Top 12 # Xem Nhiều Nhất Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá Betta Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá Bảy Màu

Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá Bảy Màu Giới thiệu

Mục đích của bản tiêu chuẩn này là so sánh cá với tiêu chuẩn, chứ không phải giữa cá với nhau, theo cách này mỗi ứng viên đạt chuẩn đều được điểm tối đa.

Điểm số bị trừ tùy vào từng lỗi được phát hiện bởi vì nó không hợp chuẩn.

Ứng viên được xếp hạng dựa vào điểm số.

Nếu cần, các ứng viên cùng điểm số sẽ bị giáng hạng lần lượt tùy vào điểm số về dáng đuôi, màu đuôi và màu thân.

3- Phân loại

Dựa vào (1) dạng đuôi, (2) màu nền và (3) màu thân/đuôi.

3.1- Dạng đuôi (caudal fin standards): Đuôi rộng (large tail):

1- Đuôi quạt (fantail)

2- Đuôi delta (triangletail)

3- Đuôi voan (veiltail)

4- Đuôi cờ (scarftail)

Đuôi kiếm (sword tail):

5- Song kiếm (double swordtail)

6- Thượng kiếm (top swordtail)

7- Hạ kiếm (bottom swordtail)

8- Đàn lia (lyretail)

Đuôi ngắn (short tail):

9- Đuôi thuổng (cofertail)

10- Đuôi mác (speartail)

11- Đuôi tròn (roundtail)

12- Đuôi kim (pintail)

Vây dài (extended fin):

13- Ribbon (ruy-băng)

14- Swallow (cánh én)

15- Vây cao (hi-fin)

16- Vây buồm (sailfin)

3.2- Màu nền (base color):

1- Xám (grey): gien trội.

2- Gold: còn gọi là màu đồng (bronze) hay hổ (tiger), gien lặn, hắc sắc tố giảm còn phân nửa, viền vảy vẫn đen.

3- Blond: còn gọi là gold, gien lặn, hắc sắc tố hầu như không còn, mắt đen.

4- Xanh (blau): gien lặn, khiếm khuyết các sắc tố vàng và/hay đỏ.

5- Tím (pink): gien lặn, gốc đuôi sáng hơn.

6- Bạch tạng (albino): gien lặn, hắc sắc tố hầu như không còn, mắt đỏ.

7- Trắng (white): mang cả hai gien lặn blond và blau, khiếm khuyết các sắc tố vàng và/hay đỏ, hắc sắc tố hầu như không còn.

8- Bạc (silver): mang cả hai gien lặn gold và blau, khiếm khuyết các sắc tố vàng và/hay đỏ, viền vảy đen.

9- Kem (cream): mang cả hai gien lặn gold và blond; thể hiện nhiều cấp độ khiếm khuyết hắc sắc tố, mắt đen.

10- Lutino: gien lặn, hắc sắc tố hầu như không còn, mắt đỏ sẫm (dark red).

***Lưu ý: một khi màu nền của một ứng viên không thể hiện rõ ràng thì nó sẽ được coi như là màu xám.

3.3- Màu thân/đuôi (body/tail color):

1- Đỏ (red): đuôi đỏ.

2- Lam (blue): đuôi lam.

3- Lục (green): đuôi lục.

4- Vàng (yellow): đuôi vàng.

5- Trắng (white): đuôi trắng.

6- Đen (black): đuôi đen.

7- Neon: thân màu đỏ/cam sạch.

8- Moscow: thân trên có vệt ánh kim.

9- Metallic: thân màu ánh kim.

10- Half Black hay 3/4 Black: 1/2 hay 3/4 thân đen.

11- Da rắn (snakeskin) hay Filigran: hoa văn hình “mắt xích” (chain-link) hay uốn lượn (rosette); cùng với hoa văn tinh tế trên nền đậm/nhạt.

12- Vienna Emerald: vệt đa sắc bất thường trên thân cùng với tông màu lục.

13- Đơn sắc (A-colored): một màu.

14- Đa sắc tạp (polychrome): nhiều màu trộn lẫn (trong một mảng).

15- Tất cả các màu (All Colors)

16- Những màu còn lại (All Other Colors)

17- Đa sắc (multi colored): hai màu trở lên (mỗi mảng một màu).

18- Lam nhật (japan blue): gốc đuôi màu lam ánh kim.

19- Grass hay Glass: đuôi có đốm.

***Lưu ý: một ứng viên có thể kết hợp đến hai đặc điểm màu thân/đuôi.

4- Tiêu chuẩn đánh giá

Tật cột sống, chấn thương, dấu hiệu bệnh tật, lưng gù, lưng bẹt, không linh động, bất kể cá đực hay cá cái đều sẽ bị loại.

