Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vệ Sinh Hồ Cá Thủy Sinh Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Vệ Sinh Hồ Cá Bằng Các Sinh Vật Thủy Sinh

[tintuc] Có nhiều phương thức vệ sinh hồ cá tương ứng với vấn đề mà hồ thủy sinh của bạn mắc phải.

Một phương pháp vệ sinh hồ cá hiệu quả là dùng các sinh vật thủy sinh. Phương pháp vệ sinh hồ cá này đơn giản rất phù hợp nhưng hiệu quả cho người chơi thủy sinh bận rộn.

Vinhaqua tổng hợp và chia sẻ các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ. Đó là tận dụng các tính năng đặc biệt của các sinh vật nuôi trong hồ.

Có lẽ bạn đã quá quen thuộc loài cá có tên là cá “lau kiếng”, loài này khá linh hoạt và vệ sinh hồ cá cũng khá hiệu quả. Nhưng khi bắt đầu phong cách chơi hồ thủy sinh du nhập vào Việt Nam thì xuất hiện rất nhiều cá lau kiếng khác nhau. Cá “lau kiếng” thông thường, chúng rất to và quậy, không thích hợp cho hồ thủy sinh. Nên các loài lau kiếng khác nhỏ hơn, như: tỳ bà, chuột thái, … sẽ được gia chủ cân nhắc thả vào hồ.

Không chỉ có cá làm nhiệm vụ vệ sinh hồ. Chúng tôi chia sẽ với các bạn 2 loài phổ biến nữa. Đó là: Ốc thủy sinh và Tép thủy sinh. Bây giờ ta bắt đầu tham khảo thông tin về các sinh vật thủy sinh này.

1. Cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá nhanh gọn lẹ:

Bạn có thể lau thành hồ, lau xung quanh hồ… nhưng không thể nào vệ sinh từng ngốc ngách hay trên mỗi chiếc lá cây thủy sinh trong hồ cá được. Vì thế dòng cá thủy sinh để vệ sinh hồ cá luôn cần thiết.

Ưu điểm của cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:

Nhanh , gọn, lẹ, hiệu quả cao

Nhiều con rất đẹp nên có thể xem là cá cảnh tăng sinh động cho hồ được

Tùy loài ăn được cả rêu hại, tảo nâu, chất dơ bám dưới nền v.v…

Nhược điểm của cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:

Ham ăn, hay tranh ăn với mấy cá khác

Một vài loài cá to thì lười biếng và chỉ canh tranh ăn , có khi lại phá phách nên phải vớt ra ngoài

Không nuôi chung được với tép kiểng

Các loài cá thủy tiêu biểu sinh giúp vệ sinh hồ cá:

Cá Chuột mỹ, cá chuột sao, cá chuột trắng

Cá chuột Thái trắng và đen

Cá mún, Cá bình tích , Cá molly

Ốc thủy sinh vệ sinh hồ cá bằng cách diệt rêu hại hiệu quả cao

Dùng Ốc thủy sinh cũng là một phương pháp khá hay và hiệu quả cao trong việc diệt trừ các loài rêu hại để giúp vệ sinh hồ cá thủy sinh được dễ dàng hơn. Ngoài ra ốc thủy sinh có nhiều con rất đẹp và bắt mắt, hồ thủy sinh mà có thêm ốc kiểng nữa thì làm cho phong cảnh trở nên tuyệt vời hơn.

Ưu điểm của ốc thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá :

Dễ nuôi, không tranh giành thức ăn với loài khác được

Nhược điểm của ốc thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:

Bò chậm nên thấy hiệu quả chậm

Có một vài loài ốc đẻ quá lẹ nên nếu ốc quá nhiều sẽ gây mất cân bằng môi trường sống trong hồ thủy sinh.

Các loài ốc thủy sinh tiêu biệu giúp vệ sinh hồ cá:

Tép thủy sinh trợ thủ đắt lực trong việc vệ sinh hồ cá :

Tép là loài ăn tạp, chúng có khả năng ăn rêu hại, tảo và cả thức ăn dư thừa rơi rãi xuống nền. Ngoài ra tép thủy sinh cũng được nhiều người ưu thích hiện nay. Có nhiều người chơi thủy sinh chỉ nuôi tép kiểng không, và cũng rất nhiều người toàn kết hợp giữa tép thủy sinh, cá thủy sinh và ốc thủy sinh để giúp vệ sinh hồ cá tốt nhất

Ưu điểm của tép thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:

– Đẹp, vui nhộn – Ăn rêu hiệu quả cao – Thích hợp với hồ thủy sinh tép kiểng

Nhược điểm của tép thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:

– Sức sống yếu dễ chết – Giá thành cao

Các loài tép thủy sinh tiêu biệu giúp vệ sinh hồ cá:

– Tép Red Cherry (tép RC) – Tép Yamato – Tép mũi đỏ

Các bạn có thể kết hợp các loài này nuôi chung hồ thủy sinh cũng được, chỉ cần mật độ vừa phải là chúng sẽ sống hòa thuận với nhau.

