Top 4 # Xem Nhiều Nhất Trẻ Cá Biệt Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cô Và Đứa Trẻ Cá Biệt .

“Trợ lý mới của em đó”! Cô chỉ vào tôi và nói với các giáo viên trong phòng học vụ, ngượng thật. Tôi! Một con bé khác người và cực kì cá tính nếu nói quá lên thì tôi như một thằng con trai chính hiệu trong một đứa con gái. Năm đó tôi học lớp 8, trường tổ chức kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi để dự thi cấp quận. Như bao học sinh khác, chúng tôi luôn ao ước một ngày mình sẽ được như các anh chị trên bảng vàng, được chụp hình, được mặc áo thụng, đứng trên sân khấu và bắt tay với hiệu trưởng rồi nhận quà. Nhưng tất cả những thứ đó đều bắt đầu từ cuộc tuyển chọn này, mỗi học sinh chúng tôi được chọn hai 2 môn, tôi chọn Hóa và Văn. Trớ trêu thay, môn tôi chăm chút nhất là Hóa – Tôi lại rớt, còn môn Vă , tôi học cho qua ngày đoạn tháng, đi thi với tâm trí “biết đề thi thôi mà” thì lại đậu. Vì một tương lai bảng vàng có mặt của mình, tôi đi học với một tâm trạng miễn cưỡng – Có lẽ cô nhận ra điều đó!

Sự khác biệt giữa một học sinh có đam mê và một học sinh không có một chút gì đam mê đó chính là cách học. Chúng tôi thường bắt đầu buổi học lúc 7h và kết thúc lúc 10h. Nhưng với tôi, giờ bắt đầu học thường dao động từ 7h15 – 7h45. Vâng lúc nào tôi cũng đi trễ hơn người khác và trên tay luôn luôn có đồ ăn sáng. Một tuần chúng tôi học 4 ngày, tôi đến trễ hết 3 ngày và 1 một ngày thì chút nữa bị trễ. Tuần đầu, cô không nói gì. Sang tuần thứ 2, cô hỏi tôi, thì lại nhận được câu trả lời có thể bị nói là vô lễ nếu bỏ hết chủ vị ngữ đi “Dạ! Tại vì em bận ngủ thưa cô”. Cô lặng thinh, không nói gì.

Đã đến trễ, đã ăn trong lớp vậy mà tôi lại còn không học bài hay làm bài nộp cho cô. Nếu cô cho chúng tôi 4 đề, tôi sẽ không nộp đề nào và viện hàng chục lí do để chối tội. Còn nếu từ 5 đề trở lên, tôi làm như kiểu lấy lệ một đề và thường là đề dễ nhất. Cô vẫn nhận bài từ tôi, vẫn chấm, nhận xét vô cùng kỹ càng, thậm chí còn gọi tôi lên để phân tích những lỗi sai của tôi – Có chút gì đó chạm vào suy nghĩ của đứa trẻ cá biệt này.

Rồi tôi dường như cũng dần thay đổi. Mặc dù vẫn còn phá, vẫn còn đi trễ, vẫn nộp thiếu bài, nhưng bây giờ, khi tôi nhìn lại thời điểm ấy và so với những tuần đầu thì nó đã tốt lên cũng ít nhiều. Cho đến lúc…

Cuộc tuyển chọn cuối cùng diễn ra, thật ra ban đầu chúng tôi không hề biết đến cuộc thi này, chỉ nghĩ rằng chỉ có một cuộc tuyển chọn duy nhất và sau đó sẽ học và thi cấp quận. Tôi như hóa đá khi nghe tin ấy, mộng bảng vàng tan biến ngay lập tức. Đúng như dự đoán – Tôi đứng cuối bảng.

