Top 6 # Xem Nhiều Nhất Tuổi Sinh Sản Của Cá Rồng Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Phát Hiện Mới Về Tập Tính Sinh Sản Của Cá Rồng Biển

Các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng, loài cá rồng biển thân cỏ (weedy seadragon) có các dấu hiệu độc nhất vô nhị và những con đực thường tập trung thành từng nhóm cá thể “mang thai.”

Tiến sĩ Keith Martin-Smith thuộc Đại học Tasmania đã dành thời gian hơn hai năm để chụp ảnh cá rồng biển thân cỏ phân bố ở vùng biển phía Nam Hobart, thủ phủ bang Tasmania.

Ông phát hiện ra rằng, những con đực sống độc lập thường tập hợp lại thành nhóm sau khi phối giống và gọi đây là những “nhà trẻ” bởi vì đó là nơi mà cá rồng biển đực bơi loanh quanh trong khi chăm sóc con non. Tất cả các con đực mang trứng thường tụ tập thành từng nhóm nhỏ trong phạm vi vài mét.

Cá rồng biển thân cỏ

Tiến sĩ Martin-Smith đã sử dụng một phần mềm nhận diện hoa văn để nhận biết các dấu hiệu trên thân cá rồng biển thân cỏ, qua đó phát hiện các con đực mang thai tụ tập thành từng đám.

Loài sinh vật biển này có những chấm rất đẹp dọc theo cơ thể và mỗi cá thể lại có những hoa văn dạng đốm riêng. Những hoa văn này giống như dấu vân tay ở người, ngoại trừ việc có thể phức tạp hơn.

Ông hy vọng qua đó sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu tương tác với công chúng qua mạng Internet để góp phần bảo tồn loài cá rồng biển thân cỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá rồng biển thân cỏ có họ hàng với cá ngựa (sea horse) và giống như những người bà con của mình, con đực chịu trách nhiệm mang thai.

Cá cái sản xuất khoảng 200 trứng màu hồng nhạt rồi đưa các trứng này vào đuôi con đực qua một ống dẫn. Trứng sẽ bám dính vào những nguồn cung cấp oxygen ở đuôi cá đực. Tùy theo điều kiện môi trường nước ở xung quanh, trứng sẽ đổi sang màu tía và bắt đầu nở sau khoảng tám tuần lễ.

Sau thời kỳ này, con đực “thót bụng” đẩy các cá con ra khỏi đuôi. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian chừng 24-48 tiếng và các cá thể con sống độc lập kể từ đó.

Ông Martin-Smith cho rằng, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng các mô hình quần thể cá rồng biển để bảo vệ loài sinh vật được bảo vệ nghiêm ngặt này.

Sự Sinh Trưởng Của Cá Rồng

Sự sinh trưởng của cá Rồng gồm như vấn đề: tuổi thọ, giai đoạn phát triển, môi trường sống, thức ăn phù hợp, phương pháp chăm sóc…

Nội dung trong bài viết

Bất kỳ ai, trước khi dự định bắt tay vào việc chăn nuôi một con vật nhất là thú quý hiếm, thú hợp với sở thích của mình đều băn khoăn muốn biết, ít ra là hai điều:

– Tuổi thọ tối đa của nó chừng bao năm?

– Những giai đoạn phát triển ra sao?

Tất nhiên, những thắc mắc khác không kém phần quan trọng như môi trường sống, thức ăn phù hợp, phương pháp chăm sóc…mọi người cũng cần được biết đến…

Về tuổi thọ cá Rồng nuôi nhốt trong hồ nếu được nuôi dưỡng đúng phương pháp sẽ sống được trên dưới mười lăm năm. Đời sống của loài cá kiểng này như vậy là tương đối dài.

Về những giai đoạn phát triển thì cũng giống như các loài cá khác, đời sống của cá Rồng cũng có ba giai đoạn phát triển như sau:

– Giai đoạn đầu đời: Giai đoạn này tính từ lúc cá con mới chui ra khỏi vỏ trứng, cho đến lứa tuổi bắt đầu động dục thường là ba hay bốn năm trở lại.

Trong giai đoạn đầu đời này, cá Rồng phát triển với tốc độ rất nhanh từ chiều dài đến cả chiều rộng thân mình và tất cả các bộ phận trên mình cá.

