Top 3 # Xem Nhiều Nhất Top Cá Săn Mồi Cảnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Top 10 Loài Cá Săn Mồi Nước Ngọt “Ngầu” Nhất Cho Người Chơi Cá Cảnh

Loài cá này còn có tên khoa học là Crenicichla. Các chi phụ của Pike Cichlids có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loài. Thông thường, Pike Cichlids có kích cỡ dao động trong khoảng từ 15 – 58cm. Bạn cần lưu ý trước khi mua loài này bởi sự phát triển của mỗi giống là khác nhau, từ đó nhu cầu về kích thước hồ cá cũng khác nhau.

Hình dáng của dòng cá Pike Cichlids được lòng nhiều người chơi cá cảnh, trông chúng như một quả tên lửa đạn đạo cỡ nhỏ. Loài cá này có điểm thu hút “chết người” là tập tính săn mồi được biểu hiện rõ rệt. Bạn có thể mua dòng Belly Crawler nếu thích những chú cá săn mồi mini, hoặc chọn Venezuelan Pikes nếu ưa dòng săn mồi cỡ đại.

Cá cửu sừng (Bichir)

Cá cửu sừng vô cùng đa dạng về kích cỡ, tuy nhiên các dòng cỡ nhỏ thường phổ biến hơn cả. Tập tính săn mồi của cá cửu sừng khá hung tợn. Chúng sẽ cắn xé con mồi thành những miếng nhỏ để dễ dàng nuốt. Khi đi săn, chúng thích ẩn nấp và bất ngờ tập kích con mồi. Quá trình này có điểm tương đồng với đặc điểm săn bắt của cá sấu.

Các loài cỡ đại vẫn có thể tiếp tục dài thêm 5cm sau khi trưởng thành. Bởi vậy bạn nên chọn loại bể kính phù hợp với tối thiểu 700 lít nước. Nếu ngân sách có hạn, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến những loài cửu sừng cỡ nhỏ, bởi chúng chỉ cần một bể kính khoảng 200 – 300 lít.

Cá đuối nước ngọt (Freshwater Amazon stingray)

Phần lớn người chơi cá cảnh đều không chọn nuôi cá đuối trong bể kính tại gia. Tuy nhiên, nếu bạn đủ điều kiện để duy trì một bể nước ngọt cỡ đại, đây sẽ là loài cá tuyệt đẹp và cực kỳ khác biệt.

Để nuôi cá đuối nước ngọt, bạn cần một bể lớn với tần suất lọc hoặc thay nước thường xuyên. Cần cẩn thận khi tự tay vệ sinh bể cá, bởi thân loài này có nọc độc. Cá đuối nước ngọt chưa phải là loài săn mồi hung ác nhất, chúng đôi khi cũng sẽ rất kén ăn. Nếu bạn có đủ kinh nghiệm với nhiều năm chơi cá cảnh, cá đuối nước ngọt sẽ là điểm mới lạ khiến khách đến chơi nhà trầm trồ kinh ngạc.

Cá Ali Jaguar (Jaguar Cichlid)

Ali Jaguar có tên khoa học là Parachromis managuensis, chúng được nhiều người nhận xét có vẻ ngoài cực “ngầu”. Toàn thân Ali Jaguar được tô điểm bằng các mảng màu và đốm lấp lánh, khiến chúng nổi bật hơn hẳn những loài cá cùng bể. Giống cá này thuộc họ Guapote, là họ hàng với loài Cichlid sói. Tập tính săn mồi của Ali Jaguar thiên về mạnh bạo, chúng dùng hàm răng sắc nhọn để cắn xé và kẹp chặt con mồi, cuối cùng là nuốt chửng.

Khi còn là con non, Ali Jaguar chỉ dài khoảng 5cm. Kích cỡ của chúng sẽ phát triển khi trưởng thành hoàn toàn. Để nuôi một đàn Ali Jaguar từ 5 – 8 con, bạn cần chuẩn bị bể kính với dung tích từ 500 – 700 lít nước.

