Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trị Nấm Đen Cá Rồng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Bệnh Nấm Đen Ở Cá Rồng

Đa phần các trường hợp vảy cá xuất hiện các đốm và mảng màu đen đều do chất lượng nước xấu, thời tiết thay đổi, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều… một số trường hợp các mảng đen xuất hiện do vảy cá bị hư tổn bởi thuốc kháng sinh mạnh (Tetracyclin) kết tủa và phản ứng trong nước xấu…

1. Cách xử lí – Đầu tiên, thay 30% nước. – Sử dụng muối theo hàm lượng 200gr/100 lít nước (nếu bể chưa sử dụng muối). – Tăng nhiệt lên +32oC. – Sử dụng thuốc Aqua Trime theo liều lượng 5gr/100 lít nước. – Sau 24h thì thay 20% nước và bổ sung thuốc lại như liều lượng ban đầu. – Sau 7 ngày (7 lần thay 20% nước) thì tiếp tục thay 30% nước và bổ sung muối như hàm lượng ban đầu (0.2%).

* Lưu ý: – Trong quá trình trị bệnh không cho cá ăn (thường khoảng 10 ngày). – Vì tăng nhiệt + cho thuốc vào nước nên nước sẽ thiếu oxi hoà tan, cần tăng cường sủi khí hoặc thổi luồng mặt nước để tăng oxi. – Với những bể sử dụng lọc tràn nên ngưng chạy lọc để bảo vệ vi sinh khi sử dụng thuốc kháng sinh. – Và trong quá trình trị bệnh nên hạn chế đèn, hoặc không sử dụng đèn càng tốt.

Và thêm một lưu ý trong khi điều trị các bệnh cho cá rồng, đó là nhiều ae quan niệm rằng nhiệt độ trong bể cá là 30oC rồi thì không cần cắm sưởi nữa, điều đó là không đúng, vì mùa hè và mùa thu (mùa mưa) nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn chênh lệch khoảng 4-5oC, nếu cá khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt thì điều đó sẽ là bình thường. Nhưng khi cá đang bệnh, sức đề kháng suy giảm thì việc duy trì nhiệt độ ổn định là việc nên làm. Việc sử dụng kháng sinh thực ra chỉ làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, đợi cho “đội quân” kháng thể của cá hoạt động mạnh trở lại và tiêu diệt chúng, mà “đội quân” này có được sự “hùng hậu” hay không lệ thuộc phần lớn vào hàm lượng muối hợp lí và nhiệt độ ổn định, chính vì thế nên then chốt trong các cách trị bệnh luôn phải có 0.1-0.2% muối và nhiệt trên 32oC.

(Nguồn: Hồ Xấu – Cá Bèo)

Bệnh Nấm Mang Trên Cá Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị

Bệnh nấm mang trên cá là một trong những bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt. Do đó biết biểu hiện của bệnh để nhanh chóng có cách phòng trị giảm thiệt hại cho cá.

Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.

Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài nấm gây bệnh là: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930.

B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ.

B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.

Dấu hiệu bệnh nấm mang trên cá

Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

Triệu chứng bệnh nấm mang

– Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.

– Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả, kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi từ đó phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh. Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

Phòng bệnh nấm mang ở cá

– Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10 kg/100 m 2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.

– Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

– Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh nấm mang trên cá

– Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH) 2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m 2.

– Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao.

– Hòa tan Sulfat đồng (CuSO 4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m 3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Phòng, Trị Bệnh Do Nấm Gây Ra Ở Cá Nước Ngọt

Bệnh nấm thủy mi đã gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta. Nhất là vào mùa lạnh bà con cần có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

* Dấu hiệu bệnh lý do nấm gây ra ở cá nước ngọt

Trên da xuất hiện các vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm.

Sau vài ngày nấm phát triển mạnh, các sợi nấm đan chéo thành từng búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá rô phi, diêu hồng, nheo, lăng… đã bị tổn thương cơ thể.

Mùa phát bệnh thường vào mùa lạnh, nhiệt độ nước từ 18-25oC nấm phát triển mạnh nhất.

*Tác nhân gây bệnh: nấm thủy my

*Biện pháp phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

– Biện pháp phòng bệnh:

Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100m2 diện tích ao nuôi.

Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời lạnh.

Cho cá ăn đầy đủ không để cá bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn). Cho ăn đảm bảo 4 định: định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.

Không nuôi mật độ quá cao. 

Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.

Tránh làm sây sát cá do đánh bắt, vận chuyển.

Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa từ 1.5 – 2kg/100m3 nước ao.

Tăng cường cho cá ăn vitamin C liều lượng 200 – 300g/100kg thức ăn

Nên treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn1 tuần/ lần ở cá nuôi lồng và xử lý vôi nguồn nước ở cá nuôi ao vào mùa mưa.

Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của cá. Nếu nguồn nước thuận lợi nên thay và cấp nước mới thường xuyên cho ao nuôi.

Vớt cá bệnh ra khỏi lồng bè, ao nuôi càng sớm càng tốt để tránh lây lan bệnh sang cá khỏe.

– Biện pháp trị bệnh:

Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp sau:

Tắm cho cá bằng hóa chất diệt nấm như dung dịch muối ăn, thuốc tím (KMnO4), Formaline… Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đưa thuốc trực tiếp xuống lồng bè, ao nuôi với nồng độ:

+ Dùng Methylen với liều lượng 2-3lít cho 1.000m3 nước ao nuôi và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.

+ Iodine với liều lượng 1 lít cho5.000m3 nước ao nuôi hoặc xử lý bằng Vicato 1kg cho 3000m3nước ao.

+ Dùng 500 – 700g đồng sun phát (phèn xanh) cho 1.000m3 tạt đều khắp mặt ao nuôi.

Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cá Bảy Màu Bị Nấm

Nấm là 1 bệnh thường gặp nhất ở cá 7 màu, nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị rất đơn giản nếu không sẽ rất khó chữa. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.

Dấu hiệu cá 7 màu bị nấm

Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể

Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi

Vây cá, tay bơi bị ăn mòn

Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ

Nguyên nhân & Cách trị cá bảy màu bị nấm

Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.

Khi bạn mua cá mới về bạn nên để riêng cá vào 1 bể nhỏ hay 1 chậu nhỏ 1, 2 ngày rồi mới cho vào bể cũ của mình. Trong thời gian này bạn theo dõi xem cá có bị bệnh gì không để chắc chắn không mang mầm bệnh vào bể nuôi cá của mình. Nước của bể nhỏ hay chậu để thả cá bạn nên sát trùng nước bằng một ít muối, tetra nhật hoặc xanh metylen để sát trùng cá nếu có mầm bệnh. Không nên giữ lại nước từ tiệm cá bởi tỉ lệ nước này mang mầm bệnh rất cao.

Nguồn thức ăn mang mầm bệnh

Thường xảy ra khi người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.

Để phòng tránh bệnh nấm ở cá nói chung, cá 7 màu nói riêng thì việc xử lý thức ăn tươi sống rất quan trọng

Hoặc bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn ăn liền dễ bảo quản, không bệnh tật mà cá vẫn đủ chất cũng là 1 giải pháp rất tốt. Các loại Bobo bạn nên cho ăn hết trong ngày và chạy sục khí mạnh để giữ bobo sống được lâu.cám cá cao cấp trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại để bạn lựa chọn

Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá

Người nuôi cá chưa có kinh nghiệm thường để xảy ra tình trạng dư thừa nhiều thức ăn rất dễ làm nước bị bẩn, tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.

Cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ để cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Không nên để thức ăn thừa qua đêm điều này rất dễ tạo nấm và gây bùng phát mầm bệnh trong bể nuôi của bạn. Trong bể nuôi nên có 1 vài cành rong hoặc để giúp bạn xử lý các chất thải và thức ăn thừa trong bể.

Không hút cặn bể và thay nước định kỳ

1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.

Thời gian để hút cặn và thay nước định kỳ cho các bể cá mini là khoảng 3 – 4 ngày 1 lần. Đối với các bể lớn nuôi ngoài trời bạn có thể thay nước 1 tuần một lần. Mỗi lần thay nước bạn nên thay từ 20 – 30% lượng nước trong bể. Việc có 1 lượng nước mới trong bể sẽ giúp bể của bạn sạch hơn, làm chất lượng nước tốt hơn, ổn định hơn và cá của bạn cũng lớn nhanh hơn nữa. Nếu để ý bạn sẽ thấy sau mỗi khi thay nước các chú cá của bạn sẽ năng động hơn, ăn nhiều hơn và lớn nhanh hơn nữa. Mỗi lần thay nước mới bạn có thể châm thêm 1 ít vi khuẩn cộng sinh để làm ổn định hệ vi sinh trong bể, hệ vi sinh này sẽ giúp xử lý các chất thải trong bể hiệu quả .

Mật độ cá quá lớn, hệ vi sinh trong nước không thể xử lý hết các chất thải của cá từ đó gây bùng phát bệnh nhanh chóng

Thời tiết lạnh đột ngột

Nhiệt độ đột ngột thấp dẫn đến vi khuẩn nấm phát triển nhanh.

Về nhiệt độ của bể cá, bạn nên chú ý giữ ổn định trong khoảng từ 25- 28 độ C. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể dùng máy sưởi bể cá để cá 7 màu được điều hòa thân nhiệt và tránh bị lạnh.