Top 5 # Xem Nhiều Nhất Tình Hình Giá Cá Tra Giống Hiện Nay Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Tình Hình Cá Tra Hôm Nay 6/12/2020: Giá Cá Tra Giống Không Khả Quan Hơn

Mặc dù chịu thiệt hại ở thị trường Trung Quốc do tác động của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra năm nay được dự báo còn nhiều cơ hội ở các thị trường khác, trong đó có cả thị trường trong nước.

Ngành cá tra chịu thiệt hại nặng nề từ dịch COVID-19

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), sau 3 năm liên tục tăng trưởng tốt đặc biệt là thành công trong năm 2021, xuất khẩu cá tra lại giảm 11% trong năm 2021 với giá trị đạt 2 tỉ USD. Giá cá tra liên tục giảm do chịu áp lực dư cung khi người dân đổ xô nuôi cá.

Tuy nhiên, thách thức lớn hơn với ngành cá tra khi năm 2021 mở đầu bằng đợt dịch bệnh do virus corona diễn ra tại Vũ Hán – Trung Quốc. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm 50% trong 2 tháng đầu năm do gián đoạn và ách tắc trong khâu vận chuyển, kho bãi.

Theo số liệu từ Cục xuất nhập khẩu hai tuần đầu tháng 2, do tác động của COVID-19, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đều giảm. Theo đó, giá cá tra thịt trắng (loại 0,7-0,9kg/con) giảm 500 đồng/kg so với cuối tháng 1 xuống 18.000-18.500 đồng/kg. Với mức giá này người nuôi lỗ 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Các nhà mua hàng tại Trung quốc cung cấp cho hệ thống siêu thị, nhà hàng cũng cắt giảm đặt hàng do người dân hạn chế mua sắm tại các siêu thị hay đến nhà hàng ăn uống.

Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona diễn ra hồi đầu tháng 2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết các chuỗi McDonald đóng cửa hàng trăm cửa hàng, ảnh hưởng tiêu thụ cá phi lê; các nhà hàng, chuỗi ẩm thực vắng khách dẫn đến giảm nhu cầu đối với thủy sản.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản nói thêm không chỉ các nhà hàng mà các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đóng cửa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn hàng. Theo đó, các nhà nhập khẩu điều chỉnh lùi các đơn hàng.

Ấn Độ – Thị trường tiềm năng mới của cá tra Việt Nam

VASEP cho biết các kênh phân phối online lại hoạt động sôi động khi giao dịch qua mạng là giải pháp tối ưu cho tình hình dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh đó, tâm lí e ngại mua thịt, cá tươi sống tại các chợ truyền thống và chuyển sang tiêu thụ thủy sản đông lạnh…sẽ giúp phân khúc này tăng mạnh trong năm 2021.

“Thị trường Trung quốc chắc chắn sẽ giảm mạnh cho đến khi dịch bệnh được khống chế tuy nhiên sẽ mở ra những cơ hội khác cho các doanh nghiệp cá tra nắm bắt được thời cơ”, VASEP nhấn mạnh.

Sự sụt giảm quá nhanh các đơn hàng khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng sản phẩm và củng cố chất lượng để tìm những con đường mới.

Một trong những thị trường tiềm năng là Ấn Độ với dân số đứng thứ hai sau Trung Quốc, thị trường này khá đặc biệt vì không ăn thịt phổ biến như bò và heo mà chỉ ăn cừu, dê, gà và thủy hải sản.

Theo VASEP, ước tính Ấn Độ nuôi khoảng 600.000 tấn cá tra mỗi năm nhưng thịt cá bị vàng và nhà máy chế biến tại quốc gia này chưa sản xuất ra được những sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như của Việt Nam.

Hiện tại sản phẩm cá tra fillet Việt Nam được xem sản phẩm cao cấp đang được nhập khẩu phục vụ trong các nhà hàng tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vào Ấn Độ đối với hàng cá tra phi lê còn rất cao (65%) cùng với hệ thống kho lạnh, siêu thị chưa được đầu tư đầy đủ cho mặt hàng đông lạnh. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam.

Thị trường Mỹ rộng cửa đón cá tra Việt

Ngoài ra, một thông tin tốt khác đến từ thị trường Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), cuối năm 2021, Mỹ chính thức công nhận hệ thống kiểm tra sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của Việt Nam tương đương với sản phẩm của họ.

Điều này giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác.

Đồng thời, số liệu từ VASEP cho biết hiện tồn kho cá tra tại thị trường này cũng đã hết và là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt.

