Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thuế Chống Phá Giá Cá Tra Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Thuế Chống Phá Giá Tăng Nhưng Giá Cá Tra Vẫn Ổn Định

Thuế chống phá giá tăng nhưng giá cá tra vẫn ổn định

Hiện giá cá tra nguyên liệu vẫn ổn định dù mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR 10 – giai đoạn từ 1-8-2012 đến 31-7-2013) đối với cá tra đông lạnh xuất khẩu vào Mỹ có xu hướng tăng cao hơn so với mức giá sơ bộ trước đó.

Trước đây, mỗi khi phía Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá cao hơn thì giá cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại biến động mạnh.

Nhưng theo thông tin từ bà con nuôi cá tra ở ĐBSCL, tính đến thời điểm này giá cá tra nguyên liệu vẫn được ổn định so với tuần rồi và được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua vào dao động khoảng 23.500-24.500 đồng/kg (tùy loại).

Còn theo thông tin từ Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), cá tra nguyên liệu hiện được các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này mua vào có giá thấp nhất là 23.500/kg đối với loại thịt vàng và cao nhất là 24.500 đồng/kg đối với loại thịt trắng.

Dù thuế chống bán phá giá ở kỳ POR 10 có xu hướng tăng ở nhiều doanh nghiệp, nhưng giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định, phần nào đã giúp nông dân yên tâm sản xuất hơn.

Cụ thể, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kỳ POR 10 có 23 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra bị áp thuế chống bán phá giá là 0,97 đô la Mỹ/kg, tăng 0,39 đô la Mỹ/kg so với mức thuế sơ bộ được DOC công bố hồi tháng 7-2014. Có 4 doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá, gồm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, Công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Hòa Phát và Công ty cổ phần Tô Châu do những đơn vị này không xuất khẩu cá tra vào Mỹ trong giai đoạn trên.

Riêng đối với Công ty TNHH thủy sản Biển Đông và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn lần lượt bị áp thuế suất 0% và 0,03% ở kỳ POR 10, tương tự như kỳ POR 9 và sẽ được giữ không thay đổi cho đến năm 2017.

Đối với mức thuế chung toàn quốc cho các doanh nghiệp khác, được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ được công bố hồi tháng 7-2014 là 2,39 đô la Mỹ/kg.

Nguồn: (TBKTSG Online) 22/01/2015

Mỹ Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Kỳ Ii: Việt Nam Có Cơ Sở Để Khởi Kiện?

Bộ Công Thương Việt Nam và các tổ chức Hiệp hội trong nước đã có ý kiến khẳng định mức thuế Mỹ áp dụng cho cá tra Việt tại POR 13 là không công bằng và bảo hộ cao quá mức. Việt Nam hoàn toàn có thể có những biện pháp để đề nghị phía Hoa Kỳ xem xét lại một cách thỏa đáng.

Căn cứ kết luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tại kỳ rà soát chính sách thương mại lần thứ 13 (POR 13), các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg – 7,74 USD/kg.

Mức thuế “tiêu diệt đối thủ”

Với mức thuế “gấp đôi giá bán” như quyết định , các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ bị “cấm cửa” vào thị trường Mỹ, trừ hai doanh nghiệp Biển Đông và Vĩnh Hoàn vì có mức thuế thoả thuận. Cùng với đó, theo ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA), việc Mỹ không sử dụng số liệu nước thứ 3 như Bangladesh, Indonesia mà dùng số liệu có sẵn (AFA) để tính mức áp thuế cho cá tra Việt Nam trong đợt POR 13 “là sự bảo hộ quá mức”.

“Điều này được khẳng định là chưa có tiền lệ. Thậm chí thể hiện sự áp đặt chủ quan, thiếu cơ sở của DOC. Cho thấy quyết tâm của Hiệp hội Cá nheo Mỹ là đình chỉ sản phẩm fille đông lạnh cá tra vào thị trường này” – ông Quốc nhấn mạnh. Nói như ông Trương Đình Hoè- Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): “Quyết định áp đặt của DOC đi ngược lại tiến trình tự do thương mại, quyền lợi người tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng đến ngành cá tra, sinh kế của nông dân Việt Nam”.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản thậm chí còn đánh giá, mức thuế DOC áp lần này mang tính “tiêu diệt đối thủ” chứ không phải chống bán phá giá. Bởi theo tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá quá cao đã phải bỏ thị trường.

Có cơ sở và có tiền lệ

Trao đổi với DĐDN, GS. TS Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TP HCM, chuyên gia về bán phá giá khẳng định, Việt Nam có đủ cơ sở để khởi kiện Mỹ trong việc áp thuế chống bán phá giá cá tra quá mức lần này.

“Theo quy định tại Điều 2.4 tại Hiệp định về Chống bán phá giá, WTO yêu cầu so sánh phải đảm bảo công bằng. Tuy nhiên, hiện Mỹ đang sử dụng phương pháp “Quy về 0 – Zeroing” trong tính toán biên độ phá giá. Cùng với đó, Mỹ có thể thay đổi quốc gia cơ sở cho việc tính toán. Điều này khiến biên độ phá giá cao lên, mức thuế doanh nghiệp Việt Nam phải chịu vì vậy mà tăng cao”, Chuyên gia Dũng phân tích, đồng thời nhận định, Việt Nam có cơ sở để kiến nghị Mỹ xem xét thay đổi cách tính thuế, yêu cầu không áp dụng phương pháp “Quy về 0”.

GS.TS Trần Việt Dũng còn cho biết thêm, tiền lệ Việt Nam đã từng thắng trong vụ việc tương tự về tôm. DOC sau đó đã phải giảm mức thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. “Không riêng với Việt Nam, ngay cả với tôm Thái Lan, Mỹ cũng đã nhiều lần thua kiện tương tự nhưng vẫn không bỏ cách tính thuế này” – ông Dũng nhấn mạnh.

Có cùng quan điểm, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán Công sứ Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, tại lần công bố kết quả áp thuế cuối cùng của POR 9, Việt Nam cũng đã đề nghị phía Hoa Kỳ phải xem xét lại. Khi phía DOC không thể xem xét lại một cách thỏa đáng, Việt Nam đã khởi kiện lên Tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT).

“Kể cả trong trường hợp phán quyết cuối cùng của tòa án (thường kéo dài 3-4 năm), mà vẫn không thỏa đáng, Việt Nam thậm chí có thể khởi kiện lên đến Tòa án thương mại liên bang. Do vậy, tôi có thể nói rằng, Việt Nam vẫn có cơ sở, có quyền và trên thực tế cũng đã từng áp dụng quyền của mình để đi đến cùng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”, ông Sơn nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Luận Văn Đề Tài Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá Tra, Cá Basa Của Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đã và đang tham gia sâu và rộng vào các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, APEC và WTO. Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Những bên cạnh đó cũng đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp.để bảo hộ nền sản xuất trong nước của mình. Áp lực từ các vụ kiện bán phá giá sẽ ngày càng tăng, sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung và thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. Ngành sản xuất và chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá tra, cá BaSa Của Việt Nam” nhằm mục đích tìm ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá Basa của Việt Nam.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Giá Thức Ăn Cá Tra

Đăng giá Thủy Sản

Sau khi nhận được thông tin trong vòng 12 giờ xác nhận, giá của bạn sẽ được đăng lên.