Chẳng hạn, điều dễ thấy được, từ cái lưng thẳng băng lúc nhỏ, lớn lên lưng trở nên cong; phần bụng cũng nở nây ra. Các vảy bao bọc toàn thân càng ngày càng to bản ra trông như những vỏ sò và bắt đầu sắc lấp lánh.

Đến hai sợi râu kiểu râu rồng từ hai mép cá nẩy ra tưởng chừng như vô tri vô giác lúc nhỏ, khi lớn lên nó trở thành cơ quan xúc giác hữu hiệu, giúp cá Rồng phát giác được con mồi dễ dàng, dù nó đang ở trong bóng tối.

Tất nhiên trong suốt ba bốn năm đầu tiên của cuộc đời này, hằng ngày cá Rồng phải tiêu thụ một lượng thức ăn khá lớn, nhờ đó nó mới phát triển cơ thể nhanh được. Tốt nhất, trong giai đoạn này ta nên cho cá ăn ngày hai bữa mới phỉ sức nó.

– Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này tính từ lúc thực sự trưởng thành (tính từ năm tuổi thứ tư) lúc mà cả cá trống lẫn cá mái bắt đầu bước vào thời kỳ phát dục sắp sinh sản đến khoảng năm tuổi thứ mười.

Giai đoạn này sự phát triển ở thân mình cá chậm hẳn lại so với giai đoạn đầu. Nhưng, điều này không có nghĩa là sự tăng trưởng không còn.

Được biết, tuổi phát dục của cá Rồng trống thường đến sớm hơn cá mái đến cả năm.

Ở vào giai đoạn trưởng thành này, cá Rồng tỏ ra sung mãn nhất, đẹp nhất và các bộ phận trên thân mình nó từ râu, mắt, vảy, các vây đều đã phát triển đến độ hoàn thiện nhất. Con cá Rồng có giá nhất cũng ở vào giai đoạn này.

– Giai đoạn già yếu: Từ năm tuổi thứ mười trở đi, cá Rồng thường không còn khả năng sinh sản nữa. Cá trống, cá mái đã bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời.

Tuy vậy, sự phát triển phần thể trạng của chúng vẫn không ngừng nghỉ, dù chậm hơn trước. Nói cách khác, sự tăng trưởng của cá Rồng sẽ tiếp tục mãi cho đến cuối đời của nó. Vì vậy, nếu tính đến trọng lượng tối đa của một con cá nào là phải trọng lượng vào tuổi cuối đời của nó mới chính xác.

Ở tuổi này cá tiêu thụ lượng nước thức ăn ít hơn trước, vì vậy, mỗi ngày hoặc hai ngày ta cho cá ăn một bữa cũng được.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản

Khi nuôi cá rồng, các loài cá rồng có điểm chung là cá rồng mái chỉ có mỗi một việc là đẻ trứng không thôi, còn việc ấp trứng và nuôi con đều do cá trống đảm nhiệm hết. Chúng có điểm riêng là gần như tuổi sinh sản không đồng đều nhau giữa các giống, có giống như cá Hắc Long mới tròn ba tuổi đã đẻ lứa đầu, trong khi đa đa số giống khác phải bốn, hoặc năm, sáu năm mới bắt đầu rụng trứng …

Nói chung, trong đời sống hoang dã bên ngoài, tất cả các loài cá rồng nhiều châu lục đều sinh sản tốt. Còn khi nuôi nhốt, tuy nhiều loài cũng chịu sinh sản bình thường, nhưng kết quả lại không được như ý muốn của người nuôi.

2. Cách sinh sản tự nhiên

Trong đời sống hoang dã cá rồng trống mái chung sống thành bầy đàn đông đảo bên nhau. Chỉ đến mùa sinh sản, cá trống mái ở vào tuổi trưởng thành mới bắt cặp để sống riêng với nhau. Trước tiên, cá trống chủ động tự tìm cho mình một nàng cá mái có cái bụng đã căng tròn trứng để ghép đôi. Con trống có khi phải mất một thời gian khá dài để đeo đuổi ve vãn con mái, cho đến khi mái ưng mới chịu thôi.

Sau khi quyến rũ được con mái, cá trống liền rong ruổi tìm đến một vùng sông có mực nước hơi cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đã đến độ già, cá trống mái kè nhau đến đây, thân mình chúng quấn quýt với nhau để … ép hết trứng trong bụng ra ngoài.

Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.

Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.

Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như cá rồng trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.

Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.

3. Cách sinh sản tại hồ nuôi

Có thể nói, hầu hết các loài cá rồng đều sinh sản tốt trong môi trường sống nhân tạo, tức hồ (bể) nuôi chúng, trừ cá rồng châu Phi. Loài cá này không những khó phân biệt được giới tính, mà dù có cho ghép đúng cặp, chúng cũng không chịu sinh sản tại hồ nuôi.

Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333

Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Cái Khế, Tp.Cần Thơ 0859880333

Sinh Sản Tự Nhiên Của Cá Rô Đồng

Cá rô đồng là giống cá dễ nuôi, chúng dễ thích ứng được với mọi môi trường sống, và chịu sinh sản tự nhiên trong môi trường nuôi nhốt.

Dù nuôi ở ruộng hay ở ao hồ, cá rô bố mẹ khi đã đến tuổi thành thục tự biết bắt cặp với nhau và đẻ trứng.

Mùa sinh sản của cá rô đồng bắt đầu từ mùa mưa và chấm dứt vào tháng cuối mùa mưa. Như tại miền Nam, là từ cuối tháng ba đến cuối tháng tám, tháng chín Âm lịch. Còn tại các tỉnh bắc Trung bộ và miền Bắc nước ta thì thời gian đó trễ hơn vài tháng.

Muốn có cá rô bố mẹ để nuôi sinh sản tự nhiên, ta có hai nguồn cung ứng sau đây:

Chọn cá bố mẹ từ môi trường hoang dã

Theo bản năng sinh tồn, cá rô đồng cũng như nhiều giống cá đồng khác, trong mùa nắng hạn các mương rãnh và ngay cả ruộng đồng đều bị cạn nước, có nơi đất đai còn nứt nẻ nên cá rô đồng đã khôn ngoan biết tìm đến những nơi có mực nước sâu quanh đó như các đám ruộng sâu, như bàu đìa để lánh nạn.

Chờ đến lúc mùa mưa đến, nước lại lênh láng tràn đồng, cá rô lại từng đàn lũ lượt lội ngược dòng nước để trở lại ruộng đồng tìm mồi và làm ổ đẻ. Vì mùa mưa chính là mùa sinh sản của chúng.

Thường mùa mưa bắt đầu cuối tháng ba Âm lịch, trễ lắm là giữa tháng tư. Mấy tháng đầu mùa mưa, do môi trường sống của cá thừa mứa thức ăn nên cá nào cá nấy mập ù. Lúc này cá mái nào cũng rụng trứng, bụng trướng lên vàng khè.

Đây là lúc ta bắt đầu đánh bắt cá rô bố mẹ để làm giống. Để bắt cá rô đồng tự nhiên này ta có thể đặt lờ hay tát ao, tháo nước ruộng để chặn bắt…

Có điều, cá rô đồng tự nhiên đánh bắt vào đầu mùa mưa tuy nhiều, nhưng vùng nhiều vùng ít không đều. Hơn nữa, cá đánh bắt trong môi trường hoang dã không phải mười con dùng làm cá giống được cả mười, do đánh bắt bằng nhiều cách nên không thể tránh được số nhiều cá bị trầy vi tróc vảy, xây xát thương tật khắp mình nên không đạt chuẩn làm giống.

Những con cá bị thương tật như vậy dù có nuôi thì cũng không sống được lâu ngày, vì các vết thương trên mình cá sẽ bị nấm hay vi khuẩn tấn công.

Chọn cá bố mẹ từ các cơ sở sinh sản nhân tạo

Cá rô giống do sinh sản nhân tạo mà có là cá bố mẹ khi đến tuổi thành thục được chủ nuôi bắt ra chích thuốc HCG để kích thích chúng sinh sản theo cách nhân tạo. Cá sinh sản nhân tạo nếu qua các đời F2, F3… trở về sau thì tính hoang dã của chúng sẽ không còn nhiều như tổ tiên của chúng nữa. Giống này dễ nuôi, dễ thuần dưỡng.

Chọn cá rô đồng sinh sản nhân tạo để làm giống có nhiều điều lợi:

Lúc nào cũng có thể mua được đủ số lượng mình cần.

Chọn được cá cùng kích cỡ, cùng lứa tuổi.

Chọn được cá khỏe mạnh, không bị xây xát thương tật.