Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tiêu Chuẩn Cá Rồng Đẹp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Vẻ Đẹp Của Cá Rồng

Màu sắc: Phần quan trọng nhất là màu sắc của cá bởi vì màu sắc là cái thu hút đầu tiên đối với người xem. Nếu cá có thân hình toàn diện nhưng màu sắc không tốt thì cá không hoàn hảo. Tùy theo chủng loại mà có màu sắc khác nhau nhưng màu phải sáng đẹp.

Thể hình: Cơ thể cá không quá béo cũng không quá gầy. Hình dạng của cá ảnh hưởng bởi môi trường cung cấp thức ăn cho cá ăn. Đủ rộng, đủ dài, đồng thời phải đối xứng, vây của các vùng phải hoàn chỉnh.

Vảy: Cần chỉnh tề, có màu sắc đẹp, bóng sáng, điều đặn. Quan trọng nhất là vảy lớn, không biến dạng.

Râu: Dài và thẳng, đều nhau, phù hợp với màu sắc và chủng loại của cá. Một trong hai râu bị mất đi hay không điều làm mất giá trị của con cá. Râu phải đưa về phía trước trong khi bơi.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến râu

– Không được trang trí đá lớn, bén trong bể. – Không nên cho ăn ở góc bể, mà cho ăn ở giữa bể. – Không được gõ vào thành bể làm cá hoảng sợ nhảy lên va chạm vào thành bể. – Trùm bể lại bằng nắp cứng có lót vật liệu mềm.

Vây: Vây cá giống như tứ chi cho nên vây bị rách hay tổn thương làm cá mất đi vẻ đẹp. Vây đẹp phải lớn và mở căng ra, tia vây phải thẳng, xuôi thuận, không được lệch lạc, nghiêng vẹo.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến vây

– Không trang trí vật liệu sắc bén trong bể. – Không nuôi các loài cá khác trong bể. – Chỉ sử dụng vợt để vớt cá khi cá còn nhỏ. Khi cá dài 15cm không nên dùng vợt mà dùng bao nilon đôi để bắt cá ra khỏi bể. Nếu tia vây cứng bị gãy hoặc là không mọc lại thì nhẹ nhàng dùng kéo cắt ra và tia vây mới sẽ mọc ra. Trong trường hợp nhiều tia vi bị rách thì trước nhất gây mê cá và dùng kéo cắt bỏ chúng.

Nắp mang: Phải sát thân cá, phía xương mềm phải phẳng xuôi, nắp mang phải có độ sáng,mịn màng , ống mượt. Cần chú ý những điều sau đây: – Không trang trí những vật liệu sắc bén trong bể. – Duy trì nhiệt độ nước từ 26-28oC.Nắp mang và cơ đầu bị nhăn khi nhiệt độ quá cao. Mọi sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến nắp mang. – Nước phải sạch, không nhiều vật chất hữu cơ. – Sục khí để cung cấp oxy cho bể nuôi.

Mắt: Trong tự nhiên,mắt cá tập trung trên mặc nước để tìm mồi sống. Tuy nhiên khi nuôi trong bể kính do nước trong suốt thì mắt cá có xu hướng nhìn xuống và thức ăn có sẵn dẫn đến mắt ít hoạt động. Điều này làm cho cá có một lớp mỡ bao quanh mắt. Tóm lại mắt cá phải đều nhau, không được xệ xuống, chuyển động tự nhiên, màu sắc rõ rệt, không được trắng đục.

Miệng: Phải khép kín, không được lồi ra, chỗ nhọn hàm dưới không được có thịt thừa. Trong bể cá thường hay đụng vào thành bể cho nên cá mất đi lớp thịt dưới môi. Do đó bể nuôi phải rộng và phải đặt máy tạo sóng nước trong bể.

Răng: Phải đều, không được thiếu, mất hay tổn thương.

Hậu môn: Không được lồi ra, phải khớp với độ cong của bụng cá.

Dáng bơi: Tư thế bơi chính xác là phải bơi trên mặc nước, các vây đều duỗi căng ra, râu phải thẳng, không được bơi nghiêng hay ngửa.

Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá La Hán Đẹp

2. Màu sắc.

Cá La hán rất đa dạng về màu sắc nhưng quan trọng nhất vẫn là độ sâu màu và độ sáng. Được đánh giá cao nhất là những con con có màu đỏ bao trùm toàn bộ cái đầu tròn và phần lớn cơ thể. Màu lý tưởng của cá La hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.

