Top 11 # Xem Nhiều Nhất Trị Nấm Đen Cho Cá Rồng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Bệnh Nấm Đen Ở Cá Rồng

Đa phần các trường hợp vảy cá xuất hiện các đốm và mảng màu đen đều do chất lượng nước xấu, thời tiết thay đổi, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều… một số trường hợp các mảng đen xuất hiện do vảy cá bị hư tổn bởi thuốc kháng sinh mạnh (Tetracyclin) kết tủa và phản ứng trong nước xấu…

1. Cách xử lí – Đầu tiên, thay 30% nước. – Sử dụng muối theo hàm lượng 200gr/100 lít nước (nếu bể chưa sử dụng muối). – Tăng nhiệt lên +32oC. – Sử dụng thuốc Aqua Trime theo liều lượng 5gr/100 lít nước. – Sau 24h thì thay 20% nước và bổ sung thuốc lại như liều lượng ban đầu. – Sau 7 ngày (7 lần thay 20% nước) thì tiếp tục thay 30% nước và bổ sung muối như hàm lượng ban đầu (0.2%).

* Lưu ý: – Trong quá trình trị bệnh không cho cá ăn (thường khoảng 10 ngày). – Vì tăng nhiệt + cho thuốc vào nước nên nước sẽ thiếu oxi hoà tan, cần tăng cường sủi khí hoặc thổi luồng mặt nước để tăng oxi. – Với những bể sử dụng lọc tràn nên ngưng chạy lọc để bảo vệ vi sinh khi sử dụng thuốc kháng sinh. – Và trong quá trình trị bệnh nên hạn chế đèn, hoặc không sử dụng đèn càng tốt.

Và thêm một lưu ý trong khi điều trị các bệnh cho cá rồng, đó là nhiều ae quan niệm rằng nhiệt độ trong bể cá là 30oC rồi thì không cần cắm sưởi nữa, điều đó là không đúng, vì mùa hè và mùa thu (mùa mưa) nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn chênh lệch khoảng 4-5oC, nếu cá khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt thì điều đó sẽ là bình thường. Nhưng khi cá đang bệnh, sức đề kháng suy giảm thì việc duy trì nhiệt độ ổn định là việc nên làm. Việc sử dụng kháng sinh thực ra chỉ làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, đợi cho “đội quân” kháng thể của cá hoạt động mạnh trở lại và tiêu diệt chúng, mà “đội quân” này có được sự “hùng hậu” hay không lệ thuộc phần lớn vào hàm lượng muối hợp lí và nhiệt độ ổn định, chính vì thế nên then chốt trong các cách trị bệnh luôn phải có 0.1-0.2% muối và nhiệt trên 32oC.

(Nguồn: Hồ Xấu – Cá Bèo)

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Cho Cá Bảy Màu

Cá bảy màu là một loài cá rất đẹp và lộng lẫy. Chúng thường người chơi cá cảnh ưa chuộng và đem về nuôi cảnh, ép đẻ hoặc thả cả vào hồ thủy sinh. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng có rất nhiều các dòng cá bảy mầu đắt tiền như: Abino full red, blue grass, koi, blue lace, metal black lace, abino full platinum..v..v.

Tuy nhiên với kích thước nhỏ và sức khỏe kém, chúng rất dễ bị mắc các bệnh “vặt”. Điều này khiến cho không ít người chơi phải đối mặt với nguy cơ bị mất đi đàn cá yêu quý của mình.

Các bệnh này có thể do thời tiết thay đổi hoặc do môi trường sống quá bẩn, chật hẹp, thiếu oxy..v..v. Có thể kể ra một số bệnh thông thường sau đây: nấm, xù vảy, vô sinh, đẻ non..v..v. Trong số cá bệnh này, bệnh Nấm được coi là bệnh phổ biến và dẫn đến hậu quả lớn nhất cho đàn cá bảy mầu.

Nấm khiến cho cá nhà bạn nhiễm ký sinh trùng, mất màu, bỏ ăn và chết dần. Dấu hiệu nhận biết bệnh này là ban đầu cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ mặt nước, bỏ ăn, càng lâu sau khi vi khuẩn nấm lây lan, các đốm trắng sẽ dần xuất hiện trên thân con cá, cá bị cháy đuôi, cuống đuôi sẽ teo nhỏ lại dần và có màu đỏ. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.

– Thời tiết lạnh đột ngột, nước nuôi quá bẩn

– Do chế độ ăn của cá quá nghèo nàn dẫn đến sức đề kháng yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn NẤM phát sinh và lây lan

CÁCH ĐỀ PHÒNG:

– Do cá bẩy màu vô cùng sợ nhiệt độ thấp nên cần luôn luôn để nhiệt kế và máy sưởi trong bể cá để dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời những khi thay đổi thời tiết.

– Thường xuyên vệ sinh bể hoặc hồ nuôi cá bằng cách hút sạch lớp đáy bẩn (do phân cá hoặc thức ăn thừa còn ứ đọng) vì đây chính là môi trường lý tưởng nhất cho vi khuẩn nấm phát sinh và nẩy nở.

– Làm đa dạng khẩu phần ăn của cá. Thức ăn chính của cá bảy màu là trùn chỉ (giun) tuy nhiên người chơi cá phải bổ sung thêm các loại thức ăn bổ dưỡng khác cho cá như ấu trùng Atermia.

