Top 13 # Xem Nhiều Nhất Thuốc Lên Đầu Cho Cá La Hán Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Lên Gù (Đầu) Cho Cá La Hán

Có người phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú La Hán nổi gù, có người mất nhiều tiền mua sách để học nghề mà vẫn không thành công. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá la hán.

Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên

Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá la hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( chúng tôi bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.

Lên gù bằng cách thả cái mái vào

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Kính kè cá la hán – Soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cá rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con.

Kính kè la hán rất hiệu quả trong việc lên gù cho cá la hán, cá nhìn thấy sẽ tăng gù nhanh chóng, loại kính này bán khá nhiều ở các cửa hàng bán cá la hán, giá dao động từ 40-70.000đ

Kinh Nghiệm Lên Màu, Lên Đầu Cho Cá La Hán

Người sở hữu chú cá La Hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Có người phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú La Hán nổi gù, có người mất nhiều tiền mua sách để học nghề mà vẫn không thành công. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá La Hán.

KINH NGHIỆM LÊN MÀU Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau: Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con) Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng. Lên màu cho cá trưởng thành Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

LÊN GÙ (ĐẦU) Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( chúng tôi bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng. Lên gù bằng cách thả cái mái vào Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh. Soi gương Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Tìm hiểu thêm sách, báo để biết thêm thông tin.(H.H).

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Đầu

Cái bướu trên đầu cá La hán là đặc điểm rất được nhiều người ưa chuộng. Cá La hán trống nào có bướu càng to, càng được nhiều người săn tìm hơn và tất nhiên có giá cao hơn.

Trước hết, ta thử tìm hiểu xem thành phần của bướu là gì?

Có người cho đó là cực xương với thịt. Có người cho đó là mỡ. Nhưng cũng có người tin đó chỉ là chất hơi nên mới căng phồng lên. Thật ra, thành phần chủ yếu của bướu trên đầu cá La hán là nước và mỡ. Hễ được chủ nuôi thường xuyên bồi bổ loại thức ăn dồi dào chất béo và protein thì bướu sẽ có điều kiện tốt để phát triển to. Ngược lại cho cá ăn thất thường, bữa no bữa đói, lại thiếu chất bổ dưỡng cần thiết thì cả đâu thừa chất dự trữ để nổi đầu. Còn một yếu tố khác phải kể đến là lượng hormone cũng góp phần tác động đến kích thích bướu phát triển to. Nếu lượng hormone được sản sinh ra nhiều thì kích thích bướu phát triển to. Ngược lại, khi lượng hormone giảm sút thì bướu sẽ xẹp nhỏ lại.

Do gien di truyền

Nếu cá bố mẹ trước đây được tuyển chọn kỹ, có đầu gù đạt chuẩn thì bầy cá của chúng thế nào cũng lựa ra được một số cá con thừa hưởng đặc điểm này của cá bố mẹ. Có nhiều người thắc mắc: không hiểu sao con cá La hán ở các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia.. cá mới có mấy tuần tuổi mà đa số đã nổi u trên đầu, trong khi cá La hán mình “cản” ra, đến lúc gần trưởng thành mới phân biệt được tốt, xấu! Đặt ra câu hỏi đó tức ta đã có câu trả lời rồi vậy. Do người ta cẩn thận hơn mình trong việc tuyển lựa kỹ những cặp cá bố mẹ từ nguồn gốc của chúng tốt xấu ra sao rồi mới ráp cặp cho sinh sản. Ngoài ra, có thể họ còn có bí quyết riêng trong việc nuôi dưỡng từ lúc còn là cá bột…

Lên đầu bằng thức ăn tươi và thức ăn viên

Thức ăn đã đóng vai trò quan trọng để cá La hán lên màu và lên đầu. Điều này chắc chắn không ai phủ nhận. Nếu từ lúc còn là cá bột, ta cho ăn artemia. Qua một tuần tuổi ta cho ăn thức ăn tươi sống, xen kẻ với thức ăn viên… Nếu hàng ngày cứ cho ăn no đủ với các loại thức ăn bổ dưỡng như vậy, cá La hán sẽ chóng lên màu và lên đầu.

Nếu thả cá mái vào hồ sống chung với cá trống La hán theo định kì hàng tuần hay nửa tháng một lần, và mỗi lần chừng một hai giờ, thì cá trống sung lên. Nhờ đó mà lượng hormon sinh sản ra nhiều, làm cục bướu trên đầu căng to ra.

