Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Về Cây Vông Vang Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Chuyện Cây Vông Vang Nấu Canh Chua

“Anh thấy hoa vông vang chưa, đẹp hoang dã lắm?” – “Có, trên… mạng.”, tôi vừa cười vừa đáp để anh bạn bếp gốc Thanh Hóa không thất vọng. “Đó là thứ hoa tình vụng dại. Những mối tình chân quê e ấp nở đơn phương rồi chóng héo tàn! Nhưng mà, hái mớ lá nó, vò sơ, đem nấu chua hải sản thì hết sẩy lắm!”, Lê Thanh Hà, bếp trưởng nhà hàng Mùa Vàng ở quận 10, chúng tôi say sưa tả về một loại rau dại gắn với khoảng trời tuổi thơ.

“Gì chứ gia vị là lạ, ngộ theo tới bến! Chính lũ chim trời cùng bọn bướm với ong từng giúp đỡ giống rau có gai như: bông hồng, bông giấy lại thuộc họ bụp giấm này.”, Hà gợi mở thêm. “Đám côn trùng có cánh thì… ve vãn rồi giúp hoa thụ phấn. Còn chim ‘rủ’ gió cùng mang hạt cây đi gieo xa hơn, rải rác trên mấy triền cát khô cằn của huyện duyên hải Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; những khóm cây vông vang vẫn vô tư xanh tốt. Rồi khi Hạ sang Thu, hoa nó bung ra rực vàng, sung mãn lạ thường!”, Hà hào hứng kể.

“Vậy mình bứt lá già hay non đem xào, nấu sẽ ngon hơn?”, tôi đi tắt đón đầu.

“Đừng vội! Đừng vội! Cái gì cũng có quá trình!”, Hà lại huyên thuyên. “Bác từng ăn canh nấu lá bụp giấm chưa?”– “Rồi!” – “Lá cây này còn tuyệt vời hơn lá bụp giấm nhiều. Vì nó chua nhẹ nhàng hơn và đặc biệt không chứa nhiều chất nhầy.”, Hà vẫn tiếp tục câu rê, miệng chép chép. Mặc cho “con mồi” nhạy cảm đang lên cơn… thèm. “Trăm nghe không bằng một nếm!”, tôi nói.

“Sẵn sàng thôi! Nhưng bác chịu khó đợi vài ba hôm nữa. Bữa nào xuống ca, e phi về Biên Hòa mang ’em’ nó lên”. Trời hỡi! Thương nhau kiểu đó bằng mười ghét nhau!

Cũng may, ngày tháng Mười “chưa cười đã tối”; chỉ đúng một tuần sau, tôi đã sờ tận tay nhai tận miệng chiếc lá vông vang. Trên mặt lá có nhiều hàng lông tơ màu trắng bạc, nham nhám như những chiếc “lưỡi”, nhạy cảm. Hà cho biết, anh chọn những chiếc lá dày dày (không quá già cũng chẳng non), phải vò sơ để lớp lông kia mềm nhão và rụng bớt; đến khi ăn sẽ không bị nhám lưỡi. Vị lá thoảng nhẹ mùi chua của giấm gạo.

Với đôi tay tài hoa của Hà, lần này, hơn chục chiếc lá hình chân chim kia có nhiệm vụ “nâng khăn sửa túi” cho gần 200g mực ống sữa lớn cỡ đầu ngón tay. Thật ra, ở cương vị bếp trưởng một nhà hàng lớn, Hà có quyền chọn những khứa cá bớp để chật cái dĩa bàn hay xào với bộ lòng cá mú cọp giòn sần sật, cỡ 28 – 30kg/con. Nhưng có thể, nơi sân thượng của lâu đài ký ức trong Hà, mớ lá vông vang không trồng mà mọc ngày ấy là cứu cánh cho những bữa ăn nhà nghèo. Chỉ ở nơi thân thương thuở đó, mới có cảnh: chồng chan vợ húp những tô canh vông vang nấu với nhúm ruốc khô thật “khí thế”. Và chỉ tội cho những bà mẹ gầy guộc, không dám lua cơm mạnh tay; vì muốn nhường phần no cho con – cho chồng!

