Top 8 # Xem Nhiều Nhất Trị Nấm Trắng Cho Cá Vàng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Trị Bệnh Nấm Trắng, Đốm Trắng Li Ti Trên Cá Koi ( Cá Chép Nhật )

Thông tin

/imgwb/imgw/img_default.jpg

Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào trên cá và cách phòng trị

1. Bệnh do Ichthyophthirius multifilis trên cá

Ichthyophthirius multifilis còn gọi là trùng quả dưa, được biết đến với tên gọi bệnh đốm trắng, điểm trắng hay Ich. Bệnh đốm trắng được gây ra bởi một động vật nguyên sinh có tên là Ichthyophthirius multifiliis. Ich là một trong những bệnh phổ biến và dai dẳng nhất ở cá chép koi.

Bệnh phổ biến nhất trong bể cá gia đình. Cá miễn dịch tự nhiên với Ich , và chỉ chịu thua khi hệ thống miễn dịch hoặc lớp chất nhờn bảo vệ của chúng bị tổn hại, và cả khi chúng bị căng thẳng, stress. Thường do thời tiết thay đổi, nước trong hồ ô nhiễm,..

Ảnh : ACPharno.com

TRIỆU CHỨNG

_Giai đoạn đầu: Cá vẫn ăn uống bình thường, các đốm trắng li ti xuất hiện trên vây đuôi, tay bơi.

_Giai đoạn bùng phát:

Các điểm trắng ở trên cơ thể/vây, thân cá tiết chất nhờn quá mức, hô hấp khó khắn (ký sinh trùng xâm lấn mang), vây kẹp lại, cá giảm ăn. Xuất hiện hành vi bất thường như kiểu bơi bất thường, không ăn tất cả các thực phẩm, có thể lật ngang nhưng vẫn cứu kịp nếu đánh thuốc. ĐIỀU TRỊ

Giai đoạn bơi tự do là thời gian tốt nhất để điều trị bằng thuốc. Bronopol liều 1ml/100l, sau 3 ngày thay 30% nước và đánh lặp lại. Hoặc có thể dùng Copper liều 1ml/khối, sau 3 ngày thay 30% nước và đánh lặp lại.

Liên hệ tư vấn – đặt hàng : 0967.840.131 hoặc bấm biểu tượng gọi ngay bên phải màn hình.  

Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Thuỷ Mi Trên Cá (Bệnh Mốc Trắng)

Bệnh nấm thủy mi (bệnh mốc trắng) ở cá xảy ra ở hầu hết các loại cá nuôi nước ngọt vào giai đoạn giao mùa; nhất là các loại cá truyền thống.

Trong đó, bệnh thường gặp trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh phát triển nhanh trong các ao nuôi nước tù, hàm lượng chất bẩn, chất hữu cơ cao.

Bệnh nấm thủy mi do một số giống nấm gây ra như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.

Dấu hiệu bệnh trên cá: Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, giống như các sợi nấm nhỏ mềm. Sau đó nấm phát triển thành các búi trắng nh­ư bông.

Cá bị bệnh nấm thủy mi bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sau đó nấm lan ra khắp cơ thể, càng làm cho cá dễ nhiễm bệnh.

Ngoài ra nấm thủy mi có thể ký sinh làm ung trứng của cá.

Cách phòng trị bệnh trên cá:

Thực hiện kỹ thuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi.

Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị tổn thương;

Duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách như duy trì mực nước ao 1,5m, phủ bèo tây 2/3 ,mặt ao…

Dùng thuốc diệt nấm cho cá. Có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 tạt xuống ao và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. Hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút. Cá nuôi trong lồng có thể dùng KMnO4 hòa với nước vôi trong tạo ra màu bourdo tắm cho cá.

Cách tắm cho cá nuôi trong lồng bè các bạn có thể xem bài hướng dẫn của chúng tôi ở bài Cách phòng bệnh và chăm sóc cho các khi chuyển mùa

0

0

vote

Article Rating

Cách Trị Bênh Thối Vây Nấm Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi

Bệnh Thối vây , Thối vẩy , Nấm

Ví dụ như Lưu gù hay bị bệnh thối vảy, đi kèm là bệnh thối vây. Hay cùng lúc trong 1 bể có em bị nấm, em bị thối đuôi.