3. Hoa:

Hoa và châu cá La hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ. Có 3 cấp đô đánh giá những đốm châu và hoa văn trên trên thân thể cá La hán. Nếu châu lấp lánh, hoa văn kéo dài từ đuôi bao trùm 3/4 cơ thể theo một mẫu liên tục thì được coi là thứ bậc 1. Nếu là 1/2 cơ thể là thứ bậc 2, ít hơn là thứ bậc 3, tuy nhiên việc xếp hạng còn tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố như chữ 2 bên thân có sự cân đối hay không? Hình hoa văn có ý nghĩa hay ấn tượng gì không?

4. Vân.

Là những đốm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hãn có ý nghĩa, càng rõ nét càng có giá trị.

5. Đầu.

Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng ( nhưng đầu cần phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá). Đầu cá thường phát triển theo tuổi của cá đực và sự chăm soc thich hợp. Phía trán và đỉnh đầu phải nổi lên tròn trịa cân đối. Một con cá thật sự oai phong, khoẻ mạnh nếu có một chiếc u gù lớn. Với người châu Á thì một con cá có cái đầu to mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân, thể hiện sự tài hoa, nghệ thuật nuôi và chăm sóc cá cũng như niệm tự hào của chủ nhân.

6. Mắt.

Nằm ở vị trí 2 bên đầu, mắt tròn và mi mắt lanh lợi thể hiện con cá khoẻ mạnh. Mắt không lồi.

7. Vây và đuôi.

Ở vị trí thẳng đứng. Đuôi mở rộng và kéo dài một cách tròn trịa. Vây lưng và vây bụng phải căng, chóp vây phải kéo càng dài càng tốt. Màu của vây đuôi phải rực rỡ. Những xương đuôi và vây không bị những đốt gãy cong xương…. Vây và đuôi phải khít nhau

Chuyên mục: Tư vấn kỹ thuật chăm cá cảnh

Các Bước Thiết Lập Hồ Cá Rồng Tiêu Chuẩn

Thú chơi cá rồng với một số người là đam mê, sở thích để thư thái tâm hồn hay đơn giản là thể hiện đẳng cấp rằng mình đang sở hữu loại cá nào, với số lượng bao nhiêu con và đặc biệt là tay nghề chăm sóc hồ cá rồng cao thấp như thế nào.

Việc sở hữu một hồ nuôi cá rồng dường như là một quy trình phức tạp vốn đòi hỏi việc trang bị hàng tấn kiến thức và phụ kiện nhưng thật ra chỉ cần thực hiện 5 bước để nuôi cá rồng một cách thành công. Một khi đã chuẩn bị mọi thứ, bạn có thể dễ dàng bắt cá về nuôi trong vòng 3 ngày. Trên thực tế, phần lớn khoảng thời gian 3 ngày chỉ việc chờ đợi để nước đủ điều kiện.

Hồ cá Hải Dương tổng hợp và chia sẻ với bạn các bước thiết lập một hồ cá rồng tiêu chuẩn như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị hồ cá rồng

Cá rồng là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt lớn nhất. Cá rồng có thể lớn đến 100 cm vì vậy hồ cá phải dài tối thiểu 1m2. Chúng tôi đề nghị hồ nuôi cá rồng có kích thướcnhư sau 180 cm x 75 cm x 60 cm (dài x rộng x cao). Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm giúp cá lớn đến kích cỡ tối đa. Hồ nhỏ hơn sẽ hạn chế hay làm chậm sự tăng trưởng của cá rồng.

Độ cao của hồ phải được điều chỉnh ngang tầm mắt để dễ bề ngắm cá. Và đảm bảo rằng hồ có nắp đậy chắc chắn để ngăn không cho cá nhảy ra ngoài.

Bước 2 – Lắp đặt hệ thống lọc

Với hồ nuôi cá rồng, máy bơm chìm thường được sử dụng. Thông thường, máy bơm chìm được kết hợp với một máy bơm ngoài để lưu chuyển tốt hơn.

Máy bơm chìm nhìn chung rẻ hơn nhưng bởi vì nằm hoàn toàn trong nước nên nó chiếm không gian và kém thẩm mỹ, nhưng lại tiện lợi và khá hiệu quả.

Máy bơm ngoài mạnh hơn nhưng đòi hỏi nhiều không gian bên ngoài hồ cá.

Cả hai loại máy bơm đều được lắp đặt với một số chất liệu lọc chẳng hạn như cotton, cotton sinh hóa, bi sinh học, vòng gốm và vòng thủy tinh.

Bước 3 – Xử lý nước

Việc xử lý nước là rất cần thiết đối với sự sống và tăng trưởng của cá rồng. Xử lý nước tốt đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ thồng lọc sinh học tối ưu mà nó thúc đẩy vi khuẩn phân hủy amino acid và tiêu thụ protein. Với nhiều người chơi cá, kỹ thuật xử lý nước còn tinh tế hơn cả bản thân việc nuôi cá.

