Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trữ Lượng Mỏ Cá Rồng Đỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Những Kịch Bản Xấu Và Đỡ Xấu Hơn Ở Mỏ Cá Rồng Đỏ

Gần một năm rưỡi sau lần chính thể ‘đảng em’ ở Việt Nam lần đầu tiên gián tiếp thừa nhận rằng họ đã yêu cầu Repsol – một hãng dầu khí Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam – dừng khai thác dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ trong khu vực Bãi Tư Chính, mà nguồn cơn thực chất là do bị ‘đảng anh’ Trung Quốc gây sức ép và phá bĩnh, đã xuất hiện thông tin không chính thức, nhưng có cơ sở, về việc chính quyền Việt Nam đã phải phủ phục nhượng bộ trước Bắc Kinh tại mỏ này.

Repsol phải dừng hẳn khai thác dầu?

Nhà báo Chu Vĩnh Hải, một hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, viết trên trang web Tiếng Dân, rằng một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói với ông: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Theo nguồn tin trên, PVN và Repsol sẽ không đưa nhau ra tòa trọng tài quốc tế mà sẽ tự thỏa thuận đền bù cho Repsol. Thỏa thuận đền bù dân sự này cao hơn tổng mức đầu tư mà Repsol đã đầu tư vào Cá Rồng Đỏ là 300 triệu USD nhưng không vượt quá 1 tỉ USD.

Tuy chưa được xác nhận chính thức bởi một hãng thông tấn hay tờ báo nào của nước ngoài, nhưng thông tin trên của nhà báo Chu Vĩnh Hải là khá phù hợp với bầu không khí trĩu nặng và trống rỗng tại liên doanh Cá Rồng Đỏ trong hơn hai năm qua, kể từ ngày Trung Quốc mở màn chiến dịch gây hấn tại mỏ dầu khí này từ tháng 7 năm 2017 khiến Repsol phải ‘tháo chạy’ lần đầu tiên. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác mỏ này đã bị đình trệ.

“Bản lĩnh Việt Nam” và những lần tháo chạy

Cá Rồng Đỏ, còn gọi là Red Emperor, là một phần Lô 07/03 tại bồn trũng Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Ước tính trữ lượng của mỏ là khoảng 45 triệu thùng dầu thô, gần 4,9 tỷ m3 khí tự nhiên và 2,3 triệu thùng condensate – một dạng dầu thô siêu nhẹ, chủ yếu là một phụ phẩm của việc khai thác khí đốt.

Nhưng lô này nằm gần đường 9 đoạn, còn gọi là ‘đường lưỡi bò’, mà Trung Quốc đã vạch ra để tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn ở Biển Đông. Vào năm 2017, Trung Quốc đã cho vẽ lại ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ mà đã quét qua đến 67 lô dầu khí – chiếm phần lớn trong số các mỏ dầu khí của Việt Nam. Khu vực bị ‘liếm’ nhiều nhất là Bãi Tư Chính.

Tháng Bảy năm 2017 đã xảy ra một sự kiện mà xứng đáng được liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại Giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam.” Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại Giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhưng vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp một cách kỳ lạ với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Sau vụ bỏ chạy không ngoái cổ ấy của liên doanh dầu khí Việt Nam – Tây Ban Nha, đã có tin quốc tế xác nhận ý đồ của hải quân Trung Quốc là có kịch bản tấn công quân sự, đặc biệt khi ‘bạn vàng’ này đã đưa cả một giàn phóng tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016.

9 tháng sau “nỗi nhục Bãi Tư Chính” lần đầu, nỗi nhục lần thứ hai đã xảy ra ở cùng địa điểm. Tháng Ba năm 2018, một lần nữa, Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Vẫn bởi sức ép của ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc – như cái cách tụng ca một thời của giới chóp bu Việt Nam, bất chấp giới hạn dưới của phạm trù liêm sỉ.