Tôi như nắm chắc tư tưởng “Chuẩn bị bị đá khỏi đội tuyển”, thế nhưng vào ngày công bố kết quả, cô gọi tôi ra và nói “Cô đã đem cả danh dự của mình để bão lãnh em ở lại đội tuyển trước ban giám hiệu, cô hi vọng em sẽ không làm cô thất vọng”. Những cung bậc cảm xúc khác nhau xuất hiện liên tục trong tôi. Thoạt đầu là ngỡ ngàng, sau đó vui mừng và cuối cùng là hối hận. Tôi hối hận vì những gì tôi đã làm trong giờ của cô, tôi xấu hổ vì những hành vi của mình trong khoảng thời gian vừa qua, tôi cảm thấy rằng bản thân của mình thật tệ, thật đáng bị trách móc và trừng phạt. Việc tôi bị đuổi khỏi đội tuyển là hoàn toàn xứng đáng, thế nhưng cô đã làm một việc mà có lẽ rất ít nhà giáo nào dám làm.

Tôi cố gắng lấy lại căn bản, chăm chỉ làm bài các đề mới nộp cho cô và kể cả các đề cũ. Trình độ của tôi tăng dần, cho đến lúc thi cấp quận… Tôi được vào đội tuyển dự bị của quận để đi thi thành phố. Tôi đoạt giải và ước mơ bảng vàng thành sự thật.

Bây giờ mỗi khi nghĩ lại cái khoảng khắc cô gọi tôi ra và cái khoảng khắc cô chỉ vào tôi rồi gọi tôi là trợ lý của cô, tôi không thể nhịn được cười. Hai khoảng khắc hoàn toàn khác nhau, một là bắt đầu cho sự thay đổi của một người và một là sự kết thúc của sự thay đổi đó. Nhưng hai khoảng khắc đều mang chung một thứ đó là niềm tin và sự tự hào. Giờ đây, từ tận đáy lòng tôi cảm ơn cô vì đã mang tôi trở lại. Cảm ơn cô vì đã tin tưởng vào một đứa chẳng đâu vào đâu mà lại còn cá biệt như tôi. Cảm ơn cô vì đã cho tôi cảm nhận được sự quan tâm mà lâu rồi tôi không thấy. Tôi đã học qua rất nhiều người cô, người thầy, nhưng có lẽ cô là người dể lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu xắc nhất. Nếu sau này, nếu ai có hỏi tôi rằng “Người thầy trong tôi là ai, như thế nào? “, tôi chắc chắn sẽ trả lời rằng “Người trong tôi là cô, mãi mãi vẫn là cô”.

Đối Diện Với Trẻ Cá Biệt

Trước mặt tôi là một cậu thiếu niên mà người mẹ hết sức lo lắng, mang con đến để mong tìm ra một phương pháp nào đó, có thể cải thiện được tình trạng của em, trẻ học giỏi hiện đang học lớp 12 – không có vấn đề gì về học tập, trừ việc không thích trả lời các câu hỏi, mà chỉ có thể viết ra . Nhưng không có ai là bạn, khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém, ứng xử vụng về, hay nổi nóng và có những hành vi rất tách biệt với môi trường xung quanh….

Trẻ cá biệt là một thuật ngữ thường dùng để ám chỉ những trẻ hư hỏng, chống đối, bỏ học hoặc có cách sống trầm cảm, thu rút và là mối băng khoăn cho bố mẹ – phải chăng con là một trẻ tự kỷ ? Thực ra cũng có một tình trạng rối nhiễu tâm lý là rối loạn giao tiếp xã hội – cũng từng được xem là một dạng tự kỷ. Thế nhưng, các trẻ này lại không hẳn như thế vì mà chỉ là những hành vi “chống đối” có chủ đích, khác với các rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ là những điều mà chính trẻ cũng không muốn và cũng không thể kiểm soát được – Trẻ Cá biệt cũng là những trẻ thường gắn liền với hai vấn đề lớn mà bố mẹ nào cũng lo lắng : Trẻ không thích đi học, và lại rất mê chơi games. Đây cũng là điều “nhầm lẫn” của bố mẹ khi mang con đến tư vấn tâm lý, đó là mong sao cho các “chuyên viên” có thể dùng các “liệu pháp chuyên môn” để thuyết phục hay giảng giải, thậm chí là “chữa trị” ngay và luôn cho trẻ khói cái chứng lười học và mê game, cộng thêm cái tính dễ nổi nóng, chuyên môn cãi lại bố mẹ. Hầu như 10 người thì hết 9 đều nghĩ tình trạng của trẻ là do những tác động từ bên ngoài ( do xã hội, do bạn bè xấu, do ảnh hưởng của phim ảnh…) mà ít ai nghĩ chính cách ứng xử của những người thân trong gia đình mới là nguyên nhân và đã diễn ra trong thời gian dài.