Sau khi chữa trị: (Để mai qua nhà Meomeo chụp ảnh rùi up lên )

Vì nhà meomeo ko có BBV, hơn nữa chỉ có 1 bộ sưởi và sủi duy nhất, nên Panda chữa luôn trong bể chính, làm như sau:

– Cho thêm 10% nước mới. Lượng nước lúc này khoảng 35-40L.

– Cho 15 giọt Xanh metylen

– Cho 1 viên nhộng Tetracycline

Riêng lượng muối thì cao hơn các bệnh khác.

– Ngày hôm sau về cắm lọc

– Ngày hôm sau thay 30% nước

– 2 ngày sau thay 30% nước. Lúc này cá đã khỏi bệnh. Cho ăn bình thường.

– Trong những trường hợp trị bệnh về sau này, Panda ko sử dụng thuốc tím nữa. Lý do là thuốc tím có tác dụng sát trùng quá mạnh. Ko an toàn.

Bây giờ quay sang bệnh số VII (Thối vảy) nào:

Bệnh này Panda tách riêng, vì nó là bệnh lâu khỏi. Trừ phi mới chớm bệnh, phát hiện sớm, thì sẽ chóng khỏi, thậm chí là tự hết. Dẫn chứng là 2 em lưu kim (LẠI LƯU KIM nhà Panda khi phát hiện bệnh mới chớm, chưa kịp chữa thì nó đã tự hết rồi.

Còn với những trường hợp bệnh đã phát lâu ngày, ví dụ như cá đã bị từ trước khi mua về, thì bệnh sẽ lâu hết hơn.

Em Lưu kim vàng nhà Panda khi bị bệnh thì vùng bụng đen nặng như ảnh 2, nhưng thưa hơn. 2 bên thân thì giống ảnh 1. Ngoài ra cũng bị thối vây.

– Hút nước bể chính ra 50% bể 55 x 30 x 40. (Lúc này chưa có BBV ) Lượng nước lúc này khoảng 30L.

– Cho 20 giọt Xanh metylen

– Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể (Nồng độ thuốc giảm 50%).

– Ngày hôm sau thay 1/3 nước. (Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm)

– Ngày hôm sau thả cá về bể chính. (Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường)

– Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị.

Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. Vây thì Panda ko nhớ nữa, lâu rồi nên quên. Mà lúc đó khó chịu đám vảy đen là chính nên cũng ko để ý tình trạng thối vây.

Sau khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh. Lúc này sướng quá nhảy ngay vô topic của caubetihon khoe và cảm ơn. Lúc này vảy đen 2 bên vẫn còn. 1 bên còn 3 vảy đen tí xíu. 1 bên còn 3 vảy đen liền nhau khá to. Panda quyết định ngừng điều trị.

Đến cách đây khoảng 10 ngày, bên hông có 3 vảy đen tí xíu đã khỏi hoàn toàn. Bên có 3 vảy đen to chỉ còn 1 vảy bị đen. Hôm qua còn định lúc nào rỗi sẽ nhổ chiếc vảy còn lại, nhưng hôm nay khi chụp hình thì thấy đã gần khỏi, nên thôi (Hình dưới cùng, chính giữa thân cá)

Cách Trị Giun Trắng Trong Hồ

Cách trị giun trắng trong hồ

Cảm giác rất khó chịu cho người chơi cá khi giun rất nhiều bám trong hồ thủy sinh cũng như hồ cá . Chúng ta hay cùng chia sẽ kinh nghiệm …

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1515417243.jpg

giun trang, ho day giun, thuy sinh,giun trang ho day giun thuy sinh

Cách trị giun trắng trong hồ

Thủ phạm là ai và nguồn gốc của chúng:

Giun tròn là loài sinh vật đa bào đông đảo nhất trên thế giới, chúng sống ở khắp mọi nơi. Đến nay, có gần 20.000 loài thuộc ngành giun tròn (Nemata) được khoa học ghi nhận. Nhiều loài giun tròn sống ký sinh chẳng hạn như các loài giun ký sinh ở người và động vật. Những loài không ký sinh thường có kích thước nhỏ, chẳng hạn như loài mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong hồ cá hay loài trùn chỉ dùng làm thức ăn cho cá. Giun tròn có dạng hình ống, màu trắng đục. Trong hồ cá, chúng thường bơi ngoe nguẩy ở gần mặt nước.

