Top 12 # Xem Nhiều Nhất Top Hồ Thủy Sinh Đẹp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Top Hồ Thủy Sinh Đẹp

Chơi hồ thủy sinh không chỉ để làm đẹp

Hồ cá thủy sinh chiếm ít diện tích nên rất thuận tiện và dễ dàng tạo cho không gian trở nên đẹp hơn, khắc phục được điểm yếu về ánh sáng, giúp người chơi có cảm giác thư giãn mà không tạo cảm giác chật chội cho không gian ngôi nhà của bạn

Với việc ngắm nhìn những màu xanh tươi mát của cây lá, kết hợp với hình ảnh những chú cá bơi lội bên trong hồ cá thủy sinh, thật sự là những biện pháp thư giãn tuyệt vời sau những giờ làm việc căng thẳng ở hay chỉ đơn giản tô vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà thân yêu của bạn.

Ngoài ra hồ cá thủy sinh còn mang đậm tính phong thủy đối với những người luôn quan niệm theo hướng phong thủy trong ngôi nhà, Hồ cá thủy sinh mang lại ý nghĩa tốt cho ngôi nhà của bạn như: sức sống tươi trẻ, mang lại sức khỏe dồi dào, tạo môi trường làm ăn thuận lợi cho gia chủ…

Hơn nữa nó còn để lại ấn tượng lớn đến ngôi nhà của bạn với bạn bè, đối tác, khách hàng. Khi nghĩ về Cửa hàng, văn phòng, cửa hàng hay ngôi nhà, thậm chí về bạn họ sẽ luôn nhớ đến cảnh họ đã nhìn thấy khi đến gặp bạn, từ đó sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong mắt của họ

Đơn Vị chuyên nhận thi công lắp đặt hồ thủy sinh uy tín nhất tại Tp. Đà Nẵng

Chính vì những lợi ích đó mà nhu cầu chơi kiểng thủy sinh ngày càng cao và mở ra thị trường có nhu cầu cung cấp rất lớn. Nhận thấy được điều đó, Hồ Cá Nghệ Thuật đã ra đời để phục vụ quý khách hàng có nhu cầu.

Với trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi tự hào luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành luôn luôn thiết kế các mẫu hồ thủy sinh, hồ cá thủy sinh, bể cá cảnh mới, đẹp hợp với phong cách từng ngôi nhà của bạn.

Hồ cá thủy sinh mang lại lợi ích gì cho bạn?

Hồ cá thủy sinh hiện nay đang là thú chơi tao nhã và được nhiều người ưa chuộng. Giữa cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, việc ngắm nhìn những chú cá bơi lội tung tăng trong không gian rực rỡ sống động đầy màu sắc hay việc tự tay chăm sóc và ngắm nhìn chúng phát triển lớn lên từng ngày sẽ đem lại cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những giờ làm việc căng thẳng, là biện pháp xả street vô cùng hiệu quả.

Hồ thủy sinh với vẻ đẹp không giới hạn được lên ý tưởng và thiết kế bởi chính bàn tay của bạn sẽ như một thủy cung thu nhỏ – tung linh huyền ảo, rực rỡ sắc màu thu hút một ánh nhìn. Một hồ thủy sinh sẽ đem đến ảnh hưởng thị giác cực kỳ đặc biệt là điểm nhấn đặc biệt ấn tượng trong không gian của bạn.

Hồ thủy sinh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà của bạn mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy rất lớn. Việc đặt hồ thủy sinh đồng thời kết hợp với việc nuôi cá kiểng hợp phong thủy sẽ giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, tài lộc, giàu sang,… Nước trong hồ thể hiện cho dòng chảy không ngừng của sự sống, sự sinh sôi nảy nở phát triển lâu dài.

Những chuyển động kiếm mồi, bơi lượn của cá cùng bọt khí làm tăng nguồn năng lượng tích cực của sự may mắn, giàu có. Các loại cây thủy sinh thể hiện sự phát triển, tài lộc. Hồ thủy sinh còn giúp tạo ra sự cân bằng độ ẩm trong căn phòng quá kín.

Không gian chật chội của nhịp sống đô thị hiện đại làm cho chúng ta cảm thấy bức bí, gò bó, ngột ngạt. Màu xanh tươi mát của cây là, màu sắc tươi mới của tự nhiên là phương pháp hữu hiệu làm cho tinh thần trở nên sảng khoái vì vậy càng ngày xu hướng đưa những mảng xanh của tự nhiên vào không gian kiến trúc càng phổ biến.

Không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh hồ thủy sinh xuất hiện trong mọi không gian của đời sống từ phòng ngủ, phòng khách cho đến văn phòng làm việc, cửa hàng, sảnh khách sạn… Mỗi hồ thủy sinh mang một dáng vẻ, một hình ảnh hoàn toàn khác biệt phụ thuộc vào thẩm mỹ của người chơi nhưng tựu chung lại, tất cả chúng đều cho ta cảm giác rất đẹp, rất mỹ lệ khiến người yêu thích ngắm nhìn mãi không thôi.

Những cách chăm sóc hồ thủy sinh mà bạn cần chú ý

Hồ thủy sinh cần chú trọng ánh sáng: Khi lắp đặt hệ thống ánh sáng nên chia thành 2 giai đoạn trong ngày (nhưng vẫn đảm bảo thời gian chiếu sáng lâu dài) nhằm ngăn ngừa tảo và rong trong hồ phát triển. Để hạn chế được điều này, chúng ta nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ để dùng cho hệ thống chiếu sáng của bể cá.

Hồ thủy sinh có nhiều chất dinh dưỡng: Trong hồ đang hoạt động ổn định không vì thế mà chúng ta quên lãng, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Để cây căng đẹp và ít bị bệnh, bắt buộc người chơi hồ thủy sinh nên thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu thiếu dưỡng chất của cây để bổ sung cho hợp lý.

Cắt tỉa cây trong hồ: Khi cây thủy sinh đã phát triển ổn định thì việc cắt tỉa giúp cho cây có hình dáng bắt mắt hơn và cây sẽ phát huy hết vẻ đẹp của nó.

Vị trí lắp đặt: Nên thông thoáng. Có ánh sáng điều hòa tự nhiên hoặc dùng đèn nuôi cây cây thủy sinh, tránh quá tối do kéo rèm hoặc phòng không có ánh sáng khuếch tán tự nhiên.

Thay nước cho hồ: chú trọng việc thay nước cũng nên được quan tâm và tiến hành đều đặn để đảm bảo nước luôn trong sạch. Mỗi lần thay nước không nên vượt quá 50% tổng số lượng nước trong bể không làm xáo trộn môi trường sinh thái bể cá.

Bạn cần nên thay 30-50% nước hồ thủy sinh ( 1-2 tuần ). Thay nhiều hay ít (30% hay 50%), việc làm này thường xuyên hay không thường xuyên ( 1-2 tuần ) việc này còn tùy thuộc vào số lượng cá mà ta thả trong hồ và công suất hoạt động trong hồ – và chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc vào kích thước – dung tích của hồ.

Đối với hồ từ 1 gallon đến 100 gallon, thì bạn cần thay nước từ 30-50% là rất tốt. Nó giúp chúng ta lọai bỏ các độc tố và dinh dưỡng thừa tích tụ hồ.Nên kiểm tra để chắc chắn rằng thứ nước bạn dùng để thay cho hồ thủy sinh của bạn có cùng nền nhiệt độ.

Sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột với biên độ lớn sẽ gây shock và stress cho cá, dẫn đến tình trạng cá nhiễm các loại bệnh và có thể gây chết cá trong nhiều trường hợp chênh lệch nhiệt độ nghiêm trọng.

Không nên dùng nước máy trực tiếp. Chlorine và chloramines có thể giết chết cá và hại cây nếu không được khử trước khi sử dụng nước máy trực tiếp từ vòi để thay nước hồ. Hóa chất khử clor thường cũng giúp khử luôn thành phần kim lọai nặng có hại cho cây – cá như đồng chẳng hạn.

Nên thay nước sau khi sử dụng thuốc chữa bệnh (cho cây/cá), sau khi xáo trộn nền để thay đổi bố cục hồ thủy sinh,hoặc sau khi bổ sung thứ gì đó mà quá liều, bao gồm cả phân bón. Thay nước giúp đưa hồ về trạng thái ổn định nhờ việc loại bỏ các chất thải hòa tan và các hóa chất hiện diện trong môi trường hồ. Việc thay nước giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề của hồ thuỷ sinh và hiếm khi gây hại nếu ta thực hiện việc này vừa phải.

Những mẫu hồ thủy sinh được nhiều khách hàng lựa chọn

Hồ thủy sinh trang trí nhà mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn bởi ai cũng sẽ cảm nhận được “thế giới thiên nhiên” thu nhỏ đẹp ấn tượng trong hồ. Trong thiết kế nhà, tạo một hồ thủy sinh đẹp sẽ thu hút được ánh nhìn của mọi người khi đến thăm. Hồ thủy sinh đã trở thành điểm nhấn, trở thành trung tâm của toàn bộ không gian.

Bên cạnh việc mang sự sinh động của thiên nhiên vào nhà, Hồ Thủy Sinh và khung cảnh được tạo nên xung quanh sẽ đem đến cho bạn niềm vui và sự thư thái khi ngồi ngắm sự chuyển động của sinh vật trong bể những lúc rảnh rỗi.

Hồ thủy sinh là một hồ cá cảnh độc đáo bằng kính được thiết kế để nuôi trồng thủy sinh cá cảnh, phụ kiện hồ bao gồm hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, đất nền thủy sinh có dưỡng chất để trồng các loại cây sống trong nước (phân nền thủy sinh – chỗ mua bể cá thủy sinh có bán nền bể cá thủy sinh), bố cục bể cá thủy sinh thường được trang trí thêm đá, lũa và các loại cá cho sinh động, (ảnh nền bể cá thường làm màu đen hoặc để trống). Tham khảo một số hồ thủy sinh của chúng tôi.