Các vấn đề này tuy tập trung ở đứa trẻ, nhưng để giải quyết thì không phải là chữa cho trẻ, giống như uống thuốc hay điều trị theo một phác đồ để khỏi bệnh ! Mà tình trạng của trẻ chỉ có thể cải thiện từng bước khi có sự thay đổi trong cách ứng xử trong gia đình, mà khi nói ra thì hầu hết mới nhận ra là do mình đã quá cưng chiều, bảo bọc nhưng lại luôn ..áp đặt và đánh, mắng !

Thực ra, việc cưng chiều con thì 10 phụ huynh có lẽ cũng đến 11 người là có, nhưng sự cưng chiều có nhiều cách khác nhau, mức độ khác nhau và cũng không phải trẻ nào được cưng chiều cũng trở thành cá biệt ! Mà ở đây cá tính của trẻ mới là yếu tố quyết định – Có nhiều trẻ bố mẹ vẫn dạy dỗ và quan tâm một cách nghiêm túc, nhưng vẫn “hư” dưới con mắt của người lớn, hay không được như những gì mà bố mẹ kỳ vọng ! Có trẻ được ăn học tử tế, giáo dục đàng hoàng nhưng vẫn lười, vẫn ích kỷ và vẫn có những hành vi không phù hợp. Đó chính là điều mà ta thường nói : Cha mẹ sinh con – trời sinh tính ! Và đây cũng là những điều mà chúng ta phải chấp nhận : Những giới hạn của lòng mong đợi.

Hẵn là sẽ có nhiều người lấy làm thất vọng về con, nhưng nếu chúng ta biết tôn trọng sự cá biệt, và biết những giới hạn của lòng mong ước… thì hẳn là chúng ta thôi khó chịu và lo lắng cho tương lai của con, vì nghĩ rằng, nếu nó đi “lệch hướng” cái con đường mình đã công phu sửa soạn cho nó với bao tâm huyết , thì chỉ có thể là sự bất hạnh, thất bại đang chờ nó ! Thế nhưng, chính cái tương lai mà chúng ta vẽ ra đó, liệu nó có đúng là một điều hạnh phúc cho trẻ hay không khi đứa trẻ không được là chính nó.

Theo quan điểm giáo dục Tây Phương, thì một đứa trẻ trên 18 tuổi là phải chịu trách nhiệm về bản thân mình. Trẻ phải tự đi trên con đường mà chính nó đã vạch ra, có thể nó sẽ thất bại, gục ngã trong một thời điểm nào đó bởi sự chủ quan, nhưng nó sẽ không thể trách cứ, đổ thừa cho ai về những gì đã xẩy ra cho mình, nó dám nhận trách nhiệm và sẽ có khả năng đứng lên để tiếp tục hành trình. Còn với giáo dục Đông Phương, củng có ưu điểm là sự quan tâm, bảo bọc, thương yêu và hỗ trợ con vô điều kiện. Nhưng cũng chính vì sự gắn bó đó, mà đứa trẻ có khi sẽ không được đi theo cách của nó, mà phải đi theo định hướng của gia đình, nếu có thất bại thì gia đình cũng sẽ gánh phần trách nhiệm. Điều này có thể giúp cho trẻ không quá tổn thương, nhưng lại dễ tạo nên những kẻ vô trách nhiệm và chuyên đổ thừa sự sai lầm cho người khác.

