Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trại Cá Rồng Ở Việt Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Việt Nam ‘Bỏ Cá Rồng Đỏ’ Ở Biển Đông

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.

Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.

Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.

‘Trả giá đắt’

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.

Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.

Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.

Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storage and Offloading – FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.

Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một giàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô la.

Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.

Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.

Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.

Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.

Hồi đó, có tin nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.

Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.

Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.

Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.

Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.

Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.

Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận “khai thác chung” trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.

Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.

Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.

Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.

Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.

Các Trại Cá Giống Tại Tphcm. Trang Trại Cung Cấp Cá Giống Ở Miền Nam

1. Trại cá giống Thắm

Trại cá giống Thắm đã được thành lập từ hơn 20 năm nay với quy mô ngày càng mổ rộng về chất lượng và số lượng. Sản lượng cung cấp cá giống của trại lên đến 200 triệu con bao gồm các loại cá giống: cá rô phi,cá Diêu Hồng( Diêu hồng lai),cá mè (mè vinh), cá trắm, cá chép, cá trôi,cá rô đơn tính( rô lồng ríp, rô gai, rô đồng), cá trê,cá lăn vàng,lăn nghệ, cá tằm…

Với quy mô và vốn đầu tư lớn, trang trại tự tin cung cấp trọn gói cho các dự án lớn, đáp ứng số lượng của khách hàng. Bằng kinh nghiệm nhiều năm qua, trang trại không chỉ cung cấp ở TP.HỒ CHÍ MINH, mà còn cung cấp cho các tỉnh miền Tây và miền Trung trên cả nước.

Liên hệ: Đ/C : D19 Nguyễn Văn Linh – Xã Phong Phú – Huyện Bình Chánh – Tp.Hồ Chí MinhĐT : 0937.346.463

2. Trại cá giống Tư Hải

Khu vực tp Hồ Chí Minh hiếm ai là không biết đến trại cá giống Tư Hải. Trại cá được thành lập gần 20 năm, cho ra các loại giống cá tốt và định hướng trong tương lai, trại sẽ mở rộng thêm diện tích sản xuất và gia tăng về chủng loại.

Đến với Tư Hải, bà con sẽ được tham quan tự do, được tư vấn kỹ thuật nuôi cá, chăm sóc miễn phí và tùy chọn con giống mình thích mua. Đặc biệt, bà con sẽ được bao tiêu đầu ra cho các loại cá mình nuôi nên yên tâm đầu tư lớn vào trang trại nuôi cá mình thích.

Địa chỉ: Tỉnh Lộ 8, Tân An Hội, Củ Chi, TP. HCMĐiện Thoại : 0903.703.460 – 0915.430.478Email: [email protected]Website: http://traicagiongtuhai.vn/

3. Trại cá giống Châu Tống

Nếu như bà con có xu hướng chăn nuôi cá cảnh mà khó tìm được giống thì hãy liên hệ với trại cá giống Châu Tống. Được thành lập 1991 với diện tích trại là 3500 m2, đến nay sản phẩm của trại cá đã có mặt ở các nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ, thị trường cung cấp cả cảnh chủ yếu.

Các loại cá cảnh chủ yếu là cá Dĩa, cá Koi, một số cá cảnh nhiệt đới.

Địa chỉ liên hệ: 231 Lê Văn Khương CH, TP.HCM.Điện thoại: 08-22122520.

4. Trại cá giống Tân Vạn

Nếu bà con đang tìm kiếm các loại cá giống số lượng lớn, chất lượng cao khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì có thể tham khảo trại cá giống Tân Vạn. Trại cá có quy mô ao nuôi rộng lớn, cá giống được sản xuất nhân giống đảm bảo về sức khỏe, phòng bệnh và cho năng suất rất lớn.

Tham quan trực tiếp trại cá, bà con sẽ được chứng kiến những mẻ cá thu hoạch chất lượng cao, trọng lượng lớn nhìn rất đã mắt.

Địa chỉ liên hệ:

777 Ngãi Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình DươngĐiện thoại : 0251 3831 254Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongtanvan/

Trại cá giống Bình chuyên cung cấp các loại cá giống cá lóc, cá trê, cá cá chép, diêu hồng, rô phi, ếch, lươn,… chất lượng cao với số lượng lớn.