Cá cái có dấu hiệu không cùng dòng với cá đực sẽ khiến tất cả bị loại.

Ứng viên không đủ bộ sẽ không được chấp nhận.

Các trọng tài sẽ kiểm tra tất cả ứng viên, sau khi nhận cá và trước khi đánh giá, để phát hiện những ứng viên bị loại.

Tất cả ứng viên bị loại đều được đưa ra khỏi khu vực triển lãm.

4.1- Kích thước – 8 điểm

Đánh giá theo từng dạng đuôi.

Đánh giá và chấm điểm:

Theo tiêu chuẩn về kích thước (Standard Length), tức độ dài từ chóp miệng cho đến gốc đuôi.

Trên 26mm (1″) ………………8 điểm

24mm …………………………7 điểm

22mm (7/8″)…………………6 điểm

20mm …………………………5 điểm

18mm (3/4″)…………………4 điểm

16mm (5/8″) ………………..3 điểm

14mm (1/2″)…………………2 điểm

Dưới 14mm (1/2″)…………..1 điểm

Đánh giá và chấm điểm:

Hai điểm viền ngoài, 2 điểm tỷ lệ và 4 điểm thể hiện.

Nhìn từ chính diện, cá phải có bụng tròn liền lạc.

Tốt …………….2 điểm

Trung bình……..1 điểm

Kém ……………0 điểm

Bụng phải bằng 1/4 độ rộng gốc đuôi.

Tốt ………………3 điểm

Trung bình ………2 điểm

Kém ……………..1 điểm

Thân cá phải ngay thẳng và bơi lội bình thường dù dưới đáy hồ hay trên mặt nước.

Để đánh giá độ thẳng của thân, bạn phải vạch một đường thẳng từ miệng đến điểm giữa của gốc đuôi khi cá bất động, đường này phải đi qua điểm giữa của độ rộng thân, tính tại gốc vây lưng. Nếu đường lệch xuống dưới, thân cá coi như “cong” (curve), mức độ nhiều ít tùy vào độ lệch. Nếu chạm hay lệch quá viền ngoài thân dưới, thân cá coi như gù (humpback) và sẽ bị loại. Nếu lệch lên trên, thân cá coi như bẹt (flat) và sẽ bị loại.

Thẳng …….. 4 điểm

Cong ……… 1-3 điểm

Gù …………. Bị loại.

Bẹt ………… Bị loại.

Để đánh giá khả năng bơi lội của cá, lưu ý đến góc giữa đường thẳng từ miệng đến điểm giữa của gốc đuôi với đáy hồ. Cá phải có khả năng bơi lên, bơi ngang và bơi xuống đáy hồ ở những độ sâu khác nhau.

Có thể trừ đến 2 điểm với lỗi bơi lội kém nhưng không thể hơn bởi vì thang điểm thể hiện không thể dưới 0 điểm.

Đánh giá và chấm điểm:

Dựa vào diện tích bao phủ và chất lượng màu sắc.

Mỗi vùng, nơi chúng ta không thấy rõ màu nền hay màng phấn được coi như là màu áo.

Diện tích bao phủ:

Tính theo phần trăm màu sắc bao phủ trên thân như sau:

Phủ 100% … 12 điểm

Phủ 75% ….. 9 điểm

Phủ 50% ….. 6 điểm

Phủ 25% ….. 3 điểm

Phủ 0% ……. 0 điểm

Những con lộ màu nền hay phấn phải được đánh giá dựa trên những hạn chế về thể loại của chúng.

Đánh giá và chấm điểm:

Dựa trên quan điểm so sánh vị trí của tia vây lưng dài nhất đối với chiều dài đuôi.

Vây lưng phải vươn xa đến một phần ba đuôi, ngoại trừ dạng đuôi tròn, nơi nó phải kết thúc tại gốc đuôi.

Đạt và vượt chuẩn……………………5 điểm

Giữa nửa gốc đuôi và chuẩn……..3-4 điểm

Trên nửa gốc đuôi……………………2 điểm

Trước nửa gốc đuôi………………….1 điểm

4.5- Hình dáng vây lưng – 8 điểm

Tùy thuộc mỗi dạng đuôi.

Đánh giá và chấm điểm:

Bốn điểm hình dáng, 2 điểm tình trạng và 2 điểm thể hiện.

Hình dáng (dorsal shape):

Đuôi delta (triangletail) phải có vây lưng hình chữ nhật hay hình thang, dựng 90 độ với các góc hơi tròn. Trường hợp vây lưng hình thang, hai đáy phải vuông góc với trục thân trong khi cạnh trên phải song song với trục thân. Chiều rộng cạnh đáy sau không được vượt quá 1.5 lần chiều rộng cạnh đáy trước. Trong trường hợp vây lưng hình thang, chỉ cạnh dưới mới được phép xéo góc với trục thân.

