Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tuổi Sinh Sản Của Cá La Hán Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cách Cho Cá La Hán Sinh Sản

[tintuc]Phương pháp 1 : Chọn và bắt cặp cho cá đẻ

Cá La Hán rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Và hiện nay phong trào đã đi xuống do xu hướng kiếm lời từ những người kinh doanh, họ đem những con cá không có đầu ra ép để bán. Vì người mua cá nhỏ chưa thể xác định được cá đó có lên đầu hay không phải mất từ 3-5 tháng thì mới biết và khi biết họ tỏ ra chán nản không thích thú nuôi nữa đó chính là lí do khiến phong trào cá La Hán đi xuống, vì vậy mình khuyên bạn khi ép cá thì nên lựa chọn những cặp cá đẹp xuất sắc.

Cặp cá cho ép phải xuất sắc thì cá con mới đẹp và có tỉ lệ đâu cao

Cá mái nên có châu nhiều (vì cá mái thường không có gù)

Cá trống dáng đẹp, gù to, đuôi không túm hay bị tật gì hết, châu sáng

Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cá trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, cá mái rất dữ và có thể làm cá trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi cá con nở và lớn lên, vì cá lớn rất nhanh.

Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.

Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro vì 2 con có thể cắn nhau.

Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì cá mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. Cá mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.

Lúc này, cơ quan sinh dục của cá mái sẽ lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi “phai”, đầu có thể xẹp đi một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường

Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng cứ mỗi sau khi cá mái đẻ 1 lượt thì cá trống sẽ đi theo và thụ tinh cho trứng, bằng cách “chà” lên ổ trứng. Cố gắng đừng cử động mạnh hay gây tiếng động lớn để cho cá đừng bị stress. Cá sẽ đẻ trong vòng 30 phút đến 3 giờ và số trứng đạt được khoảng từ 1000 – 5000 trứng.

Sau khi cá đẻ xong, bạn có 2 lựa chọn:

Thứ nhất: để trứng lại cho cá bố mẹ chăm sóc. Cách này ít người chọn, vì cá mẹ thường ăn con

Thứ hai: Lấy trứng ra và đặt nó vào một cái hồ nhỏ đã được xử lý nước và khử trùng (hoặc lấy nước từ hồ cá bố mẹ đã bắt cặp). Việc khử trùng giúp cho những trứng hư không lây san những trứng khác.

Cá bố mẹ bảo vệ và ấp trứng tốt nhưng cũng có thể sẽ ăn hết trứng nếu chúng cảm thấy bất an. Vì vậy, bạn nên lấy trứng ra ấp riêng để tránh được rủi ro.

Đặt giá thể có trứng vào hồ ấp. có 2 cách :

* 1. Nếu đem dĩa trứng ra hồ nhỏ để ấp thì để nghiêng (khỏang 75 độ) vào thành hồ (đối với hồ bề rộng 30cm)

* 2. Nếu cho ấp trực tiếp tại hồ cá đẻ thì để nằm ngang với đáy bể, giảm mực nước đi 50%

Những trứng màu trắng là trứng hư, nếu giá thể được đặt nằm ngang cá con sẽ ăn những trứng này (cũng itện chứ hỉ).

Bật sủi không khí với cường độ nhẹ. Không được để bọt khí sủi trực tiếp vào trứng, nên để cách xa khoảng 5 – 10 cm. Đừng quên tắt máy lọc nếu bạn không muốn cá bột khi nở ra sẽ bị hút vào máy

Phần 3: Cách chăm sóc cá bột

Trứng sẽ nở sau khoảng 50 giờ, nếu hơn 72 giờ thì chất lượng cá con sẽ không tốt. Trứng đầu tiên sẽ mọc đuôi và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những chấm đen nhỏ, đó là mắt cá. Bạn sẽ nhận ra rằng không phải tất cả mọi trứng đều nở. Một số trứng không thể nở vì không được thụ tinh. Đã có trường hợp trứng nở rất ít nhưng bạn đừng lo, cá sẽ đẻ trong khoảng từ 3 – 6 tuần sau nếu có chế độ cho ăn tốt. Do vậy, nếu thất bại, bạn vẫn còn cơ hội để thử lại.