Khi đến tham quan trại bà con sẽ được lựa chọn giống phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và loại cá giống dễ nuôi, dễ chăm sóc nhất. Ngoài ra, bà con còn được tư vấn kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc miễn phí.

Để tiết kiệm thời gian cho khách hàng, trại cá sẵn sàng giao hàng toàn quốc, tận nơi và bao tiêu sản phẩm đầu ra nếu khách hàng mong muốn.

Liên hệ:

23/15/42A Đường 16 (Nối dài) , Phường 4, Quận 8, chúng tôi (Cách ngã 4 Phạm Hùng – Nguyễn Văn Linh 100m )Điện thoại: 0907099834 – 0908738824 Email: [email protected] – Website: www.caphongsinh.com

Lưu ý khi chọn cá giống

Khu vực tp Hồ Chí Minh có rất nhiều trang trại bán cá giống cho bà con tham khảo. Tuy nhiên, bà con nên lựa chọn cơ sở uy tín, gần với khu vực mình có kế hoạch chăn nuôi nhất. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giúp cá khỏe mạnh, không bị sốc môi trường quá nhiều khi được thả vào ao, hồ, lồng bè, bể xi măng.

Khi giao nhận cá bà con phải kiểm tra chất lượng giống có tốt hay không. Đặc điểm giống tốt bao gồm:

Hoạt động nhanh nhẹn

Kích cỡ đồng đều

Màu sắc tươi sáng

Đầu nhỏ mình rộng

Bơi dưới mặt nước

Bơi ngược dòng

Trước khi thả cá giống xuống khu vực nuôi phải cho cá tắm 250-300g muối ăn/10lít nước/1-2kg cá. hoặc KMnO 4(thuốc tím)lượng 4g/m 3. Giống cá vận chuyển đến địa điểm thả phải được cân bằng nhiệt trước bằng cách ngâm túi cá xuống ao 5-10 phút, và nghiêng bao cho cá ra từ. Những lưu ý này rất cần thiết nếu không muốn cá bị sốc nhiệt, sốc môi trường bị chết yểu cả đàn vô cùng tổn hại về kinh tế.

Những trại cá bán cá giống uy tín sẽ hỗ trợ kỹ thuật nuôi thả khi mới bắt đầu nên bà con nên lựa chọn cơ sở uy tín để được hưởng quyền lợi chính đáng. Kinh doanh cá không phải là đơn giản mà cần phải có kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lâu dài.

Việt Nam Ở Thế “Tiến Thoái Lưỡng Nan” Sau Vụ “Cá Rồng Đỏ”?

BBC dẫn ý kiến một số chuyên gia về Biển Đông cho rằng việc xuống thang “trước áp lực của Trung Quốc” trong dự án Cá Rồng Đỏ khiến Việt Nam ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và việc ký Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC) là “sai lầm lớn”.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia nhận định:

” Quyết định dừng thăm dò dầu khí ở vùng nước xung quanh Bãi Tư chính (Vanguard Bank) của Việt Nam là một minh chứng cho thấy các quốc gia ở vùng Biển Đông phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các vùng biển nằm kề “đường 9 đoạn” vô ích như thế nào. Trung Quốc có thể mang các tàu đánh cá với quân đội vũ trang, tàu tuần tra bờ biển và tàu chiến hải quân để áp đảo bất cứ lực lượng hải quân nào Việt Nam có thể tập hợp được. Việc Việt Nam ‘xuống nước’ có nguy cơ vấp phải sự phản đối từ công chúng rằng Đảng Cộng sản không bảo vệ nổi chủ quyền và lãnh thổ đất nước”.

