Một trong những bệnh phổ biến và hay gặp nhất của những người là cá bị nấm. Nấm xảy ra khá thường xuyên nếu như bạn mới nuôi cá và không có kinh nghiệm trong việc nhận biết cá bị bệnh sớm. Nấm có thể xảy ra cả với những người nuôi cá bảy màu có nhiều kinh nghiệm nếu như chủ quan. Chỉ cần bỏ bê cá một vài ngày sau khi mắc bệnh, cá bảy màu bị nấm có thể bị chết và nếu có khỏi thì cũng rất khó để trở lại được như tình trạng lúc ban đầu.
Nhận biết cá bảy màu bị nấm
Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể
Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi
Vây cá, tay bơi bị ăn mòn
Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ
Nguyên nhân và giải pháp chữa cá bảy màu bị nấm
Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.
Nguồn thức ăn mang mầm bệnh: trường hợp này xảy ra khá phổ biến đối với những người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.
Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá: Nguyên nhân này xảy ra khá nhiều với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm do bạn cho ăn quá nhiều lượng cá có thể ăn được. Các loại thức ăn giàu protein như cám rất dễ làm nước bị hỏng, hoặc tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.
Không hút cặn bể và thay nước định kỳ: 1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Cặn bể hay phân dư thừa nhiều trong bể cũng làm cho bể nuôi của bạn không được đẹp mắt và gây ức chế khi ngắm cá nữa. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.
Không tách những chú cá bệnh ra để chữa trị dẫn đến lây bệnh cho cá đàn cá: Có thể vì 1 nguyên nhân nào đó không rõ ràng dẫn đến có 1 vài chú cá trong bể nuôi của bạn tự nhiên bị mắc bệnh. Việc tách riêng những chú cá này ra chữa bệnh rất quan trọng trong việc hạn chế mầm bệnh, đặc biệt là bệnh nấm vì chúng có thể bùng phát rất nhanh. Nấm lây lan rất nhanh, cá đàn cá của bạn có thể bị lây sau 2 – 3 ngày từ 1 cá thể bị bệnh trong bể.
Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội