Top 13 # Xem Nhiều Nhất Tiệm Cá La Hán Lucky Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Mua Giống Cây La Hán Quả, Hạt Giống La Hán Quả, Mua Cây La Hán Quả

Ngoài các , La hán quả là loài thảo mộc mọc hoang, thường gặp ở phía nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Từ xa xưa, quả la hán đã được sử dụng như một vị thuốc đông y hoặc món nước giải khát. Chính vậy vậy mà ngày này loại cây này được trồng rất phổ biến vì những công dụng tốt mà nó mang lại.

Đối với loại giống thì chưa được bán phổ biến, cây giống la hán quả cũng vậy. Nhưng đặc biệt với trang chợ online MuaBanNhanh có cung cấp này. MuabanNhanh sẽ cung cấp cho một số địa chỉ nhà vườn, người bán để bạn có thể lựa chọn.

Anh Nguyễn Trung Thành: Số nhà 287 đường Minh Khai, Phường Phố Mới, Thành phố Lào Cai, Lào Cai.

SĐT: 0988774076 ( hoặc bạn có thể mua tại trang MuaBanNhanh)

Quả la hán là phần quả của cây la hán là một loài thảo mộc có thân leo được biết đến với cái tên khoa học là Siraitia grosvenorii. Cây la hán quả được trồng theo phương pháp nhân giống bằng hạt hoặc cây giống.

Khá nhiều người thắc mắc là: Việt Nam có trồng được La Hán Quả không? Cẩm nang MuaBanNhanh đã trồng và khẳng định với bạn rằng: La Hán Quả hoàn toàn trồng được ở Việt Nam và thậm chí nó phát triển rất tốt nữa là đằng khác.

Cây la hán quả loại trái sử dụng quả la hán. Quả la hán thường được dùng sau khi đã sấy khô và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Axe, quả la hán có vị ngọt đến huyền diệu và được coi là quả trường thọ nhở khả năng chống oxy hóa cao.

La hán quả thuộc loại cây dây leo rụng lá theo mùa, trước đây mọc hoang giờ được trồng để lấy quả

Quả la hán vừa được dùng làm nước uống giải khát thanh nhiệt cơ thể vừa là một vị thuốc đông y.

Quả la hán khô, màu nâu vàng sẫm hơi bóng có lông nhung, hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5-8 cm. Quả giòn dễ vỡ sau khi vỡ mặt trong có màu trắng vàng, xốp nhẹ. Hạt bên trong bẹt hình tròn trong hạt có hai lá mầm vị ngọt. Quả la hán tốt là quả tròn, lớn, cứng chắc, màu nâu vàng, lắc không kêu.

Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides. Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng). Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Người ta thường thu hái quả la hán quả thời điểm tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Sau đó, đem quả sấy khô, xếp trong hộp kín để bảo quản làm thuốc.

Chất mogrosid mang đến cho quả la hán vị ngọt mạnh mẽ và chính nó cũng có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Sự oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong bệnh tật lão hóa và các rối loạn trong cơ thể, lựa chọn các thực phẩm chống oxy hóa là bí quyết đề ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa.

Theo bác sĩ Axe, người Mỹ tiêu thụ khoảng 130 pound tức gần 60 kg đường mỗi năm, gấp 13 lần những năm 1800. Sự tăng sử dụng đường đi cùng với tình trạng béo phì, tiểu đường ngày càng phổ biến. Thay thế đường bằng một loại trái cây có độ ngọt cao mà chứa cực ít calo có thể mang lại lợi ích cho nhiều người.

Từ xa xưa, người ta đã dùng trà làm từ quả la hán để làm mát cơ thể khi bị nóng trong lẫn ngoài, nó cũng được dùng để giảm cơn đau họng nhờ có tác dụng chống viêm.

Các nghiên cứu cho thấy nhờ khả năng ức chế mạnh mẽ sự phát triển khối u da và ngực khiến quả la hán là một chiến binh tuyệt vời trong cuộc chiến chống ung thư. Ngày nay nhiều người đã biết rằng, các chất ngọt nhân tạo được chứng minh là dẫn tới ung thư, còn các chất ngọt từ trái cây mang đến điều ngược lại.

Người ta thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nhưng các chất kháng khuẩn tự nhiên lại là sự lựa chọn tốt hơn cho mục đích này. Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Canida.

Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh quả la hán giúp làm giảm mệt mỏi khi tập thể dục, những chú chuột được sử dụng chiết xuất quả la hán có thể kéo dài thời gian tập thể dục hơn những chú chuột khác.

Người Trung Quốc đã dùng quả la hán để trị tiểu đường từ nhiều thế kỷ. Nó có tác dụng làm hạ đường huyết, giúp tế bào tụy tăng khả năng bài tiết insulin, có tác dụng như một thuốc trị tiểu đường tự nhiên.

Chiết xuất quả la hán khi sử dụng nhiều lần cũng cho thấy khả năng chống lại dị ứng. Các nghiên cứu trên chuột cũng chứng minh điểm này. Nhờ rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe quả la hán được coi là một loại quả giúp kéo dài tuổi thọ, được nhiều người dùng pha nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, la hán có tính hàn, nên những người tạng hàn (thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh…) thì nên hạn chế.

Cách nấu nước la hán quả thơm ngon, bổ dưỡng không chỉ được dùng làm nước giải khát ngày hè mà nó còn có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Khi nói đến quả la hán chắc hẳn ai cũng nghĩ đến đó là một loại quả được sử dụng làm thuốc, cách phổ biến và dễ làm nhất là pha nước uống. Mỗi ngày một quả la hán vừa giúp bạn có một thức uống ngon ngọt vừa có thể đem lại cho bạn những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Nhưng bạn đã biết cách nấu nước la hán quả chưa? MuaBanNhanh sẽ cùng bạn tìm hiều cách nấu nước la hán quả vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Bước 1: Chọn từ 1 – 2 trái la hán quả và rửa kỹ vỏ ngoài để làm sạch phần lông

Bước 2: Tách trái la hán ra thành 2 – 4 phần hoặc bạn cũng có thể dùng tay bóp nát.

Bước 3: Cho la hán quả vào bình, sau đó rót từ 1 – 1.5 lít nước sôi.

Bước 4: Hãm quả la hán trong nước sôi khoảng 5 – 10 phút và sau đó thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.

Để nấu nước la hán quả cùng hoa cúc, bạn cần có 1 trái la hán quả phơi khô cùng khoảng 25gram hoa cúc khô. Cách chế biến như sau:

Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu trên. Sau đó cắt la hán quả thành 5 – 8 lát, ngâm hoa cúc trong nước lạnh khoảng 30 phút.

Bước 2: Bỏ la hán quả vào nồi cùng 1.5 – 2 lít nước rồi đun sôi, để lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó, bỏ hoa cúc vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa. Cuối cùng, bạn hãy tắt bếp để nguội.

Bước 3: Lọc bỏ phần bã hoa cúc cùng la hán quả để lấy phần nước trong.

Nguyên liệu: 1 quả bí đao 500gr, 1 bó lá dứa nhỏ, 2 khúc mía lau bằng gang tay, 10 gr thục địa, 1 quả la hán và 2 lít nước.

Bước 1: Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh. Lá dứa rửa sạch cắt gốc, dùng chỉ cột bó lại. Mía lau rửa sạch, chẻ thành từng thanh nhỏ. Thục địa và la hán quả rửa sạch và xắt lát.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu: bí đao, mía lau, thục địa, la hán quả cùng với 02 lit nước vào nồi và nấu cho sôi

Theo thầy thuốc ưu tú, BS chuyên khoa II Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội, do quả la hán có vị ngọt, tính mát nên thích hợp đối với những người có thể chất nhiệt, những người có các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa thuộc thể “nhiệt” theo cách phân loại của Đông Y.

Người ho do bị cảm lạnh.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây la hán quả.

Bước 1: Hạt giống La Hán Quả đang bán trên thị trường đã phơi khô, nên trước khi ươm, bạn cần ngâm với nước sạch khoảng 2 giờ.

Bước 2: Sau đó, chuẩn bị 1 hộp nhựa trong (loại hộp nhựa chứa thực phẩm là tốt nhất) có nắp đậy. Bạn đặt vào hộp nhựa 1 lớp khăn giấy, loại khô và không có mùi thơm. Đổ nước sạch vào làm vừa đủ ước lớp khăn giấy đó.

