Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thức Ăn Cho Cá La Hán Con Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Thức Ăn Jbl Cho La Hán

Mô tả

Thức ăn JBL cho la hán là chuỗi thức ăn cao cấp được sản xuất chuyên dùng cho cá la hán. Với các thành phẩn dinh dưỡng đặc biệt, sản phẩm đem lại hiệu quả vô cùng cao sau quá trình sử dụng. Với những người nuôi cá la hán thì việc tìm kiếm thức ăn phù hợp cho cá là một điều vô cùng khó khăn.

Thông tin chi tiết về thức ăn JBL cho la hán

Thành phần chính bên trong JBL bao gồm: các loại động vật thân mềm và động vật giáp xác chiếm khoảng 27.5%. Ngoài ra, nó còn bao gồm ngũ cố với 25.99%. Cá và phụ phẩm cá chiếm khoảng 20.76% bên trong sản phẩm. