Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thức Ăn Cho Cá Vàng Mới Nở Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Trùng Cỏ: Thức Ăn Tốt Cho Cá Bột Mới Nở

Cho cá bột ăn gì luôn là vấn đề muôn thủa được lấy ra tranh luận đối với những người chơi cá cảnh chuyên nghiệp. Cá bột mới nở thường rất nhỏ và thức ăn phù hợp với chúng không nhiều, nhất là các loài cá cảnh kích cỡ nhỏ. Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trùng là thức ăn phù hợp nhất, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cá bột.

Trùng cỏ là gì?

Trùng cỏ thuộc lớp động vật nguyên sinh, sống dưới nước hoặc đất ẩm. Trùng rất phong phú về hình dáng và kích thước, từ hàng chục tới hàng trăm micromet. Loại trùng này còn gọi là trùng đế giày, trùng bánh xe sinh sản xen kẽ thế hệ hữu tính bằng tiếp hợp và vô tính bằng phân cắt cơ thể.

Trùng ưa thích sống ở những vùng nước tù, nước bẩn có nhiều thực vật thuỷ sinh hay bã thực vật đang phân huỷ. Trùng phủ tiêm mao và chuyển động bằng cách rung động các tiêm mao. Trùng hấp thụ thức ăn qua bào khẩu, bào hầu và tiêu hoá bằng không bào tiêu hoá.

Trùng cỏ là thức ăn vô cùng quan trọng cho cá bột mới nở. Đối với chăn nuôi thuỷ hải sản, người ta thường phân chia và nhân giống số lượng lớn các loại trùng cỏ như trùng đế giày, trùng bạnh xe để đáp ứng cho chăn nuôi thuỷ sản. Đây đều là những sinh vật quan trọng gọi là mao trùng. Trái ngược với trùng có lợi là một vài loài ký sinh gây hại cho việc nuôi cá, thường sống ký sinh gây bệnh trên da, mang của cá.

Cách nuôi trùng cỏ làm thức ăn cho cá

Trùng cỏ là sinh vật nguyên sinh xuất hiện ở hầu hết tất cả các khu vực có ao hồ, sông và biển. Đây là thức ăn có kích thước nhỏ nhất dành cho cá cảnh nếu so với các loại bo bo, trùng chỉ, trùn giấm hay artemia. Những loài này ban đầu khá nhỏ nhưng phát triển cực nhanh và quá to nên cá bột không thể ăn được. Chính vì thế, trùng là thức ăn cá cảnh phù hợp nhất dành cho cá bột.

Đầu tiên, bạn kiếm một cái chậu hay bất cứ thứ gì có thể đựng nước cỡ lớn để tránh tình trạng gây ô nhiễm và bốc mùi hôi thối. Vật dụng nuôi trùng cỏ phải rộng, không nuôi trong các vật dụng kín sẽ không đạt hiệu quả.

Đổ nước vào chậu và phơi khoảng vài ngày, sau đó rải xuống đáy chậu một lớp bùn mỏng, nên lấy bùn ao là tốt nhất. Bùn sẽ giúp trùng cỏ phát triển và sinh sản nhanh hơn, nếu không trùng cỏ rất dễ chết. Sau đó thả trùng vào để chúng tự phát triển.

Đến đây chắc nhiều người sẽ thắc mắc trùng từ đâu mà có. Câu trả lời là chúng luôn có sẵn trên bề mặt của các loại thực vật thuỷ sinh. Khi thực vật thuỷ sinh phân huỷ, vi khuẩn xuất hiện và kích thích trùng cỏ phát triển. Trùng sinh sôi khá nhanh và lại thành thức ăn cho cá bột mới nở. Người ta thường bắt đầu dậm trùng cỏ trong bể ép cá ngay từ khi cá mới đẻ trứng, sao cho cá bột nở thì trùng cũng đã xuất hiện.

Có thể dùng các loại rau thường dùng trong bữa ăn để làm thức ăn cho trùng cỏ. Trước khi cho vào chậu hãy vò nhẹ tay để rau nát, trùng dễ ăn hơn.

