Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thương Hiệu Cá Biệt Ví Dụ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Phân Biệt Các Loại Thương Hiệu

Phân biệt các loại thương hiệu

1. Thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng)

Là thương hiệu từng chủng loại, hàng hoá cụ thể mà chúng ta thường được thấy hàng ngày, sữa Cô Gái Hà Lan, vỏ ruột xe Casuvina; hay Future, Super Dream là thương hiệu cá biệt của hãng Honda. Chúng ta hiểu những loại thương hiệu này là nhãn hiệu, điều này cũng không sai. Đặc điểm nhận dạng của thương hiệu này là nó mang một tính chất về hàng hoá nói chung một cách riêng biệt, khiến ta không nhầm lẫn với những “loại” khác. Ngày càng nhiều thương hiệu cá biệt xuất hiện trên thị trường, khiến mỗi khi tiêu dùng ta phải đau đầu lựa chọn. Riêng những nhãn hàng như Unilever, P&G có đến hàng trăm thương hiệu về những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nói về dầu gội đầu thì cũng có đến cả trăm (Dove, Sunsilk, Clear, Omo *đùa*,…).

Thương hiệu cá biệt thường nhắm đến một chức năng cụ thể nào đó, làm cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa khi có hàng loạt những sản phẩm cùng chức năng để so sánh. Ví dụ như: dầu gội “trị gàu” có Clear nhưng khi Head & Shoulders cũng là dầu gội trị gàu thì Clear được hiểu là dầu gội “trị gàu” “có tinh chất bạc hà the mát”; và mỗi lúc thương hiệu cá biệt sẽ chi tiết hoá để người dùng không thể nhầm lẫn sản phẩm của mình được.

2. Thương hiệu gia đình

Là thương hiệu nói về một nhóm sản phẩm “cùng chức năng” thuộc một công ty sáng chế ra. Ví dụ như hãng thuốc lá BAT (British American Tobaco) có nhiều thương hiệu cá biệt như thuốc lá 555, Craven A (thường gọi con mèo), Kent,… và trong những dòng thuốc lá đó lại nhiều thương hiệu khác như 555 Silver, 555 Gold,… Một ví dụ khác, sữa Vinamilk có nhiều loại: sữa đặc, sữa tươi, sữa đóng hộp,…. Loại thương hiệu này, thường những thương hiệu cá biệt đều có mẫu mã hoặc logo khác nhau.

Những thương hiệu gia đình ở Việt Nam đa số gắn liền với tên của doanh nghiệp, cũng hay được gọi là thương hiệu doanh nghiệp.

Một loại khác của thương hiệu gia đình là những sản phẩm đặc tính địa lý vùng miền xác định rõ, như Yến sào Khánh Hoà, nước mắm Phú Quốc, bún bò Huế,… Những thương hiệu gia đình mang địa lý chung như thế này thường không nói rõ một nhà sản xuất nào, mà nó như là một địa danh chung để nói về sản phẩm đó.

3. Thương hiệu tập thể

Một loại khác của thương hiệu là thương hiệu tập thể, là một nhóm sản phẩm đa dạng về chức năng. Ví dụ như thương hiệu Samsung, ta biết Samsung làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ điện thoại đến máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh,…. Mỗi sản phẩm của thương hiệu này đều có logo chung, khác với thương hiệu gia đình.

Thường thương hiệu tập thể được xây dựng trên dạng tập đoàn lớn, xuyên quốc gia (Panasonic, LG, Sony,…) làm đa ngành nghề nhưng có chung một thương hiệu. Về loại thương hiệu này đòi hỏi người quản lý phải quản lý rất chặt chẽ tới những mảng kinh doanh của mình, vì khi có lỗi trong một sản phẩm của nhãn hàng bất kỳ đều gây ảnh hưởng chung tới toàn thương hiệu, nhưng bù lại khi tung ra sản phẩm mới hoặc ngành hàng mới đều dễ tiếp cận với người tiêu dùng thông qua danh tiếng đã gầy dựng sẵn.

4. Thương hiệu quốc gia

Loại thương hiệu này gần như gắn liền chung với quốc gia đó, gắn liền lợi thế cạnh tranh quốc gia đó. Ví dụ hàng điện tử Made in Japan khiến người ta nghĩ tới độ bền, chất lượng cao không quan trọng là nó được sản xuất từ nơi nào trên thế giới. Thương hiệu quốc gia mạnh phản ánh mức độ quan trọng trong nền kinh tế chung của thế giới.