BBC từng cho rằng chuyến thăm gần đây của tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinon đến Đà Nẵng là một cách để Việt Nam ngăn Trung Quốc gây áp lực đối với các dự án thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ. Phương án này thất bại, Trung Quốc không sợ hải quân Mỹ. Giáo sư Carl Thayer phân tích:

” Không có lý do gì rõ rang cho thấy tại sao Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để chống lại khẳng định chủ quyền từ Trung Quốc. Trong khi mối quan hệ quốc phòng gần đây đã được cải thiện trên thực tế, hai nước vẫn chưa phải là đối tác chiến lược. Mỹ duy trì sự hiện diện hải quân ở Biển Đông để ngăn chặn hải quân Trung Quốc thực hiện việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng.

” Diễn biến mới nhất này cho thấy cảnh báo về việc Trung Quốc tiếp tục dùng ‘đường lưỡi bò’ làm cơ sở pháp lý để đe dọa và uy hiếp các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam, buộc Việt Nam phải ngừng 2 dự án dầu khí quan trọng của mình, là hoàn toàn chính xác”.

“Cảnh báo” mà tiến sĩ Anh Sơn nêu ra bắt nguồn từ bài “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Một sai lầm to lớn” của Tướng Daniel Schaeffer – quan chức Bộ Quốc phòng Pháp đã nghỉ hưu, chuyên gia hàng đầu về tranh chấp trên Biển Đông.

Trong bài viết này, Tướng Daniel Schaeffer cảnh báo các nước ASEAN về mưu đồ của Trung Quốc trong quá trình đàm phán COC và những nguy hiểm mà các nước ASEAN có thể phải đối mặt khi COC được thông qua và ký kết, không loại bỏ được “đường lưỡi bò” phi pháp do Trung Quốc tự ý vạch ra, ôm trọn hầu hết Biển Đông.

Theo phân tích của ông Schaeffer, có 2 dẫn chứng được đưa ra:

Thứ nhất, Trung Quốc đã đe dọa chiến tranh với Philippines nếu nước này tiếp tục thăm dò và khai thác dầu ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), một bãi ngầm tọa lạc ở phía Bắc quần đảo Trường Sa và phía Tây đảo Palawan của Philippines. Đây là hành động sai trái bởi thực thể chìm dưới nước này đã được Tòa Trọng tài thương trực công nhận là nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, do đó nó thuộc quyền chủ quyền, không phải là chủ quyền, của nước này.

Hơn nữa, Trung Quốc không được quyền yêu sách chủ quyền đối với thực thể đó bởi Tòa Trọng tài Thường trực đã viện dẫn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS): không ai có thể yêu sách chủ quyền đối với một bãi ngầm, trừ khi nó nằm ở lãnh hải của nước đó.

Thứ hai, mới đây, Trung Quốc ép buộc Việt Nam và Công ty Respol của Tây Ban Nha ngừng thăm dò dầu khí ở lô 136-03, nơi xa nhất về phía Đông Nam của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc khu vực Bãi Tư Chính ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, vì khu vực này nằm bên trong ‘đường 9 đoạn’.

Theo Tướng Schaeffer, hai dẫn chứng nêu trên cho thấy rất rõ, một khi COC có tính ràng buộc pháp lý được thông qua, “Đường 9 đoạn” không biến mất, “các quốc gia Đông Nam Á ở ven Biển Đông sẽ phải tiếp tục chịu đựng những cáo buộc của Trung Quốc bởi những hoạt động (hợp pháp) của họ mà Trung Quốc cho là sai trái”. Trung Quốc sẽ dùng những quy tắc mà các nước ASEAN đặt ra để chống lại họ, thay vì những quy tắc này sẽ bảo vệ họ như mong đợi.

Theo ông Anh Sơn, mỏ Cá Rồng Đỏ hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Cuối năm 2017, báo chí Việt Nam đã liên tiếp trích dẫn các giới chức lãnh đạo dầu khí Việt Nam ca ngợi tiềm năng của mỏ khí Cá Rồng Đỏ, có thể sản xuất 25000 – 30000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày. Ông Anh Sơn nói:

“Trung Quốc cho rằng mỏ này nằm gần ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tự động vạch ra và mỏ Cá Rồng Đỏ đã ăn vào vùng mỏ thuộc quyền của Trung Quốc”. Sai lầm đến từ COC?