Trong một chuyến công tác gần đây, chúng tôi thật sự bất ngờ khi bắt gặp những đóa hoa của cây vông vang rạng rỡ trong một góc vườn ở xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Chủ nhân là một một dược sĩ khá nổi tiếng, chuyên bán nguyên liệu thô độc quyền cho những công ty dược tầm cỡ trên thế giới. Thế nên, ông này rất giỏi “im hơi lặng tiếng”. Như vậy, không loại trừ khả năng: lá và những bông rực vàng (khá giống bông đậu bắp) này là một vị thuốc dân gian nào đó.

Chuẩn bị: Dùng rễ vông vang 1 năm tuổi.

Thực hiện: Đem rễ giã nát, chỉ lấy 1/3 nước, sau đó phơi sương trong 1 đêm và dùng uống khi đói.

Chuẩn bị: Mộc thông, hạt vông vang và hoạt thạch bằng lượng nhau.

Thực hiện: Dùng các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g uống với nước hành. Hoặc có thể dùng các vị sắc lấy nước uống.

Chuẩn bị: Hạt vông vang 20g.

Thực hiện: Sắc uống, dùng 3 thang là khỏi.

Chuẩn bị: Rễ gai và rễ vông vang bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem rẽ rửa sạch, để ráo và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt.

Chuẩn bị: Hạt hồng bì 20g, lá vông vang 50g và lá dây bông báo 50g.

Thực hiện: Đem giã nát các dược liệu, dùng nước cốt xoa lên vết cắn. Sau đó đem bã đắp lên vết rắn cắn. Hoặc dùng dược liệu khô, tán bột và rắc lên vết thương.

– Một số bài thuốc từ cây vông vang chưa được chứng minh về tác dụng và độ an toàn.

– Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ không nên tùy tiện dùng bài thuốc từ dược liệu này.

– Dược liệu không có độc, tuy nhiên dùng dược liệu đắp ngoài da có thể gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm.

Vông Vang, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vông Vang

Tên khác

Tên thường gọi: Vông vang, Bụp vàng, Bông vang.

Tên khoa học: Abelmoschus moschatus (L.) Medic.

Họ khoa học: thuộc họ Bông – Malvaceae.

Cây Vông vang

(Mô tả, hình ảnh cây Vông vang, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả:

Cây thảo sống hằng năm hay hai năm, cao tới 2m, có lông ráp. Lá mọc so le có cuống dài, gân lá chân vịt, phiến chia thành 5-6 thùy, ngoài mặt có lông, mép khía răng; lá kèm rất hẹp. Hoa to, màu vàng lưu huỳnh, phần trung tâm nâu tím mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả nang, có lông trắng cứng, dài 4-5cm, chia làm 5 ô, hình bầu dục, đỉnh nhọn. Hạt nhỏ, hình thận, màu nâu.

Bộ phận dùng:

Rễ, lá, hoa – Radix, Folium et Flos Abelmoschi Moschati. Hạt cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Ấn Độ, trở thành cây mọc hoang ở các vùng núi, ở các nương rẫy trên các đồi khắp nước ta. Thu hái toàn cây quanh năm. Lá dùng tươi hay phơi trong râm đến khô. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô. Hoa thu hái vào mùa hè. Hạt lấy từ quả chín vào mùa thu, đem phơi khô.

Thành phần hóa học:

Hạt chứa một chất dầu cố định màu vàng, mà thành phần chính là các terpen, alcol (farnesol) ether, acid (acdi linoleic 18,9% acid palmitic 4,20%). Chất dầu này có mùi xạ hương rất đậm nét, được dùng làm hương liệu, làm xà phòng thơm. Hoa chứa các flavonoid, myricetin và canabistrin.

Vị thuốc Vông vang

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….)

Tính vị, tác dụng:

Vị hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, bạt độc bài nung, tiêu thũng chỉ thống. Lá có vị nhạt, nhiều nhớt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, hoạt thai. Hạt có tác dụng hạ sốt, chống co thắt, kích thích và lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Rễ dùng trị nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau, co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày – hành tá tràng và sỏi niệu.

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ trị sốt cao không lui, ho do phổi nóng, sản hậu tuyến sữa không thông, đái dắt, lỵ amip, sỏi niệu đạo.

Lá dùng trị táo bón, thủy thũng; cũng dùng trị ung sang thũng độc, đau móng mé, gãy xương.

Hoa dùng trị bỏng lửa, cháy.

Hạt được dùng trị đau đầu, đái dầm, làm thuốc kích thích ruột và thận. Dân gian còn dùng làm thuốc trị rắn cắn.

Liều dùng rễ 10-15g, lá 20-40g, sắc uống. Dùng ngoài, giã lá tươi đắp. Hạt dùng với liều 10-12g giã giập, thêm nước lọc uống hoặc sắc uống.

Ứng dụng lâm sàng của Vông vang

Chữa đái đục:

Dùng rễ cây Vông vang 1 năm, giã nát đổ nước sắc lấy 1/3, phơi sương 1 đêm, uống vào lúc đói.

Chữa đại tiện không thông, bụng trướng:

Dùng hạt Vông vang 20g sắc uống 3 thang liền.

Chữa có thai lậu nhiệt, đái dắt:

Dùng hạt Vông vang, Mộc thông, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 8-12g với nước hành, hay sắc nước uống.

Nơi mua bán vị thuốc Vông vang đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Vông vang ở đâu?

Vông vang là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Vông vang được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Vông vang tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay Vong vang, vi thuoc Vong vang, cong dung Vong vang, Hinh anh cay Vong vang, Tac dung Vong vang, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tìm Hiểu Về Cá Koi

Nói về những chú cá Koi, anh em không còn lạ gì với hình ảnh đầy màu sắc của chúng. Luôn xuất hiện trong những nhà hàng, quán cafe vườn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, rất có thể đây là cá nuôi và khi tìm hiểu về cá Koi. Hiện nay có hai dạng cá Koi chính là cá nuôi là cá nhập khẩu từ Nhật Bản. Từ quê hương của chúng và có những chú cá Koi có mức giá bán khủng mà có thể bạn từng nghe tới.

Theo văn hóa của người Phương Đông. Những chú cá Koi là biểu tượng cho sự an lành và bền vững. Trong phong thủy bể cá Koi tại gia họ luôn tạo ra những khu vực tiểu cảnh, có những dòng chảy như thác đổ xuống hồ cá Koi. Và qua tìm hiểu về cá Koi thì hình ảnh cá Koi trong mặt nước như một vị thần bảo hộ. Nằm trong dòng nước, với quan niệm giữ lại dòng nước một cách an toàn. Nói theo một cách đơn giản là giữ tài lộc trong chỗ trũng. Không trôi không thoát ra ngoài.

Điểm thứ hai khi tìm hiểu về cá Koi. Là màu sắc của chúng là những màu tươi sáng, biểu tượng cho sức sống cho ánh hào quang. Những sự mới mẻ trong cuộc sống, làm ăn của một gia chủ có chơi bể cá Koi phong thủy tại gia. Và ở mỗi nơi, cũng có một câu chuyện khác nhau, tìm hiểu về cá Koi là những câu chuyện rất thú vị.

Như vậy câu chuyện thứ hai khi tìm hiểu về cá Koi. Là việc chúng có thể được coi như một biểu tượng sức mạnh. Sống và phát triển trong điều kiện khó khăn. Ví như hình ảnh của đất nước Nhật Bản. Từng vươn lên, phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Và là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển kinh tế toàn cầu.