Ngày xưa, trạng thái tinh tế này cần nhiều thời gian để hình thành nhưng hiện tại, vô số hóa chất có thể ngay lập tức đưa vi khuẩn có ích vào nước hồ và điều này giúp thúc đẩy quá trình xử lý nước một cách đáng kể. Một khi hệ thống vi sinh được hình thành, điều mà bạn cần làm tập trung gia tăng lượng ô-xy trong nước, và điều chỉnh độ pH và độ cứng.

Cá rồng thích hợp với nước mềm và acid. Bởi vì xuất xứ từ các con sông vùng Đông Nam Á, chúng đòi hỏi độ pH từ 5.5 đến 7. Nước phải hơi có tính acid. Một trong những bí mật về màu sắc tươi sáng của cá rồng là độ pH phải nằm trong tầm này. Các nhà lai tạo cá rồng giàu kinh nghiệm đều cho rằng nước có tính acid sẽ cải thiện màu sắc của cá rồng thông qua các hóa chất phụ trợ.

Một thuận lợi khác của nước acid nhẹ đó là lượng ammonia phát sinh từ thức ăn thừa và chất thải sẽ được chuyển hóa thành chất ammonium vô hại.

Độ cứng

Độ cứng phụ thuộc vào thành phần nước. Nó bao gồm những thành phần và khoáng chất như can-xi, ma-nhê và sắt. Độ cứng được phân thành hai nhóm, tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Độ cứng tạm thời bao gồm bicarbonate ma-nhê hay can-xi, độ cứng vĩnh viễn bao gồm sulphate hay chlorite ma-nhê. Nước càng ít những khoáng chất này thì càng “mềm”.

Cá rồng sống và phát triển trong điều kiện nước mềm bởi vậy nước cứng tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống thẩm thấu của chúng. Mang cá rồng giúp chúng hô hấp và cân bằng lượng muối bên trong cơ thể. Khi nước hơi mềm, cá có thể loại bỏ muối một cách dễ dàng mà không cần phải nỗ lực nhiều và không tạo áp lực cho mang.

Bước 4 – Chiếu sáng

Chiếu sáng cực kỳ quan trọng với cá rồng. Chiếu sáng thích hợp có thể giúp phát triển màu sắc cá rồng. Mặc dù ánh sáng mặt trời giúp cá lên màu, nhưng xin lưu ý rằng chiếu sáng trực tiếp không phải là ý hay bởi nó khiến nhiệt độ tăng quá cao ảnh hưởng đến sức khỏe của cá rồng.

Quá nhiều ánh sáng cũng khuyến khích tảo bùng phát.

Khi bật hay tắt đèn hồ, luôn sử dụng đèn phòng làm bước đệm để cá không bị sốc. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tắt hết tất cả đèn, hãy tắt đèn hồ trước nhưng vẫn để đèn phòng. Một lúc sau mới tắt nốt đèn phòng. Điều này giúp tránh sự thay đổi đột ngột về chiếu sáng khiến cho cá hoảng sợ và chạy cuống cuồng, điều khiến chúng va vào các vật dụng hay chính thành hồ.

Bước 5 – Thức ăn

Giống như những loài cá ăn tạp khác, có hai loại thức ăn chính mà bạn có thể cho cá rồng ăn – thức ăn tươi và thức ăn viên. Hầu hết cá rồng đều chuộng thức ăn tươi. Ưu điểm của thức ăn tươi là nó khiến cho cá rồng linh động và duy trì bản năng hung dữ tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, thức ăn tươi dễ chứa vi khuẩn và ký sinh, từ đó có thể lây nhiễm cho cá rồng.

Nhái – Nhái rất bổ với cá rồng và dễ giữ sống để cho ăn. Nhái có thể sống lâu đến 3-4 ngày mà không cần cho ăn, chỉ việc thay nước hàng ngày.

Tép – Tép hơi có vấn đề bởi vì cần bơm ô-xy để giữ chúng sống. Chúng cũng cần nhiều không gian hơn. Tép quá đông có thể giết lẫn nhau.

(Khi mua tép lớn, cần cắt bỏ râu và gai đầu trước khi cho cá rồng ăn)

Dế – Dế rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Rất nhiều nhà lai tạo cá rồng cũng tin rằng dế là thực phẩm yêu thích của cá rồng.

Cá mồi – Cá là nguồn protein tuyệt vời cho cá rồng nhưng chúng thường chứa nhiều vi khuẩn mà khi ăn vào, cá sẽ bị lây nhiễm.