Với những trẻ cá biệt – cũng như những trẻ đặc biệt, khi gặp những khó khăn và hạn chế trong các năng lực học tập, thì tại sao bố mẹ không nhìn ra những khả năng khác rất “cá biệt” của em ? Có thể em sẽ trở thành một người giỏi về một lĩnh vực nào đó, nếu được quan tâm, bỏ qua cái thành kiến mà ai cũng cho là hợp lý – Đó là xem con đường học tập như là một cứu cánh duy nhất , xem trình độ học vấn là thước đo của con người, xem bằng cấp là giá trị mà con người phải đạt được. Trong khi đó, ai cũng thừa biết là cái quan điểm ” cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng nhiều tiền” ! đã gần như là một điều ” chủ đạo” trong giáo dục và trong cả cuộc sống ngày nay. Nhưng tiền thì lại không mua được nhân cách, năng lực bản thân và lòng tự trọng. Đây mới là điều mà đứa trẻ cần phải có.

Chúng ta nên nhìn lại chính cách cư xử và thái độ của mình đối với con cái, không có điều gì có thể dạy con hiệu quả cho bằng sự làm gương, và thay vì chỉ nhìn ra những lỗi lầm của đứa trẻ để tìm mọi cách uốn nắn, bẻ gãy hay ngăn cấm, thì hãy tìm ra những điểm “cá biệt” của trẻ và xem đó chính là những điểm mạnh để hỗ trợ, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và phát triển theo cách riêng. Chúng ta phải cho trẻ cái “quyền thất bại” phải biết chịu trách nhiệm với chính bản thân qua những hoạt động cá nhân tại gia đình. Chính sự bảo bọc, ôm ấp làm thay cho con từ cái ăn, cái mặc cho đến việc “dọn ổ” cho con trong các hoạt động học tập , không dám cho con bước ra ngoài cái “vỏ bọc an toàn” để tự thân vận động, đã khiến cho trẻ không thể rời khỏi ” vòng tay mẹ” để trưởng thành.

Có nhiều người cũng đã nhìn ra các vấn đề của con, nhưng họ lại không biết rằng giải pháp là ở những hoạt động trong gia đình, là hành vị tự giác của đứa trẻ, chứ không phải những khóa ” Kỹ năng sống hàng hiệu” mà họ bỏ tiền triệu ra mua cho con, tưởng rằng sẽ giúp trẻ phát triển ” toàn diện” bằng những khóa học ” cưỡi ngựa xem hoa” mà thực chất chỉ là việc ném tiền qua cửa sổ. Giải pháp chính là những điều tưởng như rất bình thường, đó là một nếp nhà trong bầu khí quan tâm, tôn trọng và chấp nhận nhau tai chính gia đình mình. Những công việc thường ngày, từ việc dọn dẹp, lau chùi, nấu ăn, phơi đồ mà trẻ được hướng dẫn ngay từ nhỏ, để có thể thực hiện một cách tự giác, sẽ giúp cho trẻ tự tin, có các hoạt động tự chủ và lớn lên sẽ có khả năng tự lập chứ không còn là một trẻ “cá biệt” cần phải ” điều trị tâm lý” !

Lê Khanh

Comments

Người Thầy Hết Lòng Vì Trẻ Em Cá Biệt Với Tài Thu Phục Nhân Tâm

Gần ba mươi năm nay, hình ảnh ông giáo già lọc cọc đi chiếc xe đạp cà tàng đến từng nhà khuyên nhủ học trò, đã trở nên quen thuộc với người dân thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Thậm chí, nếu một ngày không thấy thầy như thế, họ sẽ lấy làm lạ. Đó chính là thầy Phan Công Tâm (SN 1957, ngụ khu phố 4, thị trấn Hòa Thành).

Không khó để chúng tôi tìm tới nhà, cũng là lớp học của thầy giáo già này. Chẳng biết tự bao giờ, thầy Tâm đã trở thành nét đẹp rất riêng của thị trấn Hòa Thành, con xóm nhỏ cũng như được thổi một làn gió mới. Những bà mẹ yên tâm phần nào bởi lũ trẻ mới lớn, vốn “bất trị” bỗng trở nên biết nghe lời, thôi những trò nghịch dại và tìm tới nhà thầy Tâm ngoan ngoãn theo học con chữ.