Đuôi delta cũng có thể có vây lưng hình bình hành, dựng 45 độ với các góc sắc.

Vây lưng của dạng đuôi delta phải luôn có tỷ lệ giữa độ dài và độ rộng từ 3:1 đến 4:1.

Đuôi quạt (fantail) phải có vây lưng dựng, mảnh mai, chóp tròn và thẳng, hay một vây lưng hình bình hành, luôn với tỷ lệ từ 3:1 đến 4:1.

Đuôi kiếm (swordtail) phải có vây lưng mảnh mai và thẳng với tỷ lệ từ 5:1 đến 6:1.

Đuôi voan (veiltail) và đuôi tròn (roundtail) phải có vây lưng dựng, chóp tròn.

Đuôi đàn lia (lyretail) và đuôi thuổng (speartail) phải có vây lưng dựng, mảnh mai, chóp nhọn và vểnh lên.

Những dạng đuôi tiêu chuẩn khác phải có vây lưng dựng, mảnh mai, chóp nhọn và thẳng.

Tùy vào mỗi dạng đuôi:

Tốt ………………. 4 điểm

Trung bình ……. 2-3 điểm

Kém …………….. 1 điểm

Tình trạng (condition):

Các cạnh vây lưng phải thẳng, không răng cưa, không lủng hay rách.

Tốt ……………… 2 điểm

Trung bình …….. 1 điểm

Kém …………….. 0 điểm

Thể hiện (display):

Vây lưng phải xòe và dựng.

Quan sát trong điều kiện bình thường và không bị kích thích.

Xòe………………2 điểm

Xếp hờ………….1 điểm

Xếp………………0 điểm

4.6- Màu vây lưng – 10 điểm

Màu sắc phải đều, đậm và tách bạch.

Đánh giá và chấm điểm:

Dựa vào diện tích bao phủ, chất lượng màu sắc và sự hài hòa giữa màu vây lưng với màu đuôi.

Những vùng không trong suốt, ngoại trừ màu nền, nơi nhất định phải có hoa văn, được gọi là màu áo.

Nhìn chung, có thể trừ điểm viền trong suốt.

Diện tích bao phủ:

Phủ 100% …… 10 điểm

Phủ 75% …….. 8 điểm

Phủ 50% …….. 5 điểm

Phủ 25% …….. 3 điểm

Phủ 0% ………. 0 điểm

Những con lộ màu nền hay phấn phải được đánh giá dựa trên những hạn chế về thể loại của chúng.

Sự hài hòa giữa màu lưng/màu đuôi:

Có thể thưởng tối đa 2 điểm cho độ hài hòa giữa màu lưng/màu đuôi, nhưng không hơn bởi thang điểm không thể vượt quá 10.

Đồng màu, hoa văn và tông………………………….2 điểm

Đồng màu, khác hoa văn và khác tông………..2 điểm

Khác màu…………………………………………….2 điểm

4.7- Kích thước đuôi – 10 điểm

Tùy thuộc mỗi dạng đuôi.

Đánh giá và chấm điểm:

Tùy thuộc vào tỷ lệ giữa đuôi và thân.

Chiều dài đuôi được tính từ gốc của tia vây đuôi đầu tiên cho đến chóp của tia vây đuôi dài nhất.

Chuẩn tỷ lệ đuôi/thân:

Đuôi rộng (large tail):

1- Đuôi quạt (fantail) ……….. 10/10

2- Đuôi delta (triangletail) ….. 8/10

3- Đuôi voan (veiltail) ……….. 8/10

4- Đuôi cờ (scarftail) ………… 8/10

Đuôi kiếm (sword tail):

5- Song kiếm (double swordtail) …….10/10

6- Thượng kiếm (top swordtail) …… 10/10

7- Hạ kiếm (bottom swordtail) ……… 10/10

8- Đàn lia (lyretail) ………………….. 8/10

Đuôi ngắn (short tail):

9- Đuôi thuổng (cofertail) ……. 5/10

10- Đuôi mác (speartail) ……… 8/10

11- Đuôi tròn (roundtail) ……… 5/10

12- Đuôi kim (pintail) ………… 10/10

Đạt hay vượt chuẩn …………………………….. 10 điểm

Từ 50% đến mức chuẩn ……………………….. 3-9 điểm

Đạt 50% mức chuẩn……………………………… 2 điểm

Nhỏ hơn 50% mức chuẩn……………………….. 1 điểm

Đuôi delta (triangletail):

Đuôi phải có hình tam giác với gốc đuôi 70 độ hay hơn. Các cạnh thẳng và đều, các góc có thể hơi tròn.