Kết luận:

Phân biệt các loại thương hiệu đơn giản chỉ để hiểu mức độ cá biệt hoá sản phẩm.

Cá biệt càng rõ thì ảnh hưởng càng lớn, có khi lại phải loại bỏ thương hiệu hoặc thay thế bằng thương hiệu khác.

5 Loại Hình Thương Hiệu Phổ Biến

Thương hiệu có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí và góc nhìn khác nhau. Chẳng hạn, ở góc độ doanh nghiệp thì có thể phân loại thành thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm, hay ở một góc độ khác giữa nhà sản xuất và nhà phân phối thì có thể phân loại thành nhã

Xác định được loại hình thương hiệu là một việc quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính riêng nên chiến lược xây dựng và phát triển cho từng loại thương hiệu có thể rất khác nhau.

Mặc dù có rất nhiều loại hình thương hiệu khác nhau nhưng có 5 loại thương hiệu là phổ biến nhất, đó là thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu cá nhân, thương thương hiệu chứng nhận và thương hiệu riêng.

Thương hiệu công ty là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau. Một số ví dụ điển hình cho thương hiệu công ty như Vinamilk, Đồng Tâm, Trung Nguyên…

Thương hiệu công ty có thể còn được gọi là thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu tập đoàn. Các doanh nghiệp thường tập trung xây dựng thương hiệu công ty khi các sản phẩm của doanh nghiệp có tính chất khá tương đồng và cùng sở hữu một triết lý kinh doanh, đối tượng khách hàng hay những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Lợi điểm của xây dựng thương hiệu công ty là chi phí sẽ tiết kiệm vì mọi hoạt động truyền thông tiếp thị tập trung vào tạo dựng thương hiệu công ty thay vì chia sẻ ra từng thương hiệu sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, một nhược điểm của việc tập trung xây dựng thương hiệu công ty sẽ gặp rủi ro khi một sản phẩm có chất lượng không tốt hoặc thất bại thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của toàn doanh nghiệp.

Với thương hiệu cá biệt, mỗi loại hàng hóa lại mang một thương hiệu riêng và như thế một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể có nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ như Vinamilk có các thương hiệu sản phẩm khác nhau như Sữa Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, Sữa bột Dialac hay sản phẩm nước uống Vfresh… Hay Apple có các thương hiệu sản phẩm khác nhau như Iphone cho di động, Ipod cho máy nghe nhạc, iPad cho máy tính bảng và Mac cho máy tính…

Đặc điểm của loại thương hiệu này là thường mang những thông điệp về những hàng hóa cụ thể (như tính năng nổi trội, tính ưu việt, những tiện ích đích thực …), hay cá tính riêng biệt với mục tiêu gia tăng khả năng chọn lựa sản phẩm đối với người tiêu dùng. Thương hiệu sản phẩm thường sử dụng với các mặt hàng tiêu dùng có mức độ cạnh tranh cao và sự khác biệt của sản phẩm chính là lý do để khách hàng chọn cũng như tạo dựng uy tín của thương hiệu trên thị trường.

Với việc sử dụng thương hiệu sản phẩm thì doanh nghiệp thường có 3 chiến lược thương hiệu.

Chiến lược 1: kết nối giữa tên thương hiệu của công ty và thương hiệu sản phẩm nhằm gia tăng độ nhận biết thương hiệu và uy tín của thương hiệu sản phẩm như trường hợp của Sony: về máy tính thì có Sony Vaio, tivi thì có Sony Bravia hay máy nghe nhạc thì có Sony Walkman…

Chiến lược 2: áp dụng là chiến lược bảo trợ, sử dụng tên thương hiệu sản phẩm trong mọi hoạt động truyền thông và chỉ nối kết vào thương hiệu công ty như là đơn vị hay nguồn gốc của sản phẩm. Một ví dụ mà các bạn hay thấy hoặc nghe thông điệp “Tên sản phẩm A- là một sản phẩm uy tín của Tập đoàn B”.

Chiến lược 3: không tạo bất cứ mối liên hệ nào giữa thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm. Chiến lược này thường được sử dụng khi định vị của sản phẩm hoàn toàn khác với doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm này quá khác biệt. Chẳng hạn, trong trường hợp của Toyota thì thương hiệu xe hơi hạng sang Lexus hoàn toàn tồn tại độc lập và không có gắn kết với thương hiệu công ty Toyota.

Thương hiệu cá nhân có thể tồn tại bằng hai hình thức. Một là thương hiệu cá nhân là tên một người cụ thể hay là một hình tượng nhân vật hư cấu.

Tạo dựng được thương hiệu cá nhân là một việc quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Cho dù với mục tiêu khác nhau như giúp bạn tìm kiếm một công việc tốt hơn hay có thêm những khách hàng mới, thương hiệu sẽ là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của bạn.

Các bạn có thể thấy những thương hiệu cá nhân mang nhiều giá trị trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ trong thể thao thì có lẽ mọi người đều khâm phục tài năng của Leo Messi, David Beckhamp hay Michael Jordan… Trong lĩnh vực ca nhạc thì có thể kể đến các thương hiệu nghệ sĩ hàng đầu như John Lenon, Michael Jackson… Hay trong lĩnh vực kinh doanh với các tên tuổi CEO hàng đầu như Bill Gates của Microsoft hay Steve Jobs của Apple…

Xây dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng. Điểm khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, trong khi thương hiệu cá nhân tập trung vào quảng bá hình ảnh của chính bạn.

Thương hiệu này chuyên làm công việc chứng nhận cho các thương hiệu khác. Chẳng hạn chứng chỉ chất lượng ISO 9001, chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, hay chương trình thương hiệu quốc gia Vietnam Value Inside là nhãn hiệu của nhãn hiệu hay còn gọi là thương hiệu chứng nhận.

Các thương hiệu chứng nhận này mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp như tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm, tạo sự chú ý của người tiêu dùng. Điều này lý giải vì sao hầu hết mọi doanh nghiệp có quy mô tại Việt Nam đều cố gắng lấy chứng chỉ ISO hay tham gia vào chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao hay tham gia chương trình bầu chọn Thương Hiệu Mạnh, Doanh Nghiệp Sao Đỏ…

Xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ dễ dàng hơn thương hiệu doanh nghiệp. Khi bạn có sẳn tài năng, kỹ năng, kiến thức chuyên môn một lĩnh vực nào đó, thì việc tạo dựng thương hiệu gần như đơn thuần là việc quảng bá để khách hàng tiềm năng hay những người quan tâm biết đến những điều này.

Thương hiệu riêng (nhãn hàng riêng) là thương hiệu sản phẩm của nhà phân phối. Với xu hướng chuyên môn hóa trong sản xuất và phân phối sản phẩm nên có một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất mà không tham gia vào việc tạo dựng thương hiệu hay phân phối sản phẩm. Các nhà sản xuất này sẽ cho phép các nhà phân phối gắn nhãn mác của mình lên các sản phẩm.

Nhãn hàng riêng ngày càng phổ biến trong môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), hiện có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gia công hàng nhãn riêng cho các hệ thống siêu thị.

Điển hình như Saigon chúng tôi đã liên kết hợp tác với 45 nhà sản xuất, gồm công ty Kinh Đô, công ty bột giặt Lix, giấy Sài Gòn, dệt Phong Phú, công ty Sanmiguel, công ty cổ phần hải sản SG, nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai… và các làng nghề để sản xuất hàng nhãn riêng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như dầu ăn, gạo, trứng, thực phẩm trữ mát, trữ đông, thực phẩm chế biến, hóa phẩm, thời trang…

Hệ thống siêu thị Big C từ năm 2007 đến nay cũng liên tục tung ra các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình. Như năm 2007, hãng tung ra nhãn hàng “Wow! Giá hấp dẫn”. Đầu năm 2009, hãng cho ra mắt nhãn hiệu bánh mì, bánh ngọt “Bakery Big C”. Tuy nhiên, từ trước nhãn hiệu “Wow! Giá hấp dẫn”, doanh nghiệp này cũng đã tung ra khoảng 250 mặt hàng riêng, do trung tâm sản xuất thực phẩm tươi sống Big C chế biến. Và gần đây nhất, tháng 5/2011, hãng cũng bắt đầu triển khai thêm một nhãn hàng riêng mới mang chính tên Big C.

