00 % Crude fibre 1.80 % Crude ash 9.50 % moisture content 8.00 %

Additives

Colouring Colorant Iron Oxide Red E172 Astaxanthin E161j food colouring

Antioxydants E 306 (natural vitamin E extracts)

Vitamins, provitamins and other chemically defined substances with a similar effect (per 1000 g) Vitamin A 25000 I. E. Vitamin D3 2000 I. E. Vitamin E 330 mg Vitamin C(stable) 300 mg

Composition Molluscs and crustaceans 27.50 % Cereals 25.99 % Fish and fish by-products 20.76 % Fish protein concentrate Vegetables 12.50 % Vegetable by-products 12.25 % Oil and fats 1.00 %

For flowerhorn cichlids up to 12 cm.

Excellent colours due to the high astaxanthin content.

Multivitamin mix increases resistance to diseases.

Well-balanced content of proteins and fats to ensure healthy growth.

Flowerhorn-Cichliden werden in einigen Ländern nicht angeboten. Sie stammen aus Kreuzungen zweier Cichlidenarten und sind besonders in Asien sehr populär.

Các Loại Thức Ăn Cho Cá La Hán

Thức ăn tươi sống là món ăn khoái khẩu của cá La Hán tuy nhiên chúng ta cần để ý đến một số loại thức ăn có nguy cơ truyền bệnh cao và có cách xử lý thích hợp trước đem khi cho cá ăn.

1- Cá hoang dã: các tiệm cá thường bán hai loại cá hoang vớt ngoài sông, ruộng là cá lia thia và cá trâm. Thực tế, trong cá lia thia đôi khi có lẫn cả cá bã trầu, cá rô, cá sặt nhỏ, cá ròng ròng và những loại cá không rõ tên khác. Cá trâm là thức ăn vừa miệng cho cá La Hán cỡ vừa và nhỏ nhưng nếu hồ nuôi quá to thì có khi cá La Hán không đớp được chúng vì cá trâm bơi khá nhanh. Cá hoang dã là loại thức ăn ít mầm bệnh.

3- Cá chép: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.

4- Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.

5- Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Tôi thường bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.

6- Lăng quăng và bo bo: đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muõi của lăng quăng.

Thức ăn đông lạnh

Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không “khoái khẩu” bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.

1- Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Tôi thích cho cá ăn loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép tôi cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.

2- Trùng đỏ: là loại thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng dạng muỗi (midge) mà ở ta gọi là con muỗi lắc. Nhiều người đồn rằng loại ấu trùng này được nuôi bằng “chất màu hóa học” nên cá ăn vào dễ bị bệnh! Khi tra trên mạng tôi thấy con này đúng là có màu đỏ tự nhiên và được gọi là redworm (người ta cũng lộn nó với con trùn, con giun!). Tôi vẫn thường nuôi cá bằng trùng đỏ đông lạnh mà không gặp rắc rối gì, có điều loại thức ăn này hơi mắc tiền nên chỉ dùng để cho cá ăn dặm thôi. Mặt khác cá ăn trùng đỏ hay bị đen vây nhưng cũng không quan trọng lắm, ngưng cho ăn một thời gian là hết.

3- Thịt bò, tim bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm.

4- Cá: tôi thử cho cá La Hán ăn thịt cá ngừ đại dương nhưng chúng tỏ vẻ không thích lắm. Nếu muốn các bạn có thể thử cho cá ăn phi-lê cá basa đông lạnh. Thứ này giá cả phải chăng mà lại dễ kiếm. Theo tôi, cá La Hán rất dễ tính nên chúng ăn tất cả các loại thủy hải sản đông lạnh khi chúng đói!

5- Ốc bươu vàng: nghe nói có người mua ốc bươu vàng về đập bỏ vỏ, lấy thịt xắt cho cá ăn. Tôi nghĩ ốc vốn là loài trung chuyển các mầm bệnh ký sinh như giun và sán, vì vậy chúng ta nên bỏ ốc vào ngăn lạnh một thời gian để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.

6- Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn: loại thức ăn này dùng để nuôi thúc cá La Hán giúp chúng chóng lớn và mau lên đầu tuy nhiên thức ăn thừa làm nước mau dơ nên chúng ta cần để ý thay nước thường xuyên.– Công thức 1: thức ăn viên loại tốt + thịt bò + tôm + vitamin. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.– Công thức 2: thịt bò + tôm + phi-lê cá basa + vitamin + thuốc tiêu hóa + nước ép cà rốt + nước ép bắp cải + chất kết dính. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên. Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên.

Các loại thức ăn khác

Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá La Hán như gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất… Kể cả loại sâu qui dùng làm thức ăn cho chim cũng có thể đem cho cá ăn (nhưng chúng không thích lắm). Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.