Bài viết của Tướng Schaeffer ra đời trong bối cảnh các nước ASEAN bàn thảo để xây dựng dự thảo văn kiện khung cho COC giữa ASEAN với Trung Quốc vào tháng 8/2017.

Ông Anh Sơn cho biết một trong những vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN muốn đạt thỏa thuận với Trung Quốc trong các đàm phán về COC là bộ quy tắc phải có tính ràng buộc pháp lý để thay thế cho bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 4/11/2002 – vốn không có giá trị ràng buộc pháp lý, nên luôn bị Trung Quốc phớt lờ và bất tuân kể từ khi DOC ra đời. Ông nói: ” Trong khi các nước ASEAN mong muốn COC phải có tính ràng buộc pháp lý thì Trung Quốc lại muốn COC chỉ có tính ràng buộc (binding). Sau cùng, các bên đàm phán đã quyết định không đưa vấn đề ràng buộc pháp lý vào trong văn kiện khung “.

Ông Schaeffer cũng cảnh báo: ” Trung Quốc một mặt đang trì hoãn đàm phán COC, mặt khác lại tạo ra một ảo giác về những tranh cãi xung quanh tính ràng buộc pháp lý hay tính ràng buộc của một COC đang manh nha trong bối cảnh ASEAN đang bị Trung Quốc phân tán.

Trong khi đó, các nước ASEAN lại chưa thực sự thấu hiểu sự nguy hiểm của việc không vô hiệu hóa ‘đường lưỡi bò’, lại vội vàng thông qua một COC có tính ràng buộc pháp lý, thì đó là một sai lầm to lớn, sẽ trao cho Trung Quốc một thứ vũ khí có thể chống lại các nước ASEAN trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai “.

“Sẵn sàng chiến đấu”

Trên thực tế, sau sự kiện rút khỏi Cá Rồng Đỏ, hiện chỉ thấy phía Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu”.

Ngày 26/3, Trung Quốc tuyên bố đã cho máy bay chiến đấu tới diễn tập trên vùng trời Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Ngày 25/3, không quân Quân giải phóng Trung Quốc nói cuộc diễn tập là hành động tốt nhất để chuẩn bị “sẵn sàng cho chiến tranh”.

Bắc Kinh nói các máy bay ném bom H-6K và các chiến đấu cơ Su-30 cùng Su-35 và các loại giữa hai hòn đảo miền Nam của Nhật Bản.

Nội dung thông cáo không nói rõ việc tập trận diễn ra khi nào, cũng như ở nơi nào cụ thể trên Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Trong blog của không quân Trung Quốc viết: Việc cho các chiến đấu cơ Su-35 bay trên Biển Đông nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng không quân trên biển.

Nguồn: TKNB – 28/03/2018

Nuôi Cá Chẽm Ở Việt Nam

Ngành nuôi cá chẽm cần tích cực hơn nữa, để phát huy hết tiềm năng của con cá chẽm Việt Nam.

Trong những năm qua, nghề nuôi biển ở nước ta liên tục phát triển nhưng diện tích đã nuôi vẫn còn khiêm tốn. Trong đó, cá chẽm nhờ những đặc tính tốt, dễ thích nghi môi trường, tăng trọng nhanh và giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu ổn định nên người nuôi cá ở Việt Nam nhập cá chẽm giống từ Thái Lan. Cá chẽm được hy vọng là ngôi sao mới trong thị trường thủy sản. Nuôi cá chẽm trước hết tận dụng được các ao khác, nhất là ao bỏ hoang, có lợi cho nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều ruộng tôm, ao cá tra đang bị “treo” người dân bỏ ao không sử dụng.