Sau khi cặp cá đẻ trứng, bạn phải tách riêng chúng ra. Cặp cá có thể oánh nhau dữ dội sau khi đẻ, vì vậy, hãy lưu tâm đến chúng.

Trong vòng từ 2 – 4 ngày sau khi nở, cá bột không cần phải cho ăn. Chúng sẽ sử dụng noãn hoàn để sống. Sau đó, bạn có thể cho cá bột ăn bo bo hoặc luộc kỹ 1 quả trứng gà, bóc vỏ và lấy lòng đỏ, lấy 1 ít vào 1 cái chén và dùng 1 ít nước ấm đành lõang ra và tạt đều vào hồ, cá con sẽ ăn ngay khi hết nõan hòan, theo hv cá đến ngày thứ 4 cho ăn bo bo và đến ngàt thứ 7 bắt đầu cho ăn trùn chỉ và vẵn bỏ 1 ít bo bo. Cá con rất phàm ăn, bạn nên cho ăn càng nhiều càng tốt trong giai đoạn này để giúp cá có một nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Nhưng nhớ thay nước thường xuyên hv thay 1 ngày 2 lần và gần như là thay 200% nước mới.

Cây Tùng La Hán Hợp Với Tuổi Nào?

Ý nghĩa của cây Tùng La Hán

Tùng La Hán là loại cây thân gỗ, lá xanh bóng bẩy quanh năm và có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Thân cây Tùng La Hán có vẻ ngoài xù xì nhưng gỗ của loại cây này lại vô cùng dẻo và dễ uốn. Trước đây, Tùng La Hán rất quý và hiếm, chỉ xuất hiện ở trong cung của các bậc vua, chúa và gia đình quý tộc nhưng ngày nay loại cây này đang được biết đến ngày càng phổ biến hơn.

– Về mặt phong thủy, loại cây này là biểu tượng của sự phồn vinh và thịnh vượng.

– Cây tùng la hán mạnh mẽ, phong trần, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, thể hiện sức sống bền bỉ, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống.

– Ngày xưa, cây Tùng La Hán là loài cây quý tộc, chỉ những gia đình giàu có mới có điều kiện để mua, chăm sóc và trưng bày loại cây này trong nhà vì vậy nó thể hiện đẳng cấp sang trọng, cao quý.

– Hình dáng cây Tùng La Hán tự nhiên rất phong trần, phóng khoáng, mạnh mẽ thể hiện khí phách hiên ngang của một người anh hùng, đầu đội trời, chân đạp đất.

– Màu xanh quanh năm của lá Tùng La Hán cũng có tác dụng làm sáng không gian, cân bằng âm dương.

Với những ý nghĩa đặc biệt này, ngày nay cây Tùng La hán được các gia chủ trồng nhiều tại các sân vườn, biệt thự để thể hiện đăng cấp của mình. Tại những nơi có công trình văn hóa như khu di tích, đình chùa, laoji cây này cũng được trồng phổ biến.

Cây Tùng La Hán hợp với tuổi nào?

Tùng La Hán là loại cây cảnh đẹp, đứng đầu trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật được giới yêu cây cảnh nghệ thuật đặc biệt yêu thích. Vậy Cây Tùng La Hán hợp với tuổi nào? Theo đánh giá và nghiên cứu thì cây Tùng La Hán đặc biệt hợp với những người thuộc tuổi: đinh mùi, ất dậu, bính tý, quý tỵ, giáp dần, nhâm thìn, nhâm tuất, đinh sửu, giáp thân, ất mão, bính ngọ, quý hợi,…. Những người tuổi này đều thuộc mệnh Kim. Đặc biệt những người thuộc mệnh Thủy cũng là những người hợp với cây Tùng La Hán.

Trực giác của những người có tuổi trên cũng cực kì tốt nên họ rất giỏi trong thường lượng. Họ dễ dàng thích nghi và nhìn nhận sự vật theo quan điểm tổng thể.

Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm địa chỉ mua cây Tùng la Hán xin vui lòng liên hệ với Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường theo số hotline: 0989 688 888/0936 360 618 để được tư vấn và báo giá.

Kinh Nghiệm Và Kỹ Thuật Cho Cá La Hán Sinh Sản

Cá la hán (Cichlasoma sp.) được nhập nội từ năm 2001, hiện rất phổ biến mặc dù đã qua cơn sốt đỉnh điểm vào giai đoạn 2004-2006. Cá có thể tiếp tục sinh sản trong nước khá dễ dàng, tuy nhiên nguồn cá la hán đẹp hiện vẫn phải nhập ngoại do chưa nắm rõ công thức lai tạo. Bài viết cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất giống cá la hán…

Cá la hán (Cichlasoma sp.) thuộc họ , giống Cichlasoma, tên tiếng anh là Flower horn Fish. Thời gian thành thục của cá la hán khoảng 7 – 8 tháng tuổi, tuy nhiên cá sinh sản tốt lúc trên 10 tháng tuổi. Cá được nuôi trong thời gian tái phát dục chậm hơn với điều kiện tự nhiên. Tùy vào chế độ nuôi vỗ, thời tiết mà thời gian tái phát dục kéo dài từ 1 – 3 tháng

: Chọn cá la hán bố mẹ có ngoại hình cân đối, phần đầu gù to cân đối với cơ thể, các hoa văn giống “chữ hán” (Phúc Lộc Thọ), vảy có châu (kim cương), màu sắc đẹp và đặc trưng. Tìm hiểu nguồn gốc cá, không dùng cá đực và cá cái trong cùng một thế hệ nhằm tránh hiện tượng cận huyết. Sau khi chọn xong, tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ, đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản cũng như hiệu quả kinh tế của trại giống. Thức ăn cho cá bố mẹ gồm tép bò, thịt băm, thức ăn tổng hợp… để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng các thành phần protein và chất khoáng cần thiết. Môi trường nước thích hợp cho cá: nhiệt độ từ 28 – 31 Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ0 C, pH nước tốt nhất từ 7.0 – 7.5. Thường xuyên thay nước ít nhất 3 ngày một lần. Đồng thời trang bị hệ thống sục khí liên tục đảm bảo lượng oxy cần thiết, hệ thống lọc giúp bể nuôi sạch sẽ cá ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: lựa chọn cá bố mẹ cho sinh sản phải tiến hành nhanh gọn và chính xác, tránh làm sây sát cá, làm cá bị mất sức ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Yêu cầu chọn những con cá cái có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục xưng to và dài ra. Cá đực vuốt nhẹ bụng có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.

Phân biệt đực cái: khi cá còn nhỏ phân biệt đực cái rất khó, phân biệt đực cái tốt nhất là khi cá đến độ thành thục. Khi thành thục sinh dục cá đực có gai sinh dục nhỏ nằm sát vây hậu môn mà cá cái không có. Cá cái có lỗ sinh dục lồi. Tuy nhiên để nhìn ra được gai này cần phải có kinh nghiệm, bỡi có một tia vây của vây hậu môn cũng rất giống gai sinh dục. Phân biệt được giới tính sớm rất có ích cho người sản xuất giống cũng như người nuôi cảnh vì chủ động được loại cá mà mình cần, nếu cá lớn đến độ thành thục thì có giá trị rất cao.