Top 27 Hồ Thủy Sinh Tuyệt Đẹp Iaplc 2011

Hình ảnh hồ thủy sinh tuyệt đẹp với top 27 tại cuộc thi thủy sinh quốc tế IAPLC 2011 chắc chắn sẻ giúp bạn có nhiều ý tưởng để tạo ra hồ thủy sinh đẹp cho riêng mình

Đây là tổng hợp 27 hồ thủy sinh tuyệt đẹp xếp theo thứ tự tại cuộc thi thủy sinh quốc tế IAPLC 2011 . Với những mẫu hồ cá thủy sinh tuyệt đẹp này , bạn sẻ có thêm nhiều ý tưởng, kinh nghiệm, và tìm ra chìa khóa riêng cho mình để sáng tác được mẫu hồ thủy sinh mà mình yêu thích

Hồ thủy sinh đoạt giải đặc biệt thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải đặc biệt thế giới 2011 (hạng 01)

Giải đặc biệt năm 2011 đã thuộc về Việt Nam với bố cục rất có nội lực. Sự sắp xếp các khối đá chồng lên nhau theo một sự cân bằng tuyệt vời đã đem lại tác động mạnh mẽ, giống như 1 góc nhìn hùng vĩ dưới đáy đại dương. Ngoài bố cục độc đáo ra thì tối ưu hóa được tỉ lệ về kích thước đã tạo ra chiều sâu và mạnh mẽ trong bố cục. Những lá dương xỉ nhỏ và rêu đính trên đá đều rất tự nhiên và chúng cũng làm nổi bật bố cục của đá. Sự bố trí của nhiều loại cây thủy sinh xung quanh các khối đá đã giúp anh ấy tạo nên một thế giới mong manh.

Hồ thủy sinh đoạt giải vàng thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải vàng thế giới 2011 (hạng 02)

Hồ thủy sinh đoạt giải vàng thế giới 2011 là của tác giả người đài loan. Những gì làm bố cục này trở nên thu hút chính là sự tỉ mỉ của những chi tiết mà tác giả tạo nên. Dương sỉ và rêu trên mỗi thân cây được miêu tả như những loài thực vật biểu sinh, cát trắng và sỏi cuội dùng để miêu tả dòng suối chảy qua khu rừng nhiệt đới. Các cây đa dạng được bố trí chi tiết cũng được đánh giá rất cao.

Hồ thủy sinh đoạt giải bạc thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải bạc 1 thế giới 2011 (hạng 03)

Giải bạc đầu tiên thuộc về hồ thủy sinh của nước Nga, mang hình ảnh của khu rừng già của nước Nga. Tác giả rất khéo léo trong việc sắp xếp các vị trí của cây. Cảnh thiên nhiên được khắc họa rõ nét hơn với những võ cây thô sần sùi và kích thước của các loài cây thủy sinh. Ngoài ra phần không gian mở ở trung tâm làm cho bố cục có chiều sâu tuyệt vời.

Hồ thủy sinh đoạt giải bạc 2 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải bạc 2 thế giới 2011 (hạng 04)

Hồ thủy sinh đoạt giải bạc 2 thế giới 2011 thuộc về Hong Kong, đây là hồ thủy sinh có bố cục ấn tượng cảm giác về thiên nhiên và chiều sâu. Tác giả đã kết hợp cả đá và lũa để mô tả tự nhiên bằng việc cách phủ lên chúng các loại rêu , chiều sâu được nhấn mạnh bằng việc kéo dài dãy cát từ phần không gian mở ở trung tâm đến sau hậu cảnh. Việc sử dụng lũa trông như 1 cây cầu mộc mạc vắt qua thung lũng đã thu hút sự chú ý của người xem. Những kĩ thuật này tuy không mới nhưng trình độ thể hiện rất cao và đó là điểm được ban giám khảo đánh giá là rất tốt .

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 1 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 1 thế giới 2011 (hạng 05)

Đây là hồ thủy sinh với bố cục Iwagumi. Với kích thước hồ to, rộng và hòn đá chính rất lớn tạo nên cảm giác thư thái. Mảng tối ở phần dưới khối đá chính nhô ra có cảm giác nặng nề nhưng cát trắng ở trung tâm và những thân cây xanh ở cả 2 phía đã loại bỏ được cảm giác tối tăm đó. Cách sử dụng cây dày đặt và rêu cũng rất tuyệt, không gian mở cũng là điểm nhấn trong hồ thủy sinh này.

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 2 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 2 thế giới 2011 (hạng 06)

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 2 thuộc về bố cục núi của Nhật Bản. Kiểu bố cục này thường được trình bày bằng việc chồng đá Ryuoh lên cao để tạo núi đá dốc đứng nhưng trong bố cục này thì tác giả đã thể hiện một thác nước có dòng suối chảy qua núi bằng đá Ryouh và cát trắng , tác giả đã thành công trong việc tạo nên không gian bố cục rộng lớn. Những cây thủy sinh bao phủ mặt núi tạo nên cảm giác mềm mại nhẹ nhàng.