Bộ NN&PTNT cũng cho biết Việt Nam được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng kí xuất khẩu cá tra vào Mỹ. Tính đến cuối năm 2021. cả nước mới chỉ có 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Ngày 11/10/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã thông báo quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2021 đến ngày 31/7/2021 đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo đó Công ty Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông duy trì mức thuế suất là 0 USD/kg.

Thị trường châu Âu mở ra lợi thế đầy hứa hẹn từ hiệp định EVFTA

Ngày 12/2, Hiệp định EVFTA đã chính thức được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 5 và có thể có hiệu lực vào tháng 7, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra để tận dụng lợi thế các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi mức thuế của cá tra sẽ về 0% trong 3 năm tới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0%. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm.

VASEP cho biết việc các nhà máy chế biến cá thịt trắng (Cod, Pollock) tại Trung Quốc chưa làm việc dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng đặc biệt là tại thị trường EU cũng là cơ hội trước mắt cho các doanh nghiệp cá tra.

Doanh nghiệp bắt đầu quan tâm hơn với thị trường trong nước

Trao đổi với người viết, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết cách đây 5 – 10 năm cũng đã có doanh nghiệp tiêu thụ cá tra ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, do lợi nhuận từ việc xuất khẩu quá lớn nên thị trường trong nước bị bỏ ngỏ.

“Do đó, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay, việc một số doanh nghiệp phát triển ở thị trường nội địa 100 triệu dân là hướng đi đúng đắn. Giả sử mỗi người ăn 2 kg cá tra/năm. Như vậy cả nước tiêu thụ được 200.000 tấn cá, những áp lực từ các thị trường xuất khẩu sẽ giảm đi rất nhiều”, ông Quốc nhận định.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam ông Võ Hùng Dũng nhìn nhận đây là hướng đi đúng đắn. “Trong năm 2021 sẽ thúc đầy nhiều hơn vào thị trường trong nước. Mục tiêu của ngành hàng là thị trường nội địa sẽ chiếm 10 – 15% trong tổng sản lượng, bổ sung cân đối hơn so với hiện nay con cá tra đang phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu”.

Ở trong nước, hiện cá tra chỉ có chủ yếu các sản phẩm như cá nguyên con, cá cắt khúc hay chả cá, cá viên, phi lê đông lạnh… bán tại chợ, siêu thị nhưng cũng phải đổi tên thành “cá ba sa” và có giá khá rẻ. Giá cá tra nguyên con hiện ở mức 45.000 – 50.000 đồng/kg. Chả cá cũng chỉ quanh 100.000 đồng/kg…

“Với tình hình thị trường như hiện nay, các hộ nuôi nên thu hoạch tỉa và có kế hoạch thả nuôi thưa cho cá ăn bớt lại chứ không nên để cá nhịn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và chất lượng thịt gây thiệt hại cho người nuôi”, VASEP kiến nghị.

Theo ý kiến doanh nghiệp hiện nay là thời điểm tốt để làm giống cá tra vì dự báo quí III và IV, nhu cầu cá nguyên liệu có thể tăng cao khi tình hình dịch COVID-19 đã ổn định và nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc sẽ tăng trở lại để đáp ứng nhu cầu xuất ăn cho nhân viên văn phòng cũng như công nhân tại các nhà máy.

Tuy nhiên vẫn khuyến cáo người nuôi chủ động giảm sản lượng để sản lượng cá tra năm 2021 ở mức 1,2 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2021.

Thời điểm hiện nay được đánh giá không chỉ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam nỗ lực vượt qua thử thách mà còn là cơ hội để các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ và EU mua cá tra với giá tốt khi thị trường nhập khẩu lớn của cá tra Việt Nam là Trung Quốc đang bị gián đoạn.

Tình Hình Nuôi Cá Chẽm Ở Việt Nam Hiện Nay

Cá chẽm được hy vọng là “ngôi sao mới” trong thị trường thủy sản. Nuôi cá chẽm sẽ tận dụng được diện tích mặt nước, nhất là những ao bỏ hoang, trong bối cảnh nhiều ruộng tôm, ao cá tra đang bị “treo”, người dân không sử dụng, có lợi rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Thực trạng

Với đặc điểm sống được trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn, có thể nói ở đâu có ao, ở đó sẽ nuôi được cá chẽm. Mà Việt Nam có lại là nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Nên rất có tiềm năng để triển khai nuôi cá chẽm phục vụ xuất khẩu và cải thiện đời sống của đồng bào ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Cá chẽm có thể nuôi lồng ngoài biển, nuôi trong ao nuôi tôm (ao phải sâu hơn 1m). Cá chịu lạnh không tốt nhưng chịu nóng tốt. Không đòi hỏi những môi trường khắt khe, có thể sử dụng ao nuôi tôm và ao cá tra bỏ hoang để nuôi. Tuy vậy các nhà chuyên môn cũng lưu ý là cá chẽm cần hàm lượng oxy hòa tan cao hơn cá tra, nên cần lắp đặt thêm hệ thống sục khí, quạt gió nếu nuôi mật độ dày. Còn với mật độ thấp từ 1-2 con/m 2 thì không cần thiết.

