Top 10 # Xem Nhiều Nhất Trị Xuất Huyết Vảy Cá Rồng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Phòng Trị Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Rô Phi

Tác nhân gây bệnh

Bệnh xuất huyết trên cá rô phi do một số các loài vi khuẩn như Aeromonas sp, Pseudomonas sp … gây nên. Đây là những chủng vi khuẩn gram âm, có dạng hình que, di động, có khả năng gây tan huyết, phá hủy các mô cơ.

Dấu hiệu

Cá bị bệnh có hiện tượng ăn kém hoặc bỏ ăn, da có màu đen sạm, bơi lội chậm chạm, thường nằm gần bờ ao hoặc các cống nước. Ngoài ra, cá có biểu hiện ngứa ngáy, phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài. Trên thân có nhiều đốm đỏ; da, mang, hậu môn bị xuất huyết. Góc vây, hàm dưới của nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Xoang bụng bị xuất huyết nội tạng.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh xuất hiện ở khắp các giai đoạn phát triển của cá. Bệnh thường xảy ra khi cá bị sốc hay trong thời tiết bất lợi, chuyển mùa. Đặc biệt, bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước nuôi bị nhiễm bẩn, lượng khí độc tích lũy nhiều dưới đáy ao, hàm lượng ôxy hòa tan thấp.

Bệnh lây truyền theo chiều ngang, lây trực tiếp từ con khỏe sang con yếu hoặc bệnh có thể lây lan theo nguồn nước cấp.

Nuôi lồng: Cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng dòng chảy lưu thông, vớt phân cá, xác cá để tránh tích lũy mầm bệnh.

Nuôi ao: Cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi, định kỳ 15 – 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 – 3 kg/100 m². Kiểm soát lượng phân động vật bón xuống ao đặc biệt là những ngày trời nắng nóng. Cần có biện pháp bảo đảm hàm lượng ôxy hòa tan, đặc biệt vào những ngày thời tiết bất thường, đứng gió.

Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp cho cá với liều lượng 30 mg/kg thức ăn, một tuần/lần. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi, xay nhuyễn, kín với liều lượng 3 – 5 g /kg thức ăn, 1 tuần/lần.

Bệnh được chữa trị trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh bằng kháng sinh kết hợp với xử lý môi trường nước nuôi.

Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi:

Nếu bệnh trên cá rô phi giống có thể sử lý bằng phương pháp tắm với Oxytetracylin, nồng độ 25 – 50 ppm hoặc Streptomycin, nồng độ 30 – 50 ppm.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá cần lưu ý, vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến kháng sinh tồn dư trong thịt cá.

Cá thịt xử lý bằng phương pháp trộn Sulphamid với thức ăn, liều lượng 150 – 200 mg/kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-O4-12 liều dùng 2 – 4 g/kg cá/ngày.

Sử dụng thuốc để trị bệnh cho cá liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày. Riêng đối với kháng sinh từ ngày thứ 3 trở đi, liều lượng có thể giảm 1/3 – 1/2 lượng thuốc kháng sinh.

Trong thời gian điều trị bệnh lượng thức ăn giảm còn khoảng 1/2 – 2/3 lượng thức ăn thông thường. Sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử dụng một số loại men vi sinh để ổn định vi khuẩn đường ruột cho cá.

Theo Nguyễn Nhung, Tạp chí thủy sản Việt Nam,

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Khi Cá Ranchu Bị Xuất Huyết

Gần đây, S&C Pet Shop có nhận được nhiều câu hỏi từ những người nuôi cá Ranchu về việc thấy những chú cá của mình tự dưng xuất hiện các đốm, vết lở loét như câu hỏi của một bạn nam: ” Mọi hôm vẫn ăn uống bình thường, xong bữa nay thì tự nhiên mấy em nó chán ăn, mắt đục, bơi lờ đờ rồi mục vảy. Tới trưa thì mình thấy trên thân cá bắt đầu xuất huyết và bê bết máu. Hiện tại thì mình đã tách riêng các em ấy r, ngâm tetra và sưởi cho thì thấy bọn chúng khỏe lại rồi, nhưng vẫn còn xuất huyết một ít. Cho mình hỏi nguyên nhân là do đâu? Hồ mình 1,4m chỉ nuôi chừng 7 em… cho ăn ngày 2 lần vào sáng/ tối, lọc vách trong hồ, thay 2 lần nước/ tuần?”

Nói về bệnh lý ở cá vàng Ranchu thì có 7 bệnh mà cá hay mắc phải, trong đó cá Ranchu bị xuất huyết là nguy hiểm nhất.

Nổi mạch máu ở gốc đuôi hay phía dưới bụng (giống như bệnh giãn tĩnh mạch), mạch máu nổi nhìn rát rõ là lan rộng nhanh.