Thương Hiệu Cá Tầm Dưới Tán Rừng

Ngày 15/1, khi tôi viết về cơ sở nuôi cá tầm ở Lâm Ðồng thì ông chủ Nguyễn Văn Toản đang có mặt ở Ðắk Lắk xây dựng cơ sở thứ 2 và chuẩn bị thả cá giống. Còn ở Lâm Ðồng, bên dòng suối trong veo, một chiếc đập được ngăn lại giữ nước lọt giữa thung lũng rừng xanh là nơi sinh sống của hàng triệu con cá tầm đủ các lứa tuổi…

Hệ thống hồ cá tầm đã và đang đạt trọng lượng thu hoạch. Ảnh: M.Ðạo

Anh Nguyễn Văn Toản quê ở Nam Định, 41 tuổi, đến với nghề nuôi cá nước lạnh từ 7 năm về trước. Sục sạo khá nhiều vùng đất ở các tỉnh Đông Nam bộ, năm 2013, anh Toản chính thức lựa chọn vùng đất dưới chân núi Lang Biang khá hẻo lánh, cách Đà Lạt 20 km ở Lạc Dương, Lâm Đồng làm cơ sở nuôi cá tầm của anh. Và bây giờ, anh đã trở thành ông chủ của thương hiệu nổi tiếng “Cá tầm suối Đà Lạt Trường Toàn”. Rất bài bản và tươm tất, nhưng anh nói với tôi, đã từ chối làm điểm tham quan du lịch khi chính quyền huyện đặt vấn đề.

Vì không hề có một bảng tên dẫn đường, tôi phải nhờ một cán bộ kiểm lâm địa bàn của huyện Lạc Dương mới lần tìm ra cơ sở nuôi cá tầm của anh Toản. Khu đất này được anh mua từ đầu năm 2014, thuộc thôn Đạ Nghịt, xã Lát. Tiếp tôi là anh Vũ Văn Sáng (58 tuổi), người được giao quản lý điều hành trang trại và nhóm lao động trên dưới 10 người.

Quy mô trang trại hiện nay bao gồm: 30 bể ươm cá giống và 82 bể nuôi cá thương phẩm trên diện tích khoảng 15.000 m2. Năm 2016, tổng sản lượng cá tầm của cơ sở Trường Toàn đạt 250 tấn.

Để được sản lượng và chất lượng cá tầm tốt, chủ trang trại Nguyễn Văn Toản và các cộng sự đã bỏ rất nhiều công sức và kinh phí đầu tư. Trước hết, trứng cá tầm được nhập khẩu từ 2 nước Đức và Nga, khi về trang trại phải cất ủ ở nhiệt độ ổn định 15 – 16 độ C; còn nguồn nước luôn lưu thông để tạo áp lực liên tục trong 75 ngày. Khi cá tầm nở, tiếp tục được đưa vào các hồ có mái che, kín gió và cường độ ánh sáng rất hạn chế, đặc biệt luôn giữ vệ sinh môi trường sống bằng việc không cho người bên ngoài vào… Thức ăn tổng hợp của cá cũng mua từ nước ngoài về mới đảm bảo đủ dinh dưỡng và độ an toàn cao. Anh Sáng cho biết: “Thấy vậy chứ nuôi cá tầm không đơn giản chút nào đâu, phải trực 24/24 giờ. Cần nhiều yếu tố lắm, nào đủ lượng ô xy, nhiệt độ thấp ổn định; nào luôn thay nhau theo dõi diễn biến, nước vào nước ra làm sao cá không bị ngợp…”. Chỉ riêng khâu cho ăn cũng rất công phu. Ban đầu, cứ mỗi giờ cho cá ăn 1 lần, cá 10 ngày tuổi 2 giờ cho ăn 1 lần; 20 ngày tuổi 3 giờ cho ăn một lần… và đêm cũng như ngày. Khi con cá đạt trọng lượng khoảng từ 50 – 60 gram mới được vợt chuyển ra hồ lớn bên ngoài. Lúc này, cứ 6 giờ lại phải cho cá ăn, bất kể nắng hay mưa… Có đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật như vậy thì cá mới lớn nhanh, khoảng 1 năm rưỡi cá đạt trọng lượng từ khoảng 1,8 kg trở lên. Lúc này đã có thể gọi là cá thương phẩm, thu hoạch cung cấp cho người tiêu dùng. “Nhưng để có trọng lượng 3 kg phải nuôi mất 3 năm ròng”, anh Sáng nhấn mạnh.