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 3 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh đoạt giải đồng 3 thế giới 2011 (hạng 07)

Giải đồng 3 thuộc về hồ thủy sinh của tác giả Hong Kong. Chow Wai Sun là một người rất nổi tiếng về việc sắp xế lũa rất độc đáo, mỗi năm anh đều mang đến những bố cục ấn tượng. Năm nay bố cục với sự sắp xếp sắc xảo tạo nên từ lũa và kích thước hồ lớn trông rất mạnh mẽ. Nhưng một vài bố trí bên trái hồ đã không thành công trong việc tạo nên điểm nhán và sự sắp xếp của đá và lũa cũng không hòa quyện vào nhau. Các cây thủy sinh còn khá mới không mang âm hưởng của thiên nhiên.

Hồ thủy sinh xếp hạng 8 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 8 thế giới 2011

Chỉ với kích thước hồ thủy sinh dài 45cm mà tác giả người Nhật đã tạo nên bố cục núi có quang cảnh rộng lớn. Tận dụng sự thô ráp và dải màu trắng của đá Ryouth kết hợp với thảm cỏ trân châu đã làm cho cảnh sắc trở nên hài hòa. Tuy nhiên điểm yếu của hồ thủy sinh này là màu sắc đá sử dụng bên trái hồ

Hồ thủy sinh xếp hạng 9 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 9 thế giới 2011

Hồ thủy sinh với bố cục lòng chảo được sắp xếp trong diện tích rộng 1m2, cát ở phần trung tâm đã làm nổi bật lên chiều sâu, màu sắc của đá cũng sắp xếp phù hợp cho những loài cây thủy sinh màu sáng . Tuy nhiên, thật đáng tiếc 1 điều là bố cục này quá đối xứng và vài ngọn cây màu đỏ vượt ra ngoài trật tự .

Hồ thủy sinh xếp hạng 10 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 10 thế giới 2011

Những cụm cây được chăm sóc kỹ tạo nên những đường cong mềm mại nhiều tầng lớp đã tạo nên 1 phong cách bố cục độc đáo cho hồ thủy sinh. Một phần đá Ryouh nhô ra nhưng bề mặt của những viên đá nên được che khuất trong bố cục thật kì diệu này. Khoảng không trên các góc sẽ đẹp hơn nếu được cây lấp đầy .

Hồ thủy sinh xếp hạng 11 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 11 thế giới 2011

Hồ thủy sinh xếp hạng 12 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 12 thế giới 2011

Hồ thủy sinh của tác giả Hong Kong này sử dụng những khối đá để miêu tả chiều sâu và những khoảng không màu xanh có độ dốc mềm mại thật ấn tượng. Nhưng có khuyết điểm lớn nhất trong hồ thủy sinh này là đường keo 2 bên hồ quá rõ đã phá đi vẻ đẹp của hồ. Khuyến cáo nên dùng những loại hồ với silicon ít gây cản trở về khung hình khi thực hiện những bố cục với khoảng không rộng lớn như vậy.

Hồ thủy sinh xếp hạng 13 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 13 thế giới 2011

Những cây thủy sinh màu xanh sống động và tổng thể hình lòng chảo khác lạ rất ấn tượng. Những cây dương xỉ và rêu được gắn trên lũa góp phần tạo nên cảm giác tự nhiên của bố cục. Nhưng điểm bất lợi trong bố cục hồ thủy sinh này là hình dáng đối xứng với ngưu mao chiên ở hậu cảnh được trồng có cùng cao độ . Cảm giác đối xứng có thể tránh được nếu được bổ sung cây trồng ở bên trái để hài hòa với vị trí của các khối lũa.

Hồ thủy sinh xếp hạng 14 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 14 thế giới 2011

Hồ thủy sinh với bố cục núi điển hình miêu tả cảnh quang hùng vĩ bằng cách đôn đá lên cao. Vị trí đàn cá bơi cũng rất đẹp. Tuy nhiên, trong tự nhiên cây xanh chuyển đổi theo độ cao và hướng của đồi dốc núi. Bố cục này sẻ tự nhiên hơn nếu như tác giả hiểu rõ hơn quy luật của sắp xếp cây trồng.