Ngay sau vụ Cá Rồng Đỏ lần hai, Tập Cận Bình đã cử Vương Nghị – Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc – đến Việt Nam với một “tối hậu thư”: Việt Nam phải “cùng hợp tác khai thác” mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, “bản lĩnh Việt Nam” sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.

Cho tới lúc đó, “bản lĩnh Việt Nam” chỉ còn cách “tự xử”: nếu ở “nỗi nhục Bãi Tư Chính” lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD – kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Ba năm 2018, con số bồi thường nghe nói lên đến 200 triệu USD.

Còn bây giờ là từ trên 300 triệu USD đến 1 tỷ USD. Đó là cái giá phải trả vì PetroVietnam, mà đứng đằng sau nó là Bộ Chính trị Việt Nam, đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng với Repsol.

Cũng có thông tin từ giới chuyên gia dầu khí về việc PetroVietnam phải bồi thường khoảng 400 triệu USD cho Repsol.

Thông tin ngoài lề về việc PetroVietnam chấm dứt liên doanh với Repsol trong khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ cũng khá logic với phản ứng ‘kịch liệt phản đối’ đến mức nổ súng cảnh cáo còn không dám của lực lượng tuần duyên Việt Nam, khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay như vào chốn vô chủ quyền.

‘Khấu đầu’ hay tiếp tục vật lộn?

Vấn nạn hiện thời tại mỏ Cá Rồng Đỏ là chính thể Việt Nam không những rơi vào tình trạng rất có thể phải chấm dứt liên doanh và bồi thường cho Repsol, mà còn có thể đã nhúng thêm một chân xuống miệng vực thẳm nếu quả thật đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí’. Nếu đúng vậy, sắp tới tàu Hải Dương 8, tàu cẩu Lam Kình và các tàu hải cảnh của Trung Quốc sẽ biến mất khỏi khu vực Bãi Tư Chính, mà thay vào đó sẽ là sự hiện diện của một công ty khai thác dầu khí Trung Quốc, để mọi chuyện lại trở về vạch xuất phát ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ cực kỳ đãi bôi và giả dối. Khi đó, một phần đáng kể dầu thô từ Cá Rồng Đỏ đáng lý chạy vào ngân sách để nuôi bộ máy đảng CSVN thì sẽ chui thẳng vào túi ‘đảng anh’.

Nhưng cũng còn một kịch bản khác – đỡ tệ hại hơn. Đó là chính thể Việt Nam chỉ cúi mình chấm dứt hoạt động liên doanh với Repsol, chịu bồi thường cho Repsol để tạm thời thỏa mãn yêu sách của Bắc Kinh và chấp nhận để PetroVietNam tự khai thác dầu mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật tối tân của các quốc gia châu Âu, nhưng mặt khác cũng không để Trung Quốc can dự vào mỏ Cá Rồng Đỏ. Tuy nhiên, phần tiếp theo của câu chuyện này sẽ gay cấn không kém gì cái cách mà Bắc Kinh đã làm để đẩy đuổi Repsol trở về Tây Ban Nha. Cuộc chiến giành ăn dầu khí chỉ tạm lắng một thời gian, rồi sau đó sẽ vẫn tái diễn. Và với nỗi sợ mất mật đã trở thành bản năng, Bộ Chính trị Việt Nam sẽ khó mà khoan được thùng dầu nào từ mỏ Cá Rồng Đỏ để có tiền nuôi đảng và trả nợ nước ngoài…

Việt Nam Tiếp Tục Đặt Kế Hoạch Khai Thác Mỏ Cá Rồng Đỏ Trong Năm 2022

Ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.

Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.

Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.

Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết:

“Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt.”

Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.

Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. – Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Truyền thông Việt Nam lúc đó cho biết dự án này sẽ được chính thức khởi động vào tháng 11 năm ngoái nhân hội nghị APEC tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau đó không có thông tin thêm về hoạt động của mỏ này nên nhiều người vẫn không biết được thực sự mỏ này đã đi vào hoạt động hay cũng bị dừng lại do sức ép từ Trung Quốc.