Đánh giá và chấm điểm:

Hình dáng 10 điểm, tình trạng 5 điểm và thể hiện 5 điểm.

Đuôi quạt (fantail): Đuôi phải có hình tam giác với gốc đuôi 45 độ. Các cạnh thẳng và đều, các góc có thể hơi tròn.

Song kiếm (double swordtail):

Đuôi có hình ô-van với các tia đuôi trên và dưới hình chóp kiếm. Các cạnh ngoài tạo thành một góc 30 độ hay hơn. Kích thước phần ô-van khoảng 4/10 chiều dài thân.

Hạ kiếm (bottom swordtail):

Đuôi có hình ô-van với tia đuôi dưới hình chóp kiếm. Các cạnh ngoài tạo thành một góc 15 độ hay song song với trục thân. Kích thước phần ô-van khoảng 4/10 chiều dài thân.

Đuôi mác (speartail):

Đuôi có dạng lưỡi mác. Chiều rộng khoảng 8/10 chiều dài.

Đuôi kim (pintail):

Đuôi tròn với đường kính 4/10 chiều dài thân. Tia đuôi chính giữa hình mũi kim.

Trung bình … 2-9 điểm

Kém ………….. 1 điểm

Tình trạng:

Không gai, sờn, không bị mất hoặc rách.

Tốt ………………. 5 điểm

Trung bình …… 2-4 điểm

Kém.. ………….. 1 điểm

Thể hiện:

Vây phải xòe và căng. Quan sát trước và sau khi kích động (stimulation)

Tốt ………………. 5 điểm

Trung bình …… 2-4 điểm

Kém.. ………….. 1 điểm

4.9- Màu đuôi – 14 điểm

Màu sắc phải đều, đậm và tách bạch.

Đánh giá và chấm điểm:

Dựa vào diện tích bao phủ và chất lượng màu sắc.

Vùng không bị trong suốt/trắng, trừ phi lộ màu nền, đều được coi như là màu áo (colored area).

Nhìn chung, điểm số sẽ bị trừ khi viền đuôi trong suốt/trắng. Trường hợp đuôi kiếm hay đuôi đàn lia, phần đuôi hình ô-van hay tròn có thể trong suốt.

Diện tích bao phủ:

Tùy theo độ phủ màu mà điểm số được tính như sau:

Phủ 100% …… 14 điểm

Phủ 75% …….. 11 điểm

Phủ 50% ………. 7 điểm

Phủ 25% ………. 4 điểm

Phủ 0% ………… 0 điểm

Chất lượng màu sắc:

Những con lộ màu nền hay phấn phải được đánh giá dựa trên những hạn chế về thể loại của chúng.

4.10- Linh động (vitality) – 5 điểm

Cá phải thể hiện hành vi mạnh khỏe.

Đánh giá và chấm điểm:

Quan sát hành vi trước và sau khi bị kích động.

De mái (courting)……………………………………………………………………….. 5 điểm

Bơi lên xuống, trước sau, với vây xòe căng…………………….. …….. 4 điểm

Bơi lên xuống, trước sau, với vây khép………………………………… 3 điểm

Đứng bất động…………….. ……………………………………………………….. 2 điểm

Nằm lì dưới đáy hồ…… …………………………………………………………. ….. 1 điểm

Hình từ bộ Tiêu chuẩn Đánh giá Triển lãm Cá Bảy Màu Singapore, Singapore Guppy Club, tháng 2 năm 2005.

Vây ngực phải đều và dài tối thiểu đến gốc vây lưng. Vây bụng và vây hậu môn phải có tua (extension) kéo dài, dạng thẳng hoặc hơi cong, không được vẹo, gãy hoặc gập. Vây bụng phải kéo dài đến gốc đuôi, trong khi vây hậu môn phải kéo dài đến cạnh đuôi.

Gốc các vây ngực và vây hậu môn càng rộng càng tốt.

Vây lưng không nhất thiết phải có tia kéo dài (elongation). Nhưng nếu có, nó phải kéo dài đến cạnh đuôi với dạng thẳng hoặc hơi cong, không được vẹo, gãy hoặc gập.

Tia này phải được tính đến khi đánh giá về độ dài vây lưng. Kiểu vây lưng thông thường của mỗi dạng đuôi cùng với 4 kiểu vây lưng ở trên được chấp nhận tham gia vào thể loại ribbon.

Ribbon thuộc nhóm đuôi 1, các tia cạnh trên và cạnh dưới của đuôi có thể kéo dài, xem Type 3 trong hình trên. Nếu có, nó phải thẳng hoặc hơi cong, không được vẹo, gãy hoặc gập. Tia đuôi này phải được tính đến khi đánh giá về độ dài đuôi.

Tất cả tua đều phải có màu sắc.

Swallow gồm những cá thể thuộc dạng đuôi delta và/hay vây buồm/vây cao, có vây ngực, vây bụng và vây hậu môn/gai giao cấu (gonopodium) kéo dài. Chẳng hạn chúng ta có đuôi delta swallow, đuôi delta swallow vây cao và đuôi delta swallow vây buồm.

Vây ngực phải đều và dài tối thiểu đến gốc vây lưng. Vây bụng và vây hậu môn phải có tua kéo dài, dạng thẳng hoặc hơi cong, không được vẹo, gãy hoặc gập. Vây bụng phải kéo dài đến gốc đuôi, trong khi vây hậu môn phải kéo dài đến cạnh đuôi.

Gốc các vây ngực và vây hậu môn càng rộng càng tốt.

Vây lưng không nhất thiết phải có tia kéo dài (elongation). Nhưng nếu có, nó phải kéo dài đến gốc đuôi và có dạng tam giác hẹp với cạnh thẳng. Tia này phải được tính đến khi đánh giá về độ dài vây lưng. Kiểu vây lưng thông thường của dạng đuôi delta và/hay vây cao/vây buồm cùng với kiểu trong hình trên được chấp nhận tham gia vào thể loại swallow.

Bắt buộc phải có tối thiểu một tua trên đuôi swallow, lý tưởng nhất là 5 tua. Các tua này phải có dạng tam giác hẹp, cạnh thẳng; cùng hình dạng và kích thước; trong khi vẫn cách đều. Tua phải được tính đến khi đánh giá về độ dài đuôi. Chúng phải dài hơn 1/3 chiều dài đuôi. Đuôi trong (nucleus) có thể hơi tròn trong khi viền ngoài hơi lõm.

Tất cả tua đều phải có màu sắc.

4.11.3- Vây cao (hi-fin)

Đây là dạng đuôi delta nơi mà vây lưng lý tưởng có hình chữ nhật.

4.11.4- Vây buồm (sailfin)

Đây là dạng đuôi delta nơi mà vây lưng lý tưởng có hình cung tròn.

Đánh giá và chấm điểm: Kích thước:

Cá cái phải có kích thước tương thích với cá đực, chẳng hạn, nó phải dài từ 1.5 đến 2 lần so với cá đực.

Dáng thân:

Cá cái được đánh giá dựa trên tiêu chí đường viền (outline) và thể hiện (display) tương tự như đánh giá cá đực.

Màu thân:

Cá cái phải có màu sắc tương tự như cá đực và đây là tiêu chuẩn duy nhất về màu sắc dùng để đánh giá cá cái.

Vây lưng:

Vây lưng cá cái được đánh giá dựa trên tiêu chí tình trạng (condition) và thể hiện (display) tương tự như đánh giá cá đực.

Đuôi:

Đuôi cá cái được đánh giá dựa trên tiêu chí tình trạng (condition) và thể hiện (display) tương tự như đánh giá cá đực.

Linh động:

Độ linh động của cá cái được đánh giá theo tiêu chuẩn tương tự như cá đực, bên cạnh đó còn đánh giá thêm khả năng sinh sản.

Vây dài (extended fin):

Tiêu Chuẩn Betta Đuôi Tưa

Tiêu chuẩn đuôi tưa Nguồn:diendancacanh.com

Cá đuôi tưa tia chéo

Mô tả Đuôi tưa là một loại cá betta “đuôi tua” (fringe-finned) (bao gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta smaragdina và bất cứ loài cá lai nào khác) tức những tia vây nhô hẳn ra khỏi màng vây. Màng giữa các tia vây bị triệt thoái, kết quả bề ngoài cá đuôi tưa trông giống như vỏ sò.

Cá đuôi tưa không phải là “đuôi lược” hay bất cứ loại đuôi tua (fringed) nào khác. Xin nhấn mạnh rằng cá betta đuôi tua (fringed) có thể và nên tham dự vào những thể loại triển lãm, nơi mà những tia vây kéo dài KHÔNG bị coi là lỗi.

Các tia vây kéo dài nên dày, thẳng và nổi bật. Phần tia kéo dài ở loại tia đôi (double-ray) nên hơi cong ra phía ngoài để tạo hiệu ứng “tia chéo”.

Định nghĩa Để đánh giá và sắp xếp thể loại, cá đuôi tưa đực tham gia triển lãm phải có màng vây triệt thoái ít nhất 33% trên chiều dài tia vây ở MỖI ba vây chính (vây lưng, đuôi và vây hậu môn). Với cá cái, con số tối thiểu là 25%. Yêu cầu này phải được thỏa mãn ở cả ba vây chính nhưng KHÔNG bắt buộc phải đạt trên TẤT CẢ các tia vây.