Tìm hiểu về cá Koi chơi ở Việt Nam như nào?

Trên thực thế tìm hiểu về thú chơi cá Koi ở nước ta. Không hẳn là một thứ gì đó quá đắt đỏ. Người chơi và tìm hiểu về cá Koi có hai lựa chọn. 1 là cá Koi từ Trung Quốc có giá thành hợp lý hơn. 2 là tìm hiểu về cá Koi tới từ Nhật Bản. Và đây mới là những câu chuyện về những chú cá Koi có giá bán khủng mà anh em từng nghe tới.

Cá Koi Nhật lai F1 18cm – 20cm: giá bán 150.000 – 250.000 VNĐ/con

Cá Koi Nhật lai F1 20cm – 25cm: giá bán 200.000 – 400.000 VNĐ/con

Cá Koi Nhật lai F1 25cm – 30cm: giá bán 350.000 – 450.000 VNĐ/con

Cá Koi F1 loại 3 30cm – 40cm: giá bán 400.000 – 600.000 VNĐ/con

Cá Koi F1 loại 2 30cm – 40cm: giá bán 600.000 – 800.000 VNĐ/con

Cá Koi F1 loại 1 30cm – 40cm: giá bán 800.000 – 1.500.000 VNĐ/con

Như vậy, bước đầu chơi cá Koi không hẳn là thú chơi ngàn Đô như anh em nghĩ. Nhưng với khoảng bể có thể tích khoảng 1000 lít tức 1 khối nước. Và thả nhiều hơn 10 chú cá Koi, thì tiền mua cá cao nhất cũng khoảng 15.000.000 đồng. Chưa kể chi phí xây dựng và các thiết bị giữ môi trường bể nuôi cá coi.

Bản thân tìm hiểu về cá Koi lai thuần là rất đắt. Thông thường khoảng 4 triệu đồng/ chú cá Koi khoảng 25-32 cm. Cũng như chi phí cho các thiết bị máy sục, lọc không khí cho những chú cá Koi thuần giống này. Cũng cao hơn hẳn về chi phí vận hành, còn các cấp độ đầu tư ban đầu. Cũng không khác gì khi chơi loài cá Koi lai F1.

Tìm hiểu ý nghĩa của một số loài cá Koi theo quan niệm Phương đông

Kohaku – cá trắng khoang: Hình ảnh của sự thành công trong sự nghiệp.

Kumonryu – gồm hai loại chính cá trắng khoang đen và cá thuần đen: Biểu thị cho cuộc sống không đứng yên mà luôn biến động và thay đổi

Ogon – cá thân bạc: Mã đáo thành công.

Kuchibeni – cá trắng có viền đỏ quanh môi : Nguồn cảm hứng cho tình yêu vĩnh cửu.

Yamabuki – cá vàng : Sung tài lộc, trọn an khang.

Tìm hiểu về tạo hình môi trường sống trong bể cá Koi

Trong tìm hiểu về cá Koi chơi phong thủy. Hồ cá Koi trong các gia đình có độ sâu trung bình 0,5 mét. Chiều dài và rộng khoảng từ 2 mét. Vì là một thú chơi phong thủy nên sẽ nhiều gia chủ làm cách số đo dài x rộng và chiều sâu theo thước lỗ ban. Cũng như đủ rộng cho những hòn nam bộ kèm theo.

Việc xây dựng hồ cá Koi có những lưu ý nào?

Bóng mát: Với hồ cá Koi ngoài trời những đơn vị thiết kế thi công. Và chủ hồ luôn coi trọn dành tới 50% diện tích hồ phải được phủ bóng mát. Có thể trồng thêm những gốc cây to hoặc chọn những vị trí thiết kế hồ kín hợp phong thủy. Hoặc trồng cây có nhiều bóng mát quanh hồ. Trong khu vực thiết kế tổng thể cảnh quan trong một khu nhà vườn.