Dùng các sinh vật thủy sinh làm vệ sinh hồ là phương pháp hiệu, tự nhiên thích hợp cho người bận rộn không có thời gian chăm sóc hồ cá của mình. Nhưng dù hiệu quả cao thế nào cũng không nên phó mặc tất cả cho các sinh vật bé nhỏ này. Kết hợp với các phương pháp vệ sinh hồ cá khác, bạn sẽ thấy hồ thủy sinh mình luôn sạch đẹp và xanh mát.

[/tintuc]

Hướng Dẫn Vệ Sinh Hồ Cá Thủy Sinh Bằng Clip

Chỉ cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản thì việc chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh trở thành thú vui. Clip hướng dẫn vệ sinh hồ cá thủy sinh sẽ giúp ích cho bạn.

Hướng dẫn vệ sinh hồ cá thủy sinh bằng Clip

Clip hướng dẫn chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh

Chơi hồ cá thủy sinh là cả một niềm đam mê lẫn nghệ thuật. Để tạo một hồ thủy sinh đẹp đôi khi phải bỏ không ít công sức tìm hiểu , nghiên cứu và chăm sóc. Trang trí thiết kế cảnh vật thủy sinh đã khó thì việc chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh không kém phần khó hơn. Với đoạn clip này Thủy Sinh Asin hy vọng các bạn sẽ nắm bắt một phần cơ bản về việc vệ sinh hồ cá, chăm sóc bảo dưỡng hồ thủy sinh một cách cơ bản nhất. Chỉ cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản thì việc chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh trở thành thú vui chứ không phải là nỗi niềm gây phiền toái.

Chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh

Các điểm lưu ý trong việc chăm sóc và vệ sinh hồ cá thủy sinh:

1. Độ pH nước : Độ pH nước rất quan trọng, nó quyết định toàn bộ sự sống trong hồ thủy sinh

2. Ánh sáng: kiểm tra ánh sáng thường xuyên, đôi khi 1 bóng đèn yếu cũng ảnh hưởng sự phát triển của cây – rêu thủy sinh trong hồ

3. Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước cũng rất quan trọng, hồ cá thủy sinh tốt nhất khi nhiệt độ từ 20-28 độ C

4. Lọc hồ cá: Lọc có chạy bình thường không ? Hay đôi khi có bị rò rỉ điện hay không… rất quan trọng, ảnh hưởng lớn trong hồ thủy sinh

Khi kiểm tra các phần cơ bản đó xong thì có thể chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh như đoạn clip trên.

Các điểm lưu ý trong việc chăm sóc và vệ sinh hồ cá thủy sinh

Các bước cơ bản trong việc vệ sinh hồ cá thủy sinh:

Cleaning glass with razor – Vệ sinh kiếng hồ cá với đồ cạo (0:37 – 1:12) : Dùng đồ cạo cạo sạch rêu bám kiếng: rêu nâu, rêu xanh…

Cleaning glass with sponge – Vệ sinh kiếng hồ cá với miếng sốp (1:12 – 1:25) : Giúp hồ cá sạch bóng hơn

Trimming rolata & Cut precision shape – Cắt tỉa chính xác cây thủy sinh (1:33 – 2:30) : Dùng kéo chuyên dụng trong hồ thủy sinh để cắt tỉa chính xác cây thủy sinh. Sau đó dùng vợt vớt sạch ra ngoài

Trimming moss – Cắt tỉa rêu (3:10 – 3:52) : Dùng kéo cắt tỉa rêu thủy sinh cho gọn ràng. Lưu ý là trong đoạn clip tác giả vừa cắt vừa hút hết các tàn dư của rêu ra ngoài. Vì mầm rêu rất dễ mọc và lẹ, sẽ làm phá cảnh chung của hồ thủy sinh khi rêu bám bất kỳ nơi đâu.

Cleaning stones with toothbrush – Vệ sinh đá bằng bàn chải đánh răng (3:53 – 4:13) : Dùng bàn chải đánh răng vệ sinh đá trong hồ cá thủy sinh, việc này giúp loại bỏ các mầm rêu hại bám đá ko mong muốn

Water change – Thay nước (4:15 – 5:00 ) : Giai đoạn cuối cùng là thay nước mới và chăm vi sinh thêm vào cho hồ cá

Vậy là đã xong quy trình bảo dưỡng chăm sóc và vệ sinh hồ cá thủy sinh. Cứ mỗi tuần làm 1 lần thì đảm bảo hồ cá thủy sinh nhà bạn sẽ luôn sạch đẹp và phát triển tốt. Chỉ cần theo hướng dẫn bài viết này thì việc chăm sóc vệ sinh hồ cá thủy sinh trở thành thú vui thật sự.

