Top 8 # Xem Nhiều Nhất Trại Cá La Hán Hồ Hiếu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Tính Hiếu Chiến Của Cá La Hán

Mỗi giống vật trên đời đều có cá tính riêng. Tính hiếu chiến của cá La hán cũng nằm trong quy luật tự nhiên đó, là tính cách mà cá có từ tổ tiên của nó.

Nội dung trong bài viết

Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?

Càng chịu khó quan tâm tìm hiểu tường tận cá tính của vật nuôi ta càng dễ dàng nuôi chúng thành công, đúng theo ý muốn của mình. Với cá La hán, giống cá kiểng mới lạ được lai tạo chỉ trên dưới mười năm nay, tuy đã được chọn nuôi ở gần khắp mọi châu lục, nhưng chắc chắn chưa ai dám tự hào cho rằng mình đã thấu rõ mọi cá tính đặc biệt của nó. Tuy vậy, một số ít cá tính chính của cá La hán đã được nhận biết như sau:

Cá La hán có bản tính hiếu chiến

Có lẽ trên đời này không có một giống cá kiểng nào có tính khí dữ dằn, hung tợn bằng cá La hán. Nhiều người mới nuôi cá La hán lần đầu, thấy chúng dữ quá nên sợ, đến nỗi lần đầu không dám tiếp tục nuôi nữa! Tính hiếu chiến được coi là tính đặc trưng của giống cá kiểng này. Đúng là chúng hung dữ thật, nhưng khi nuôi quen ta lại thích thú với bản tính hung hăng này của chúng.

Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?

Nếu nuôi vài ba con cá La hán chung một hồ kiếng ta sẽ biết thế nào là chuyện “cá lớn nuốt cá bé”. Con cá lớn sẽ biểu dương hết sức mạnh của mình vào việc rượt đuổi, cắn xé và giết hết con cá yếu sức hơn nó, lúc đó xem ra mới thỏa dạ. Ngay chủ nuôi, mỗi khi có việc lại gần hồ cá, con cá bên trong vừa chợt thấy đã tiến nhanh về phía bóng người, và sẵn sàng phùng mang trợn mắt sẵn sàng đối địch. Nó phản ứng tức thời và bén nhạy với những cử động qua lại hay lên xuống của bàn tay chủ nuôi đứng bên ngoài. Nếu lúc đó ta thọc tay vào hồ, chắc chắn nó sẽ tấn công ngay.

Nhiều người tự hỏi tại sao giống cá La hán có thân mình đẹp đẽ đó lại hung dữ hiếu chiến như vậy? Và họ đã tự tìm được câu trả lời hợp lý như sau: Do bản tính hiếu chiến tự nhiên thừa hưởng của tổ tiên là loài Cichlidea truyền lại. Tổ tiên chúng trong đời sống hoang dã bên ngoài con nào cũng tự chiếm cho mình một lãnh địa riêng để có thức ăn đầy đủ mà sinh tồn, cũng là tổ ấm trong mùa sinh sản, đồng thời bảo vệ cho thế hệ tiếp nối.

Nói cách khác, để bảo vệ hữu hiệu phần đất riêng mình, con cá La hán nào cũng phải tỏ ra hung dữ trong việc đánh đuổi, thậm chí truy sát không chút khoan dung với những con cá lạ xâm nhập vào cương thổ của chúng.

Trong đời sống hoang dã bên ngoài đã vật, thì nuôi nhốt trong hồ kiếng, trong bể nuôi chật hẹp thì cũng lại càng hung dữ như bản tính tổ tiên của chúng.

Chúng ta cũng biết cá La hán mẹ luôn rất ham con, nó nuôi đàn con rất chu đáo. Vì thế, cá mẹ luôn cảnh giác trước những kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa của nó. Khi gặp cá lạ, nó sẽ biểu tỏ tính hung dữ bằng cách lao tới tấn công ngay.

Cá tính hung dữ, hiếu chiến này chỉ có khi chúng được ba tháng tuổi trở về sau. Còn trước đó cá con trong bầy đàn đông đảo vẫn ” chung sống hòa bình” với nhau, thường nép mình bên nhau, chùm nhum lại thành đám lớn ở một góc hồ.