Ngoài ra, các cơ sở hiện tại vẫn nuôi cá chẽm theo phương pháp truyền thống là cho ăn thức ăn tươi sống. Do đó sản lượng thấp, hiệu quả không cao, việc triển khai quy mô lớn rất khó. Nên cần có những giải pháp thay đổi, chuyển sang nuôi cá chẽm theo phương pháp thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Hiện có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn, nhiều nhà nhập khẩu thức ăn cho cá chẽm. Thức ăn không thiếu, mà vấn đề chỉ là người nuôi chưa quen với công nghệ mới. Mặt khác, giống cá chẽm ăn thức ăn công nghiệp vẫn còn hiếm, chưa đủ cung ứng cho thị trường. Cá chẽm đã được xuất khẩu nhưng do sản lượng còn thấp nên việc xuất khẩu còn khiêm tốn.

Sản phẩm cá chẽm cao cấp đã xuất ổn định vào châu Âu, vào Mỹ. Hiện ở Sóc Trăng cũng đã tiến hành nuôi thí điểm công nghiệp, đạt con số 70 tấn cá/ ha, một số liệu rất ấn tượng. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là lượng giống cá chẽm dành riêng cho nuôi công nghiệp cung ứng cho thị trường chưa đủ đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất. Nếu giải quyết được vấn đề con giống nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp, chắc chắn diện tích nuôi cá chẽm sẽ tăng nhanh. Đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống ao nuôi tôm, ao nuôi cá không sử dụng nữa, người dân có thể chuyển sang nuôi cá chẽm mà không cần đầu tư lớn.

Các mô hình nuôi cá chẽm

Hai mô hình nuôi cá chẽm được áp dụng hiện nay là nuôi bè và nuôi ao.

Nuôi bè

Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hồng Kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển của nghề này. Mô hình này cũng được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nên còn hạn chế về mặt sản lượng. Nuôi cá chẽm trong lồng là mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của các địa phương gần vùng cửa sông.

Nuôi ao

Hiện nay việc nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được ở Việt Nam nếu đáp ứng được những yêu cầu về cung cấp con giống, vị trí thích hợp và bố cục trại được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn giống tự nhiên thì rất hạn chế. Cũng giống như nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn lớn cho việc thâm canh hóa nghề nuôi cá chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất giống cá chẽm nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này chắc chắn sẽ còn lớn mạnh trong tương lai. Trong khi, so sánh tốc độ tăng trưởng của giống cá nhân tạo và cá giống thu từ tự nhiên khi nuôi trong ao không thấy có sự khác biệt quá lớn.

Kỳ vọng lớn cho nghề sản xuất cá chẽm: có thể chuyển từ đánh bắt giống tự nhiên sang nuôi hoàn toàn theo phương pháp công nghiệp. Tuy nhiên, do đầu ra của cá chẽm thương phẩm chưa ổn định, thị trường còn khá bỡ ngỡ với loại sản phẩm này. Do vậy, để nhân rộng mô hình này, thì trước mắt cần mở rộng việc liên kết với các ngân hàng, doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tìm nguồn hỗ trợ vốn đầu tư và bao tiêu đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ngoài ra một điều cũng cần lưu ý là các nước như Úc, Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu nuôi cá chẽm. Vì vậy, Việt Nam cần có những bước đi tích cực hơn nữa, có như vậy mới chiếm lĩnh được thị trường cá chẽm trên thế giới.

Giá Cá Diêu Hồng Giống Và Thịt Hiện Nay

Cá diêu hồng (hay cá điêu hồng) là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, ít xương, được sử dụng rất nhiều để chế biến các món ăn. Cá diêu hồng được nuôi dưỡng và tiêu thụ rộng rãi trên khắp cả nước. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bà con thông tin về giá cá diêu hồng giống, thịt và những trang trại bán cá diêu hồng giống uy tín trên cả nước.

Giá cá diêu hồng giống và cá diêu hồng thịt hiện nay

Giá cá diêu hồng giống

Loại giống lớn, 100 – 120 con giống / kg, có giá khoảng 40.000 – 42.000đ / kg.