Tia đôi (double ray) – màng vây triệt thoái ở hai cấp độ; cấp độ giữa một cặp tia nhánh và cấp độ khác (thường lớn hơn) giữa các tia vây. Tia tứ (4-ray) và tia bát (8-ray) ít phổ biến hơn và nếu có thì hầu như chỉ xuất hiện ở đuôi mà thôi.

Tia đơn (single ray) – một cách lý tưởng, màng vây phải liền lạc và triệt thoái đều trên tất cả các tia sơ cấp và tia nhánh.

Tia chéo (cross ray) – như minh họa, tia chéo là những cặp tia vây bắt chéo với nhau.

Ví dụ Con cá ở dưới vượt quá yêu cầu cơ bản vì có màng vây triệt thoái đến 50% ở cả ba vây chính.

Cá này cũng có tia chéo như ở hình đầu tiên trong bài này. Với vây lưng và vây hậu môn, phần tia vây kéo dài dài hơn phần tia vây có màng vây. Vây bụng cũng có màng vây triệt thoái trên 50%.

YÊU CẦU VỀ VÂY

ĐUÔI Đuôi phải phô bày vẻ đẹp của một vương miện (crown). Các tia đuôi tối thiểu phải là tia đôi. Tia tứ hay nhiều hơn cũng được đánh giá tương tự. Các tia vây kéo dài ở loại tia đôi có thể thẳng hay cong thành tia chéo. Yêu cầu về góc xòe đuôi cũng tương tự như những loại cá đuôi đơn ngoại trừ không cần cạnh đuôi phải thẳng. Tia vây thẳng được chấp nhận nhưng tia vây hình chữ V hay cong ra ngoài như ở loại tia chéo được ưu tiên hơn.

Dạng tia tự do (random ray) là tia đơn lẫn trong tia đôi hay tia tứ và bị coi là lỗi.

VÂY HẬU MÔN Chấp nhận các tia vây hơi cong nhưng phải song song và tia vây thẳng được ưu tiên hơn.

VÂY LƯNG Chấp nhận các tia vây hơi cong nhưng tia bị gấp khúc và vẹo là lỗi đối với tiêu chuẩn chung.

VÂY BỤNG Ở cá đuôi tưa, cặp vây bụng phải có răng cưa.

Hiệu ứng bong bóng Một đặc điểm về vây dường như chỉ xuất hiện ở cá đuôi tưa là hiệu ứng “bong bóng”. Đó là phần màng vây dư giữa tia sơ cấp và nhị cấp trông giống như cái dù. Màng vây dư giữa các tia nhánh ở loại tia đôi gọi là “balok” – có hình tam giác. Hình chụp không thể hiện hết hiện tượng này – cách mà phần dư chuyển động mỗi khi cá bơi làm cho hiệu ứng trở nên rất đặc trưng. Nếu phân bố đều, hiệu ứng này được chấp nhận nhưng không phải là đặc điểm được ưu tiên.

Cá đuôi tưa có bong bóng.

Lưu ý trong việc đánh giá cá đuôi tưa Các đặc điểm mong muốn ở cá đuôi tưa:

1. Đối với cá đực, màng vây phải triệt thoái tối thiểu 33% ở mỗi vây chính.

2. Đối với cá cái, màng vây phải triệt thoái tối thiểu 25% ở mỗi vây chính.

3. Tia vây kéo dài phải cân đối, đồng nhất về độ dài và khoảng cách.

4. Tia vây kéo dài ở vây lưng và vây hậu môn phải thẳng.

5. Đuôi chỉ có tia đôi hay tia tứ.

6. Màng vây triệt thoái 50% ở tất cả các vây chính là LÝ TƯỞNG.

Cá đuôi tưa cái – chất lượng chung rất tốt nhưng màng vây đuôi phải triệt thoái nhiều hơn mới đạt chuẩn.

HƯỚNG DẪN VỀ LỖI Các tiêu chuẩn chung ở chương này phải được áp dụng cho cá đuôi tưa. Tia đuôi cong, góc đuôi xòe đủ 180 độ, kích thước tối thiểu… được đề cập trong hướng dẫn về lỗi. Đặc điểm về màu sắc theo các tiêu chuẩn đặc biệt cũng được áp dụng với cá đuôi tưa.

LỖI RẤT NHẸ 1. Tia vây kéo dài hơi mảnh. 2. Có duy nhất một tia đơn. 3. Tia vây kéo dài phân tách hơi không đều. 4. Có một bong bóng hay các nếp “balok”. 5. Có bong bóng/hay hiệu ứng balok nhưng giữa một số tia vây lại không có.