Hồ thủy sinh xếp hạng 15 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 15 thế giới 2011

Đây là hồ thủy sinh với bố cục khá ấn tượng. Sự tương phản của cây và màu nâu đỏ của đá làm thật sự ấn tượng. Màu sắc của cát ở tiền cảnh cũng rất phù hợp với đá. Nhưng khi quan sát kỹ thì sự sắp xếp của đá và độ dốc khá thô và vài chỗ mất tự nhiên. Trong trường hợp sử dụng những loại đá với dáng ngang như thế này, ta cần thiết phải quan tâm đến chiều của đá

Hồ thủy sinh xếp hạng 16 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 16 thế giới 2011

Ngay cả khi đứng giữa những hồ thủy sinh có bố cục núi với việc sử dụng rất nhiều đá, bố cục này vẫn gây chú ý vì những hiệu ứng đặc biệt của nó. Cách thể hiện chiều sâu bằng sự sắp xếp các khối đá và phần nền dốc xuống rất ấn tượng. Một số người có thể nhận ra rằng phông hậu cảnh với mây và bầu trời xanh và điểm mô tả màu xanh dương đã phá đi sự tự nhiên của bố cục . Việc thiếu cá trong bố cục này cũng là 1 khía cạnh ko chấp nhận được.

Hồ thủy sinh xếp hạng 17 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 17 thế giới 2011

Hồ thủy sinh với bố cục phong cách vườn Nhật với những khóm cây thân đốt được cắt tỉa gọn gàng. Tác giả sử dụng rêu cũng rất tốt và rất phù hợp với cách sắp xếp đá và cát trắng. Tác giả có 1 cảm giác về màu sắc tuyệt vời, bao gồm cả việc lựa chọn cá có màu sắc sặc sỡ sống động. Ngược lại, vài giám khảo thấy rằng bố trí các mảng màu sắc ko tự nhiên lắm. Tuy nhiên điểm xấu nhất trong hồ thủy sinh này là đường silicon ở phía sau thành hồ.

Hồ thủy sinh xếp hạng 18 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 18 thế giới 2011

Hồ thủy sinh này có sự tương phản giữa màu xanh và màu đỏ nhìn rất thu hút. Cả hai mảng màu được kết hợp với nhau bằng sự sắp xếp nhiều chủng loại cây có thân và điều đó làm bố cục trở nên hấp dẫn hơn. Điểm trừ của bố cục này là sự xuất hiện quá ít của cá. Khoảng không gian ở hai góc trên nên lấp đầy bằng cây thủy sinh .

Hồ thủy sinh xếp hạng 19 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 19 thế giới 2011

Hồ thủy sinh với bố cục có tổng thể độc đáo .Hai tường đá ở hai bên tiền cảnh giống như một khe núi và không gian mở dẫn về hậu cảnh bên trái. Những sự sắp xếp này làm nhấn mạnh chiều sâu của bố cục. Sự thể hiện cây và đá cũng rất tốt và nhìn rất tự nhiên. Nhưng với 1 bố cục tự nhiên như thế này , việc lựa chọn cá cần được cân nhắc kỹ càng hơn.

Hồ thủy sinh xếp hạng 20 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 20 thế giới 2011

Quang cảnh của hồ thủy sinh này như một khu rừng rậm nguyên sinh xanh thẳm. Cát và lũa được sắp xếp chen giữa cây xanh tạo nên điểm nhấn về màu sắc rất tốt. Vị trí của cá cũng khá đẹp. Tổng thể được bố trí tốt nhưng nó có thể tốt hơn nếu hai bên trái và phải có thể rộng rãi hơn

Hồ thủy sinh xếp hạng 21 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 21 thế giới 2011

Những cây thân đốt màu đỏ và xanh , tiêu thảo và đá được bố trí tốt trong bố cục hồ thủy sinh này. Mặc dù đây là bố cục hình lòng chảo, 2 khối trái và phải gần như bằng nhau, nhưng bố cục sẻ đẹp hơn nếu 2 khối đá khác biệt nhau sẻ làm cho hồ đẹp và nỗi bật hơn.

Hồ thủy sinh xếp hạng 22 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 22 thế giới 2011

Bố cục hồ thủy sinh này làm ta liên tưởng đến 1 khung cảnh thiên nhiên trên cạn với các cục đá có hình dáng kỳ lạ. Đây là một bố cục đã xuất hiện nhiều ở các cuộc thi trước nhưng bố cục này độc đáo ở cách bố trí các loại rêu. Không có nhiều sự đa dạng trong cách xếp đá và ta cảm thấy bố cục ko có chiều sâu lắm. Tiền cảnh bằng phẳng và đơn điệu. Bố cục này cần khéo léo hơn nữa.

Hồ thủy sinh xếp hạng 23 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 23 thế giới 2011

Đây là hồ thủy sinh theo phong cách Iwagumi. Có rất nhiều loại cây thủy sinh trồng trong hồ này. . Khối đá chính được đặt ở vị trí cao tạo nên một đồi dốc làm bố cục có sức hút đặc biệt. Nhưng ko có sự đồng nhất trong hình dáng đá và cách sắp xếp nên bố cục tạo ra cảm giác mất trật tự. Cũng như việc lựa chọn cá và cây, bố cục sẽ liền mạch hơn nếu chủng loại cây được sử dụng ít đi.