Làm chủ thị trường bằng mô hình liên kết

Tình trạng chung của hàng nông sản Việt Nam thường bị hàng Trung Quốc chèn ép giá, vì vậy, anh Nguyễn Văn Toản kêu gọi các cơ sở nuôi cá tầm ở Lâm Đồng liên kết lại. Và anh đứng ra chịu trách nhiệm bao tiêu đầu ra để giữ được thương hiệu về chất lượng cá tầm nội địa. Theo đó, tất cả sản phẩm cá tầm Đà Lạt đều được cơ sở của anh Toản mang về gắn tem ghi rõ xuất xứ để chống hàng giả khi đưa ra thị trường. Nhờ vậy, trên thị trường tiêu dùng, nhất là thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thương hiệu “Cá tầm suối Đà Lạt Trường Toàn” luôn đứng đầu bảng lựa chọn của khách hàng. Đây là mô hình tiên phong trong quy trình nuôi và đưa sản phẩm cá tầm ở Việt Nam tự tin bước ra thị trường một cách bền vững, rất cần được áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp khác.

Anh Vũ Văn Sáng cho biết thêm: Hiện giá bán tại cơ sở nuôi khoảng 150 ngàn đồng/kg đối với giá sỉ và 170 ngàn đồng/kg đối với giá bán lẻ. Tại cơ sở nuôi Đạ Nghịt vào thời điểm này có khoảng 200 ngàn con cá tầm giống 30 ngày tuổi. Số cá này sau 2 tháng nữa mới đưa ra hồ lớn, khi đã đảm bảo về sức khỏe. Vì sức hút của thương hiệu “Cá tầm suối Đà Lạt Trường Toàn” ngày càng mạnh, anh Nguyễn Văn Toản quyết định tiếp tục đầu tư tại huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. Ngay đầu năm 2017, anh và các cộng sự đang triển khai theo hình thức cuốn chiếu, vừa đầu tư mở rộng vừa nuôi thả cá tầm tại cơ sở mới này. Dù là vị trí không phải ở Đà Lạt – Lâm Đồng, nhưng với điều kiện khí hậu – thổ nhưỡng tương đương và với tất cả những kinh nghiệm về kỹ thuật, trách nhiệm với sản phẩm, ông chủ Nguyễn Văn Toản vẫn kiên định giữ cho được thương hiệu cá tầm của mình khi sản phẩm cá ở tỉnh Đắk Lắk xuất đi. Hiện thực đó sẽ được minh chứng vào giữa năm 2018, cũng là mô hình trong chuỗi của liên doanh, liên kết phát triển thương hiệu sản phẩm cá tầm Đà Lạt, Lâm Đồng.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Thương Phẩm Hiệu Quả

1. Đặc tính của cá chép

Trước khi chúng ta tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm như nào cho có hiệu quả thì trước tiên chúng ta sẽ phải tìm hiểu về các đặc tính vốn có của loài cá này.

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, là một loài cá nước ngọt, có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau.

Cá chép có độ dài tối đa khoảng 1,2 mét và cân nặng tối đa khoảng 37,3 kg, tuổi thọ đạt khoảng 47 năm..

Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Cá chép là một loại cá sống thành bầy đàn, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Trên lưng chúng có nhiều vảy, và là những loại cá tạp ăn và chúng ăn gần như có thể ăn mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, sinh vật phù du hoặc cá chết.

Cá chép là loại cá có giá trị kinh tế cao vì vậy nếu bạn áp dụng kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm hiệu quả sẽ cho năng suất cực kỳ cao.

2. Kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm

bao gồm nhiều công đoạn trong đó bà con phải chú ý ngay từ bước chuẩn bị ao nuôi, thả cá giống, quản lý chăm sóc ao và cuối cùng là thu hoạch. Giờ đây, câu hỏi ” Kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm Làm sao nuôi cá chép mau lớn ” được đơn giản hóa chỉ bằng vài bước chuẩn bị.

