Đối với cây cảnh, để có được một cây cảnh đạt được đến nghệ thuật “chân – thiện – mỹ” là rất khó và kì công, chúng phải trải qua thời gian dài, thậm chí qua nhiều đời thì mới có thể đạt được. Do đó, cái giá hàng tỷ đồng là xứng đáng.
Diễn ra tại Festival sinh vật cảnh Thủ đô lần thứ nhất năm 2016, khi mà hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh trên khắp cả nước cùng hội tụ, thì cũng là lúc xuất hiện một loại cây cảnh đáng giá triệu đô với hình dáng cây sanh ôm đá mang tên “Mâm xôi con gà”.
“Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ đã hơn 150 tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ, của dòng họ Phạm. Vào năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường, cũng là một nghệ nhân ở đất Hà thành, đã phát hiện và trực tiếp tạo dáng cho cây này.
Tháng 4/2012, siêu cây này đã được lên trang bìa của tạp chí nghệ thuật chơi cây cảnh bonsai của BCI Mỹ. Năm đó, “Mâm xôi con gà” được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng.
Theo nhiều người chơi kiểng, sở dĩ cây “mâm xôi con gà tạo được sức hút bởi nó hội tụ đầy đủ cả 4 yếu tối: “cổ – kỳ – mỹ – văn”, nó giống một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo với “tay ngon long quần thụ – bông tán tản vân – thân vách dáng làng – thạch thụ tương sinh.
Siêu phẩm “ông bụt” được mua với giá 120 tỷ bởi đại gia Phan Văn Toàn,thành phố Việt Trì.
Việc mua bán siêu phẩm này được giới chơi sinh vật cảnh kể như một giai thoại. Theo đó, lần đầu ông Toàn đã đến Nam Định, chủ nhân của siêu cây này bắt ông đứng ở xa quan sát không cho lại gần. Những lần sau đó, ông Toàn phải lặn lội đặt cao hổ tận bên Lào làm quà biếu và cũng phải mấy hết một năm trời mới có vinh hạnh được rước “ông bụt” về tư dinh của mình.
Theo tư liệu lịch sử, anh Phạm Đức Thịnh (giám đốc công ty Cổ phần đầu từ và phát triển sinh vật cảnh Phạm gia) – chủ nhân của bộ tác phẩm mang tên “Chiến thắng Bạch Đằng”, anh cho biết, vào những năm đầu công nguyên, gỗ sao đen thường được sử dụng làm thuyền biển vì càng ngấm nước thì độ bền của gỗ càng cao. Những loại gỗ này thì gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam, nên anh đã dùng lũa, tức là phần lõi của cây gỗ, còn tồn tại dưới lòng đất, lòng sông suối hàng ngăn năm trước để thay thế. Toàn bộ tác phẩm là nhằm tái hiện lại chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử.
Ngày trước, thế trực quân tử luôn là thế được ông cha ta ưa thích nhất, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời.
Trực quân tử là dáng cây có thế trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất, Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mắt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người kỷ cương.
Cây sanh trực quân tử là một cây sanh đại thụ và thuộc top những loại cây cảnh quý ở nước ta, cây đã được hàng trăm năm tuổi và hiện thuộc sở hữu của gia đình anh Phạm Hải Anh thuộc thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được ước tính với giá 25 tỷ đồng.
Cây Sanh “dáng làng/’ thuộc sở hữu của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Hoản, ngụ tại xóm 19 xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, hiện sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.
Từ tay bông đến bộ rễ được cắt tỉa và tạo đường uốn rất công phu, các nhánh cây trong tổng thể cây có sự hài hòa đến ngạc nhiên, bộ rễ lớn tới 3 người ôm, thả xuống như cây đa đầu đình, gợi nhớ về thuở thơ ấu chăn trâu cắt cỏ ngày xưa.
Cây dáng làng thuộc loại cây dáng trực, là dạng biến thể mở rộng của dáng này. Với cành tán xum xuê, nhiều cành tán, phân bố trên cao, tạo sự phong sương, dày dặn, trải nghiệm, trông giống như một cây cổ thụ đích thực. Để thêm phân sinh động và hình tượng, người ta thường thêm những tiểu cảnh đi kèm như mái đình, bến nước, ghe thuyền, đàn trâu, đàn cò trắng.
Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” được cho là cây cảnh “độc nhất vô nhị” với giá của nó là 1 triệu USD, thuộc sở hữu của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi tại Ninh Bình.
Cây có thế chim phượng hoàng múa trên mình rồng, cây phải là cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía àm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, phần cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.
Thế này phải uốn sao cho thật dịu dàng, mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng, thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.
Bộ cây Tam đa thuộc sở hữu của ông Nguyễn Công Khanh thuộc thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hiện bộ cây này đã được định giá hơn 20 tỷ.
Tam đa tượng trưng cho tam tài, tam giáo, và thậm chí là trời – đất – con người. Tam có nghĩa là ba, trong phong thủy, số 3 hàm chứa một sức mạnh huyền bí, đó là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống văn hóa trong quan hệ trên dưới, gia đình… và mong muốn của con người trong cuộc sống. Theo đó, bộ cây cảnh Tam đa mang ý nghĩa Phúc, Lộc, Thọ.
Dáng Thăng Long thuộc sở hữu của ông Hoàng Quân thuộc tỉnh Thái Bình, đã có người trả với giá 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.
Cây thuộc sở hữu của nghệ nhân Lê Xuân Kỳ, nguyên Uỷ viên ban chấp hành CLB sinh vật cảnh Việt Nam, được định giá 10 tỷ đồng.
Cây sanh dáng Phu thê thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền, ngụ tại Triều Khúc, Hà Nội. Tính tới thời điểm hiện tại thì cây đã hơn 100 năm tuổi.
Đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng taị Festival cây cành nghệ thuật, tổ chức vào năm 2006 tại Hồ Chí Minh, và cũng trong năm đó, một đại gia khét tiếng đã bỏ ra 400000 USD (gần 6 tỷ đồng) để mua cây Sanh này nhưng ông không bán.
Từ khóa: cây cảnh đẹpcây cảnh đẹp nhất việt namcây kiểng đẹpcây kiểng đẹp nhất việt nam