Cũng đạt được kết quả này, chúng ta còn áp dụng nhiều cách khác:

Thay vì thả cá mái vào hồ, ta chỉ đặt dựa vào vách hồ một tấm kiếng soi mặt. Cá trống sẽ nhìn vào đó và thấy cái bóng chính nó nhưng ngỡ rằng đó là kẻ địch cố tình xâm lấn lãnh địa của mình nên hùng hổ gây sự… Chỉ nên đặt tấm kiếng trong một hai giờ thôi, vì nếu để lâu hơn sẽ có tác dụng ngược lại vì cá sẽ kiệt sức. Có thể thay tấm kiếng bằng một con cá bằng nhựa.

Một cách khác là đặt hai cái hồ gần nhau để hai con cá La hán có cơ hội trông thấy nhau mà dương oai diễu võ với nhau, không thể cắn mổ gì được nhau. Nhưng, nhờ đó mà chúng sung sức để lên đầu. Hoặc dùng tấm kiếng ngăn đôi cái hồ ra, mỗi bên thả một con trong một hai giờ rồi thả con kia (có thể là cá mái La hán) trở về môi trường sống cũ của nó…

Tóm lại, muốn cá La hán mau lên màu, lên đầu, ngoài yếu tố di truyền có sẵn ra, ta còn phải cho chúng ăn no đủ với thức ăn bổ dưỡng. Ngoài ra phải có chế độ chăm sóc hợp lý về mọi mặt., từ khâu thay nước có định kỳ, đến việc theo dõi nhiệt độ nước, độ pH…

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

Cách Nuôi Cá La Hán Khỏe Lên Màu, Lên Đầu Đẹp

Một vài thông tin về cá La Hán

Nuôi cá cảnh, người chơi cần phải chú ý đến bể cá, môi trường nước, nhiệt độ và thức ăn cho chúng. Vì không phải loài cá cảnh nào cũng dễ nuôi, cá La Hán cũng vậy, tuy chúng lớn nhanh và khỏe mạnh nhưng nếu bạn không chăm sóc chúng đúng cách thì chúng sẽ không phát triển như ý muốn của bạn được.

Cá La Hán có tên gọi tiếng Anh: Flower Horn và tên tiếng Hoa: 花罗汉 (Hoa La Hán) là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.

Đây là một loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Có một số nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ cá Hồng Két (Red Parrot) và cá rô phi họng đỏ mà ra, nhưng thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá La Hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá La Hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.

Hiện nay, cá La Hán được rất nhiều người nuôi cá chọn nuôi làm cá cảnh, cá La Hán được đón nhận rất cuồng nhiệt hơn cả cá dĩa và cá rồng xưa kia, vì người ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.

Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25 cm hoặc 30 cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh nên thường nuôi cá La Hán trong hồ trơn. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu).

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.

Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.

Cá La Hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng những loài sau đây được ưa thích và nuôi nhiều là:

Kim Cương

Thái đỏ

King Kamfa (giống ngoại nhập và đắt nhất trong các loại hiện nay)

King lai (Thường được lai giữa King Kamfa mái và Kim cương trống)

Cá la hán không còn ở thời thượngđẳng, tuy nhiên, vẫn còn là sở thích của nhiều người, những chú cá đẹp cũng đáng giá bạc triệu. Thông thường, chỉ cần khoảng 500 ngàn đồng là sở hữu được chú cá con khá đẹp. Cá la hán dễ nuôi (họ cá rô), gần gũi và thông minh, tuổi thọ kéo dài khoảng 10 năm. Do tốc độ sinh sản nhanh nên cá la hán mau rớt giá, vì vậy nếu định đầu tư cá la hán với ước mơ làm giàu cần tìm hiểu kỹ càng.

Kỹ thuật nuôi cơ bản:

Bể nuôi cá La Hán

Kích thước của cá La Hán có thể dài trên 30cm hoặc ngắn hơn do di truyền từ cha mẹ . Chính vì vậy mà bể cá kiểng có kích thước tối thiểu phải là 0,6m x 0,3m x 0,4m. Nếu người nuôi có điều kiện nên chọn bể từ 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để tạo không gian thoải mái cho La Hán phát triển toàn diện. Việc trang trí cho bể nuôi La Hán là không thể được vì cá La Hán là loài rất hiếu động, thích sự dàn trải trong không gian rộng nên bất cứ những gì cản đường chúng đều lật đổ.

Mặc khác, vì cá La Hán có kích thước lớn, nếu bơi trong bể có trang trí hòn non bộ hay cỏ giả dễ gây ra những vết trầy xước bên ngoài hoặc có thể gây ra những tai nạn không đáng có. Vậy là tốt nhất bể nên trống hoặc có thể đặt vài viên sỏi để chúng có công việc để làm, vận động cơ thể, tránh ù lì quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên của chúng. Nếu bạn nuôi chung nhiều cá La Hán trong một bể thì hãy ngăn chúng ra bằng những tấm kiếng, điều này không những giúp chúng khỏi tranh chấp mà còn khiến cá cảnh của bạn trở nên sung mãn hơn.