: nên cho cá đẻ tự nhiên bằng cách ghép cặp bố mẹ cho sinh sản. Bể đẻ có kích thước từ 50 x40 x 40 cm, nước trong bể phải sạch sẽ không nên cho nước quá đầy. Vệ sinh bể sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài để dễ dàng quan sát hoạt động sinh sản của cá, ngoài ra còn có thiết bị che chắn một góc bể nơi đặt giá thể để cá sinh sản mà không bị tác động, đặt bể nơi yên tĩnh. Về việc chọn giá thể, giá thể cứng, có thể dùng một miếng gạch diện tích 10 – 20 cm, Bố trí cá La Hán sinh sảnvệ sinh giá thể bằng cách sát trùng với nước muối 5 ‰, sau đó đặt ở góc bể nơi được che kín. Tùy theo điều kiện sản xuất mà ta có sự lựa chọn bố mẹ, cần phải đặt mục đích sản xuất lên hàng đầu. Tỷ lệ cá tham gia sinh sản là 1 đực và 1 cái. Thời gian cá sinh sản nên ngừng cho cá ăn để cá tập trung toàn bộ vào vấn đề sinh sản. Đây là loài cá sống “đơn lẻ” nên cần phải chú ý kỹ cá đực và cá cái có chịu bắt cặp hay không. Trường hợp có xung đột xảy nên vớt cá ra. Để khắc phục chuyện này nên để cá bố mẹ vào 2 bể gần nhau để cá có thể làm “quen” với nhau vài ngày. Trường hợp không xảy ra xung đột, cá đực sẽ luôn bơi theo cá cái chứng tỏ chúng có thể sinh sản trong vài ngày tới. Cá thường sinh sản lúc trời nắng ấm, nhiệt độ trong bể cao, vào buổi trưa lúc 11 – 13 giờ và kết thúc lúc 15 – 16 giờ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Linh (2006), sức sinh sản thực tế của một con cá cái có trọng lượng 0,3 kg đến 0.4 kg đạt được từ 1.200 – 1.500 trứng tức khoảng 4.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá sinh sản xong cá mẹ tiến hành ấp trứng, cá đực có nhiệm vụ bảo vệ. Nếu bạn chuẩn bị tốt thì nên vớt cá bố mẹ ra và đem trứng đi ấp ở nước chảy nhẹ qua thau có đựng rổ trứng. Nếu không có điều kiện thì ấp trong bể kiếng ban đầu nhưng phải thay nước thường xuyên. Kết quả ấp trứng trong nghiên cứu này thu được: tỷ lệ thụ tinh đạt 90%, tỉ lệ nở đạt 60%.

Ấp trứng: Có 2 cách ấp trứng: để cho cá cái tự ấp trứng , hoặc vớt cá bố mẹ ra cho nước chảy nhẹ liên tục để ấp trứng để bảo đảm nguồn oxy cần thiết cho sự phát triển của phôi. Trong nghiên cứu này, sau 48 giờ cá nở, tỷ lệ nở khoảng 65% tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi khoảng 90%. Để cho cá sinh sản tốt quan trọng nhất là khâu nuôi vỗ cá bố mẹ. Mặc khác để trứng cá có tỷ lệ nở cao cần sử dụng nước trong sạch, ít chất lơ lửng, hạt phù sa để trứng không bị bám lên trên bề mặt trứng, khó khăn trong việc trao đổi oxy của trứng.

Kỹ thuật ương cá lên một tuần tuổi: Sau 3 ngày tuổi cá bột có thể ăn thức ăn bên ngoài, cá con bắt đầu bơi lên mặt nước và đi tìm thức ăn. Nên sử dụng phiêu sinh động như moina để cho cá ăn. Ngoài ra có thể dùng lòng đỏ trứng nghiền nhuyễn hòa tan vào nước cho ăn.

Thời gian đầu cá đang hình thành và phát triển bộ máy tiêu hóa nên cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn. Tuy nhiên có quá nhiều phiêu sinh động trong bể sẽ gây cạnh tranh oxy, cá con thiếu oxy sẽ chậm lớn và dễ chết. Cần thay nước thường xuyên và loại bỏ phiêu sinh động cũ. Trong giai đoạn này không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể ương, do cá còn nhỏ dễ mẫn cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Cần đặt bể ương nơi có bóng mát, có nhiệt độ ổn định.