Giun dẹp thuộc về ngành giun dẹp (Platyhelminthes). Miệng của của chúng nằm ở chính giữa thân. Chúng có quan hệ họ hàng với các loài sán lá gan và sán dây.

Là loài lưỡng tính cho nên trứng của chúng không cần thụ tinh mà vẫn nở hay chúng cũng có thể sinh sản bằng cách tự phân đôi cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tự hồi phục phần cơ thể bị đứt mất. Giun dẹp có thân dẹp, màu xám nhạt. Chúng chuyển động bằng cách bò giống như ốc sên hơn là bơi ngoe nguẩy như giun tròn. Trong hồ cá, chúng thường xuất hiện ở mặt kính phía trước hồ và đôi khi cả trên mặt nước. 

Ngoài tự nhiên, các loại giun này sống trên thực vật thuỷ sinh, trong ao hồ, và những nơi có dòng chảy như dòng suối, cống rãnh. Chúng thâm nhập vào hồ cá thông qua các loại thực vật thuỷ sinh, các loại thức ăn hay qua các vật dụng dùng chung với các hồ cá bị lây nhiễm khác như vợt, máy bơm, máng lọc. Trong hồ cá, chúng thường trú ngụ ở những nơi bị che khuất chủ yếu là dưới lớp sỏi ở đáy hồ và trong máng lọc. Thức ăn của chúng là các nguồn chất hữu cơ bao gồm thức ăn thừa và chất thải của cá. Chúng vô hại đối với cá nhưng sự xuất hiện của chúng chứng tỏ rằng hồ cá có quá nhiều thức ăn dư thừa, nhất là khi chúng ta cho cá ăn các loại thức ăn tổng hợp; điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và rồi cá cảnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều .

Cách chữa : cực kì đơn giản và hiệu quả

– Thay l 30% nước.

– Thuốc giun của người 1 liều cho 100 lít nước.(fugacar hay loại khác)

– Bật lọc bình thường, 

– Cho cá nhịn ăn hoặc cho ăn thật ít.

– Thay bông lọc, rửa sạch vật liệu và máng lọc.

Nếu là hồ thủy sinh thì các bạn cũng làm tương tự nhưng còn 1 vài cách khác như cho các loại cá nhỏ ăn giun vào như cá bút chì v..v  Thêm ít muối vào hồ . Hoặc cho 1 vài giọt trị kí sinh trùng  như bio chạy lọc bình thường là hết ( dành cho hồ cá La Hán ).

Cách phòng chống :

– Đừng cho quá nhiều thức ăn vào hồ một lúc, nhất là các loại thức ăn viên. Cho cá ăn ít một cho đến khi chúng no thì dừng. Mặc dù cho cá ăn mang lại nhiều thích thú, chúng ta hãy hạn chế việc cho ăn chỉ từ 1 đến 2 lần một ngày (cũng nên giấu lọ thức ăn viên vào nơi kín đáo để tránh tụi con nít đến chơi đòi cho cá ăn. Con nít hình như đứa nào cũng vậy hết, thể nào rồi chúng cũng đổ cả lọ vào hồ cho mà xem, đây là kinh nghiệm xương máu!)

– Bỏ chút muối vào hồ. Điều này thì hầu như người nuôi cichlid nào cũng biết. Nên sử dụng loại muối hột vì nó không bị trộn i-ốt. 

– Thay nước và làm vệ sinh đáy hồ thường xuyên, khoảng 1-2 lần/tuần để lấy đi thức ăn thừa và chất thải của cá. Nếu đáy hồ có trải sỏi thì chúng ta dùng ống siphon để hút. Mỗi lần thay từ 30-50% lượng nước hồ. 

– Nuôi các loài cá nhỏ như cá bảy màu, cá châm và cá chép để chúng ăn hết giun phát sinh trong hồ.

– Rửa sạch cây thủy sinh và các vật dụng trước khi bỏ vào hồ.