Mỏ khí Cá Voi Xanh có các lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa Việt Nam. ExonMobil đã đầu tư 600 triệu đô la vào dự án và theo kế hoạch đến cuối năm 2023, dòng khí đốt đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào bờ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong nước.

Tuy nhiên, cũng giống như với mỏ Cá Rồng Đỏ, việc khai thác tại các mỏ này của Việt Nam cũng từng gặp khó khăn vào năm 2007 khi Trung Quốc gây sức ép với chính công ty ExxonMobil, nhất là với lô 118 vốn nằm rất gần đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.

Đường lưỡi bò này cũng nằm gần lô 07/03 và lô 136/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ với vùng nước trong đường đứt khúc. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết theo nguồn tin mà ông có được, hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh đã được bắt đầu. Tuy nhiên báo chí trong nước không loan tin về các hoạt động này.

Trung Quốc gây sức ép lên các công ty là chính

Mặc dù hãng tin Reuters, BBC cho biết việc ngừng khoan thăm dò tại mỏ Cá Rồng Đỏ là quyết định từ phía Việt Nam đưa ra, nhưng theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, quyết định dừng đến từ chính Repsol vì sức ép lên các công ty con khác thuộc tập đoàn này vốn đang có những hợp đồng với Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã từng gây sức ép đối với một số công ty tìm kiếm khai thác dầu khí ở Việt Nam mà điển hình là BP của Anh. Theo nhà báo Bill Hayton của BBC, trong cuốn ‘ Biển Nam Trung Hoa: Tranh giành quyền lực ở châu Á ‘, công ty BP của Anh đã phải bỏ dự án khai thác tại Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Công ty Chevron của Mỹ cũng phải dừng hoạt động tại lô 122 ngay sát bờ biển Việt Nam hồi năm 2007. Các công ty này, theo nhà báo Bill Hayton, đều bỏ Việt Nam vì những quyền lợi hợp đồng mà họ có tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc vào năm 2007, phía ExxonMobil đã không bỏ cuộc tại Việt Nam.

Ngoài ra, công ty năng lượng Ấn Độ ONGC Videsh, công ty KNOC của Hàn Quốc và một số công ty nhỏ hơn và không có lợi ích lớn tại Trung Quốc như Premier của Anh và Talisman của Canada cũng phớt lờ Trung Quốc.

Cho đến lúc này cũng không có bất cứ thông tin gì về việc Trung Quốc gây sức ép đối với Nga mặc dù Nga cũng là nước có công ty tham gia ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo nhà báo Bill Hayton, vào tháng 7/2008 Nga cho phía Mỹ biết rằng Trung Quốc không hề gây sức ép với các công ty Nga.

Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. – Giáo sư Carl Thayer

Nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép về mặt chính trị đối với phía Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức nhất định. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:

“Họ ép là bảo nên dừng lại vì chúng ta còn đang bàn nhưng mà đó là ở ngoài lề còn chính thức họ không làm gì được. Ví dụ lần trước Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc là ông Phạm Trường Long phải bỏ về vì ông ta không ép được.”

Cẳng thẳng Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng vào hồi giữa năm ngoái khi Tướng Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 để phản đối việc Việt Nam cho khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Giao lưu quốc phòng hai nước dự định diễn ra vào thời gian đó cũng bị hủy bỏ.

Cùng lúc, tờ Hoàn cầu Thời báo vào ngày 22/6 năm ngoái trích lời ông Liu Feng, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc cáo buộc ‘ Việt Nam đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm việc gạt sang bên những bất đồng và tìm kiếm phát triển chung, và việc Việt Nam cho Repsol khai thác là nhằm mục đích củng cố đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực’.

Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 đã ký “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” nhằm không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Mới đây trong cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên tiếp tục khẳng định tuân thủ thỏa thuận này.

Nói về những thách thức từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể gặp phải nếu tiếp tục khai thác tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định.

“Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc.”

Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong trường hợp một số công ty nước ngoài không chịu nổi áp lực của Trung Quốc mà phải bỏ cuộc thì Việt Nam vẫn còn có thể tìm kiếm các đối tác là các công ty không chịu áp lực của Trung Quốc như ExxonMobil của Mỹ.