Cá Ranchu bị xuất huyết tay bơi: là ở gốc tay bơi có tụ huyết. Thường ở vị trí này của cá Ranchu có màu trắng hồng, nếu nhìn có mạch đỏ nổi lên là cá bị xuất huyết.

Cách chữa trị khi cá Ranchu bị xuất huyết

Cách ly khỏi bầy;

Hòa công thức: 5 lít nước + 1 viên Tetracylin + 10 gram muối cục + 10 giọt XanhMethylen (mua lọ Xanh-Methylen loại 15 ngàn/ chai). Sục khí oxi hoặc không sục cũng được;

Cho cá ăn mỗi ngày 1 cữ đủ no; ngưng cho ăn nếu cá mắc kèm bệnh xù vảy tới khi nào bụng cá xẹp xuống bình thường;

Thay nước thuốc mỗi ngày. Tùy mức độ bệnh cá Ranchu bị xuất huyết nặng hay nhẹ mà nồng độ thuốc pha cũng khác nhau. Quá trình điều trị có thể mất từ 14 tuần lễ.

Chú ý: Khi cho cá vào nước thuốc khoảng 5-10 phút mà thấy chúng quẫy mạnh thì vớt cá thả lại vào hồ để hôm sau xử lý tiếp. Cá quẫy mạnh trong nước thuốc là do phản ứng với thuốc bị pha quá liều hoặc sức khỏe cá đang kém, nếu duy trì mà không bắt cá ra thì nó sẽ chết.

Hướng dẫn cách phòng bệnh

Khi mua các về, dù cá bị bệnh hay không, bạn cũng nên tách bầy cho cá. Cá mà mắc bệnh thì thực hiện theo cách chữa trị ở trên;

Cho cá ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng để cá khỏe mạnh, tăng sức đề kháng;

Vệ sinh bể cá, thay nước cho cá định kỳ.

Một số lưu ý khi nuôi cá Ranchu

Người Nhật vốn được biết đến với tính kiên nhẫn và cẩn thận, hơn nữa nuôi cá vàng Ranchu ở quốc gia này đã được nâng tầm thành nghệ thuật. Bởi vậy, người Nhật có rất nhiều bí quyết để nuôi cá vàng vừa khỏe mạnh, lại đẹp. Muốn phòng tránh các bệnh cho các, đặc biệt bệnh cá Ranchu bị xuất huyết, bạn có thể áp dụng những lưu ý sau đây:

1. Không cho cá ăn quá nhiều, ăn nhiều cá sẽ bệnh

Người nuôi cá nên cho các ăn theo giờ, ăn đúng và đủ lượng.

2. Nguồn gốc của bệnh còn do nước không tốt

3. Tránh xa cá khỏi guồn gốc lây bệnh

Khi thay nước mà phải chuyển cá vào thùng đựng khác thì không nên nghịch cá bởi sẽ làm vẩy cá hoặc vây của chúng bị thương. Ký sinh trùng hay tác nhân gây bệnh sẽ lọt vào, có thể làm cá Ranchu bị xuất huyết.

Bên cạnh đó, cá Ranchu mới mua có thể tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh, để phòng ngừa bạn nên cho tắm thuốc, muối rồi mới đưa vào bể nuôi chính.

Quan sát thường xuyên, nếu điều kiện nuôi và môi trường không có gì bất thường nhưng cá lại có biểu hiện lạ thì nhiều khả năng chúng đang bị bệnh. Quan sát và tìm cách chữa trị ngay.

S&C Pet Shop cung cấp những giống vật nuôi, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Pet Shop sở hữu đa dạng các loại vật nuôi, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: chó, mèo, cá cảnh,chim cảnh,…

S&C Pet Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi và chăm sóc các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

Phòng Trị Bệnh Xuất Huyết Và Bệnh Viêm Ruột Trên Cá Nước Ngọt

Bệnh xuất huyết: Bệnh gây thiệt hại lớn, thông thường cá phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25 – 32 0 C, xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá thể hiện ở hai dạng đó là xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây ra.

Về dấu hiệu bệnh lý bên ngoài: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, đặc biệt cá có mùi tanh đặc trưng, ruột xuất huyết và không có thức ăn, cơ quan nội tạng đều xuất huyết và có dịch.

Cá bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn: Vảy rụng bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể, ruột chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử. Cá bị bệnh từ 1-2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30-40%.