LỖI NHẸ 1. Tia vây kéo dài không đều. 2. Tia vây kéo dài tự do (random). 3. Tia vây kéo dài cong vẹo. 4. Tia vây kéo dài mảnh mai. 5. Tia vây kéo dài phân tách không đều. 6. Vây hậu môi không có tia vây kéo dài. 7. Một tia vây kéo dài bị gãy. 8. Có nhiều bong bóng/nếp balok ngẫu nhiên. 9. Có bong bóng/hay hiệu ứng balok nhưng giữa 1/3 số lượng tia vây lại không có.

LỖI NẶNG 1. Nhiều tia vây kéo dài bị gãy. 2. Có bong bóng/hay hiệu ứng balok – phân bố ngẫu nhiên từ 1/3 đến 2/3 đuôi. 3. Có bong bóng/hay hiệu ứng balok – chỉ xuất hiện trên một vây.

LỖI NGHIÊM TRỌNG 1. Tia vây kéo dài triệt thoái <33% trên một vây (<25% đối với cá cái).

LỖI BỊ LOẠI 1. Tia vây kéo dài triệt thoái <33% trên hai hay ba vây (<25% đối với cá cái). Cá đuôi tưa đuôi đơn hay đuôi kép đều được đánh giá theo cùng thể loại màu của cá đuôi tưa.

Cá đạt chuẩn đuôi tưa theo định nghĩa ở đây PHẢI được xếp vào thể loại đuôi tưa theo hệ thống đánh giá của IBC. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất áp dụng cho thể loại Biến thể hình dạng và màu sắc.

Tiêu Chuẩn Chọn Cá Chọi (Cá Betta )

Như thế nào là dạng cá đá tốt nhất? Dạng cá đá tốt nhất là dạng tổng hợp của cả ba dạng kể trên. Điều đó có nghĩa con cá tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc.

Nó cũng phải có cái cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản thát lát. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể phải cân đối. Kích thước của đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Mỗi bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ. Chiều dài phần đầu bằng khoảng 1/3 chiều dài thân vì vậy con cá trông không quá dài hay quá ngắn. Cá quá dài hay quá ngắn làm cho chuyển động của nó mất cân bằng.

* Những tiêu chí đánh giá trước khi chọn mua cá Mục đích của việc đánh giá cá là kiểm tra về mức độ phù hợp của con cá trước khi đem huấn luyện rồi sau đó là đi thi đấu. Có hai bước đánh giá cần được thực hiện: Thứ nhất: Đánh giá về sinh lý để biết được mức độ trưởng thành của con cá và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Thứ hai: Đánh giá về tâm lý để biết được mức độ bạo dạn của con cá.

Độ trưởng thành của con cá là điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến trước khi đem cá đi huấn luyện. Những bộ phận sau đây của cá cần được lần lượt kiểm tra gồm: Miệng – Nắp mang – Mắt – Kỳ – Vảy – Thịt và Cấu trúc tổng quát toàn thân.

– Những chú cá này có miệng không khép kín, môi trên cũng trề ra và méo mó. Cá có miệng tốt phải khép kín và hơi gồ lên một chút.

– Mắt: là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Cá sẽ đá chậm lại ngay lập tức nếu mắt bị thương. Một vài con thậm chí còn bỏ chạy khi mắt bị thương. Mắt cá không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần lọ cá. Hầu hết những con cá mạnh khỏe đều trở nên linh động, tiến lại gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.

– Kỳ: được xem như là chân của con cá. Nó được sử dụng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động của cá. Vì vậy, nếu con cá có kỳ quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ bằng đối thủ. Kỳ cũng phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kỳ không được cũn cỡn và phải khép sát vào thân.

– Vảy: là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Cả hai đều có đặc điểm riêng. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng một khi bị tróc rồi thì những vảy bên cạnh cũng dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh lại không bị ảnh hưởng nhiều. Dù cho là loại vảy gì thì nó cũng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy phải càng đậm càng tốt vì điều này cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.

– Cấu trúc tổng quát toàn thân: phải được cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát. Một ví dụ về cá có cấu trúc cơ thể không tốt, được biết như là dạng thân cá mè. Cá trông rất lớn bởi vì thân dẹp và nhiều thịt nhưng lại rất yếu ớt. Nó là mục tiêu to lớn dễ bị tấn công. Dạng mặt nhỏ và cong cũng như mõm nhọn là nhược điểm và dễ dàng bị rách chỉ sau một vài cú câu mõm. Cũng dễ nhận thấy dạng đầu này rất dễ bị sặc nước bởi vì xương mặt không được hỗ trợ bởi những xương hàm lớn.