Loại giống vừa, 150 – 200 cá giống / kg, có giá khoảng 30.000 – 32.000đ / kg.

Giá cá diêu hồng thịt

Giá cá diêu hồng thịt biến động khá mạnh theo từng năm, nhưng nhìn chung có xu hướng tương đối ổn định và tăng nhẹ nếu xét theo biểu đồ giá nhiều năm. Hiện giá cá diêu hồng thịt loại 1 thương lái thu mua tại vườn vào khoảng 32.000 – 35.000 kg (giá có thể khác nhau lớn theo từng khu vực).

1. Hợp Tác Xã Quang Húc

Bán giống cá diêu hồng chất lượng cao. Cơ sở có áp dụng nhiều công nghệ cao.

Địa chỉ: Khu 4, Xã Quang Húc, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ Email: xaquanghuc@gmail.com: 01692068172 (Mr. Lợi) Website: http://htxquanghuc.com

2. Trại cá giống Thiên Nhâm

Trại cá có quy mô lớn ở miền Bắc, áp dụng nhiều kĩ thuật đa dạng, chuyên cung cấp cá giống sản lượng lớn.

Địa chỉ: Làng Dục Tú, Xã Quảng Tân, Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa ĐT: 0989832243 Email: cagiongthiennham@gmail.com Website: www.cagiongthiennham.com

3. Trại cá giống Tư Hải

Trang trại thành lập hơn 16 năm, chuyên cung cấp cá giống các loại, hỗ trợ phân phối toàn quốc:

Địa chỉ: Tỉnh Lộ 8, Tân An Hội, Củ Chi, HCM ĐT: 0903703460 Email: traicatuhai@gmail.com Website: www.traicagiongtuhai.com

4. Trại cá giống Bình

Chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cao với số lượng lớn, phục vụ tận nhà tại TP.HCM.

Địa chỉ: 23/15/42A Đường 16, Phường 4, Quận 8, HCM (cách ngã tư Phạm Hùng-Nguyễn Văn Linh 100m) ĐT: 0907099834 Email: caphongsinh@gmail.com Website: www.caphongsinh.com

Ngoài ra, giống cá này được nuôi rất phổ biến nên khi mua cá diêu hồng giống, bà con có thể đến các nơi bán cá giống gần nhất ở địa phương để chọn mua.

Câu Hỏi Thường Gặp

Giới Thiệu Các Giống Cá Cảnh Phổ Biến Hiện Nay

Ngày đăng: 2015-12-22 09:45:18

Thị trường cá cảnh hiện nay đang ngày càng nhộn nhịp và sôi động do sự bổ sung không ngừng của các loại cá nước ngọt và cá thủy sinh. sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số giống cảnh hiện có tại Việt Nam

1. Cá cảnh đẹp và đắt nhất

– Cá rồng là loài cá cảnh nước ngọt được tôn sùng nhất bởi vẻ đẹp và ý nghĩa tâm linh của chúng. Dòng cá rồng cũng có nhiều loại khác nhau như cá rồng Huyết long, Kim long quá bối, cá rồng Hightback, Thanh long, Ngân long…vì vậy mà giá trị của chúng cũng khác nhau. Một chú cá Huyết long loại nhỏ cũng có thể dao động từ 10- 15 triệu đồng/con. Kim long quá bối thì rẻ hơn 1 chút khoảng 5- 7 triệu/con. Thanh long chỉ có giá khoảng 1 triệu/con và rẻ nhất là Ngân long khoảng 400 000đ/con. Tất cả giá cá rồng ở trên còn tùy thuộc vào chiều dài và trọng lượng cá, mức độ lên màu của chúng. Nói chung cá càng to, màu càng đẹp thì càng có giá trị.

– Cá la hán King kamfa hay còn được gọi là Kim Hoa được lai tạo chủ yếu ở bên Thái Lan và đã khắc phục được những nhược điểm như môi trề, đuôi cụp, vẻ mặt chúng nhìn cũng hung dữ hơn. Điểm đặc biệt hơn là châu trên King kamfa có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con châu bệt toàn thân chính là kamfa ngũ sắc vô cùng quý hiếm.

– Cá chép Koi khi trưởng thành có thể đạt trọng lượng vài kg, do vậy nhiều người thường xây hồ để nuôi chúng. Có 2 dòng cá Koi chính là Koi chuẩn với hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng) và Koi bướm khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng.