Hợp Đồng Mỏ Khí Cá Rồng Đỏ 1,2 Tỷ Usd Sẽ Dẫn Dắt Tăng Trưởng Pvs Trong Trung Và Dài Hạn

PVS được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu kinh doanh trong năm nay

Công ty cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam (Mã: KIS) vừa có báo cáo cập nhật tình hình hoạt động của Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS).

Cá Rồng Đỏ dẫn dắt tăng trưởng trung hạn

Từ tháng 4/2017, kế hoạch Phát triển mỏ Cá Rồng Đỏ được Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ thuộc Block 07/03 – Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km. Là mỏ sâu nhất Việt Nam gồm 12 cụm giếng, cung ứng 25.000-30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m3 khí/ngày. Giá trị hợp đồng dành cho PVS ước tính là 1,2 tỷ USD.

Liên doanh PVS (51%) và Yinson (49%) đã ký kết được hợp đồng cung ứng FPSO trị giá 800 triệu USD cho mỏ này. Dự kiến dự án sẽ mang đến dòng lợi nhuận ổn định từ quý I/2020, dự phóng đóng góp lợi nhuận sau thuế khoảng 180 tỷ/năm.

Ngoài ra PVS đã ký kết hợp đồng xây dựng giàn đầu giếng có chân đế căng (TLWP) trị giá 380 triệu USD, xây dựng từ quý II/2017 đến 2019. PVS cũng sẽ vận hành và bảo dưỡng cho kho nổi FPSO với phí 34.000USD/ngày và cho TWHP là 4.000USD/ngày, trị giá hợp đồng ước 125 triệu USD.

Quý IV/2017, PVS sẽ huy động thêm 1.200 tỷ đồng để dành cho dự án FPSO Cá Rồng Đỏ.

Bên cạnh đó, các dự án Sao Vàng Đại Nguyệt, Block B và Cá Voi Xanh hứa hẹn đem lại khối lượng công việc rất lớn. Ước tính khối lượng M&C giai đoạn 2018-2020 khoảng 3 tỷ USD. Mảng M&C phát triển sẽ kéo theo tăng trưởng mảng tàu dịch vụ và cảng hậu cầu dầu khí.

Doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận bắt đầu khởi sắc

Trong quý I năm 2017, doanh thu PVS đạt 7.684 tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ) nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc. Cụ thể, lợi nhuận gộp đạt 689 tỷ đồng (tăng 22,6% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận sau thuế tuy giảm 6,6% đạt 643 tỷ đồng do ghi nhận khoản lỗ từ liên doanh PV Shipyard và không có khoản hoàn nhập dự phòng mỏ Chim Sáo 100 tỷ như quý I/2016, nhưng sẽ tăng 8,4% so với cùng kỳ nếu loại trừ yếu tố bất thường này.

Trong nửa đầu 2017, doanh thu mảng M&C giảm mạnh nhất 34% so với năm trước đó, Lợi nhuận gộp đạt 183 tỷ đồng (giảm 40% cùng kỳ) do thiếu hụt các dự án ngoài khơi lớn có biên lợi nhuận cao. Kéo theo đó, lợi nhuận gộp của mảng Tàu dịch vụ Kỹ thuật cũng giảm 26%. Trong nửa cuối 2017, tình hình sẽ không khả quan hơn do khối lượng công việc M&C tập trung vào dự án NH3 – Đạm Phú Mỹ, Nhiệt điện Long Phú, là các dự án trên bờ có biên lợi nhuận thấp.

Ở mặt tích cực, các mảng kinh doanh còn lại đều tăng trưởng. Mảng khảo sát địa chất và ROV phục hồi nhờ đơn giá và khối lượng công việc tăng. Các tàu 2D, 3D và cả ROV đều có việc trong suốt quý I/2017, đem lại lợi nhuận gộp 119 tỷ đồng so với khoảng lỗ 61 tỷ đồng cùng kỳ.