Tiếp tục đổ một chút nước cơm để kích trùng phát triển nhanh hơn, không nên đổ quá nhiều. Canh khoảng vài ngày lại cho rau và nước cơm một lần, nếu trùng ăn hết không được cho ăn thêm.

Nếu không có nước cơm có thể dùng nước vo gạo, các loại nước có chứa thành phần hữu cơ như nước ép hoa quả cũng được. Nên chọn loại nước không nặng mùi để đỡ gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường.

Chậu nuôi trùng cỏ nên để ở những nơi bóng râm, không có ánh nắng vì vi khuẩn cần ánh sáng để trao đổi chất nhưng quá nhiều thì chúng lại không sống được.

Chăm sóc trùng cỏ

Nói chung, nuôi trùng không khó, hầu như ai cũng có thể tự nuôi được. Cái khó duy nhất là căn thời gian để làm ra trùng cỏ khi cá bột có thể tự ăn. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị sẵn một lượng trùng nhất định để sẵn sàng cung cấp cho cá khi cần.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết trùng cỏ là gì và cách nuôi trùng như thế nào rồi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự mình tạo trùng để nuôi dưỡng đàn cá của mình.

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá Vàng Ăn Gì. Thức Ăn Hikari Cho Cá Vàng, Một Vài Thực Phẩm Khác

Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích trong 1gam là: 8,62% đạm, 2% chất béo, 13,46% vật chất khô, 0,5 – 0,7 Kcal.

Tương đương với khoảng 56,67% protein, Glucid 10%, Lipid 5%, tro 9,17%.

Nhưng với những ưu điểm mà trùn chỉ mang lại. Thì khi cho cá ăn, bạn cần xử lý trước. Nếu thả trực tiếp vào bể thì nên tắt lọc tránh cho trùng chui vào hộp lọc.

Khi mua trùn chỉ về, bỏ vào xô hay chậu. Cho thổi oxy liên tục và thay nước 3-4 lần, ngâm như thế để trùn nhả hết chất dơ trong ruột ra là có thể cho cá ăn. Và bạn nên thả 1 lượng trùn vừa đủ, không nên thả nhiều làm đục nước.

Nhiều protein, giá thành lại rẻ, dễ kiếm. Hợp với hành vi săn và đớp mồi, giúp cho đàn cá được nhanh nhẹn hơn.

Có một bất ngờ là, có đến 15 loại cá vàng cơ đấy. Bạn đã biết các loại cá vàng này chưa?

Bạn không nhìn nhầm đâu, với câu hỏi, cá vàng ăn gì. Thì đậu Hà Lan ( ăn được cả đậu Xanh nữa) là câu trả lời tiếp theo. Đây được xem là loại thức ăn giàu thực vật. Lại còn có thể trị bệnh cho cá nữa. (Điều trị bong bóng cho cá vàng)

Với đậu hà lan thì bạn có thể bóc vỏ, và cho cá ăn trực tiếp. Hoặc luộc qua lên cho đậu mềm, dễ ăn. Đậu xanh thì luộc sơ qua, rồi thả vào cho cá ăn là được.

Ngoài ra, cá còn có thể ăn rau xà lách, rau muống, rau sống, dưa leo, rong đuôi chồn và một số loài cây cỏ khác,… *anh bạn này ăn tạp dễ sợ*

Theo kinh nghiệm của Bể Cá Hoàng Gia, cá vàng là một loài cá dễ bị bệnh bong bóng. Thức ăn khô là một loại khó tiêu hóa cho cá vàng. Vì thế, bạn nên trộn thêm men tiêu hóa, giúp cho cá tránh bị sình bụng.

Cá vàng ăn gì? Đây có thể được coi là dòng thức ăn khô tốt nhất dành cho cá vàng. Hàm lượng protein cao, và cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cá.

Nghe có vẻ khả quan đấy, nhưng không như bạn nghĩ. Giá cho loại thức ăn này lại khá cao.. Mà cũng vẫn nên đầu tư chứ nhỉ, lâu lâu cho cá ăn sang một bữa. Hehe.