B1 : Chuẩn bị ao nuôi

Một điều rất quan trọng không chỉ là kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm mà cho bất kỳ loại cá nào mà bạn muốn nuôi đó là bước chuẩn bị ao.

Giống như các ao nuôi cá khác, điều kiện cho ao để nuôi cá chép thương phẩm là: đất không bị chua hay mặn, phải gần nguồn nước sạch, không có các mạch nước ngầm độc hại gây nguy hiểm cho cá. Nên đào ao theo hình chữ nhật ( trong đó chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần chiều rộng), nên để ao gần chuồng trại chăn nuôi, hoặc gần gia đình để tiện quản lý và chăm sóc, gần đường giao thông để thuận tiện trong quá trình vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch.

Trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm thì môi trường ao nuôi cá phải luôn thoáng sạch, không được để bị ô nhiễm, nhiệt độ của nước phải dao động khoảng 20-30 độ C, nước ao phải luôn có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10 đến 20 cm), độ PH đạt từ 6,5 đến 8,5, oxy đạt từ 3-8 mg/l, cò từ 3-10mg/l, và nước ao không được có H2S, hàm lượng NH4 phải nhỏ hơn 1mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l.

Trước khi nuôi cá, cần phải chuẩn bị theo các bước sau:

Sửa sang bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ, bụi rậm quanh ao.

Tháo cạn ao, nạo vét đáy bùn đề tiêu diệt các mần mống có thể gây bệnh sau này cho cá.

Bón vôi khắp đáy ao, để diệt khuẩn, nếu trong ao nuôi đã từng làm cho cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng 2 lần ( khoảng từ 15-20kg/100m2).

Phơi ao từ 3- 5 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30 đến 40kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40 đến 50kg lá xanh (dùng lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100m2.

B2: Tiến hành chọn giống

Trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm thì có một điều bạn không được bỏ qua đó là việc tiến hành chọn giống nuôi.

Nên chọn loại giống tốt đề đảm bảo về chất lượng cá sau này, để có thể chọn được giống cá chép tốt thì bạn hãy lầy khoảng 10- 15 con cho vào ao sau đó theo dõi cá trong khoảng 20-30 phút thấy cá hoạt động bình thường là được, nếu như cá có hiện tượng chậm chạp hoặc chết thì phải ngưng việc thả cá mà kiểm tra lại nguồn nước một lần nữa.

Nên tắm cho cá giống đề phòng bệnh: trước khi thả vào ao thì nên cho cá tắm qua nước muối ăn (nacl) nồng độ 3%.

Khi thả cá vào ao thì nên thả từ từ để tránh việc cá bị “xốc” do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá:

Chú ý nên thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.

B3: Biện pháp quản lý ao nuôi:

Để thực hiện tốt kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm cho năng suất cao thì bà con phải bảo đảm hàng ngày phải thăm ao ít nhất 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, để kịp thời phát hiện các hiện tượng có ảnh hưởng đến ao cá bao gồm như: hiện tượng cá bị nổi đầu, nước ao bị bạc màu, đăng cống hư hỏng, hay cá bị đánh trộm v.v… Ngoài ra trong quá trình nuôi bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề nên phải luôn chú ý quan sát để có cách khắc phục như:

Nếu như trên sàn ăn còn thừa thức ăn là cá đã no, phải giảm bớt khẩu phần ăn của cá.

Nếu như trên sàn ăn hết thức ăn cho cá chép, nước trong ao đục ngầu, là cá đang đói phải tăng thêm thức ăn.

Nước ao giàu dinh dưỡng thì có màu xanh lá chuối non.

Cá nổi đầu bình thường: vào buổi sáng cá nổi thành từng đám, bơi lội thoải mái, phản ứng nhanh với tiếng động, cá lặn hết khi mặt trời mọc.

Nếu cá nổi đầu do ao thiếu oxy hoặc bị bệnh: thì cá bơi lội dáng vẻ mệt mỏi, bơi không theo đàn, xuất hiện ven bờ ao có tôm tép chết dạt… Lúc này cá cần phải được cấp cứu: bạn phải ngừng hẳn bón phân, ngừng cho cá ăn, và bơm ngay nước mới vào ao,

Áp dụng kỹ thuật nuôi cá chép và giữ mức nước ao từ 1,5-2m để có thể chống nóng và chống rét cho cá.