Hồ thủy sinh xếp hạng 24 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 24 thế giới 2011

Hình ảnh núi Hoàng Sơn bên Trung Quốc được thể hiện trong hồ thủy sinh của tác giả. Kết cấu và sắp xếp đá khá tốt, trồng cây ở không gian giữa các khe núi khá tỉ mỉ đã thể hiện được một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và có chiều sâu. Tuy nhiên, cây ở tiền cảnh quá dày, bố cục sẻ đẹp hơn nếu phần cây ở tiền cảnh mỏng hơn.

Hồ thủy sinh xếp hạng 25 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 25 thế giới 2011

Một hồ thủy sinh mang bố cục lũa và rêu, tác giả muốn thể hiện hình ảnh rừng thưa trên thảo nguyên châu phi. Nhưng nếu nhìn theo quan điểm đó thì dương sỉ ở hai bên khơi lên cảm giác lạ lùng. Phần này nên được thay thế bằng ngưu mao chiên hoặc là cỏ nhật.

Hồ thủy sinh xếp hạng 26 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 26 thế giới 2011

Tổng thể của sự sắp xếp các nhánh lũa sống động rất ấn tượng trong bố cục hồ thủy sinh này. Rêu được buộc gần như kín hết bề mặt lũa đem lại một hiệu ứng thú vị như đang ở trong một khu rừng nguyên sinh tối tăm. Con đường cát trải dài từ tiền cảnh đến hậu cảnh đã nhấn mạnh chiều sâu tổng thể bố cục và nó ngăn ko làm cho cảm giác bố cục trở nên quá u tối .

Hồ thủy sinh xếp hạng 27 thế giới 2011:

Hồ thủy sinh xếp hạng 27 thế giới 2011

Phong cách áp dụng cách sắp xếp lũa sống động đang tăng lên trong những năm gần đây. Điểm quan trọng nhất là sự thống nhất của lũa và đá nhưng thật ko may hai yếu tố của bố cục hồ thủy sinh này ko gắn kết tốt lắm. Hình dáng lũa đẹp nhưng bị cắt cụt làm nó mất đi vẻ tự nhiên và đem lại cảm giác không trọn vẹn .

Với 27 hồ thủy sinh đẹp nhất thế giới tại cuộc thi IAPLC 2011 , hy vọng các bạn sẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo giúp cho phong trào thủy sinh Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Video top 27 hồ thủy sinh tuyệt đẹp IAPLC 2011

Top 27 hồ thủy sinh tuyệt đẹp IAPLC 2011

Top 25 Bể Thủy Sinh Đẹp Nhất Thế Giới

Kể từ năm 2001, cuộc thi thiết kế bể thủy sinh quốc tế (IAPLC) đã trở thành sân chơi lớn nhất thế giới dành cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự IAPLC với hy vọng chiến thắng giải thưởng lên đến 1.000.000 Yên (gần 200.000.000 VNĐ). Tuy nhiên, quan trọng hơn khoản tiền thưởng kếch xù trên là thứ hạng toàn cầu được cấp cho từng thí sinh. Với hơn 1.819 sản phẩm dự thi đến từ 55 quốc gia, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt.

1. Giải đặc biệt – Paul Boutin (Nga)

2. Giải Vàng – Zhang Jian Feng (Macao)

3. Giải Bạc – Xuan Thuy Nguyen Thi (Việt Nam)

4. Giải Bạc – Yutaka Kanno (Nhật Bản)

5. Giải Đồng – Zeng Qing Jun (Trung Quốc)

Tiêu chí chấm điểm của IAPLC

– Điểm số cao nhất là 200 điểm; đánh giá các tiêu chí chủ yếu bao gồm: điểm ấn tượng nghệ thuật (tối đa 100 điểm) và điểm kỹ thuật (tối đa 100 điểm chia thành 5 mục, 20 điểm/mục)

– Trong IAPLC năm 2010, ban giám khảo gồm 18 chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới

– Trong cuộc thi này, khả năng tồn tại lâu dài của thiết kế cũng là mối quan tâm lớn của ban giám khảo

– Bởi vì các tác phẩm bể thủy sinh tham dự cuộc thi mô tả các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, ban giám khảo không chỉ đánh giá cao vẻ đẹp hình thức của tác phẩm, họ còn xem xét tính bền vững của nó

– Trong bối cảnh đó, một đặc điểm của bể thủy sinh được các giám khảo đặc biệt lưu tâm là: việc sử dụng các loài thực vật khó tồn tại lâu trong nước là một tiêu chí bị trừ điểm

– Để tránh việc lạm dụng các loài thực vật trong thiết kế, không chỉ đòi hỏi ở các ứng viên kỹ năng sáng tạo mà còn đòi hỏi cả kiến ​​thức về thực vật thủy sinh

– Hơn nữa, một thiết kế được đánh giá tốt còn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao để có thể nuôi dưỡng các loài thực vật một cách khỏe mạnh. Những khía cạnh kể trên của một thiết kế đều được đánh dựa trên tiêu chí “Sáng tạo”.