Hàm lượng Protein cao cùng các chất Vitamin bổ sung cho cá. Giúp cá lên màu và bóng bẩy hơn.

Viên tảo khi vào nước mềm nhưng không bã. Sẽ có một màu xanh lá nhuộm cả hồ cá nhà bạn nhưng chỉ 1-2 tiếng sau hồ cá sẽ trong veo trở lại.

Là một loại tôm chứa nhiều sắc tố giúp cá lên màu tự nhiên.

Chứa 60% đạm, giàu Axit Amin, Acid béo, dễ tiêu hóa, sạch khuẩn, có chất dinh dưỡng cao. Nên cân bằng cho cá trưởng thành và trong giai đoạn sinh sản.

Vậy là bạn đã biết được, cá vàng ăn gì rồi chứ? Chỉ nên cho chúng ăn trong khoảng 1 phút, không nên cho chúng ăn quá nhiều, thà đói một chút còn hơn là ăn no quá. Sau 1′ thì vớt những thức ăn thừa ra khỏi bể, bởi cá vàng rất háu ăn và đôi khi còn bị chết do bội thực.

Hãy cho cá ăn tại cùng một vị trí trong bể, vào cùng thời điểm mỗi ngày (một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối). Hy vọng những thông tin này, sẽ giúp cho chú cá vàng của bạn phát triển khỏe mạnh và lên màu thật đẹp nha.

Thành Phần Thức Ăn Mới Cho Cá Dĩa Cảnh

Nghiên cứu đã mở ra một biện pháp mới giúp giảm giá thành sản xuất cá dĩa cũng như tăng lợi nhuận kinh tế cho người nuôi.

Do hình dạng cơ thể, tập tính không hung hăng và màu sắc hấp dẫn, loài cá dĩa Symphysodon spp. đã được coi là “Vua cá cảnh” (Livengood, Ohs, & Chapman, 2009). Mặc dù nguồn gốc từ sông Amazon, việc sinh sản nhận tạo cá dĩa Symphysodon spp. để buôn bán trang trí đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Đức. Loài cá dĩa Symphysodon spp. đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng đối với một số nước châu Á. Mặc dù loài này là trọng tâm của các doanh nghiệp lớn và thương mại quốc tế, các nghiên cứu về các yêu cầu dinh dưỡng của nó, bao gồm tối ưu hóa thành phần thức ăn là rất hiếm (Chong, Hashim, & Ali, 2000, 2003).

Là một loài ăn động vật, cá dĩa Symphysodon spp. việc nuôi thường phụ thuộc vào thức ăn tươi là chủ yếu, chúng được chế biến bằng thịt bò, tim bò và thịt tôm (Chong, Hashim, & Ali, 2002; Song và cộng sự, 2016). Với sự mở rộng nhanh chóng của việc nuôi cá dĩa, nhu cầu lớn của tim và thịt bò đã dẫn đến chi phí cao cho việc nuôi. Vì vậy, việc cần thiết để nghiên cứu là giảm chi phí thức ăn bằng các thành phần có sẵn như là thay thế một phần các nguyên liệu hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự phù hợp của việc sử dụng các thành phần thức ăn thay thế thay thế cho tim và thịt bò rất hạn chế.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chọn trái tim vịt như một thành phần thay thế cho tim thịt bò trong thức ăn cá dĩa. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra ảnh hưởng của việc thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng tim bò bằng tim vịt lên hiệu suất sinh trưởng, cấu trúc cơ thể và thành phần acid béo (FA) của cá dĩa S. haraldi, một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay.

Thay thế thịt tim bò bằng thịt tim vịt trong thức ăn cá dĩa

Ảnh: wikimedia

Một thí nghiệm 56 ngày đã được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của 9 chế độ ăn khác nhau đến tốc độ sinh trưởng và thành phần sinh hóa của cá dĩa Symphysodon haraldi. 9 loại chế độ ăn khác nhau được tạo ra bằng cách sử dụng ba thành phần chính (thịt bò, tim vịt và thịt tôm) với các tỷ lệ khác nhau, tương ứng là 10: 0: 0 (F1), 9: 0: 1 (F2), 8: 0: 2 (F3), 6: 2: 2 (F4), 4: 4: 2 (F5), 2: 6: 2 (F6), 0: 8: 2 (F7), 0: 9: 1 (F8) và 0: 10: 0 (F9). Thí nghiệm được thực hiện trong 6 tuần.