Cichlid sói (Wolf cichlid)

Người chơi cá cảnh yêu thích các giống săn mồi không thể bỏ qua giống Cichlid sói. Loài cá này sẽ đạt kích thước khá lớn khi trưởng thành, vẻ ngoài của chúng cũng khá dữ tợn. Toàn thân của Cichlid sói có màu xám đậm điểm thêm các chấm đen, màu sắc nhạt dần về phần bụng. Hàm dưới của chúng chìa ra. Hàm răng sắc nhọn này sẵn sàng tấn công bất cứ loài cá nào mà chúng thấy “không vừa mắt”.

Do đặc tính hung hăng, bạn nên lưu ý khi lựa chọn bạn cùng bể cho giống Cichlid sói. Về bể kính, loài cá săn mồi này cần một bể cỡ đại khoảng 700 lít nước, chiều cao tối thiểu là 50cm.

Cá hoàng đế (Peacock Bass)

Nhiều người thường e ngại nuôi loài cá hoàng đế vì kích thước của chúng khá lớn. Nhưng xét về mặt ngoại hình, cá hoàng đế thật sự diễm lệ và đáng tiền. Chúng bơi uyển chuyển trong nước như những tia sét vàng tuyệt đẹp. Điểm trừ duy nhất của loài này chính là kích cỡ to lớn của chúng. Bạn cần một bể lớn với dung tích trên 400 lít cho các dòng cá hoàng đế cỡ vừa như Temensis Peacock Bass.

Cá da trơn Amazon (Amazon Catfish) dưới 60cm

Các dòng cá da trơn thường là “kẻ săn mồi khét tiếng”, đồng thời rất nổi danh trong giới cá cảnh. Tuy nhiên, tương tự như cá hoàng đế, cá da trơn Amazon có kích cỡ tương đối lớn để nuôi trong bể kính. Nhiều người chơi cá cảnh chia sẻ rằng họ không mua cá hồng vỹ mỏ vịt, chủ yếu bởi vì kích cỡ quá khổ của nó.

Nếu bạn đủ điều kiện, bạn có thể thiết kế một hồ hoặc ao nhỏ để nuôi cá da trơn Amazon. Trong trường hợp không chuẩn bị được hồ cá, vẫn có nhiều giống da trơn từ Nam Mỹ phù hợp với bể kính cỡ vừa như dòng Tigrinus.

Cá Piranha (Piranhas)

Cá Piranha còn được biết đến phổ biến dưới những tên gọi như cá hổ, cá răng đao. Loài cá này sống cộng đồng và săn mồi theo đàn, chúng quả thực là kẻ đi săn đáng gờm vùng nước ngọt. Tuy nhiên, loài cá này chỉ đáng sợ với các dòng cá nhỏ hơn, chứ không gây hại tới con người, đặc biệt là trong môi trường nuôi nhốt. Chưa kể đến, Piranha là loài khá nhút nhát, chúng thường tránh xung đột và chủ động tránh con người hoặc các sinh vật có kích cỡ lớn hơn.

Cá lóc cảnh (Snakehead)

Thông thường, chỉ những người có “gu lạ” hoặc có nhiều kinh nghiệm chơi cá cảnh mới chọn nuôi cá lóc cảnh trong bể kính tại gia. Loài này thậm chí còn bị cấm làm thú nuôi tại nước Mỹ. Một con cá lóc cảnh cỡ nhỏ cũng dài đến 25cm, và giống to nhất có thể dài gần 1m. Loài này có màu sắc và hoa văn rất nổi bật, mang tính thẩm mỹ cao nên được khá được ưa chuộng. Chúng là những kẻ săn mồi đáng gờm, thích sống ở vùng nước lợ, nước tù với điều kiện nước trung bình.