Khách mua hàng vui lòng liên hệ: 0944948444 – 0983520387 – 0936996693

Khách mua Sỉ vui lòng liên hệ: 0943499444 – 0946285519

Tư vấn kỹ thuật: 0978918008 – 0978137069

Kiểm tra đơn hàng đã đặt vui lòng liên hệ: 024 6327 8080

Ngoài giờ hành chính vui lòng gọi: 0978918008

Trân trọng

Thái Hòa Aquarium

Văn Phòng & Cửa Hàng: Số 545 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 1: Số 15 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 2: Số 75 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 3: Nhà D-72Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Trại Koi 1: Số 175 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Trại Koi 2: Tổ 7 Cự Khối, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Tính Hiếu Chiến Của Cá La Hán

Mỗi giống vật trên đời đều có cá tính riêng. Tính hiếu chiến của cá La hán cũng nằm trong quy luật tự nhiên đó, là tính cách mà cá có từ tổ tiên của nó.

Nội dung trong bài viết

Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?

Càng chịu khó quan tâm tìm hiểu tường tận cá tính của vật nuôi ta càng dễ dàng nuôi chúng thành công, đúng theo ý muốn của mình. Với cá La hán, giống cá kiểng mới lạ được lai tạo chỉ trên dưới mười năm nay, tuy đã được chọn nuôi ở gần khắp mọi châu lục, nhưng chắc chắn chưa ai dám tự hào cho rằng mình đã thấu rõ mọi cá tính đặc biệt của nó. Tuy vậy, một số ít cá tính chính của cá La hán đã được nhận biết như sau:

Cá La hán có bản tính hiếu chiến

Có lẽ trên đời này không có một giống cá kiểng nào có tính khí dữ dằn, hung tợn bằng cá La hán. Nhiều người mới nuôi cá La hán lần đầu, thấy chúng dữ quá nên sợ, đến nỗi lần đầu không dám tiếp tục nuôi nữa! Tính hiếu chiến được coi là tính đặc trưng của giống cá kiểng này. Đúng là chúng hung dữ thật, nhưng khi nuôi quen ta lại thích thú với bản tính hung hăng này của chúng.

Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?

Nếu nuôi vài ba con cá La hán chung một hồ kiếng ta sẽ biết thế nào là chuyện “cá lớn nuốt cá bé”. Con cá lớn sẽ biểu dương hết sức mạnh của mình vào việc rượt đuổi, cắn xé và giết hết con cá yếu sức hơn nó, lúc đó xem ra mới thỏa dạ. Ngay chủ nuôi, mỗi khi có việc lại gần hồ cá, con cá bên trong vừa chợt thấy đã tiến nhanh về phía bóng người, và sẵn sàng phùng mang trợn mắt sẵn sàng đối địch. Nó phản ứng tức thời và bén nhạy với những cử động qua lại hay lên xuống của bàn tay chủ nuôi đứng bên ngoài. Nếu lúc đó ta thọc tay vào hồ, chắc chắn nó sẽ tấn công ngay.

Nhiều người tự hỏi tại sao giống cá La hán có thân mình đẹp đẽ đó lại hung dữ hiếu chiến như vậy? Và họ đã tự tìm được câu trả lời hợp lý như sau: Do bản tính hiếu chiến tự nhiên thừa hưởng của tổ tiên là loài Cichlidea truyền lại. Tổ tiên chúng trong đời sống hoang dã bên ngoài con nào cũng tự chiếm cho mình một lãnh địa riêng để có thức ăn đầy đủ mà sinh tồn, cũng là tổ ấm trong mùa sinh sản, đồng thời bảo vệ cho thế hệ tiếp nối.