Mảng dịch vụ căn cứ cảng có doanh thu tăng 6% và lợi nhuận gộp tăng mạnh 217% đạt 152 tỷ đồng.

Đối với mảng FSO/FPSO, Lam Sơn JOC công bố hủy hợp đồng, chấm dứt thuê FPSO Lam Sơn từ 30/6/2017, do sản lượng thấp và chi phí sản xuất cao. Liên doanh Yinson – PVS dự kiến sẽ nhận tiền bồi thường ước tính khoảng 40 triệu USD từ Lam Son JOC. Mặc dù PVN sẽ thay thế Lam Sơn JOC để tiếp tục khai thác, thuê lại FPSO Lam Sơn trong thời gian tới nhưng giá thuê dự kiến giảm.

PVS: Lãi ròng quý II giảm 15,6% so với cùng kỳ

Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS-HNX) công bố báo cáo tài chính quý II/2017 với doanh thu thuần 4.371 tỷ …

ĐHĐCĐ PVS: Kế hoạch lãi ròng giảm 38%, chuyển sang HOSE

Tổng CTCP DV Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đã trình kế hoạch lãi ròng 2017 khá khiêm tốn (560 tỷ đồng). Cùng với …

Hai khó khăn lớn nhất của PVS trong thời điểm này

Hai khó khăn được đề cập là triển vọng giá dầu và trích lập dự phòng các khoản phải thu, bên cạnh là tiến độ …

Bạch Mộc

Cá Bảy Màu Rồng Đỏ

20,000₫

Lưu ý: Sản phẩm này chúng tôi không bán Online. Bạn hãy qua cửa hàng của chúng tôi để lựa chọn và mua trực tiếp tại cửa hàng. Để kiểm tra xem sản phẩm còn số lượng để bán không bạn vui lòng gọi hotline: 039 881 0955 trước khi đến. Cám ơn bạn!

 

Đặc điểm sinh học: 

– Chiều dài cá (cm):3 – 6cm

– Nhiệt độ nước (C):24 – 28

– Độ pH:7,0 – 8,5

– Tính ăn: Ăn tạp

– Hình thức sinh sản: Đẻ con

– Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm.

 

Kỹ thuật nuôi:

 

– Hình thức nuôi:Ghép

 

– Nuôi trong hồ rong: Có

 

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

 

– Yêu cầu lọc nước: Trung bình

 

– Yêu cầu sục khí: Trung bình

 

– Loại thức ăn:Tảo, bobo, artemia, trùng chỉ, cám, …

 

Sinh sản: Một con cá bảy màu cái có thể sinh đẻ theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/ 1 lần. Mỗi lần, số lượng cá con dao động từ 20 – 80 con. (Có thể lai tạo cá bảy màu trong cùng 1 bể với nhau để tạo ra loại cá bảy màu độc đáo theo ý thích riêng)

Trong quá trình quan sát cá bảy màu cái, nếu thấy bụng cá lớn và xuất hiện chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của cá thì có nghĩa là cá sắp đẻ, nên bắt cá mẹ ra 1 hồ riêng vì cá lớn có thể ăn cá con mới đẻ.

Để đảm bảo tỷ lệ cá bảy màu con sống sót cao, nên bỏ rong rêu vào bể để cá con lẩn trốn và đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu của cá bảy màu con. Sau 2-3 ngày có thể cho ăn artemia ấp nở hoặc bóp nát cám công nghiệp cho cá ăn.

 

Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, thích ứng nước từ ngọt đến lợ, ưa độ mặn 5 – 10‰. Cá bảy màu rất thích nước cũ nhưng phải là nước sạch và an toàn cho cá. Chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối.

Lưu ý: Sản phẩm này chúng tôi không bán Online. Bạn hãy qua cửa hàng của chúng tôi để lựa chọn và mua trực tiếp tại cửa hàng. Để kiểm tra xem sản phẩm còn số lượng để bán không bạn vui lòng gọi hotline: 

039 881 0955

 trước khi đến. Cám ơn bạn!