Vấn đề nguồn nước là vấn đề quan trọng nhất để nuôi cá
– Nuôi cá bằng nước máy: Hầu hết nước xả trong bể cá hiện nay đều là nước máy. Do vậy, bạn nên xử lý chất Clo rồi mới được dùng để nuôi cá. Bạn hãy để nước máy trong các thau, bồn, chậu không có nắp đậy trong vòng 24h, để cho nước máy từ từ bốc hơi clo. Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì bạn có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở những nơi thoáng có nhiều ánh nắng cũng như bật thêm máy xủi oxy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm dung dịch khử clo trong nước máy có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bạn nhỏ khoảng 5 giọt cho dung tích bể 20 lít, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá ngay rồi. Tuy nhiên bạn đừng lạm dụng, chỉ áp dụng lúc bạn thực sự cần nước gấp, hay không có thời gian trữ nước đã khử clo.
– Nước giếng nuôi cá: Nước giếng thường có độ PH thấp cỡ 4 đến 5, cũng như hàm lượng oxi khá ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng còn bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ càng hơn. Để xử lý nước giếng nuôi cá thì bạn chứa nước giếng trong các bể chứa sau đó kết hợp xủi oxy thật mạnh để làm tăng hàm lượng oxi và tăng pH lên. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để giúp tăng độ pH.
+ Xử lý nước giếng đã bị nhiễm phèn: Ngoài việc xử lý như trên thì bạn cần bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than sẽ chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước.
– Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ giúp kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nếu nước mưa có độ pH thấp thì nên xử lý như nước giếng cũng như thêm các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa sẽ làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn cần hạn chế sử dụng.
Cần phải lưu ý rằng cho ăn với liều lượng vừa đủ đảm bảo tránh dư thừa thức ăn vì sẽ làm đục nước cũng như khiến phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính sẽ thấy mồi là đớp, nên nhiều khi mọi người tưởng cá còn đói nên lại cho ăn nhiều sẽ làm cho cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế bạn chỉ nên cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô thì tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm những thức ăn tươi như cá con, cá chép mồi, cá trâm, …