Ngôi nhà cấp 4 có phần tuềnh toàng của thầy Tâm nằm trong một con hẻm nhỏ. Nơi rộng nhất của căn nhà chỉ đủ thầy kê mấy cái bàn trưng dụng cho lớp Anh văn, có sức chứa từ 15-20 học sinh. Ngay bên cạnh là lớp phụ nhỏ hơn, kê được hai dãy bàn nữa, để dành cho những lớp ít học trò hơn hoặc để thầy kèm mấy đứa cháu. Còn lại phòng khách, thầy dùng làm phòng học vi tính. Trong căn nhà nhỏ đó, thầy Tâm tất bật chạy qua chạy lại giữa các lớp với trình độ học sinh và bài giảng khác nhau. Thấy có khách, thầy dừng bài giảng, nhẹ nhàng dặn học trò những phần có thể tự học rồi niềm nở đón khách.

Bắt đầu câu chuyện về những trang đầu tiên của cuộc đời mình, thầy Tâm từ tốn nói: “Năm 14 tuổi, tôi tưởng mình bị mù vĩnh viễn vì một căn bệnh quái ác mà hồi đó ở Việt Nam chưa thể chữa trị được. Nhà nghèo nên cả gia đình tôi chỉ biết trông chờ vào trời phật. Bố mẹ tôi chẳng còn hy vọng gì có thể chữa lành đôi mắt cho tôi nữa. May thay đang lúc thất vọng nhất thì bà con, họ hàng lối xóm hay tin đã gom góp mỗi người một ít. Sau đó tôi được đi nước ngoài mổ mắt bằng tình thương của lối xóm”.

Thế rồi Tâm thoát cảnh mù lòa, tuy thị lực không thể hoàn toàn bình phục như ban đầu. Lòng khát khao được học, được đọc sách vẫn ngày càng lớn dần trong Tâm. Không thể nhìn rõ mặt chữ, cậu bé Tâm khi ấy mới bước qua tuổi 15, đành gí sát cuốn sách vào tận mắt, miễn sao có thể đọc. Sẵn nỗi sợ rằng chỉ sau một đêm thức dậy, mình sẽ không còn được cầm quyển sách, nên Tâm đọc say sưa tất cả những cuốn sách mà mình tìm thấy.

Bên tách trà nóng, những trang ký ức của gần bốn mươi năm trước, như lại ùa về khiến thầy Tâm nheo nheo con mắt, kể tiếp: “Năm 1975, tôi vừa học hết năm thứ nhất đại học Sư phạm thì đất nước giải phóng. Cha bệnh rồi mất, mẹ cũng mang trọng bệnh, là con út, tôi phải bỏ học để chăm sóc mẹ già. Chính những ngày tháng quanh quẩn bên giường bệnh của mẹ, càng làm trỗi dậy khát khao được học trong tôi hơn bao giờ hết.

Bén duyên nhờ nghề trông trẻ

Nói về cái nghề “gõ đầu trẻ” của mình, thầy Tâm mỉm cười rồi bảo đó là cái duyên thôi. Năm 1988, khi thị trấn Hòa Thành bây giờ còn nghèo nàn, người dân hầu như làm công nhân cho những công ty xung quanh thị trấn. “Cha mẹ bọn trẻ cả ngày tối mặt trong công ty, đành để chúng vật vạ ngoài đường. Bọn trẻ hay tụ tập trước nhà tôi, đứa nào đứa ấy đen nhẻm, lem luốc. Nhìn bọn trẻ, tôi xót lắm, nếu cứ bỏ mặc chúng như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ hư. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ đáng thương này. Tôi chỉ có cái chữ nên cho chúng cái chữ”, thầy cho hay.

Thế là thầy Tâm gom bọn trẻ lại vào căn phòng nhỏ. Thầy bắt đầu giảng cho chúng nhiều điều kỳ thú. Rồi những người cha, người mẹ nghèo suốt ngày bận bịu ấy cũng nhận thấy con mình từ ngày theo thầy Tâm trở nên ngoan hơn. Tiếng lành đồn xa, họ đem con gửi luôn cho thầy. Thầy Tâm bỗng nhiên trở thành thầy giáo kiêm người giữ trẻ từ dạo đó. Dù khi ấy tiền công đôi khi chỉ là lon gạo, nải chuối hay con cá, bó rau nhưng tất cả như vực dậy lòng yêu nghề nơi người thầy bất đắc dĩ. Sau đó, đáp ứng nhu cầu của một số người bạn, thầy Tâm dạy thêm tiếng Anh. Thầy lại lao vào đọc và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh rồi tự soạn giáo trình dạy cho học sinh.