2. Cá cảnh phổ biến nhất

– Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986 và được du nhập vào Việt Nam cách đây nhiều năm. Cá hồng két được coi là tổ tiên của loài cá la hán nên được cho là sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho người nuôi. Chúng có nhiều chủng loại khác nhau như cá hồng két tím, cá hồng két king kong…

Cá hồng két có giá trung bình so với các loài cá cảnh phổ biến hiện nay

– Cá cảnh Ali có nhiều loại khác nhau trong đó cá Ali xanh (Blue Ali) là loài phổ biến và nổi bật nhất hiện nay. Tuy toàn thân chúng chỉ là một màu xanh đơn giản nhưng lại trở nên cực kì nổi bật và sinh động trong bể kính. Loài cá Ali này có nguồn gốc từ vùng Cape Maclear, Malawi của châu Phi và rất hay bị nhầm lẫn với một loài cá khác ở đây do chúng có nhiều đặc điểm tương đối giống nhau.

– Cá Betta cũng là loài được yêu thích hiện nay với đặc điểm nổi bật là thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao kín thân và nắp mang. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) có nhiều màu khác nhau như màu đỏ, màu vàng, màu tím tùy thuộc vào từng loài. Vì vậy mà giá của chúng cũng khác nhau.

– Cá đĩa xuất xứ từ dòng sông Amazon là quê hương của nhiều dòng cá cảnh nước ngọt. Cá đĩa được yêu thích bởi chúng có thân hình tròn như cái đĩa, miệng nhỏ, mang nhỏ, dáng bơi nhẹ nhàng, sống hiền hòa với các loài khác. Cá đĩa có nhiều loại với màu sắc khác nhau nên giá của chúng cũng không đồng đều.

Cá đĩa là loài cá rất được yêu thích hiện nay

3. Cá cảnh thủy sinh

– Cá bảy màu hay còn gọi là cá Guppy tuy kích thước bé nhỏ, nhưng lại là loài cá đa dạng về màu sắc nhất.

– Cá vàng, cá ba đuôi là loại cá phổ biến nhất trong các loài cá cảnh, chúng không kén người chơi, vì có sức hút mọi tầng lớp từ phụ nữ đến đàn ông, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

Cá vàng hay cá bảy màu đều có mức giá bình dân để bạn lựa chọn

– Cá bống dọn bể thường sống tầng giữa và đáy bể và được nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật. Cá bống nhỏ bé là loại khá nhút nhát nên có thể nuôi trung với nhiều loại cá khác. Chức năng chính của chúng là dọn bể để môi trường nước được trong sạch hơn. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là chúng không sinh sản trong môi trường nhân tạo.

– Cá sặc gấm, sặc lửa có màu sắc lung linh đặc biệt nỗi bật. Chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi. Trong giai đoạn chúng bắt cặp sinh sản thì màu sắc chúng sáng và đậm đẹp hơn. Cá trống mái làm tổ bọt trên mặt nước để chăm sóc trứng.

– Cá thủy tinh có tên khoa học Kryptopterus bicirrhis và xuất xứ từ các hồ nước ở Malaysia và Indonesia. Cá thủy tinh là một trong các loài cá kỳ lạ nhất thế giới khi cơ thể trong suốt như thủy tinh có thể nhìn xuyên thấu cả nội tạng bên trong. Chính vì vậy mà trông chúng rất khác biệt.

– Cá đuôi kiếm với đặc điểm nổi bật là chiếc đuôi chiếm chiều dài khoảng 1/3 thân thể, tuy nhiên đuôi của cá kiếm không phải là 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực. Những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc đuôi kiếm to, màu sặc sỡ cho việc giao phối.

– Cá ông tiên có dáng bơi khoan thai, nhẹ nhàng và có hình dáng như cá biển, nuôi trong bể thủy sinh rất đẹp. Hiện nay xuất hiện dòng cá thần tiên Ai Cập quý hiếm được nhiều dân chơi săn tìm, vì chúng đẹp nhất và đạt kích thước to nhất trong cá dòng cá thần tiên.

Mỗi loài cá có vẻ đẹp và giá trị khác nhau nên việc lựa chọn sẽ không quá khó khăn. Nếu thực sự yêu thích chúng hãy nuôi chúng như sinh vật mình yêu quý.

Tag: cá cảnh đẹp nhất hiện nay, các loại cá cảnh dễ nuôi, các loại cá cảnh nhỏ dễ nuôi, các loại cá cảnh dễ nuôi dành cho người mới chơi cá cảnh, giới thiệu các giống cá dễ nuôi, tổng hợp giá cá cảnh một số loài phổ biến hiện nay, bảng giá cá cảnh tham khảo để mua bán, các loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi, cách nuôi cá cảnh trong chậu thủy tinh

Theo Kỹ thuật nuôi cá cảnh – Cá Cảnh Phúc Long

TIN TỨC KHÁC :