Khi đã ở vào lứa tuổi trưởng thành, trong mình bản tính đã nổi dậy thì mỗi ngăn hồ chỉ nuôi được một con cá La hán mà thôi. Nếu nuôi hai con chung một hồ, dù một trống một mái thì con yếu sức sớm muộn gì cũng bị con kia cắn chết. Trong trường hợp can ngăn ra được thì con kia cũng ít nhiều bị thương tật, không tróc vả cũng rách vây, coi như sống dở chết dở. Nhiều người đã nuôi hai con chung nhau từ lúc còn nhỏ, với hi vọng là sau này chúng sống thân thiện với nhau nhưng cuối cùng cũng gặp thất bại thảm hại…

Có một số giống La hán vào ban ngày có vẻ hiền từ, nhưng ban đêm lại trở nên hung dữ, hiếu chiến không thua gì những dòng khác.

Có cách gì để nuôi cá La hán chung một hồ?

Ta có thể dùng một hồ kiếng có kích thước lớn để nuôi chung vài ba con cá La hán cùng kích cỡ với nhau, mà chúng vẫn không giết hại lẫn nhau. Đây là cách mà nhiều người nuôi cá Tai tượng (osphronemus goramy), còn gọi là Tai tượng Việt Nam hay cá Rô tía chung nhau mà vẫn thành công.

Giống cá Tai tượng này cũng thích sống có lãnh địa riêng. VÌ vậy nuôi chung hai con một hồ thế nào chúng cũng rượt đuổi tấn công nhau cho đến khi một con sống, con chết. Thế nhưng khi nuôi hai con trong một hồ lớn (thậm chí vơi số lượng đông hơn cũng được) nếu trong hồ đặt sẵn một số chướng ngại vật như đá non bộ, thì chúng bớt hung hăng, dù vẫn không thế thân thiện với nhau. Mỗi con gần như chiếm cứ một phương, tự coi nơi đó là lãnh địa của mình và kiếm ăn cũng như qua lại trong khu vực đó. Nếu con này có bơi qua lãnh địa của con kia, thì dù có chạm trán nhau con yếu thế vẫn có đủ chỗ để tránh né…

Thực tế cũng có nhiều người đã thành công trong việc nuôi năm bảy con cá La hán chung một hồ lớn để có cơ hội nhìn cho mãn nhãn. Họ chỉ đặt vào hồ một số vật trang trí như vài ba viên sỏi lớn. Các con cá la hán sẽ tìm để tranh giành, và cuối cùng coi đó là cái mốc ranh giới của giang sơn riêng rẽ của mình, nên không còn rượt đuổi cắn xé nhau.

Cũng có thể do sống chung đụng nhiều cá thể với nhau nên con nào hung dữ cũng không thể tập trung vào một cá thể nào đó trong bầy để tấn công. Từ đó chúng sống hiền hòa bên nhau

Hồ Nuôi Cá La Hán

Hồ (bể) nuôi cá La hán có thể là loại hồ xi măng, hồ kiếng, bồn nhựa và có thể tận dụng các lu, khạp, miễn là có dung tích đủ lớn, chứa được trên dưới một trăm lít nước mới vừa; vì cá La hán là loại cá kiểng lớn con, có chiều dài tối đa khoảng 30cm.

Thông thường, loại hồ kiếng được nhiều người thích sử dụng nhất. Vì rằng ngoài vẻ đẹp thanh tú ra, hồ kiếng còn đem lại nhiều tiện lợi khi sử dụng, như dễ dàng trong việc theo dõi sự tăng trọng, phát triển của con cá quý mà làm vệ sinh hồ nuôi cũng dễ dàng hơn.

Loại hồ cá làm bằng kiếng vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỳ trước mới xuất hiện trên thị trường cá kiểng nước ta. Lúc đầu người ta chỉ sản xuất loại hồ có kích thước nhỏ khoảng 20cm x 30cm, hay 30cm X 40cm mà thôi. Thời này, phong trào nuôi cá Tàu ba đuôi, còn gọi là “Cá vàng” (Carassius Auratus) đang gây cơn sốt trong giới nuôi cá kiểng. Trước đó con cá Tàu chỉ được nuôi trong những chai thủy tinh lớn (còn gọi là chai keo), nay được thả trong hồ kiếng trông nó đẹp đẽ và sang hẳn lên! Càng về sau, theo như câu đòi hỏi, các loại hồ kiếng được làm lớn hơn, kiểu dáng đa dạng và đẹp hơn. Đặc biệt, bên trong còn trang trí nhiều vật dụng cần thiết như đèn chiếu sáng, ngọn giả sơn, trồng cây thủy sinh, hệ thống lọc..