Nhiệt độ

Cá La Hán là cá nhiệt đới, vì vậy cá phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 20OC – 30OC. Nếu nhiệt độ quá lạnh cá dễ mắc các bệnh ngoài da và bệnh về đường tiêu hóa. Những người nuôi ca kieng khuyên rằng nên nuôi cá La Hán với nhiệt độ từ 28OC – 31OC.

Môi trường nước

Cá La Hán không đòi hỏi khắt khe về chất lượng nước . Cũng như các loài ca kieng khác, nếu bạn sử dụng nước máy hãy chứa nước trong một bể khác cho bay hết CLO trong vòng 24 giờ (có thể để máy sục khí) . Nhưng bạn cũng nên chú ý về độ pH và độ cứng của nước. La Hán cũng đòi hỏi về độ pH một chút, đó là từ 7,5-8,0. Để duy trì môi trường nước ổn định, bạn hãy thay nước mỗi tuần một lần. Trong bể thả một ít san hô để duy trì sự ổn định về pH. Hãy chú ý về những thay đổi của cá đối với môi trường nước.

Hệ thống lọc

Cá La Hán là loài cá dễ nuôi, chúng có thể sống ổn định mà không cần máy lọc. Nhưng để giống ca canh này có thể thể hiện hết vẻ đẹp của chúng, bạn nên tạo một hệ thống lọc giúp nguồn nước trong bể sạch hơn. Hệ thống lọc cần có những ưu điểm sau:

Lọc phải có hiệu quả cao.

Động cơ phải đủ công suất.

Hệ thống phải vệ sinh dễ dàng.

Lọc tránh bị nghẽn khi bẩn

Ánh sáng cho bể cá

Mặc dù là cá nhưng vì được nuôi dưỡng trong bể nên La Hán cũng cần ánh sáng đèn giống như người cần ánh sáng mặt trời. Mục đích đầu tiên của việc đặt đèn là giúp chúng ta thấy ca canh đẹp hơn và đèn đặt trên bể nuôi La Hán thường là đèn hồng.

Vì sao như vậy? Câu trả lời là: cũng như da người, da và vảy cá cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cá trở nên đậm hơn, rực rỡ hơn, còn da người hấp thu từ mặt trời – chính vì vậy mà da người mới hơi ngăm. Trong một ngày cần bảo đảm bật đèn và duy trì ánh sáng đèn từ 8 giờ – 12 giờ sẽ giúp cá kiểng của bạn có màu sắc đẹp và dạn dĩ hơn.

Lợi ích của muối đối với cá

Chúng ta ai cũng biết muối là một chất sát khuẩn tốt. Khi cho muối vào bể nuôi ca canh, muối trở thành một liều sát thủ giết chết các ký sinh mà không gây độc hại cho cá cảnh. Muối phân ly tạo thành các điện tích Na+ và Cl- cung cấp cho môi trường xung quanh giúp môi trường sống của cá được ổn định. Từ đó, muối làm cho cá có cảm giác như đang sống ngoài ngôi nhà thiên nhiên. Thông thường muối thả vào bể cá là muối hột (dạng tinh thể), hoặc muối bột bình thường. Tuyệt đối không sử dụng muối có Iod vì đó là hóa chất có thể giết chết cá cảnh của bạn.

Chọn cá La Hán con

Cho cá ăn

Cá “lên đầu” và “lên màu”

Ngoài yếu tố di truyền do giống loài, tạo dáng hình xấu – đẹp từng con thì cách chăm sóc tốt (thức ăn, môi trường nước…) góp phần đáng kể để cá la hán lên đầu và lên màu. Không phải cá la hán nào cũng có đầu gù đẹp, đều này rất hên xui khi chọn cá lúc còn nhỏ. Thường bầy cá vài trăm con, chỉ vài con cá đẹp mà thôi.

Ngoài cách chăm sóc như trên, người nuôi bố trí thêm đèn màu góp phần kích thích cá lên màu. Cá sẽ lộng lẫy hơn khi có đèn chiếu sáng. Tốt nhất là đèn có màu hồng tím, có thể mở đèn suốt đêm hoặc tắt lúc bạn đi ngủ (mở 4 – 6 giờ/ngày, bắt đầu lúc 5 – 6 giờ chiều). Ngoài ra, có thể làm cá “sung” lên bằng cách đặt gương soi, cho ăn thêm cá xiêm mái…, và tùy vào túi tiền mua thêm thức ăn lên màu ở các tiệm bán cá. Có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên cần tránh loại có hóa chất làm cá bị triệt sản. Nhiều người cho cá ăn thêm trùn quế sẽ lên màu rất đẹp.