Bước 3: Đặt những hạt La Hán Quả đã ngâm nước kia vào nằm trên lớp khăn giấy ẩm, bạn có thể đặt thêm 1 lớp mỏng khăn giây ẩm khác lên trên những hạt La Hán Quả, hoặc không cần cũng không sao, tùy bạn.

Bước 4: Sau đó đậy nắp hộ nhựa lại để tránh làm khô lớp khăn giấy bên trong. Ban ngày, đặt chiếc hộp này nơi có ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ban đêm bạn đặt nó nơi có ánh sáng đèn huỳnh quang, hoặc đèn compact.

Bước 5: Hạt giống bạn sẽ nẩy mầm sau 5 đến 7 ngày. Sau đó bạn mang những hạt nẩy mầm này trồng vào bầu ươm theo như trong video bên dưới. Đất trồng cây thường là đất trộn tro trấu, sơ dừa, phân bò, vv. có bán tại các shop hoa cây cảnh và vật tư nông nghiệp.

#muagionglahanqua #hatgionglahanqua #muacaylahanqua #caygionglahanqua #MuaBanNhanh #MBN

Cá La Hán Kim Cương

Nguồn gốc Cá la hán Kim( còn được gọi là cá la hán Kim cương Phúc Lộc Thọ) được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông nam á . Chúng được lai tạo thành công bởi nghệ nhân Huỳnh Anh. Ông đã kết hợp 2 loài cá la hán: Châu Kim Cương( con đực) và Rồng Xanh( con cái).

La Hán Kim Cương chưa bao giờ hết hót, vì thế nó có giá tương đối cao. Tùy từng cỡ và hình dàng mà 1 chú cá này có giá từ khoảng 500.000 đến vài triệu đồng

Ngoại hình Một con cá la hán Kim cương đẹp với một thân hình tròn, mạnh mẽ thật ấn tượng, hàng chữ chạy dọc từ mang cá đến tận chấm đuôi rõ nét trên nền thân đầy châu màu xanh. Cái đầu phình tròn đưa về phía trước tô điểm bởi những hàng châu hình dấu ngã như đang khiêu khích đối thủ. Châu hình dấu chấm và dấu ngã được kéo xuống tận má, vây, kỳ và ức cá. Mắt cá màu đỏ, hai bên má cá màu chuyển sang vàng.Đặc điểm sinh

– Chiều dài cá (cm): 15-30cm – Nhiệt độ nước (độ C): 25- 30 – Độ cứng nước (dH): 9-20 – Độ pH: 6.5- 7,8 – Tầng nước ở: Mọi tầng nước, cá có tập tính hiếu động thích bơi lội và hung dử… – Tính ăn: ăn tôm tép, cá con, thức ăn viên, thịt bò, trùng chỉ… – Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Môi trường sống

– Bể nuôi: Nên thiết kế bể cá cảnh có kích thước 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để tạo không gian thoải mái cho cá La hán phát triển toàn diện (Chiều dài bể tối thiểu gấp 30 lần chiều dài cá). Một chú la hán Kim cương khi trưởng thành có thể đạt hơn 30cm nên bể dài khoảng hơn 1m là hợp lý nhất. Nếu bạn có ý định nuôi nhiều chú La hán Kim Cương hãy sử dụng những tấm vách kính để ngăn chúng ra tránh những t” trận xo xát”. Để thiết kế được hệ thống bể cá tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi theo số ➤ Tel :0904.93.63.99 để được tư vấn

– Môi trường nước: Tuy cá la hán không quá kén chọn nguồn nước nhưng bạn vẫn nên xả nước ít nhất 24h cho bay hết khí Clo trước khi thả cá vào. Để cá phát triển tốt nhất có thể, bạn hãy đầu tưhệ thống lọc nước cho bể cá. Hệ thống này không chỉ loại bỏ các chất bẩn cũng như độc tố trong bể mà nó còn hạn chế các loại nấm, ký sinh trùng… gây bệnh cho cá giúp cá sáng màu hơn và đẹp hơn

– Nhiệt độ: Theo những người nuôi cá chuyên nghiệp thì nhiệt độ phù hợp hơn cả là từ 25- 30 độ C. Nếu để nhiệt độ quá lạnh cá dễ mắc các bệnh ngoài da và bệnh về đường tiêu hóa.