Nói cách khác, để bảo vệ hữu hiệu phần đất riêng mình, con cá La hán nào cũng phải tỏ ra hung dữ trong việc đánh đuổi, thậm chí truy sát không chút khoan dung với những con cá lạ xâm nhập vào cương thổ của chúng.

Trong đời sống hoang dã bên ngoài đã vật, thì nuôi nhốt trong hồ kiếng, trong bể nuôi chật hẹp thì cũng lại càng hung dữ như bản tính tổ tiên của chúng.

Chúng ta cũng biết cá La hán mẹ luôn rất ham con, nó nuôi đàn con rất chu đáo. Vì thế, cá mẹ luôn cảnh giác trước những kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa của nó. Khi gặp cá lạ, nó sẽ biểu tỏ tính hung dữ bằng cách lao tới tấn công ngay.

Cá tính hung dữ, hiếu chiến này chỉ có khi chúng được ba tháng tuổi trở về sau. Còn trước đó cá con trong bầy đàn đông đảo vẫn ” chung sống hòa bình” với nhau, thường nép mình bên nhau, chùm nhum lại thành đám lớn ở một góc hồ.

Khi đã ở vào lứa tuổi trưởng thành, trong mình bản tính đã nổi dậy thì mỗi ngăn hồ chỉ nuôi được một con cá La hán mà thôi. Nếu nuôi hai con chung một hồ, dù một trống một mái thì con yếu sức sớm muộn gì cũng bị con kia cắn chết. Trong trường hợp can ngăn ra được thì con kia cũng ít nhiều bị thương tật, không tróc vả cũng rách vây, coi như sống dở chết dở. Nhiều người đã nuôi hai con chung nhau từ lúc còn nhỏ, với hi vọng là sau này chúng sống thân thiện với nhau nhưng cuối cùng cũng gặp thất bại thảm hại…

Có một số giống La hán vào ban ngày có vẻ hiền từ, nhưng ban đêm lại trở nên hung dữ, hiếu chiến không thua gì những dòng khác.

Có cách gì để nuôi cá La hán chung một hồ?

Ta có thể dùng một hồ kiếng có kích thước lớn để nuôi chung vài ba con cá La hán cùng kích cỡ với nhau, mà chúng vẫn không giết hại lẫn nhau. Đây là cách mà nhiều người nuôi cá Tai tượng (osphronemus goramy), còn gọi là Tai tượng Việt Nam hay cá Rô tía chung nhau mà vẫn thành công.

Giống cá Tai tượng này cũng thích sống có lãnh địa riêng. VÌ vậy nuôi chung hai con một hồ thế nào chúng cũng rượt đuổi tấn công nhau cho đến khi một con sống, con chết. Thế nhưng khi nuôi hai con trong một hồ lớn (thậm chí vơi số lượng đông hơn cũng được) nếu trong hồ đặt sẵn một số chướng ngại vật như đá non bộ, thì chúng bớt hung hăng, dù vẫn không thế thân thiện với nhau. Mỗi con gần như chiếm cứ một phương, tự coi nơi đó là lãnh địa của mình và kiếm ăn cũng như qua lại trong khu vực đó. Nếu con này có bơi qua lãnh địa của con kia, thì dù có chạm trán nhau con yếu thế vẫn có đủ chỗ để tránh né…

Thực tế cũng có nhiều người đã thành công trong việc nuôi năm bảy con cá La hán chung một hồ lớn để có cơ hội nhìn cho mãn nhãn. Họ chỉ đặt vào hồ một số vật trang trí như vài ba viên sỏi lớn. Các con cá la hán sẽ tìm để tranh giành, và cuối cùng coi đó là cái mốc ranh giới của giang sơn riêng rẽ của mình, nên không còn rượt đuổi cắn xé nhau.

Cũng có thể do sống chung đụng nhiều cá thể với nhau nên con nào hung dữ cũng không thể tập trung vào một cá thể nào đó trong bầy để tấn công. Từ đó chúng sống hiền hòa bên nhau