Các kết quả phân tích cho thấy khi tỷ lệ tim thịt bò trong chế độ ăn giảm, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tăng trưởng chiều dài (LGR) và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân (HGR) của cá dĩa giảm từ F1 đến F3, sau đó tăng từ F4 đến F6, và sau đó giảm từ F7 đến F9, trong khi tỷ lệ hệ số thức ăn (FCR) cho thấy xu hướng ngược lại.

Không có sự khác biệt đáng kể về SGR, LGR, HGR và FCR giữa các nhóm F1 và F6. Trong khi tỷ lệ sống giảm khi mức độ thịt bò thấp. Việc ăn thức ăn chứa thịt bò hoặc thịt tôm thường dẫn đến giảm hàm lượng protein và hàm lượng tro thô trong máu.

Các axit béo trong cơ thể cá ở các nhóm F3, F8 và F9 cho thấy nồng độ 18: 3n-3 và 20: 5n-3 thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng thịt tôm có thể không nhất thiết phải được bổ sung vào thức ăn tươi cho cá dĩa S. haraldi. Chế độ ăn với lượng 60% tim vịt thay thế tim bò có thể đạt được hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Mở ra một biện pháp giúp giảm giá thành sản xuất cá dĩa cũng như tăng lợi nhuận kinh tế cho người nuôi cá dĩa.

Báo cáo được đăng trên sciencedirect.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Vàng. Ao Nuôi Và Thức Ăn Cho Cá Chép Vàng.

Nuôi cá chép vàng bán trong dịp cúng ông Táo hàng năm hoặc để phục vụ cho các đại lễ nhà phật để phóng sinh có thể thu được lãi rất cao. Nhưng làm thế nào để ương giống thành công cũng như bán được đúng thời điểm không phải ai cũng biết. Nắm được kỹ thuật nuôi cá chép vàng chắc chắn thì không có gì là không thành công.

I. Kỹ thuật nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng hay còn gọi là cá chép đỏ, cá chép nhật thường có kích thước không lớn. Chúng có màu vàng, vàng pha đỏ nhìn đẹp mắt và bơi rất nhanh. Thời điểm nuôi cá chép vàng để bán đúng lịch ở Việt Nam đó là tháng 8 – 9 dương lịch. Để có thể nuôi cá chép vàng thành công bà con nên chú ý kỹ thuật vào các phương diện như sau:

1. Làm ao nuôi cá chép vàng

Đối với ao nuôi tùy thuộc vào quy mô của bà con mà có thể dao động từ vài trăm đến hàng ngình mét vuông. Cải tạo ao nuôi bằng cách dọn sạch bèo, cỏ xung quanh, đánh bắt hết cá dữ cá lớn để chúng khỏi ăn cá vàng. Vét bớt bùn, rải vôi bột với liều lượng 7 – 10 kg/100 m 2 để khử độ chua của ao.

Đáy ao nên san phẳng, dốc về cống thoát nước, tiến hành lót phân chuồng ủ mục và phân xanh với liều lượng 30 – 40 kg phân chuồng và 40 – 50 kg phân xanh trên 100 m2 để cá có đủ nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra bà con cũng nên tìm hiểu nuôi trong bể xi măng được nhưng cần chăm sóc kỹ hơn.

2. Chọn giống và thả giống

Nếu bà con có kinh nghiệm ương giống thì có thể chọn cá bột để nuôi , còn không nên chọn cá hương để giảm rủi ro thất thoát giống. Ương cá bột trong ao thả với mật độ 150 – 200 con/m 2, sau khi thả cần cho cá ăn ngay.

