Hồ cá dù đẹp đến đâu, đắt giá đến mấy, lúc nào nhìn vào cũng thấy dơ bẩn, rong rêu bám đầy, những vật trang trí bên trong cái nghiêng cái ngả … thì trăm người trăm chê, đâu ai muốn để mắt nhìn vào! Mà ngay cả chủ nhân của nó chắc cũng có cùng tâm trạng như thế.
Mẹo vệ sinh bể cá cảnh tại nhà hiệu quả nhất?
1. Cọ rửa hồ cá, lau chùi kính
Hồ cá dù làm bằng kính hay xi măng, để trưng trong nhà hay ngoài trời, nếu không cọ rửa thì tối đa 3 – 4 tuần đã có rong rêu bám thành từng đám xanh rì trông rất dơ bẩn, mất vẻ mỹ quan và làm giảm giá trị của hồ cá cũng như con cá quí nuôi bên trong.
Vậy muốn cho hồ cá giữ được sự sạch đẹp, mỗi khi thấy bể cá có hiện tượng rong rêu xuất hiện, hoặc theo định kỳ 4 – 5 tuần một lần, ta nên tổng vệ sinh cho hồ cá
Vệ sinh bể cá cảnh tuy mất nhiều thời gian và công sức, nhưng đó là việc không thể … chần chờ, không thể lẩn tránh đối với những ai có duyên nợ với thú chơi cá kiểng này.
Cọ rửa bể cá cho sạch sẽ đúng như công việc “tổng vệ sinh” hồ cá, vì không những cọ rửa bên trong cho sạch rong rêu mà còn phải lau chùi bụi bặm ở bên ngoài, sắp đặt lại đúng vị trí, đúng thứ tự những vật trang trí trong hồ cá, nếu có
Trước khi cọ rửa bể cá, việc đậu tiên phải làm là cần hết sức cẩn thận và nhẹ tay vớt hết cá nuôi ra vật chứa tạm thời, sau đó tháo bớt nước ra ngoài rồi mới cọ rửa …
Cọ rửa rong rêu không khó, chỉ cần dùng bàn chải nylông chà qua xát lại nhiều lần là lớp rong rêu bóng tróc ra, trả lại sự sáng sủa, sạch sẽ cho bể cá cảnh.
Dụng cụ vệ sinh cọ rửa hồ cá, làu chùi kiếng … được dùng nhiều nhất là: cây cạo kiếng hoặc nam châm lau kiếng ( sử dụng đối với bể nuôi cá cảnh bằng kiếng). Khi sử dụng dụng cụ chuyên dụng này, bạn có thể vệ sinh bể cá cảnh thường xuyên, không cần phải đưa tay vào nước ở trong hồ.
2. Vệ sinh đồ trang trí bên trong bể cá
Các phụ kiện trang trí bể cá như: cây nhựa, lâu đài, núi đá rêu nhân tạo, san hô, đá trang trí … rất dễ bị bám chất bẩn lên bề mặt. Vậy làm cách nào để vệ sinh đồ trang trí bể cá nhanh mà hiệu quả nhất?
Khi ngâm xong, các bạn chú ý phải rửa bằng nước sạch nhiều lần rồi mới cho vào sắp xếp lại vị trí trong bể như cũ nha!
Hệ thống lọc nước thường xuyên, sẽ để lại rất nhiều cặn bã ở khay lọc và túi lọc. Vậy vệ sinh hệ thống lọc nước chính là vệ sinh khay lọc và túi lọc này.
4. Lau chùi sỏi, khử sạch vi khuẩn trong sỏi
Như các bạn đã biết, sỏi ngoài công dụng trang trí cho bể cá cảnh còn có chức năng khác là nhà cho vi sinh sống. Trên bề mặt sỏi có các lỗ nhỏ li ti, giúp vi sinh có nơi trú ngụ, sinh trưởng và phát triển … Vi sinh vật rất cần thiết trong quá trình chăm sóc cá cảnh.