– Độ pH: Thích hợp cho cá là khoảng 6.5-8.0

– Ánh sáng: Anh sáng tốt nhất cho La Hán Kim Cương là màu hồng tím. Bạn nên duy trì ánh sáng đèn từ 8 giờ – 12 giờ sẽ giúp cá la hán lên màu đẹp hơn

Cá la hán Kim cương cũng là loài rất háu ăn. Cá ăn hầu hết những loại thức ăn từ thức ăn tươi sống như tép tươi, trùn chỉ, lăng quăng đến các loại thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên và những thức ăn khác. + Trùn chỉ hay ấu trùng đỏ: nguồn dinh dưỡng rất cao, đa số các lòai cá điều thích nhất, nhưng cá La Hán chê(nên chỉ cho cá con mới lớn ăn thôi, chứ cỡ bằng 1 ngón cái thì ko nên) + Lăng quăng: là ấu trùng của muỗi, các lòai cá thích ăn,nó có nguồn sinh dưỡng lớn, khi cá sắp đẻ thì nên cho ăn nhiều vào, vì theo các chuyên gia nó có hoocmon kích thích sinh sản… + . Cá con: gồm cá trâm, cá chép con….. tiện lợi hợp vệ sinh, mau ăn chóng lớn +. Tôm tép: mấy thứ này mua về bốc vỏ, bẻ đầu, hoặc mua tôm đông lạnh, nhớ tan đá rồi cho ăn. + Thịt bò:thái nhỏ ra hay xay nhuyễn,nhưng cho ăn cũng có chừng, tùy con “Hoa La Hán” thích nghi, nếu ko thì ăn vào sình bụng( thịt bò có cholectoron ko tốt cho cơ thể, cả người cũng ko tốt chứ đừng nói là cá). +. Thức ăn dạng hạt: có tác dụng cho cá lên màu và lên gù. Nhưng mồi mà cá ưa thích nhất vẫn là cá con và tôm tép.

* 400g tim hoặc thịt bò tươi loại hết mỡ và gân * 150g tảo Spirulina ; *400g tôm tươi * 50g chất kết dính +premix ( tránh làm đục nước )– Cách làm Dùng máy xay sinh tố đánh nhuyễn hỗn hợp, sau đó bỏ vào túi nylo cán dẹp và trữ trong ngăn đá cho cá ăn dần . Có thể bảo quản 1Kg thức ăn trong vòng 2,3 tháng vẫn tốt, không cần mua thức ăn cho cá hàng ngày và quan trọng nhất là tránh các tác nhân gây bệnh ngoài da cho cá từ các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc mang vào.– Cách cho cá ăn Cho ăn ngày 3 bửa bởi vì cá La hán Kim cương rất háo ăn, củng có thể cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít. Độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ. Nên cho ăn uống điều độ.

– Trong bể cá la hán Kim cương, bạn cũng có thể thả thêm một chút muối để sát khuẩn cho cá đồng thời giúp cho môi trường nước được ổn định hơn. – Để duy trì môi trường ổn định cần thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 -1/2 lượng nước trong hồ. Nên cho thêm san hô, sỏi vào bể để duy trì độ ổn định của pH, đồng thời tạo thêm cảnh quan và nơi trú ẩn cho cá. Cần kiểm tra định kỳ các yếu tố thủy lý, hóa của môi trường. Hồ nuôi cần có sục khí hoặc giàn lọc nước, để làm dịu bớt sự biến thiên của nhiệt đồng thời giúp cho khí oxy được phát tán đều. Kiểm tra thường xuyêncác loại vật liệu lọc nước để thay thế khi cần thiết – Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, có thể xen lẫn thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến, cho cá ăn điều độ điều này sẽ giúp giảm sự ô nhiễm và tăng sức khỏe cho cá.

Cơn Bão Cá La Hán

 

La hán gốc Trung Mỹ trở thành ngẫu tượng

So với các loài cá từng làm mưa làm gió trên thị trường cá cảnh thế giới như cá dĩa, cá rồng, những loài cá sống ngoài tự nhiên được thuần hoá trong các bể nuôi, thì cá la hán là loài hoàn toàn nhân tạo. Người ta thêu dệt nhiều huyền thoại từ sự ra đời của con cá “đặc sệt” chất phương Đông này, nhưng thực chất nó chỉ là một loài tạp giao của nhiều loài trong họ cá Cichlidea (họ cá rô phi) thuộc vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ (Uruguay, Mexico, Nicaragua).