6. Giải Đồng – Chen I Sheng (Đài Loan)

7. Giải Đồng – Gregory Polishchuk (Ukraina)

8. Long Tran Hoang (Việt Nam)

9. KP Wong (Hong Kong)

10. Li Da Wei (Trung Quốc)

Tiêu chí chấm điểm (tt)

– Đã có một cuộc tranh luận về việc sử dụng các loại cát trắng trang trí, chẳng hạn như cát Rio Negro

– Do tính chất của loại cát này, chúng ta dễ dàng nhận ra các chất bài tiết của cá và tôm hơn. Màu sắc của cát cũng dễ biến thành màu xanh hoặc đen do sự phát triển của tảo và sự lây lan của vi khuẩn yếm khí trong bể cá

– Các loại cát trang trí hầu như thể không giữ được độ sáng sạch sau một thời gian dài sử dụng

– Mặc dù cát trang trí giúp khiến cho bể thủy sinh trở nên xinh đẹp hơn, nhưng lại không được ban giám khảo đánh giá cao.

– Kết quả cuộc thi được đánh giá bởi 18 vị giám khảo đến từ các nước khác nhau trên thế giới

– Quá trình phân loại giải thưởng được thực hiện một cách công bằng từ phía ban giám khảo và được tính điểm bởi Hội đồng thi

– Tuy nhiên, đánh giá của mỗi giám khảo chủ yếu dựa vào sở thích cá nhân của mình về cách thiết kế bể thủy sinh. Nó không nhất thiết trở thành một chuẩn mực tuyệt đối của quá trình chấm điểm

11. Wang Chao (Trung Quốc)

12. May Kwan (Hong Kong)

13. Chonladar Rattanawichien (Thái Lan)

14. Zheng Ren Chao (Trung Quốc)

15. Quoc Hung Vu (Việt Nam)

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ & HƯỚNG DẪN

ĐIỂM NGHỆ THUẬT ẤN TƯỢNG (tối đa 100 điểm)

Đánh giá vẻ đẹp và độ tinh tế của bể thủy sinh như một tác phẩm nghệ thuật.

ĐIỂM KỸ THUẬT (tối đa 100 điểm)

– Sáng tạo (tối đa 20 điểm)

Đánh giá tính toàn diện tổng thể và tính độc đáo của tác phẩm dự thi

Sử dụng các loài thực vật khó tồn tại dưới nước sẽ bị trừ điểm.

– Thành phần / Bố trí cây cảnh (tối đa 20 điểm)

Các thành phần của thiết kế liệu có phát triển tốt?

Những thực vật thủy sinh đã được bố trí phù hợp hay chưa?

Có sự cân bằng trong bố cục về màu sắc và hình dạng của các loại thực vật thủy sinh không?

– Sự cân bằng giữa cá và sự bố trí trong bể( tối đa 20 điểm)

Đánh giá sự lựa chọn cá và cách bố trí của bể thủy sinh.

Màu sắc, kích thước, đặc tính bơi và sinh thái của cá có phù hợp với bố trí của bể hay không?

– Bầu không khí tự nhiên (tối đa 20 điểm)

Thiết kế có giúp người xem dễ dàng nhận ra ý tưởng thiên nhiên của tác giả?

Phương pháp và kỹ thuật mà tác giả sử dụng để tạo nên cảm giác tự nhiên trong cách bố trí của mình ?

– Điều kiện sống của thực vật thủy sinh và thời gian tồn tại của bố trí (tối đa 20 điểm)

Đánh giá điều kiện sống của các loại thực vật thủy sinh trong bể.

Đánh giá thời gian tồn tại của bố trí dựa trên các loại thực vật được sử dụng và điều kiện sống của chúng.

Liệu cách bố trí của bể có thể duy trì được trong một thời gian dài?

16. Kazutaka Murase (Nhật Bản)

17. Koji Nakamura (Nhật Bản)

18. Chow Wai Sun (Hong Kong)

19. Lin Ting Quan (Đài Loan)

20. Gary Wu (Hong Kong)

21. Jiang Wei (Trung Quốc)

22. Michael GW Wong (Hong Kong)

23. Hironori Handa (Nhật Bản)

24. Lee Do Jae (Hàn Quốc)

25. Junichi Itakura (Nhật Bản)

Sản phẩm bể cá cảnh mini có thể sử dụng để chơi thủy sinh:

Top 5 Sinh Vật Ăn Rêu Trong Hồ Thủy Sinh

Khi bạn rơi vào cuộc chiến tranh với rêu tảo, sự cân bằng dinh dưỡng và chất lượng nước sẽ chỉ khiến bạn đi quá xa trong việc lựa chọn phương thức để sử dụng. Phương pháp hữu hiệu nhất trong cuộc chiến này là sử dụng sự háu ăn của các sinh vật ăn rêu