Hồ có kiểu dáng đẹp thì ai cũng thích, nhưng chỉ đẹp không thôi thì chưa đủ, mà phải có đủ không gian, đủ dung tích để chứa đựng một lượng nước phù hợp với sự sống của con cá. Nói cách khác, hồ có đủ rộng, con cá La hán nuôi trong đó mới có cơ hội phát triển nhanh và sống khỏe mạnh.

Nơi mua hồ cá La hán

Muốn có một cái hồ kiếng vừa ý, ta nên đến những nơi làm hồ có tín nhiệm để mua hoặc đặt làm theo kích thước, kiểu mẫu của mình, như vậy mới dùng được bền lâu. Không nên ham giá rẻ để mua những hồ cả không đạt chất lượng, nhất là hồ đã cũ, đã sử dụng rồi đem sửa lại. Chẳng lẽ ta không tiếc khi bỏ ra số tiền to để mua con cá mà lại tiếc tiền sấm cái hồ kém chất lượng?

Nơi đặt hồ cá La hán trong nhà theo phong thủy

Sắm hồ cá về, điều mà chắc chắn bất cứ ai cũng gặp ít. nhiều băn khoăn thắc mắc là nên đặt hồ vào nơi nào trong nhà mình cho thích hợp. Vì theo quan niệm của nhiều người, hồ cá mà đặt đúng vào vị trí “đắc địa” thì không những nó trở thành vật trang tri mang tính nghệ thuật cao, mà còn góp phần mang lại sinh khí cho ngôi nhà, và là điểm lành đem lại tải vận tốt cho gia chủ. Đó là chưa nói đến việc nó còn mang lại sự sảng khoái, vui tươi cho mọi người trong nhà mỗi khi qua lại ngắm nhìn con cá đẹp tung tăng bơi lội bên trong.

Hồ cá thường được gia chủ đặt tại phòng khách, vào một nơi sáng sủa và nằm đúng vào tầm nhìn của mọi người. Vì vậy, hồ cá không nên kê quá cao (quá đầu người) hoặc quá thấp, sao cho khách khứa khi đứng hay ngồi vào ghế vẫn quan sát được mãn nhãn toàn cảnh của chiếc hồ.

Điều cần thiết là ta không nên đặt hồ cá cạnh các dụng cụ điện như đầu máy, tivi, ampli, loa… Hàng ngày âm thanh với mọi cường độ từ những máy móc này sẽ ít nhiều làm xáo trộn đến đời sống yên tĩnh của cá, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nó. Đó là chưa nói hơi nước trong hồ cũng dễ làm hư hỏng các dụng cụ điện trên.

Người ta còn đặt hồ cá tại phòng ăn, nhưng ky đặt hồ cá trên đầu giường vì cho là phạm vào điều kỵ trong phong thủy. Nước (trong hồ) không đặt cao khỏi đầu, vì như vậy chẳng khác nào mình bị nước trên cao dội vào đầu, tối mặt tối mũi làm sao cất đấu lên nổi!

Kích thước hồ cá La hán

Hồ nuôi cá La hán cần có dung tích từ trung bình đến lớn vì con cá có chiều dài đến 30cm, và nặng trên dưới một ký. Hồ có kích thước vừa dùng nuôi một con. Hồ có kích thước lớn có thể ngăn ra nhiều ngăn để nuôi được nhiều cá (cũng mỗi con một ngăn).

Kiểu dáng của hồ được nhiều người ưa chuộng là hình khối chữ nhật, có bề cạnh 50cm x 60cm nuôi một con cá lớn, hồ 50cm x 90cm có thể ngăn đôi để nuôi hai con, hồ lớn 50cm x 120cm có thể ngăn ba…

Tấm ngăn ở giữa tốt nhất là bằng kiếng, giúp hồ được sáng sủa, tuy ngăn nhưng tưởng chừng như không ngăn.