Cá Sói (Wolf Fish)

Cá sói còn có tên khoa học là Hoplias malabaricus / Hoplias curupira. Hàm răng của cá sói rất nhọn, cứng với sức cắn cực lớn. Nếu đặt cá sói chung bể với các loài khác, giống cá hung tợn này sẽ xông vào cắn xé bạn cùng bể.

Cá sói trên thị trường cá cảnh Việt Nam còn khá hiếm. Kích cỡ trung bình một con cá sói trưởng thành sẽ khoảng 24 – 40cm.

Top 6 “Thủy Quái” Săn Mồi Hung Tợn Và Ghê Rợn Nhất Trên Sông Amazon

Cá sấu đen, trăn xanh, cá ma cà rồng, cá ăn thịt,…là 4 trong số 6 loài “thủy quái” hung tợn và ghê rợn nhất trên sông Amazon. Con sông vốn được biết đến là một trong những sông lớn và có nhiều loài động vật nguy hiểm thuộc hàng bậc nhất thế giới.

1. Cá sấu đen Caiman -“hung thần Amazon”

Cá sấu Caiman đen cư trú ở phía bắc Nam Mỹ và có thể được tìm thấy trên phần lớn lưu vực sông Amazon từ Peru và Ecuador về phía đông đến Guyana và Suriname. Cá sấu Caiman đen có chế độ ăn rộng, cho cá ăn và các loài bò sát khác cũng như các loài gặm nhấm (có thể phát triển dài tới 1,25m).

Caiman đen là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới. Chiều dài cơ thể trung bình của cá sấu đen là 5 – 6m, còn cân nặng có thể lên tới hơn 1 tấn. Hơn nữa, chúng có cái đầu rất lớn và nặng – yếu tố được xem là lợi thế khi chiến đấu với những con mồi cỡ lớn.

Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu đen Caiman còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác. Là loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon, cá sấu đen Caiman có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, bao gồm cả cá Piranha, khỉ, hươu, nai, cá rô, trăn Anaconda.

2. Trăn xanh Anaconda -“Quái vật” khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon

Sở hữu cân nặng cực “khủng” tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới.

Loài trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với giống trăn hoa châu Á.

Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Trong ảnh là cuộc chiến giữa trăn Anaconda và cá sấu để “tranh chức” thủ lĩnh đầm lầy. Và đương nhiên, phần thắng thuộc về loài “quái vật” khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon này.

3. Cá ma cà rồng Payara

Với sự hung hăng và bộ răng kỳ dị, cá Payara là một trong những loài cá nước ngọt nguy hiểm nhất thế giới.

Cá ma cà rồng Payara hay còn gọi là “Cá mè nanh sói” có tên khoa học Hydrolycus scomberoides, cá ma cà rồng là một loài cá săn mồi nước ngọt được tìm thấy nhiều ở Venezuela và trong lưu vực sông Amazon. Cá ma cà rồng được mệnh danh là loài cá nước ngọt hung dữ nhất thế giới.

Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của cá ma cà rồng là cá piranha (Piranha là loài cá hung dữ ăn thịt người) tên của chúng xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi rồi ăn thịt. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm vào nhau.

4. Cá ăn thịt Arapaima -“Vua” ăn thịt man rợ sông Amazon

Arapaima là loài cá ăn thịt khổng lồ gây nhiều ám ảnh trong các vùng nước ở rừng Amazon. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó được mệnh danh là vua ăn thịt ở vùng sông Amazon.

Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng.

Là một sinh vật khổng lồ khác của Amazon, cá Arapaima có thể dài tới 2 m, nặng 100 kg với lớp vảy dày và cứng để chống lại kẻ thù. Chúng sống được ở những vùng có cá Piranha mà không hề hấn gì. Khi tấn công, Arapaima thường lao thẳng tới kẻ địch. Chúng có thể làm lật thuyền và khiến con người bị thương nặng. Năm 2002, phóng viên truyền hình Jeremy Wade đã bị một con tấn công, gây thương tích nghiêm trọng.

Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của loại cá này là cá Piranha. Tên của chúng xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi sau khi tấn công. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.

Đây là loài cá được biết đến vì có hàm răng giống như răng người và có thói quen thích cắn tinh hoàn của đàn ông. Chúng còn đôi khi được gọi là cá cắn bi (ball cutter).

Một con cá pacu trưởng thành có thể phát triển lên tới 90 cm và nặng tới 25 kg. Nó thường ăn các loại hạt, lá, thảm thực vật dưới nước và ốc sên. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là các loại đậu, lá cây và các loại thực vật thủy sinh hay ốc sên. Chúng cũng rất thích ăn thịt nên khi có cơ hội, chúng sẽ trở thành những kẻ tấn công nguy hiểm đối với con người.

Cá Pacu là khắc tinh đối với đàn ông khi họ tắm dưới nước. Do nhầm tưởng tinh hoàn của nam giới là loại hạt có thể ăn được, cá Pacu không ngần ngại tiến tới và đớp lấy thứ mà nó nhầm là đồ ăn.

Lươn điện trông giống cá da trơn hơn là lươn. Loài lươn điện có chiều dài 2,5m và sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ và đủ để hạ gục một con ngựa.

Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn.

Bí Mật Làm Mồi Câu Và Cách Đi Săn Cá Hoàng Đế

Nói thêm về cá Hoàng đế, một loại cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập về Việt nam qua các tiệm cá cảnh. Loài cá này với đặc tính sinh sản rất mạnh và nhanh, chúng xuất hiện tại Trị An chỉ mới hơn chục năm nay do người dân nuôi loại cá này trong bè để chúng thoát ra ngoài sinh sôi nảy nở chiếm lĩnh khắp vùng hồ rộng lớn, đã từng được xem là hung thủ tiêu diệt các loài bản địa, gây mất cân bằng sinh thái lòng hồ Trị An.

Cách Làm Mồi câu Cá Hoàng Đế Bén Nhất Mồi câu cá Hoàng đế thì cũng đơn giản, thường dùng nhất là tép và cá nhỏ còn sống, nhưng chúng khoái nhất là những con tép đen đang ôm trứng, được ngư dân đánh bắt ngay tại lòng hồ Trị An nên chúng tôi đã nhờ anh Út mua giùm nửa ký giữ sống từ tối hôm trước để làm mồi.

Có 2 cách mắc mồi tép để câu cá Hoàng đế, cách thứ nhất là xỏ lưỡi câu xuyên qua đốt thứ 2 hay thứ 3 tính từ đuôi, cách thứ hai là móc lưỡi câu dọc theo lưng tép cũng từ đốt thứ 2 hay thứ 3 tới đuôi tép. Mắc mồi như vậy để giữ cho con tép sống được lâu đảm bảo khả năng búng nhảy trong nước, kích thích cá ăn mồi.

Cá Hoàng đế rất phàm ăn, gặp mồi là chúng lao vào đớp kéo cái phao mất hút, bạn chỉ cần búng nhẹ để cá dính lưỡi và thong thả đưa chúng lên ghe. Tuy miệng cá Hoàng đế rất to nhưng không nên sử dụng lưỡi câu size lớn vì khi mắc mồi dễ làm chết con mồi.

Cá Hoàng đế là loại cá săn mồi rất dữ tợn nên khi đã chán câu tay, bạn cũng có thể thử sức mình với môn câu Lure mồi giả, hãy chọn những con mồi giả lặn sâu, kéo chìm để săn những chú Hoàng đế khủng. Đứng ở đuôi hay mũi ghe quăng ra kéo vào bạn sẽ có những thành quả thật bất ngờ.

Câu cần 5,4m hay 6,3 là ngon nhất.Cách Chọn Phụ Kiện Câu Cá Hoàng Đế

Cần 4,5m câu ghe là vừa tầm, dễ quăng dễ kéo. Cần máy câu cũng đc nhưng chậm. Dây trục nào càng chắc càng tốt, tầm dây 0.3-0.5. Dây theo nên nhỏ hơn dây trục, nếu bị vướng chà thì kéo bỏ lưỡi đỡ mất chì.