Sau khi cá bột ương được 1 tháng thành cá hương thì tiến hành thu vét để san thưa sang ao khác hoặc bán con giống. Với cá hương chỉ nên tthar50-60 con/m2. Khi nuôi cá hương cần duy trì mực nước ao 1 – 1,2 m, nếu ao cạn thì phải bổ sung nước, cung cấp thức ăn đầy đủ.

3. Quản lý ao nuôi

Quản lý ao nuôi thường xuyên, kiểm tra cá 2 – 3 ngày/lần bằng cách dùng vợt có cán dài vớt cá lên để kiêm tra. Nếu cá có màu sáng, đều màu thì khỏe còn đầu to, bụng lép thì chứng tỏ thiếu thức ăn.

Nuôi cá vào lúc chuyển mùa nên cá dễ bị bệnh. Cần khử trùng nước ao định kỳ bằng vôi bột 1 lần/tháng, liều lượng 2 kg/100 m 2 (vôi được hòa loãng té đều xuống mặt ao). Chỉ cho cá ăn khi nhiệt độ 18 0 C trở lên hoặc lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Tránh trục vớt, kéo cá sẽ làm cá bị trày xước vì lớp vảy rất yếu.

Đối với cá bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu lờ đờ, cơ thể bị xơ, mất nhớt dạt vào bờ và chết dần. Lúc này cần giảm thức ăn, dùng kháng sinh Ciprofloxacin hoặc Streptomycine (thuốc thú y) với liều lượng 5 – 7 g/kg thức ăn để cho cá ăn. Đồng thời bổ sung viên sủi Vicato để khử trùng nước ao với liều lượng 0,5 – 0,8 g/m3 , ngày từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Cá có biểu hiện bênh cần đượ chăm sóc kỹ và theo dõi thường xuyên hơn.

Nuôi cá chép ương bột và cá hương sẽ có chế độ và nguồn thức ăn khác nhau.

Đối với cá ương bột thì do cá còn nhỏ nên thức ăn cần là loại có nhiều dưỡng chất, liều lượng tí. Thường là trứng gà, vịt, liều lượng 1 quả/3 – 4 vạn cá bột. Cách cho ăn là luộc trứng, bóc vỏ trà lên vợt vải màn cho vụn rồi hòa với nước loãng té đều xuống ao cho cá ăn. Một ngày cho ăn 2 lần lúc 9h và 17h. Tiếp theo là chất bột là bột đậu tương trộn với bột cá, cám, ngô theo tỷ lệ (30/30/40) đun chín ngày cho ăn 2 lần. Liều lượng 0,5 kg/vạn cá /tuần thứ 1, 1 kg/vạn cá/ tuần thứ 2, 2 kg/vạn cá . tuần thứ 3, tuần thứ 4 là 3 kg/vạn cá.

Đối với cá hương sau khi ương từ cá bột lên thì có thể ăn rất nhiều và mạnh. Bà con nên nuôi với mật độ thưa để giảm cạnh trạn thức ăn. Cho thức ăn tự chế biến như bột cá, bột đậu nành, ngô, khoai, mì… được phối trộn với tỷ lệ của bột đậu nành và bột cá chiếm 25 – 35%, cần nấu chín trước khi cho ăn. Bổ sung thức ăn công nghiệp độ đạm 25 – 30%. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng tối.

Chú ý, khi cho ăn bàn con cần vãi thức ăn đều xung quanh gần bờ ao, nơi cá tập trung đông để chúng được bổ sung thức ăn đầy đủ. Cố gắng phân đều để tất cả số lượng cá đều được ăn , tránh hiện tượng để cá còi khi thu hoạch sẽ khó bán hơn.

Trước khi thu hoạch nên quấy dẻo bằng cách cho trâu cày qua lại trong ao để rèn luyện cá. Hoặc dùng chà rèo kéo quanh ao cũng được. Thu hoạch cá từ 20 – 21 tháng 12 (âm lịch) , bơm bớt 50% nước ao , dùng lưới vét cá bắt thu tỉa. Sau đó mới bơm cạn để bắt hết.

Để cá thu hoạch sống khỏe cần cho vào bể nước sạch và sục khí. Cá chép sau khi nuôi từ 5-6 tháng đạt 50 con/kg là phù hợp.