Chị Nguyễn Thị Thanh có đứa con trai khá lì lợm, nhờ thầy dạy dỗ mà nay đã học xong đại học, có việc làm ổn định trên TP. HCM: “Vợ chồng tôi suốt ngày lo việc đồng áng nên nhiều khi bỏ bê con cái, khi phát hiện ra thì chúng cầm đầu lũ trẻ quậy phá từ đầu làng đến cuối xóm. Chúng mới lớn, nói nặng nhẹ gì cũng không nghe. Được mọi người chỉ bảo nên tôi đem con đến gửi hẳn ở nhà thầy Tâm. Ai ngờ chỉ một thời ngắn mà nó đã thay đổi hoàn toàn tính nết”.

Hỏi thầy về bí quyết “thu phục nhân tâm” của mình, thầy Tâm cười xòa bảo: “Thực ra mỗi học sinh là một con người, tôi chỉ lấy tình thương giữa người và người mà cư xử, mong truyền cho các em chút hơi ấm, để các em đủ sức bước tới chứ không có bí quyết gì”. Chỉ vậy thôi mà biết bao đứa trẻ đã thành tài dưới tay thầy, dưới mái nhà cấp bốn vang tiếng ê a của lũ trẻ thơ cùng tiếng giảng bài đều đều của người giáo già.

Suốt mấy chục năm cống hiến cho Xã hội, thầy Tâm đã không màng chút gì cho bản thân mình. Tài sản lớn nhất của thầy vẫn là chiếc xe đạp cũ kỹ. Nét đẹp của thầy vốn phát ra từ chính cái tâm của mình dành cho cuộc đời. Hằng năm, bắt đầu từ tháng Chạp, thầy đã chuẩn bị quà Tết đi tặng mấy chục hộ nghèo. Rồi đầu mùa mưa thầy lại tất tả vận động chương trình cất nhà, chống dột cho những gia đình gặp khó khăn. Từ cụ già đến em bé đều được thầy quan tâm, lo lắng chu toàn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân nghèo, thầy đích thân đến nhà coi sóc, thuốc men cho đến khi lành bệnh.

Chừng ấy năm qua, biết bao lớp học trò thành danh từ ngôi nhà cấp bốn của giáo già ấy, một số người thực sự thành đạt. Thầy bảo, Có lẽ đây là trái ngọt thầy được hái sau bao nhiêu năm vun trồng. Những người học trò ngỗ nghịch năm nào, nay như những đứa con tìm về với cha già của chính mình.

Người thầy đặc biệt của Tây NinhTrao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Sáng, Phó phòng Giáo vụ Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh cho biết: “Thầy Tâm là một người có năng lực đặc biệt, còn nhớ hồi chúng tôi học trung học, ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Thế nhưng thầy chỉ miệt mài tự học, tự nghiên cứu mà có thể mở lớp dạy cho các anh chị đủ trình độ đi nước ngoài, thậm chí mở lớp dạy cho các thầy cô chuẩn bị thi cao học. Trong nhiều học trò thời những năm 1990 của thầy, đến nay một số người đang giữ các chức vụ quan trọng. Chúng tôi rất lấy làm ngưỡng mộ thầy”.

Trẻ Còi Xương Nên Ăn Gì?

Cha mẹ cần hiểu đúng về bệnh lý còi xương

Bé còi xương thường đi kèm với suy dinh dưỡng, cách điều trị vẫn là bổ sung vitamin d, canxi, kẽm….cho trẻ, tuy nhiên thực tế những dưỡng chất này có nhiều ở đâu? Bổ sung như thế nào để có được hiệu quả cao nhất? và đối với bé còi xương thì cần có chế độ ăn như thế nào?