Mong Manh Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 8/4/2008, trong mục ” CẢNH QUAN”

Săn cá cảnh biển vất vả, nguy hiểm, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng đã trở thành sinh kế của nhiều thợ lặn. Cũng vì nghề mà nhiều người bỏ mạng hoặc đánh mất tuổi thanh xuân của mình nơi biển khơi. Tôi đã hòa vào những người săn cá cảnh biển ở Nha Trang (Khánh Hòa) để hiểu những nhọc nhằn, hiểm nguy của nghề này

Mới 3 giờ sáng mà làng thợ lặn ở xóm Chụt thuộc khóm Tây Hải, phường Vĩnh Nghiên, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã đông đúc lạ thường. Đàn bà, trẻ con í ới gọi chồng, gọi cha thức dậy ra biển bắt đầu một hành trình mới. Những bữa cơm sáng được cánh thợ lặn đánh nhanh rút lẹ. Anh em Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Phong cũng tay xách nách mang nào ống lặn, lưới, bếp than và nồi cơm nhỏ thẳng tiến ra biển. Chiếc ghe máy nhỏ nổ bành bạch, đưa anh em Vũ cùng những thợ lặn khác ra khơi.

Việc nguy hiểm nhưng đồ nghề sơ sài

Cạnh ghe Vũ, hơn 20 chiếc ghe khác cũng nhanh chóng lướt sóng. Trên ghe, Vũ huyên thuyên kể với tôi chuyện nghề. Bị tiếng sóng át mất giọng, miệng Vũ mở to hết cỡ, nói như hét: “Mùa này cá ít, nước biển lại lạnh nên nhiều thợ lặn không săn được cá cảnh, chỉ những người chuyên nghiệp, làm thường xuyên thì mới được chút đỉnh. Cá thường như Domino, các loại Thia, Mao Tiên, Kẽm Bông, Thù Lù, Nàng Đào… có khá nhiều và dễ lưới hơn, giá lại rẻ chỉ từ 1.000 đến 20.000 đồng/con nhưng ít được khách hàng ưa chuộng. Còn các loại cá hiếm, đẹp đang được giới chơi cá ưa chuộng như Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu… giá từ 150.000 đồng trở lên vừa ít, lại khó tìm.

Đang kể, bỗng Vũ ngừng chuyện, bảo tôi ngồi trên ghe đợi, rồi anh em Vũ nhanh chóng mặc đồ nhái, tháo ống hơi cột vào người, ngậm trên miệng và nhảy tùm xuống biển. Hai cái thân nhỏ xíu, mong manh nhảy xuống làm nước biển văng vào mặt tôi lạnh ngắt. Dụng cụ mà anh em Vũ mang theo khá sơ sài, ngoài bộ đồ nhái thì chẳng có gì “ngon” hơn; không có bộ đồ lặn chuyên nghiệp, trên người chỉ có 200 m ống dây nhựa được đưa vào miệng để truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận hành.

Một chuyến ra khơi săn cá cảnh biển vất vả nhưng trang thiết bị của các thợ lặn rất sơ sài

Lặn được 1-2 giờ, Vũ trồi lên, nhả ống hơi, khoe với tôi vài chú cá cảnh vừa lưới được. Toàn những thứ rẻ tiền, chỉ được một con Bông Thụt mà Vũ cho là hiếm, trị giá 15.000 đồng. Chốc chốc, thằng Phong, em Vũ, cũng trồi lên trút vài con mực, tôm, cá… khác xuống ghe, rồi khoe: “Dù săn cá cảnh nhưng thấy gì tụi em cũng bắt, được cá, mực thì bán cho mối lái ở chợ; còn sắt, thép, đồng thì bán cho cửa hàng phế liệu; sò, ốc bán riêng. Như thế mới sống khá được”. Cứ thế, khoảng 2 giờ một lần, anh em Vũ lại trồi lên, nghỉ mệt. Phong hút thuốc cho ấm bụng, còn Vũ không biết hút thuốc nên miệng tóp tép nhai kẹo. Rồi bữa trưa vội vàng từ những thứ có trên ghe được họ lùa nhanh vào miệng…