Các loại đồ khô chuyên dụng khác như cám, aquafin..v..v.

Các loại đồ ăn đa dạng này không những làm tăng sức đề kháng, giúp cá đề phòng NẤM, mà còn giúp cá mau chóng tăng trưởng về kích thước, phát huy về mầu sắc, sinh sản nhiều hơn, nhanh hơn, sinh sản mạnh hơn. Ngoài ra các hậu duệ của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

CÁCH CHỮA BỆNH:

Cá bảy mầu bị nấm là điều không thể tránh khỏi đối với những người chơi cá dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Mỗi người có một cách chữa khác nhau nhưng tất cả đều cơ bản là làm theo các bước sau đây:

– Ngay khi phát hiện dù chỉ một con cá bảy mầu trong đàn cá của bạn bị nấm, hãy bỏ ngay muối biển vào bể cá với tỷ lệ 2 muỗng cà phê trên 5 lít nước

– Ngay lập tức cách ly các cá thể cá bị bệnh đầu tiên để giảm thiểu khả năng nó làm cho NẤM lây lan ra cả đàn cá. Bạn có thể bỏ các cá thể bệnh này vào một thùng xốp nhỏ, pha nước ấm hoặc cắm máy sưởi 25 độ C. Lưu ý là bạn nên dùng tấm bạt nilong mỏng để đậy lên nắp thùng để có thể giữ ấm liên tục cho cá bệnh. Cũng đừng quên bỏ muối biển vào theo tỷ lệ vừa nêu trên.

– Sau đó mỗi ngày bạn hãy hút hết cặn bẩn dưới đáy thùng xốp sao cho nước trong thùng vơi đi khoảng 30% và ngay lập tức bổ sung lượng nước ấm và lượng muối tương đương với 30% đó.

– Cho cá ăn hàng ngày nhưng với một lượng ít đi một nửa. Đặc biệt là khi cá bệnh, bạn chỉ nên cho cá ăn ấu trùng Atermia.

Với các bước như trên, các vi khuẩn nấm trên thân cá sẽ dần dần biến mất, cá của bạn sẽ phục hồi lại sức khỏe và lại bung đuôi lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cần thường xuyên chăm sóc đàn cá của mình, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Khi mới phát hiện ra các dấu hiệu cá bệnh, bạn phải can thiệp ngay vì nếu cứ để lâu, thậm chí chỉ 2-3 ngày thì rất có thể vi khuẩn nấm đã lây ra cả đàn cá, và lúc đó bạn sẽ chỉ có thể cứu chữa được phần nào đàn cá đó mà thôi

Cá bảy mầu bị NẤM thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên cá bị bệnh nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, có thường xuyên hay không và chữa khỏi được số lượng bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và công sức của người chơi cá.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Bệnh Nấm Mang Trên Cá Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị

Bệnh nấm mang trên cá là một trong những bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt. Do đó biết biểu hiện của bệnh để nhanh chóng có cách phòng trị giảm thiệt hại cho cá.

Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.

Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài nấm gây bệnh là: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930.

B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ.

B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.

Dấu hiệu bệnh nấm mang trên cá

Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

Triệu chứng bệnh nấm mang

– Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.

– Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả, kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi từ đó phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh. Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

Phòng bệnh nấm mang ở cá

– Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10 kg/100 m 2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.

– Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

– Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh nấm mang trên cá

– Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH) 2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m 2.

– Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao.

– Hòa tan Sulfat đồng (CuSO 4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m 3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Kỹ Thuật Phòng Trị Nấm Thủy Mi Trên Cá Sặc Rằn

Ngày đăng: 2015-12-31 03:30:58

1. Nguyên nhân bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

Do một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 20-42µm. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.

2. Dấu hiệu bệnh lý của nấm thủy mi trên cá sặc rằn :

Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, một đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm xây xát tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.

3. Điều kiện phát triển bệnh nấm thủy mi

Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị xay xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, san thưa hay do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng yếu. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh.

Bệnh nấm thủy my phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết trở lạnh, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C.

Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung.

4. Phòng bệnh bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

– Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.

– Mật độ nuôi không quá dày (20-25 con/ m2).

– Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.

– Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.

– Định kỳ 15 ngày xử lý GUARSA liều 1 kg/ 5.000 m3 nước.

– Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

5. Trị bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

* Tạt GUARSA liều 1 kg/ 3.000 – 4.000 m3 nước. Sau 48 giờ lập lại lần 2 với liều như trên. Cho ăn bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh. – Chú ý: do cá sặc rằn có đặc tính sống tầng mặt nên chia thuốc GUARSA làm 2 lần tạt để tránh gây sốc.

* Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần kết hợp cho ăn thêm như sau:

+ Cắt giảm 40 – 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.

+ Sáng: Dùng C MIX 25%, HEPAVIROL Plus, PRORED B12 và MIN-K.

+ Chiều: Dùng VIRO (1 lít/ 17 – 20 tấn cá) hoặc ANTI-S (1kg/ 8 – 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 – 7 ngày.

– Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa mưa.

– Phác đồ phòng trị bệnh nấm thủy mi trên có thể áp dụng cho các đối tượng thủy sản khác như cá lóc, cá điêu hồng, cá rô….

TIN TỨC KHÁC :