Cách vệ sinh, lau chùi sỏi rất đơn giản, lấy sỏi ra khỏi bể và bỏ vào chậu, dùng dụng cụ kỳ cọ chất bẩn. Sau đó rửa sạch sỏi bằng nước sạch, để khô ráo và chuẩn bị cho lại vào hồ cá cảnh.
5. Vệ sinh nước hồ cá, thay nước mới
Hồ cá thì cả tháng mới đóng rong rêu, nhưng nước hồ cá thì mới thay hôm trước, vài hôm sau thì có cặn dơ bẩn, lơ lửng trong nước rồi. Chất cặn đó là do chất thải của cá cảnh và thức ăn dư thừa của cá mà có. Vậy Cách làm nước bể cá trong vắt đến tận đáy như thế nào? Hạn chế được chấn bẩn trong nước hồ cá có nhiều cách như:
– Sử dụng hệ thống lọc nước
– Dùng ống xi phông hút chất bẩn ra
– Cho cá ăn đúng khẩu phần, không để thức ăn dư thừa nhiều
Nếu sử dụng máy lọc nước với công suất mạnh và thường xuyên dùng ống xi phông rút hết những cặn bã lắng xuống đáy hồ và cho cá ăn với lượng thức ăn vừa no đủ, thì nước trong hồ vài tuần mới phải thay một lần, không còn là vấn đề đáng lo nữa!
Chú ý: Khi thay nước mới, chỉ nên thay nhiều nhất là 25 – 30% lượng nước trong bể cá, vì nếu thay hết cá dễ bị sốc và phải mất thời gian cấy tạo lại vi sinh cho hồ cá.
Khi dùng nước máy để nuôi cá cảnh, phải khử hết Clo trong nước máy rồi mới sử dụng để nuôi.
Để xử lý nước hồ cá cảnh tốt nhất, bạn nên tham khảo bài viết: Cách xử lý nước hồ cá bị đục, xanh, rêu, vàng … hiệu quả nhất bằng xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO!
6. Mẹo vệ sinh bể cá giúp nước hồ cá luôn trong vắt sạch sẽ
Để hạn chế rong rêu xuất hiện quanh bể cá, ta nên nuôi một vài con cá Tỳ bà ( Hypostomus Plecostomus) chung với cá cảnh ( cá kiểng).
Cá Tỳ bà còn được gọi là cá ” chùi bể” hoặc cá ” lau kiếng” chủ yếu ăn thực vật, ăn các loại rêu tảo sinh là chính. Chỉ khi nào rong rêu trong bể cá không đủ giúp cá … no bụng thì nó mới tranh thức ăn động vật với cá cảnh mà thôi.
Cá Tỳ bà có nguồn gốc Nam Mỹ, nuôi lớn hết cỡ cũng dài khoảng 25cm và thân hình nhỉnh hơn ngón tay cái một chút. Ta nên nuôi cỡ cá bằng ngón tay, bằng con thằn lằn ( thạch sùng) là vừa.
Cá Tỳ bà có thân màu nâu, lưng nổi lên nhiều chấm có màu nâu sẫm, miệng rộng nằm ở dưới ngực, có cấu tạo như một cái giác hút, chính vì vậy mà chúng có khả năng bám vào vách kiếng của bể cá để ăn hết rong rêu.
Nếu nuôi cá tỳ bà thì việc vệ sinh hồ cá định kỳ 3 – 4 tháng làm một lần cũng được.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn nuôi cá lau kiếng, bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học, men vi sinh cho hồ cá … cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh, làm nước hồ cá trong vắt đến tận đáy. Giúp cá vừa khỏe mạnh, hồ cá được vệ sinh sạch đẹp
Cách tạo vi sinh cho hồ cá
Tóm lại Cách vệ sinh bể cá cảnh tốt nhất chính là sử dụng men vi sinh cho hồ cá!
VI SINH XỬ LÝ NƯỚC HỒ CÁ KOI