Đến 15 giờ, chúng tôi lên ghe quay vào bờ, kết thúc một ngày lặn. Nhìn mớ cá, mực, sò trên ghe, Vũ cười, nói: “Cũng được gần cả triệu bạc rồi. Chưa kể một ít cá cảnh nữa cũng hơn 1 triệu đấy”.

Ghe chúng tôi vừa tấp vào bờ, hơn chục bạn hàng đã ngồi sẵn ở đó. Họ chia từng nhóm, nhóm chuyên thu cá, mực ngồi một bên, nhóm chuyên phế liệu một bên và cá cảnh một bên. Cảnh buôn bán tấp nập diễn ra nhanh chóng. Mối lái vừa thu mua của các ghe xong, họ nhanh chóng sang tay cho các mối khác chuyên phân phối cá cảnh cho các cửa hàng ở TPHCM. Mỗi lần sang tay như vậy, các mối lái lời đến gấp 2 lần.

Công phu, mánh lới

Có một điều ít ai biết là công đoạn mang những chú cá cảnh lên bờ khó hơn cá thịt rất nhiều. Một thợ lặn có thâm niên hơn 15 năm săn cá cảnh biển cho biết để đánh được dòng họ Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu…, thợ lặn phải lặn sâu hơn, khoảng từ 20 m –

Những con cá cảnh biển Vũ và Phong bắt được sau một buổi lặn

30 m, nước rất lạnh và nguy hiểm hơn nhiều. Chưa kể, cá thường trốn trong hốc đá, hang sâu, đôi khi thợ lặn phải chui vào tận hang mới lưới được, nếu không được phải dùng tiểu xảo”. “Tiểu xảo”, theo một thợ lặn, là vì cá ở trong hang, thợ phải dùng thuốc mê cho vào ống xi lanh rồi bơm vào hang cá. Cá lừ đừ bơi ra thì dùng vợt vớt. Sau đó ngâm cá trong nước một thời gian để cá tỉnh. Giai đoạn tiếp theo là dùng kim tiêm nhẹ vào bong bóng cá cho xì bớt hơi, rồi từ từ mang cá lên bờ. Nếu mang gấp quá, cá bị sốc nước, lồi mắt xem như mất giá trị. Có khi lạnh và đuối sức nhưng thợ lặn phải cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cá. Việc này công phu còn hơn cả nghệ sĩ nấu bếp.

Riêng San Hô, Hải Quỳ, Đồi Mồi được liệt vào danh sách phải bảo tồn nên thợ lặn không dám rớ vào, nếu lên bờ, bị đội kiểm tra phát hiện thì phải đóng phạt, cá bị tịch thu. Tuy nhiên, khi gặp các loại quý như Hải Quỳ tím toàn thân, San Hô nhiều màu, các thợ cũng tranh thủ bắt và bí mật bán.

Đầu nậu lời, thợ lặn lỗ

Chỉ một buổi thu mua tại bãi, một đầu nậu bỏ túi bạc triệu. Một thợ lặn có thâm niên trong nghề ngao ngán nói: “Biết là vậy nhưng chúng tôi không thể tìm đại lý để cung cấp hàng, đành còng lưng làm. Mỗi ngày kiếm được 200.000 đồng, chẳng thấm vào đâu mỗi khi chúng tôi đổ bệnh, nằm liệt giường hay mất mạng để lại vợ góa con côi. Nghĩ mà xót lòng”.

Bài và ảnh: Hải Phong

Nguồn tin: NLĐ

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.