Cá la hán có tên khoa học là Cichlasoma bifasciatum, tiếng Anh là Flowerhorn, tiếng Hoa là Hua Luo Han. Theo các tài liệu từ Malaysia, “quê hương” của con cá la hán, thì các tay kinh doanh cá cảnh đã mất nhiều năm của thập niên 90 thế kỷ 20 để lai tạo giữa nhiều con cá thuộc họ rô phi của vùng Trung Mỹ để kết hợp được tính nhiều màu sắc và có bướu của chúng. Kết quả mỹ mãn, những con cá la hán ra đời với cái bướu tròn vo trên đầu như ông Thọ, vân màu sặc sỡ và đặc biệt là một hàng “chữ” màu đen mà người ta “cố” đọc thành những hán tự.

Ngay khi đó, cá la hán đã được “bơm” cho những cái tên như “phát tài la hán”, “phong thuỷ la hán”. Và cho ra mắt tại Malaysia, Singapore vào khoảng đầu năm 2001, chúng nhanh chóng tạo nên cơn sốt tại hai quốc gia này. Ông Wee Kon, chủ tịch hội Sanh sản cá cảnh nhiệt đới Singapore thốt lên: “Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh Singapore lại cuồng nhiệt như vậy”.

Vẫn cùng các chuỗi gen như các loài Cichlidea, cá la hán đã vượt qua các quy luật sinh học của các loài tạp giao khác, sinh đẻ mạnh mẽ như bất kỳ loài rô phi nào. Chúng sống dễ dàng, khoẻ, thậm chí còn là một loài cá dữ, thường chỉ sống một mình trong hồ vì chúng cắn nhau cho đến chết để tranh giành lãnh thổ.

Như trong trò chơi kính vạn hoa, cá la hán tiếp tục được lai tạo để liên tục được cho ra các dòng cá mới. Niềm đam mê của các “tín đồ” cá la hán luôn luôn được “bốc” thêm những “mốt” cá mới như ông Thọ, rồng tới hổ, sư tử, khỉ; hết hạnh phúc đến trường thọ, thịnh vượng, may mắn; hết kim cương, châu báu đến ngọc ngà, vàng bạc; nữ hoàng, thậm chí còn có… thái thượng hoàng (chưa thấy có mẫu hậu và… thái giám!).

La hán lên cơn sốt ở Việt Nam

Từ khoảng năm 2003, đã có những dòng cá la hán được nhập vào Việt Nam, nhưng chỉ đến năm 2005, khi những đợt cá King Kamfa nhập từ Thái Lan thì con cá “thương hiệu” Việt – con kim cương Phúc Lộc Thọ, ra đời, cơn sốt thật sự bùng phát. Tại lễ hội sinh vật cảnh chúng tôi 2007 tổ chức dịp lễ Quốc khánh vừa qua, con la hán King Kamfa của anh Nguyễn Ngọc Trí ở Cần Thơ đoạt giải đặc biệt. Ngay lập tức, nó được một cửa hàng cá cảnh ở quận 5 mua lại và chào bán với giá 180 triệu đồng. Trước đó, hai con King Kamfa khác của một lò cá ở quận 8, theo thông tin từ lò cá này, các nghệ nhân Thái Lan “nài” mua với giá 20.000 USD.

Theo ước lượng từ chi hội cá la hán chúng tôi con số người chơi cá này chỉ riêng ở TP HCM đã hàng chục ngàn người, số cửa hàng bán cá la hán trên 1.000. Phong trào nuôi la hán bùng phát mạnh mẽ hơn gấp trăm lần phong trào nuôi cá dĩa, cá rồng trước đó. Không chỉ nuôi để thưởng lãm, người ta còn nuôi sản xuất kinh doanh như một ngành “siêu lợi nhuận”, vì sở hữu một con la hán đẹp là… một gia tài. Theo ông Trương Hoàng, phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh chúng tôi trong năm 2007, chúng tôi “phấn đấu” sản xuất khoảng 100 triệu con la hán thương phẩm, giá trị tương đương 70 – 100 tỉ đồng.