Cấp oxi: Ở góc độ này, hồ cá Koi phong thủy có những nét giống với bể thủy sinh. Việc cấp nguồn oxi là cách tốt nhất duy trì dưỡng khí cho cá. Vì hồ chơi cá Koi, theo thông tin tìm hiểu về cá Koi đa phần bể được xây bằng bê tông. Ít có hồ nào được xây trực tiếp trên nền đất, không phải là môi trường tốt cho cây cỏ phát triển. Tự tạo nguồn oxi tự nhiên cho cá, như vậy nguồn cấp oxi là phải có. Cũng như chi phí ban đầu cũng đáng kể.

Tìm hiểu về cá Koi – chăm như nào?

Với cách tìm hiểu về cá Koi và chơi cá Koi phong thủy hiện nay. Chăm chúng cũng rất dễ với cám chăn cá Koi có thể mua tại bất kỳ cửa hàng nào? Dễ kiếm, và có chi phí vô cùng phải chăng. Ngày chăn hai lần, vì những loại cám này có độ nở khá tốt. Cá ăn nhiều sẽ bị chương bụng và chết. Đây là điều lưu ý khi anh em chơi cá cảnh nói chung, và tìm hiểu về cá Koi chăm cá Koi với thức ăn tổng hợp.

Theo lý thuyết cứ với 1 khối nước (1000 lít ) là điều kiện lí tưởng cho 1 chú cá Koi size trung bình phát triển tốt. Tuy nhiên ở trong một bể cá Koi thông thường gia đình với thể tích 5 khối nước. Người ta có thể thả nhiều hơn, điều quan trọng là chủ hồ phải đảm bảo được oxi, độ pH cũng như nhiệt độ nước phải ổn định.

Trong đó:

Nhiệt độ nước phải từ 20-25 độ C. Trong những ngày hè người ta sẽ bổ sung thêm oxi. Hoặc bản thân cá Koi sẽ lợi dụng những bóng mát trong hồ. Các gốc cây để tìm môi trường có nhiệt độ thấp hơn để trú ẩn. Trong yếu tố con người thì chỉ có bơm bổ sung lượng Oxi cần thiết và trồng cây xanh. Thảm thực vật hợp lý ngay khi tìm hiểu về cá Koi và quy hoạch xây dựng hồ cá Koi ngay từ đầu

Độ pH từ 7 – 8.5 căn chỉnh bằng lượng đất màu trong môi trường bể cá Koi. Thảm thực vật được xây dựng ngay từ đầu. Các chủ hồ sẽ xây dựng bể và căn chỉnh từ đầu. Thời gian hoàn thiện tới khi thả cá có thể dài tới vài ngày. Theo dõi các thực vật trong hồ quang hợp, ổn định độ pH ở mức trung hòa. Không có phiền, hay axit do cây mới thả vào hồ còn nhựa cây. Gây ra phần nào ảnh hưởng độ pH trong nước hồ cá Koi.

Tìm hiểu về cá Koi – Một số bệnh thường gặp

Bệnh tật là điều không tha cho bất kỳ một loại vật nuôi nào. Tìm hiểu về cá Koi và chơi hồ cá Koi phong thủy hiện nay. Đa phần cá Koi luôn phải sống ngoài trời, trong những điều kiện thời tiết tự nhiên khó đoán. Và có thể cá Koi cũng dễ mắc bệnh hơn phần nào.

Bệnh đốm trắng ở cá Koi

Như vậy, khi bắt đầu có những dấu hiệu kể trên. Ban đầu người ta sẽ xử lý nguồn nước, một phần cũng do đất nền được đổ lên nền bê tông trong hồ cá Koi. Phân cá không thấm sâu, luôn ở đáy hồ. Là cơ hội cho các sinh vật này phát triển, vì thế nguồn nước sẽ được xử lý ngay. Thay thế hoặc không tùy vào môi trường và hiện trạng.