Để có một đánh giá về mặt tâm lý không phải là chuyện đơn thuần mà bất kỳ cũng làm được. Để đánh giá đúng vấn đề đặt ra người chơi cá phải yêu nghề, yêu cá, phải quan tâm, quan sát cá thật kỹ đến từng chi tiết: dáng bơi, cách bắt mồi, tư thế bắt mồi, mắt cá, hình dạng – kích thước – màu sắc của vi – vảy – đuôi – và nắp mang cá,… Nói chung để làm được việc đó cần có thời gian, tính kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, tỉ mỹ, …

Nguồn: Cacanh.vn.

Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Vẻ Đẹp Của Cá Rồng

Màu sắc: Phần quan trọng nhất là màu sắc của cá bởi vì màu sắc là cái thu hút đầu tiên đối với người xem. Nếu cá có thân hình toàn diện nhưng màu sắc không tốt thì cá không hoàn hảo. Tùy theo chủng loại mà có màu sắc khác nhau nhưng màu phải sáng đẹp.

Thể hình: Cơ thể cá không quá béo cũng không quá gầy. Hình dạng của cá ảnh hưởng bởi môi trường cung cấp thức ăn cho cá ăn. Đủ rộng, đủ dài, đồng thời phải đối xứng, vây của các vùng phải hoàn chỉnh.

Vảy: Cần chỉnh tề, có màu sắc đẹp, bóng sáng, điều đặn. Quan trọng nhất là vảy lớn, không biến dạng.

Râu: Dài và thẳng, đều nhau, phù hợp với màu sắc và chủng loại của cá. Một trong hai râu bị mất đi hay không điều làm mất giá trị của con cá. Râu phải đưa về phía trước trong khi bơi.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến râu

– Không được trang trí đá lớn, bén trong bể. – Không nên cho ăn ở góc bể, mà cho ăn ở giữa bể. – Không được gõ vào thành bể làm cá hoảng sợ nhảy lên va chạm vào thành bể. – Trùm bể lại bằng nắp cứng có lót vật liệu mềm.

Vây: Vây cá giống như tứ chi cho nên vây bị rách hay tổn thương làm cá mất đi vẻ đẹp. Vây đẹp phải lớn và mở căng ra, tia vây phải thẳng, xuôi thuận, không được lệch lạc, nghiêng vẹo.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến vây

– Không trang trí vật liệu sắc bén trong bể. – Không nuôi các loài cá khác trong bể. – Chỉ sử dụng vợt để vớt cá khi cá còn nhỏ. Khi cá dài 15cm không nên dùng vợt mà dùng bao nilon đôi để bắt cá ra khỏi bể. Nếu tia vây cứng bị gãy hoặc là không mọc lại thì nhẹ nhàng dùng kéo cắt ra và tia vây mới sẽ mọc ra. Trong trường hợp nhiều tia vi bị rách thì trước nhất gây mê cá và dùng kéo cắt bỏ chúng.

Nắp mang: Phải sát thân cá, phía xương mềm phải phẳng xuôi, nắp mang phải có độ sáng,mịn màng , ống mượt. Cần chú ý những điều sau đây: – Không trang trí những vật liệu sắc bén trong bể. – Duy trì nhiệt độ nước từ 26-28oC.Nắp mang và cơ đầu bị nhăn khi nhiệt độ quá cao. Mọi sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến nắp mang. – Nước phải sạch, không nhiều vật chất hữu cơ. – Sục khí để cung cấp oxy cho bể nuôi.

Mắt: Trong tự nhiên,mắt cá tập trung trên mặc nước để tìm mồi sống. Tuy nhiên khi nuôi trong bể kính do nước trong suốt thì mắt cá có xu hướng nhìn xuống và thức ăn có sẵn dẫn đến mắt ít hoạt động. Điều này làm cho cá có một lớp mỡ bao quanh mắt. Tóm lại mắt cá phải đều nhau, không được xệ xuống, chuyển động tự nhiên, màu sắc rõ rệt, không được trắng đục.

Miệng: Phải khép kín, không được lồi ra, chỗ nhọn hàm dưới không được có thịt thừa. Trong bể cá thường hay đụng vào thành bể cho nên cá mất đi lớp thịt dưới môi. Do đó bể nuôi phải rộng và phải đặt máy tạo sóng nước trong bể.

Răng: Phải đều, không được thiếu, mất hay tổn thương.

Hậu môn: Không được lồi ra, phải khớp với độ cong của bụng cá.

Dáng bơi: Tư thế bơi chính xác là phải bơi trên mặc nước, các vây đều duỗi căng ra, râu phải thẳng, không được bơi nghiêng hay ngửa.