Cá bị bệnh xuất huyết do vi rút: Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết đặc biệt là dưới lớp da xuất huyết, cá bị nặng toàn thân xuất huyết, tróc vảy và lớp da của cá làm cơ dưới da có màu đỏ, bên trong thành ruột xuất huyết cục bộ nhưng không hoại tử. Nếu cá bị bệnh 3-5 ngày có thể chết và tỉ lệ chết từ 60-80% nhiều ao tỉ lệ chết 100%.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, qua mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, giống thả phải đạt kích cỡ và không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp. Trong quá trình nuôi thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi với liều lượng 2kg vôi bột/100m 3, định kỳ một tháng bón từ 1-2 lần. Vôi được hoà loãng với nước tạt đều khắp ao. Trong khẩu phần ăn hàng ngày giảm lượng thức ăn xanh tăng thức ăn tinh, cho ăn đầy đủ không để cá bị đói và bổ sung các loại vitamin C, B. Complex. Đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.

– Đối với bệnh xuất huyết do vi khuẩn: Sử dụng một trong các loại thuốc để phòng, trị cho cá như: Thuốc KN – 04- 12 cho cá ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2 – 4g thuốc/kg cá/ngày. Hoặc sử dụng Sulfamid liều dùng 150 – 200 mg/1 kg cá/ngày.

Bệnh viêm ruột: Do vi khuẩn Aeromonas punctata, thích hợp với nhiệt độ 25 0 C. Bệnh xuất hiện vào mùa nhiệt độ cao, không khí oi bức, chất đáy nhiều mùn bã hữu cơ, môi trường ao bị ô nhiễm nhất là ở khu vực cho cá ăn.

: Khi cá bị bệnh trong cùng một lúc phải dùng cả thuốc tiêu diệt các tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài, cụ thể:

Dùng (Clorua vôi ) rải xuống ao với nồng độ 1g/m 3 nước để diệt vi khuẩn ngoài môi trường nước.

Dùng Sulfaganidin trộn vào thức ăn để diệt vi khuẩn bên trong cơ thể với liều lượng cứ 10kg cá cho ăn 1 gram thuốc trong một ngày, ăn liên tục 6 ngày nhưng từ ngày thứ 2 giảm đi 1/2.

Sản Xuất Lúa Gạo Huyết Rồng Giảm Chi Phí, Tăng Lợi Nhuận

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tổ chức tổng kết mô hình sản xuất lúa huyết rồng vụ Hè Thu 2019.

Gạp Huyết rồng có giá cao gấp rưỡi gạo thông thường.

Mô hình được thực hiện tại hộ ông Lê Văn Đấu, ấp Long An A, xã Phú Thành A với diện tích 1,5 ha.

Nông dân thực hiện mô hình được hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất lúa “1 phải 5 giảm”; Bón vùi trước khi xuống giống 100% phân DAP và 50% phân kali; Sử dụng giống lúa huyết rồng; Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM; Xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi sâu, bệnh đến ngưỡng phòng trị và phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng. Nông dân thực hiện ghi ghép nhật ký.

Mô hình sạ mật độ thưa với lượng giống là 100 kg, giảm được 60 kg/ha so với ruộng đối chứng (160 kg/ha). Việc giảm giống đã góp phần giảm chi phí đầu tư vào sản xuất 600.000 đồng/ha.

Ruộng mô hình có tổng lượng phân bón là 400 kg/ha so với đối chứng là 470 kg/ha. Do ruộng mô hình áp dụng kỹ thuật bón vùi phân nên lượng phân thấp hơn đối chứng 70 kg/ha. Kỹ thuật bón vùi phân sâu vào đất trước khi sạ giúp sử dụng phân bón hiệu quả hơn, cây lúa có đủ dinh dưỡng cần thiết cho phát triển giai đoạn đầu, giúp đẻ nhánh sớm.

Ruộng mô hình bón phân cân đối kết hợp với bón vùi nên cây lúa sinh trưởng tốt ít nhiễm sâu bệnh hơn, do vậy ruộng mô hình giảm 1 lần thuốc trừ sâu, 2 lần phun thuốc bệnh so với ruộng đối chứng.

Hạch toán kinh tế cho thấy, ruộng mô hình có chi phí là 16.225.000 đồng/ha, thấp hơn so với ngoài mô hình (18.290.000 đồng/kg) là 2.065.000 đồng/kg. Ruộng mô hình sử dụng giống đặc sản lúa Huyết rồng nên năng suất đạt 5.000 kg/ha, thấp hơn ruộng đối chứng (5.500 kg/ha) là 500 kg/ha nhưng giá bán lại cao hơn ruộng đối chứng là 2.400 đồng/kg (7.000 đồng/kg lúa Huyết rồng). Lợi nhuận ruộng mô hình cao hơn so với đối chứng là 11.765.000 đồng/ha.

Sau khi thu hoạch, hạt lúa tiếp tục được sơ chế, đóng gói thành phẩm, gắn kết tiêu thụ với thị trường, góp phần tăng thêm chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.

Nguyễn Thị Yến

(Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tháp)