Các bước cơ bản trong việc vệ sinh hồ cá thủy sinh

Hướng Dẫn Vệ Sinh Hồ Cá Thủy Sinh Dành Cho Người Mới Chơi

Lau chùi là bước đầu tiên khi tiến hành vệ sinh hồ thủy. Bạn không nên lấy mọi thứ trong hồ nuôi ra khi vệ sinh vì mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Nếu lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ gây ra các va chạm hoặc thậm chí làm tiêu diệt những loài vi khuẩn này khiến giảm chất lượng lọc nước.

Vệ sinh hồ cá thủy sinh đơn giản nhưng tốn khá nhiều tâm sức. Bạn nên chuẩn bị:

– Ống hút nền: dùng để hút cặn bẩn ở nền hồ, đồng thời kết hợp với thay nước. Dùng ống hút nền để loại bỏ cặn bẩn và giữ lại sỏi trong hồ cũng như khi xả nước trở lại vào hồ nước tỏa đều, không làm nền thay đổi cấu trúc hoặc bật cây lên.

– Cây cạo kính: lưỡi cạo bằng thép không rỉ, cạo kính hồ rất nhanh và sạch. Nếu không có cây cạo kính, bạn có thể thay thế bằng các loại thẻ tín dụng bỏ.

2. Cẩn thận trong việc thay nước hồ thủy sinh

Thay nước khi vệ sinh hồ cá thủy sinh là việc làm không thể thiếu. Nước trong hồ cá thủy sinh phải được thay đúng cách. Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước cũ trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới đã được lắng cặn và khử Clo. Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn (> 10-15%) và thường xuyên hơn.

3. Vệ sinh hồ thủy sinh nên loại bỏ những loại tảo trong hồ

4. Vệ sinh bộ lọc hồ thủy sinh thật sạch

5. Cần nhẹ tay khi bơm nước vào hồ thủy sinh

Hãy sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ cá thủy sinh. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Nhớ khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ. Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại, cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngoài hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy.

6. Không được bơm nước ngay vào hồ

Điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cá và tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển. Với những kinh nghiệm vệ sinh hồ thủy sinh như trên, hi vọng sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh hồ thủy sinh đúng cách, tránh làm ảnh hướng đến hệ sinh thái trong hồ để giữ hồ cá thủy sinh đẹp.

Cách Vệ Sinh Ống In

Hiện nay có rất nhiều bạn đang sử dụng ống In out bằng thủy tinh cho bể thủy sinh của mình. Nó làm cho bể thủy sinh đẹp hơn che đi các phần làm mất tính thẩm mỹ của bể. Nhưng với những bạn sử dụng loại này thường phải gặp một rắc rối là phần vệ sinh nó. Do bề mặt thủy tinh nên nó hay bị tảo bám ở ngoài và trong ống. Đối với tảo trên thành kính thì dùng dao lam vệ sinh khá dễ nhưng còn ống thủy tinh chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh hiệu quả giúp cho ống thủy tinh được vệ sinh như mới bằng nước Javen

Cách vệ sinh:

Bước 2: Dùng chổi vệ sinh tranh thủ vệ sinh dây dẫn nước. Nếu bạn không có chổi vệ sinh (Giá bán chổi vệ sinh khoản 80k) thì có thể dùng dây phanh của xe đạp Rồi quấn bông phía đầu rồi luồng vào ống để vệ sinh cũng được.

Bước 3: Mua 1 chai Javen loại nào cũng được giá 1 chai thì tầm khoản 5-10 nghìn tùy chỗ bán. Đầu tiên đổ vào trực tiếp trong ống In out.

Sau đó đổ tiếp thuốc tẩy vào xung quanh của ống.

Sau 15p. Thì ống In out bắt đầu sạch dần ra.

Thường thì sau vài tiếng đồng hồ thì nó sẽ bay đi hết sau đó dùng nước và chổi vệ sinh nhẹ nhàng vệ sinh thêm 1 tí nữa là sạch. Riêng đối với tôi thì tôi thường ngâm ống khoản 5-6 tiếng là sạch.

Lưu ý: Do nước Javen khá là độc nên các bạn sau khi vệ sinh bằng Javen nhớ phải rửa lại ống qua nhiều nước. Riêng Tôi, tôi thường ngâm vào nước qua khoảng 1 buổi sau đó rửa và súc đến khi bay mùi mới cho vào bể. Cách làm trên thì bể thủy sinh và cá cảnh bình thường mình đã làm và không gây ảnh hưởng gì cho cá. Riêng bể tép thì đòi hỏi các bạn phải vệ sinh cho kỹ hơn phần Javen còn tồn lại bằng nước sôi hoặc ngâm lâu ống hơn.