Thực trạng nuôi cá chẽm ở Việt Nam

Với đặc điểm sống trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn, có thể nói ở đâu có ao, ở đó nuôi được cá chẽm. Việt Nam có thể triển khai nuôi phục vụ xuất khẩu và cải thiện đời sống của đồng bào ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Có thể nuôi lồng ngoài biển, nuôi trong ao nuôi tôm (ao sâu hơn 1 m). Cá chịu lạnh không tốt nhưng chịu nóng tốt. Cá không đòi hỏi những môi trường khắt khe, có thể sử dụng ao nuôi tôm và ao cá tra bỏ hoang để nuôi. Tuy vậy các nhà chuyên môn cũng lưu ý là cá chẽm cần hàm lượng oxi cao hơn cá tra, phải có hệ thống sục khí, quạt gió nếu nuôi mật độ dày. Còn nuôi từ 1-2 con/m2 thì không cần thiết.

Ngoài ra thực trạng nữa là các cơ sở vẫn nuôi cá chẽm theo phương pháp truyền thống là cho ăn thức ăn tươi. Do đó sản lượng thấp, hiệu quả không cao, việc triển khai quy mô lớn rất khó nên cần chuyển sang nuôi cá chẽm theo phương pháp công nghiệp bằng thức ăn công nghiệp. Hiện có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn, nhiều nhà nhập khẩu thức ăn cho cá chẽm. Thức ăn không thiếu vấn đề chỉ là người nuôi chưa quen với công nghệ mới. Mặt khác, giống cá chẽm ăn thức ăn công nghiệp vẫn còn hiếm, chưa đủ cung ứng cho thị trường. Cá chẽm đã được xuất khẩu nhưng do sản lượng còn thấp nên việc xuất khẩu còn khiêm tốn.

Một số nhà xuất khẩu quan tâm đến cá chẽm công nghiệp, điển hình là Công ty Vĩnh Hoàn, đã triển khai đầu tư nuôi 400ha cá chẽm, đây là doanh nghiệp sớm tham gia đầu tư xuất khẩu con cá chẽm. Sản phẩm cá chẽm cao cấp đã xuất ổn định vào châu Âu, vào Mỹ. Hiện ở Sóc Trăng cũng đã tiến hành nuôi thí điểm công nghiệp, đạt con số 70 tấn cá/ ha, thành công nhất thế giới. Khó khăn hiện tại là lượng giống cá chẽm nuôi công nghiệp cung ứng cho thị trường chưa đủ đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất. Nếu giải quyết được con giống ăn thức ăn công nghiệp, chắc chắn diện tích nuôi cá chẽm sẽ tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống cơ sở vật chất là hệ thống ao nuôi tôm, ao nuôi cá không sử dụng nữa, người dân đang chuyển sang nuôi cá chẽm mà không cần đầu tư lớn.

Mô hình nuôi cá chẽm

Một số mô hình đang được ứng dụng nuôi cá chẽm ở nước ta hiện nay như nuôi bè và nuôi ao.

Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hồng Kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát triển của nghề này. Mô hình này cũng được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Nuôi cá chẽm trong lồng là mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của các địa phương gần vùng cửa sông.

Hiện nay việc nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt, nếu như đáp ứng được những yêu cầu về cung cấp con giống, vị trí thích hợp và trại giống được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn giống tự nhiên thì rất hạn chế. Cũng giống như nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn cho việc thâm canh hóa nghề nuôi cá Chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất cá chẽm nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này sẽ lớn mạnh trong tương lai. So sánh tốc độ tăng trưởng của cá nhân tạo và cá giống thu từ tự nhiên khi nuôi trong ao không thấy sai khác có ý nghĩa.

Ngành thủy sản đang hi vọng có thể chuyển từ đánh bắt cá chẽm tự nhiên sang hoàn toàn nuôi cá chẽm theo phương pháp công nghiệp. Tuy nhiên, do đầu ra của cá chẽm thương phẩm chưa ổn định, thị trường còn khá bỡ ngỡ với loại sản phẩm này. Do vậy để bà con nhân rộng mô hình này, trước mắt cần mở rộng việc liên kết với các ngân hàng, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tìm nguồn hỗ trợ vốn đầu tư và bao tiêu đầu ra ổn định cho sản phẩm này. Ngoài ra có nhiều ý kiến lưu ý là các nước như Úc, Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu nuôi cá chẽm. Việt Nam cần có những bước đi tích cực hơn nữa, để chiếm lĩnh thị trường cá chẽm trên thế giới.