Cá La hán tuy là giống cá dữ nhưng không háu đá như cá Lia thia ta (Betta Taennita) hay Lia thia Xiêm (Betta Siamese). Lia thia trống mà gặp vách ngăn trong suốt như vậy, hai con sẽ đấu mỏ kình nhau cả ngày, thế nào cũng tà mỏ bị thương. Còn cá La hán thỉnh thoảng mới quay đầu lại phùng mang trợn mắt với nhau một hồi rồi thôi. Do đó, vách ngăn băng kiếng không hại cho cá La hán, mà còn đem lại điều lợi là .

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Cách Setup Hồ Và Bể Lọc Cho Cá La Hán

Cách setup hồ và bể lọc cho cá la hán

Chúng tôi sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm setup hồ và nước cho các bạn mới , để chú cá La Hán khỏe, bung mạnh, và tránh một số tình …

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1514527393.png

ho loc ca la han,ho loc ca la han

Chúng tôi sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm setup hồ và nước cho các bạn mới , để chú cá La Hán khỏe, bung mạnh, và tránh một số tình trạng sốc nước dẫn đến cá chết

Đầu tiên là công tác chuẩn bị các thiết bị cũng như hồ mới :

Hồ : hồ có kích thước chuẩn từ 60cm-1m vd: 70-40-50(d-r-c) dài rộng cao.

Nước: nếu các bạn dùng nước thủy cục thì cần sục khí trước 2 ngày để lượng clo trong nước thoát hết ra ngoài , tránh tình trạng cá bị sốc,stress.

Máy Lọc : các bạn có thể mua ở các tiệm cá cảnh hoặc xin nhượng lại của những người chơi còn dư không dùng tới , tùy công suất vd: máy lọc AP 3100, 28W (có thể dùng cho hồ 1m đổ lại đến 70). kèm với ống điện phi 16 ( cứ ra nói phi 16 là bác thợ điện sẽ bán cho bạn) cùng 1 số co ống điện. Hoặc mua lọc có tích hợp sẵn :hộp lọc và oxi ( đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trong hộp ) có thể thể dễ dàng lắp đặt.

Lọc tràn : Đây thật sự là 1 hộp lọc khá “thần thánh” vì nước được đưa lên lọc tràn trên kết hợp với vật liệu lọc : sứ , nham thạch, san hô , bông lọc. Lượng thức ăn thừa sẽ đưa theo máy lọc lên lọc tràn và được sử lí sạch bằng vi sinh, được phát triển mạnh sau khi chạy lọc hơn 1 tuần ( vi sinh phân hủy thức ăn thừa, phân cá ,tránh gây ô nhiễm nước ).

Đây là hình 1 bộ lọc tràn khá đầy đủ các vật liệu lọc và cách sắp xếp hợp lí , là nơi vi sinh sống và phân hủy phân thức ăn thừa.

Sục ox i: nếu các bạn có bộ tích hợp lọc và oxi thì không cần phải mua thêm một bộ sục oxi , thường thì mình sẽ dùng loại Jebo 2 vòi.

Đèn : một dụng cụ không thể thiếu trong hồ cá , giúp chú cá có màu đẹp, dạn dĩ và với một số đèn hiệu có tanning màu giúp chú cá sáng và có màu đẹp một phần màu được giữ lại trên bộ áo của chú cá . Thường thì cá La Hán sẽ dùng đèn hồng trắng , tùy loại tùy dòng.

Sưởi: tùy vào diện tích hồ mà sẽ lựa chọn cây sưỡi cho cá La hán , thường nằm vào 200-300W , các bạn bật ở nhiệt độ từ 28- 31 ( nhiệt độ thích hợp chó cá LH) và để ngập sưỡi vào dưới nước tránh trường hợp cháy nổ, rò điện gây giật điện. Cây sưỡi rất hữu dụng vào mùa lạnh và các bạn ở vùng có nhiệt độ thấp, vì khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ làm cá yếu, lừ đừ , nấp vào 1 chỗ và mắc những bệnh ngoài da như nấm , vi khuẩn, trùng hại , vào mùa hè thì không cần thiết .