Thức ăn cho cá La Hán lên màu

Chăm sóc cá

Cá la hán rất dữ nên không thể nuôi 2 con một hồ. Hồ nuôi không cần để cây thủy sinh vì chúng cắn phá rất nhanh. Nhiều người để sỏi lọc nước nhưng cá không chịu để yên bao giờ. Hồ nuôi cá la hán nhất thiết phải có bộ phận lọc nước, sục khí, khoảng 3 – 7 ngày thay nước/lần, cũng có thể 2 – 4 tuần/lần (tùy lọc nước hoạt động tốt). Khi thay nước có thể thêm ít muối (tùy kích thước hồ) để sát trùng, nên thêm ban đầu rất ít cho cá không bị sốc, sau đó thay từ từ, 20 – 70%. Sau khi thay nước, màu sắc cá bị nhạt, điều này bình thường và sau đó chúng sẽ lên màu trở lại. Không để nước trong hồ bị dơ do cá rất nhạy cảm với môi trường, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá cũng như phát sinh bệnh. Đặt hồ cá nơi thoáng mát (không sáng quá và để ánh nắng chiếu vào, cũng không quá tối), có thể đặt thêm gương soi để kích thích tính “hiếu chiến” của cá, điều này có lợi cho phát triển đầu cá.

Cho cá La Hán đẻ

Cá La Hán sinh sản dễ dàng sau một năm tuổi khi cá đã trưởng thành, và được cho sinh sản nhân tạo trong hồ kính. Người nuôi cá sẽ chọn ra hai cá thể cá trống và mái. Thường thì cá trống phải to, màu sắc tươi đẹp sức khỏe tốt, tiêu chuẩn sức khỏe để chọn cá mái cũng tương tự nhưng thường cá mái chọn giao phối phải nhỏ hơn.

Hai con cá được thả vào hồ kính, sau đó được ngăn riêng ra bằng một tấm kính trong suốt, chờ cho đến khi cả hai bớt hung hăng với nhau và bắt đầu có cử chỉ mời gọi quấn quýt thì người ta lấy tấm kính ra. Hai con cá sẽ quần ổ và dọn sạch giá thể (thường là những hòn sỏi hoặc viên gạch tàu đặt sẵn dưới đáy hồ) và tiến hành đẻ trứng lên đó. Bắt đầu quá trình đẻ trứng, ống sinh dục của cá mái sẽ lú ra và dán trứng lên giá thể, dán đến đâu cá trống sẽ bơi theo tưới tinh lên đó. Sau hai giờ đồng hồ thì cá đẻ xong, thường thì người ta vớt riêng hai con cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng ra hồ khác để ấp trứng vì sợ hai con cá sẽ cắn nhau để giành ổ.

Cá la hán rất dễ sinh sản, nếu có chú cá trống đẹp thì có thể chọn mua cá mái để “tiếp quản” bầy cá mới. Chọn cá mái ưng ý (kích thước nhỏ hơn cá trống, tránh cá mái đánh nhau với cá trống lúc đẻ) cho vào hồ kiếng. Đặt một tấm ngăn bằng kiếng để hạn chế chúng đánh nhau và tập làm quen nhau, đến khi cả hai nhìn nhau “âu yếm” thì lấy vách ngăn ra. Khi chúng hợp nhau thì bắt đầu dọn ổ đẻ trứng. Đặåt thêm giá thể để trứng bám vào, cá đẻ khoảng 1 – 3 giờ, lúc cá đẻ không nên làm động mạnh hay làm cá giật mình.

Để hạn chế cá bố mẹ ăn trứng và cá con, sau khi cá đẻ, lấy trứng bám trong giá thể ra ấp riêng trong hồ khác. Lấy nước trong ao bố mẹ hoặc nước đã xử lý tốt. Trong lúc ấp mở sục khí (nhẹ, để xa), tắt máy lọc tránh cá con bị hút vào.

Cá bột sẽ nở sau 48 giờ và được nuôi bằng thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Qua hai tuần cá có thể ăn thức ăn đặc chế và sau một tháng có thể tiến hành chọn lọc loại bỏ cá xấu không đạt tiêu chuẩn và giữ lại những cá con có hình thể đẹp tiếp tục nuôi đến trưởng thành.

Cá con mới nở 2 – 4 ngày không cần cho ăn, sau đó cho ăn bo bo hoặc ít lòng đỏ trứng gà luộc hòa với nước. Cần thay nước 1 – 2 ngày/lần. Tiếp tục cho cá ăn bo bo, đến khoảng 10 ngày tuổi tập cho ăn trùn chỉ.

Chú ý cá sau khi đẻ phải tách đôi cá bố mẹ ra. Chăm sóc tốt, cá nở đều. Nếu ổ trứng bị hư cũng đừng lo lắng, cá sẽ tiếp tục đẻ khoảng 1 tháng sau.