Thời vàng son ở cù lao cá la hán

Cơn sốt cá la hán ở chúng tôi biểu hiện điển hình nhất ở phường 14, quận 8. Nhà nhà, người người nuôi la hán, cù lao nghèo khó này một thời từng được gọi “cù lao cá la hán”. Cơn sốt bùng lên mãnh liệt khi con la hán “thương hiệu Việt” kim cương Phúc Lộc Thọ đầu tiên sinh sản thành công.

Một buổi chiều, có cậu bé mang đến nhà ông Tư Chảy ba con cá la hán cỡ hai ngón tay. Cá tuy nhỏ nhưng thân hình tròn trịa, vây kỳ, châu chữ đẹp, đầu nổi rõ cục u. Ông Tư Chảy bắt lên từng con, gật gù: “Hai con này đẹp, còn con này trông giống con mái quá ta! Nó mà là mái, có cái đầu như vầy thì sau này vô giá đó”. Cả ba con cá ông mua giá, 500.000đ một con.

Hai năm qua, ông Huỳnh An, tên thường gọi trong giới cá kiểng là Tư Chảy – người chuyên bán cá bột và thu mua lại những con cá la hán mới lớn, có triển vọng trở cá đẹp của bà con phường 14. Ông chính là nghệ nhân đầu tiên của Việt Nam gây giống thành công con la hán “thương hiệu Việt”. Nó cũng mang lại cho ông những món lợi đáng kể.

Ông Tư Chảy hồi ức: “Hồi tôi mới cản được con cá kim cương Phúc Lộc Thọ, bà con nườm nợp kéo tới, có ngày hàng trăm người xếp hàng chen lấn mua”. mỗi người đến mua chỉ được ông chia 5 – 10 con, mỗi con cá bột bé xíu giá 50.000đ. Thử làm phép tính, cứ mỗi đàn cá ép đẻ, số cá bột phải 500 – 700 con, có đàn lên đến ngàn con. Người mua đa số để nuôi, nhưng cũng có người bán lại với giá “chợ đen” từ 60.000 – 100.000đ một con. Ông Tư bảo thời đó, cách giờ hơn một năm, cả cái cù lao phường 14 này (ông cũng là dân của phường), có đến khoảng 60% hộ dân nuôi cá la hán giống của ông.

Tư Chảy – một nghệ nhân nghề cha truyền con nối. Những anh em khác trong gia đình ông như Sáu Sánh, Mười Nam, Út Nhi… đều khá thành công trong nghề kinh doanh cá kiểng từ khi có con la hán. Vào thời “hoàng kim” đó, những con cá bột do ông “cản” ra, có tỉ lệ lên đầu đạt đến 70 – 80%! Với một con cá bột King Kamfa bằng ngón tay khi ấy giá một hai triệu, nuôi lên được “đầu” còn khó hơn trúng số độc đắc.

So với việc mua 50.000đ cá la hán “nội địa”, nuôi chừng ba tháng, người ta có thể bán non với giá trên một triệu đồng, đương nhiên “hàng nội” thắng “hàng ngoại”. Một con cá kim cương Phước Lộc Thọ “xuất sắc” thời đó giá khoảng 4.000 – 5.000 USD.

Thoái trào

Anh Hồ Hoàng Huân, cán bộ quản lý nhà văn hoá phường 14, ước lượng vào thời sôi động của phong trào nuôi cá la hán, cả phường có khoảng 2.000 – 3.000 trong tổng số khoảng 13.000 hộ có nuôi cá la hán. Anh Huân cũng từng nhiều năm “đeo” nghề nuôi la hán, từ trước khi có sự ra đời của con kim cương Phúc Lộc Thọ. “Nay phong trào đã xuống, giờ chỉ còn chừng dưới 100 hộ là nuôi cá thôi”, anh nói.

Cơn lốc “calahan” đi qua cũng để lại nhiều hậu quả. Có người nhờ nó mà khá lên, nhưng có người vì nó mà mang công mắc nợ. Anh Huân nói: “Lỗ vài ba chục triệu là nhiều, có người còn lỗ tới năm bảy trăm triệu”. Lý do: cá được sản xuất quá nhiều nên xuống giá và tỷ lệ “lên đầu” của cá thế hệ sau cũng thấp hơn những thế hệ trước. Theo anh Huân, mười con cá la hán bây giờ, tỷ lệ “lên đầu” may ra chỉ được một. Mà đã là la hán, không có khối u trên đầu, thì chỉ có giá trị của cá… thịt.