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa 1 đứa trẻ còi xương với một đứa trẻ còi cọc. bé còi cọc cũng có thể kèm theo bị còi xương hoặc không, những trẻ này bị suy dinh dưỡng, cả cân nặng và chiều cao đều thấp hơn so với chuẩn trung bình. Trong khi đó trẻ còi xương là do thiếu hụt Vitamin d, khiến quá trình hấp thụ, chuyển hóa canxi, phốt pho bị ảnh hưởng. Thậm chí, cả những bé bụ bẫm cũng mắc bệnh còi xương.

Nếu không được chăm sóc kịp thời và phù hợp, bệnh còi xương sẽ để lại biến chứng nặng nề, gây nguy hiểm cho trẻ. Ví dụ như thóp rộng, trán rô, đầu bẹp cá trên, nặng hơn thì để laị những di chứng như cổ tay, cổ chân cong hình chữ O, chữ X, rồi răng mọc chậm, trường hợp nặng hơn nữa thì trẻ có thể bị co giật do nồng độ canxi trong máu hạ. Khi hệ xương bị ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ cũng bị hạn chế.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị còi xương như thế nào?

Tới 70% trẻ còi xương sẽ khỏi hoàn toàn nếu có chế độ chăm sóc hợp lý, cụ thể là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài việc thường xuyênbổ sung Vitamin D cho bé bằng việc tắm nắng, câu hỏi đặt ra là trẻ còi xương nên ăn gì để cao lớn.

Cụ thể trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất canxi, Vitamin D3, MK7 (vitamin K2) và kẽm. những dưỡng chất này có thể tìm thấy dồi dào ở sữa và các chế phẩm từ sữa, thủy sản, thịt gà, cá, tôm. Cua, trứng….

Những thực phẩm tốt cho trẻ bị còi xương

Ngoài ra, chế độ ăn đối với trẻ bị còi xương không thể thiếu rau xanh và các loại hoa quả. Bớt rau xanh và các loại trái cây củ quả cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp trẻ cao lớn và cung cấp nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, tăng cường hấp thụ các vi chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kẽm.

Để vitamin d phát huy được hết vai trò của mình là hấp thụ canxi, các bậc phụ huynh cần bổ sung vào chế độ ăn của trẻ lượng dầu phù hợp. bởi nhiều vitamin trong đó có vitamin d cần phải có dầu mỡ làm dung môi hòa tan để làm dẫn chất đi vào cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ: từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ nhất để bé không bị còi xương. Từ 6 tháng tới 4 tuổi, bên cạnh các dưỡng chất không thể thiếu và chế độ ăn cần đối đầy đủ, mẹ cần bổ sung cho bé các chất tăng cường sức đề kháng là Sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS, chiết xuất thành tế bào nấm mem Immun Alpha, khi bé có sức đề kháng tốt thì sẽ tăng cường hấp thu các dưỡng chất để tránh được còi xương.

Đối với trẻ từ 5 tới 9 tuổi: đây là giai đoạn trẻ cũng rất dễ bị còi xương, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho xương là canxi, kẽm, magie, cùng các dẫn chất vitamin D và MK7. Đặc biệt cần bổ sung thêm Acid folic để giúp tăng khối lượng xương cho trẻ để không chỉ chống bệnh còi xương mà còn giúp trẻ cao lớn.

Với trẻ giai đoạn từ 10 tới 18 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển chiều cao tốc lực, nếu một chế độ ăn không cân đối, thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ bị còi xương giai đoạn quan trọng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao, vóc dáng tuổi trưởng thành.

Các dưỡng chất cần thiết phải bổ sung cho trẻ là những khoáng chất thiết yếu cho hệ xương là canxi, kẽm, boron, mangan, magie, đồng; dưỡng chất giúp tăng khối lượng xương đỉnh là Acid folic, đặc biệt là Chondroitin sulfat giúp kích thích lớp sụn phát triển nhanh, nhờ đó giúp xương dài ra và trẻ cao nhanh.

Trẻ còi xương ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều để lại những hậu quả không tốt cho vóc dáng, sự phát triển chung của trre. Trẻ ăn gì để không bị còi xương, rồi trẻ còi xương ăn gì để hết còi xương và cao lớn, các bậc phụ huynh làm cha mẹ cần ghi nhớ một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vi chất thiết yếu giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh, đạt tầm vóc tốt tối đa.