1. Otocinclus affinis (Oto cat)

Loài catfish bé nhỏ này là 1 loài ăn rêu đáng kinh ngạc. Trước hết, kích thước của chúng khá nhỏ, khoảng 2inch vì thế hầu như chúng có thể sử dụng được cho mọi kích cỡ hồ. Thứ 2, chúng không hung dữ và nhìn khá vui mắt, chúng giống như những con khỉ nhỏ, nhảy từ cành này sang cành khác. Và cuối cùng, chúng ăn nhiều loại rêu tảo và không làm hại đến cây cối của bạn. Chúng thích ăn rêu nâu, loại mà thường có ở những hồ mới và măm luôn những loại rêu xanh khác kể cả rêu nhớt xanh. Điều đáng để lo lắng duy nhất lá đủ số lượng otto để ăn rêu trong bể và một số loài cá khác xem chúng giống như bánh snack (thần tiên và cichclid thường cố gắng để xơi otto). Cho nhiều otto vào bể, cho chúng nhiều loại rêu tảo để ăn, chúng sẽ làm cho bể của bạn sạch bóng.

2. Caridina japonica (Amano shrimp) (Tép Yamato)

Được yêu thích vì Takashi Amano đã sử dụng chúng trong những bể theo phong cách tự nhiên của ông, những chú tép này là những sinh vật ăn rêu khá chăm chỉ. Chúng ăn rêu tóc và các loại rêu xanh khác, thậm chí là dọn dẹp thức ăn thừa. Mặc dù chúng không sinh sản trong môi trường nước ngọt như những loài tép khác (chúng cần nước mặn để phát triển) nhưng chúng rất thân thiện và hiếm khi bị ăn thịt bởi các loài cá bơi đàn khác. Tuy nhiên, những con loaches và gouramis lớn có thể măm chúng, vì vậy phải cẩn thận. Chúng không hung dữ, mặc dù chúng có thể ăn cá bột nếu có sẵn. Như những loài giáp xác khác, chúng rất mẫn cảm với đồng, một thành phần thường có trong những loại thuốc cho cá.

3. Neocaridina denticulata sinensis var “Red” (Cherry Shrimp)

Tép RC vừa đẹp vì màu đỏ của nó vừa có thể giữ cho bể của bạn sạch sẽ. Nếu bạn cần cái gì đó để dọn rêu thì hãy thả 1 đàn tép Rc vào, chúng sẽ bu quanh và sẽ ăn hết đám rêu đó. Chúng ăn hầu hết các loại rêu tảo mềm, mỏng và sẽ không ăn cây cối, thậm chí chúng có thể sinh sản, và bạn sẽ có 1 quân đòan để dọn dẹp rêu. Tuy nhiên, chúng khá nhỏ và khá nhạy cảm với chất lượng nước (kể cả đồng), và sẽ bị ăn thịt bởi các laòi cá lớn (hoặc tất cả tép con sẽ bị măm bởi hầu hết các loại cá khác).

4. Plecostomus (pleco)

Plecos có nhiều hình dạng và kích thước, và một số con thì thích hợp cho hồ thủy sinh hơn là những con khác. Đa số plecos đều có chiều dài trên 12inch khi trưởng thành và do đó nó không thích hợp cho bể TS có kích thước bình thường. Chúng có thể ăn cây cối khi chúng lớn và có thể làm hư hại những bể được làm bằng acrylic với những cái miệng đầy sức mạnh của chúng. Vì thế, những con plecos nhỏ mới được sử dụng cho bể thủy sinh. Một trong những loài plecos có kích thước nhỏ là Bristlenose pleco, chỉ đạt đến chiều dài từ 4-5inch. Chúng thậm chí có thể ăn sạch cả rêu chấm xanh và những loại rêu mà các sinh vật ăn rêu khác không màng tới. Miễn là bạn chọn đúng chủng loại plecos, chúng sẽ thể hiện sự háu ăn không gì sánh kịp và là sự lựa chọn tốt cho nhửng bể có kích thước lớn. Chúng có thể nuôi chung được với những loại cá hung hãn khác vì chúng có 1 cặp ngạnh trên má để phòng thủ và hơn nữa chúng chỉ ra ngoài vào ban đêm.

5. Crossocheilus siamensis (Siamese Algae Eater or SAE) (Cá bút chì)

SEA chỉ mới được điền tên vào danh sách này. Chúng có nhiều ưu điểm và cũng không ít nhược điểm. Trước tiên, chúng là loài duy nhất ăn red algea và rêu chùm đen. Chúng cũng thích ăn rêu tóc. Tuy nhiên sự háu ăn của chúng không chỉ dừng lại ở việc ăn rêu. Chúng ăn những loại lá cây khác như moss, cỏ tóc, mayaca (bạc đầu bông…). Càng lớn thì sự háu ăn rêu của chúng càng giảm (đặc biệt là khi có nguồn thức ăn khác). Chúng cũng có thể trở nên hung dữ, “bắt nạt” các loại cá khác khi chúng đạt đến chiều dài 5-6 inches. Tuy nhiên, chúng rất hữu ích nhất là khi sử dụng cho red algea, rêu chùm đen và rêu tóc… miễn là bạn đừng trồng những loại cây có lá mảnh hoặc những loài cá dễ bị stress.