Hoặc là tăng nồng độ muối trong bể lên 0.5 % trong ngày. Đồng thời tăng nhiệt độ trong bể lên 27 độ C. Và theo dõi những hiện tượng trên thân và vây cá.

Bệnh sùi thân cá Koi

Nguyên nhân là do môi trường nước chưa thực sự ổn định. Cá Koi phải có một số hoạt động chống lại với môi trường. Nhiệt độ cũng như độ kiểm trong nước. Một số người tìm hiểu về cá Koi lâu năm ví hiện tượng này như thể con người ta bị dị ứng với nguồn nước lạ nào đó vậy.

Bệnh thối đuôi ở cá Koi

Các làm của những người nuôi cá Koi là thay khoảng 30-50% nước trong hồ Koi. Thêm muối , và sử dụng thuốc Medfinn chữa bệnh như những kiến thức đảm bảo khi tìm hiểu về cá Koi.

Tìm hiểu về cá Koi – Chơi cá Koi trong bể thủy sinh

Sẽ có những tìm hiểu về cá Koi liệu không chơi hồ phong thủy. Mà chơi cá Koi bằng bể thủy sinh thì như thế nào? Và theo quan điểm của người tìm hiểu về cá Koi lâu năm. Vấn đề chơi cá Koi phong thủy hay chơi cá Koi thủy sinh. Vẫn là cách những người chơi tạo ra môi trường nước như thế nào.

Như vậy tìm hiểu về cá Koi và chơi cá Koi trong bể thủy sinh. Chỉ cần quan tâm tới yếu tố môi trường nước. Những yếu tố nhiệt độ không nên quá ảnh hưởng tới cá Koi, giảm khả năng mắc bệnh. Chết trong quá trình chơi bể cá Koi thủy sịnh.

Tổng kết lại về tìm hiểu về cá Koi. Giá bán không phải là quá cao như anh em tưởng, cũng như nên chơi cá Koi theo điều kiện tài chính. Là một loại cá sống trong môi trường lạnh và rất nhạy cảm với mầm bệnh. Vì thế tìm hiểu về cá Koi và chơi cá Koi phải nắm rõ được nguyên tắc xây dựng và bảo vệ môi trường nước hiệu quả.

Tìm Hiểu Về Loài Cá Vàng

Cá vàng là một trong những loài cá được thuần hóa lâu đời nhất trên thế giới. Cá vàng bắt đầu được nuôi từ thời nhà Tống Trung Quốc vào những năm 960 trước Công Nguyên sau đó được đem bán rộng rãi vào thời nhà Minh (1368-1644 sau Công Nguyên). Vào năm 1.500 sau Công Nguyên, nó được đem sang Nhật Bản và có mặt tại châu Âu hơn 2 thế kỷ sau.

Một giống cá lạ nữa đến từ Nhật Bản với những chiếc vẩy trông như những hạt trân châu đủ màu được đặt tên là Chinsurin.

Kỹ thuật nuôi cá vàng Ryukin 3 đuôi

Với chiều dài cá tối đa lên đến 12 – 13cm, cùng với việc sở hữu nhiều đặc tính: dễ nuôi, sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sáng đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người, … nên sự phân bố cá khá rộng rãi trên toàn thế giới.

Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống.

Nó không đòi hỏi thức ăn cầu kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước và chất lượng nước gắt gao. Cá thích nước cũ, có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Tuy nhiên không nên dùng nước máy, vì nước máy đã được thanh lọc không đủ chất cho cá ăn; mặt khác trong nước máy có một số chất khử trùng như Cl, Fl, …, cá không chịu nổi sẽ bị hao mòn rồi chết. Nếu bắt buộc phải sử dụng nước máy, thì phải lấy nước này đem phơi nắng vài giờ để khử bớt các hợp chất không lợi trong nước, đồng thời nước cũng hòa tan được một số hợp chất hữu cơ có trong không khí; như vậy nước sẽ có tính chất gần với nước tự nhiên, lúc đó mới đổ vào bể nuôi cá được.