Thức ăn viên – Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhưng bởi vì phi tự nhiên, nên cần mất thời gian để cá rồng chịu ăn.

Hồ cá Hải Dương chúng tôi với các phương tiện sản xuất hồ cá chuyên nghiệp và hiện đại, chắc chắn sẽ mang đến cho chú cá rồng thân yêu của bạn một môi trường sống tốt nhất, phát triển mạnh nhất.

Cách Lựa Chọn Cá Koi Đẹp, Tiêu Chuẩn, Không Lỗi Tật

Cá koi vốn là dòng cá mang biểu tượng của sự may mắn, tài lộc do người Nhật quan niệm dần được phổ biến ra các nước trong đó có Việt Nam. Nhờ vậy mà những năm gần đây việc thiết kế hồ cá koi ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, với người mới chơi thì cách lựa chọn cá koi đẹp, tiêu chuẩn và không bị lỗi lại là rất khó vì có rất nhiều địa chỉ không đáng tin cậy cung cấp cá koi kém chất lượng.

Cách lựa chọn cá koi cần những tiêu chí gì?

Một địa chỉ bán cá koi đẹp uy tín luôn luôn quan trọng và là yếu tố hàng đầu bạn cần biết khi muốn mua một con cá koi đẹp, tiêu chuẩn và không bị lỗi, đặc biệt là dòng cá koi Nhật Bản.

Do vậy, cách lựa chọn cá koi đẹp, tiêu chuẩn và không bị lỗi tật thứ nhất chính là tìm đến một địa chỉ bán cá koi uy tín, đáng tin cậy. Tại đó bạn sẽ được tư vấn bởi những người giàu kinh nghiệm và có tâm với nghề. Để tìm được địa chỉ mua cá koi uy tín bạn có thể thông qua bạn bè, đồng nghiệp, đàn anh đã từng mua cá tại đó, tham khảo trên các diễn đàn cá cảnh,… để tìm được địa chỉ uy tín thực sự.

Cách lựa chọn cá Koi đẹp phải có dáng đẹp, dáng kiểu

Nói chung là cách lựa chọn cá koi phải thon dài mà có tố chất múp míp, nở nang, có da có thịt tí. Nếu chọn con mập quá thì dễ ngắn người short body, còn chọn dài ngoằn thì dáng phát triển như con lươn, sau này không khủng về độ lớn, body lực sĩ, hùm cao, gù…

Những con cá koi đẹp thường sở hữu những ngoại hình như sau:

Giữa sống lưng của cá có mảng màu lớn ở 2 bên.

Thân cá có dáng hình đầy đặn từ đầu đến thân cá, phân đuôi của cá thì thon gọn.

Các khuyết điểm sau đây sẽ liệt vào dị tật, người chọn cá koi nên tránh những con cá có đặc điểm này: cá bị hở râu, phần cuối thân của cá bị cong, râu cá không đều.

Màu sắc cũng là phần đáng chú trọng khi lựa chọn cá koi đẹp.

Tùy vào từng loại koi khác nhau mà người chọn cá sẽ có cách lựa chọn cá koi về sự phối màu trên cơ thể cá khác nhau để đánh giá tiêu chuẩn cá đẹp. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể dựa trên những yếu tố như: màu sắc lúc nhỏ của cá, nếu là màu đỏ thì chọn màu cam đậm, lớn lên sẽ thành đỏ sậm; màu trắng trên thân cá nên là trắng sạch.

Cách lựa chọn cá koi đẹp qua dáng bơi của cá, hồ cá koi

Cách lựa chọn cá koi đẹp qua dáng bơi được quan sát qua các yếu tố: cá bơi điểm bắt đầu và điểm kết thúc, lúc bơi cao và lúc bơi thấp thì cá có hình dáng ra sao. Quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện cá có khỏe mạnh hay không. Nếu dáng bơi không thẳng thì không nên chọn. Cá koi đẹp, tiêu chuẩn phải là cá koi bơi dáng thẳng và uyển chuyển.

Tình trạng sức khỏe của cá cũng là một trong những yếu tố nên chú trọng khi tìm hiểu về cách chọn cá koi đẹp. Cá không nên bị trầy xước và có sự thích nghi, hòa đồng với đàn nhanh trong môi trường mới. Trường hợp nếu mang cá koi bị đỏ thì không nên chọn vì có thể chúng bị nhiễm sán, nếu tình trạng hô hấp cá không tốt cũng không nên chọn.

Liên hệ Hồ Cá Koi Việt

720 Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline :

thietkethiconghocakoivn@gmail.com