Cá vàng ăn được nhiều loại thức ăn khô hay thức ăn nhân tạo nhưng các thức ăn này cần kèm thêm mồi sống. Chúng thích ăn giun đỏ nhỏ bằng sợi (trùn chỉ). Cá vàng háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân nên cần rút bẩn thường xuyên bằng ống xiphông.

Sự sinh sản được thực hiện dễ dàng trong một bể nuôi lớn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang có những nốt sần đẹp, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Còn cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để tiết trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng.

Cá sinh sản gần như quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 3, tháng 6. Cá đẻ nhiều đợt. Trứng (độ 1000 cho tới 10.000 cho mỗi con cái) nhỏ và trong suốt, được đẻ gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Cần thận trọng đưa cá bố mẹ ra ngoài, hoặc tốt hơn là mang những cây có dính trứng cá đem ra đặt trong một bể nuôi khác. Cần lưu ý là nước trong bể này phải có cùng nhiệt độ và phẩm chất như nước trong bể cá đẻ.

Sự ấp trứng lệ thuộc vào nhiệt độ (21 – 24 độ C), xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2 – 3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận, các cá vàng nuôi trong bể kính có thể sống tới 30 năm.

* Lưu ý: Khi nuôi cá vang hay mắc bênh ký sinh trùng nhất là vào mùa mưa, vậy nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất trước khi cá bị bệnh. Bạn nên thay nước hàng tuần, mỗi lần thay nước thì để lại 30% nước cũ và châm nước mới vào.

Cách khắc phục: Ngoài nguyên nhân gây bệnh do stress còn có các yếu tố cấu thành khác như bể có quá nhiều ký sinh trùng, mật độ cá đông, thiếu ô xy, nước bẩn, … Khi đã phát hiện được bệnh thì nên khắc phục các tồn tại trên, có thể sử dụng các muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide.

3. Bệnh nấm Bệnh nấm (Fungus) là căn bệnh để lại các vết màu nâu, xám xuất hiện từng mảng trên thân cá, thậm chí trên toàn bộ da cá. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, kể cả nấm trên miệng lẫn trên thân đều có chung nguyên nhân giống nhau là do ký sinh trùng, do chấn thương, do đánh nhau trong bể, do nước bẩn, …

Cách khắc phục: Trước tiên là giữ vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm. Ví dụ như dùng xanh methylene (methylene blue) để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp cá đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có pha muối với nồng độ 1 – 3 gam muối/lít.

4. Bệnh táo bón Bệnh tạo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng khi cá gặp khó khăn trong việc đại tiện, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là do ăn thiếu khoa học, không đủ chất hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.

Cách khắc phục: Nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina… Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt, giảm bệnh.

5. Bệnh phù nề Phù nề (Dropsy) là căn bệnh nhiễm khuẩn từ trong cơ thể của cá vàng làm cho cơ thể phù nề và vảy cá bị bong ra gây suy thận ở cá vàng.

Cách khắc phục: Một trong những phương pháp bảo vệ cá vàng tốt nhất, hiệu quả nhất trước bệnh phù nề là bảo vệ cá không bị ký sinh trùng tấn công, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn và hạn chế bệnh thận. Có thể dùng thuốc chống khuẩn cho cá đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên đồng thời duy trì nhiệt độ bể thích hợp.

6. Bệnh lồi mắt Bệnh lồi mắt (Pop eye) là căn bệnh rất thường gặp ở cá vàng giống như bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để. Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.

7. Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi Rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễn ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.

Cách khắc phục: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình trương bụng giúp cá dễ tiêu hóa. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do khuẩn ký sinh trùng gây ra. Nước bể phải đủ lượng ôxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.

ĐH tổng hợp (Nguồn: Thế giới cá cảnh)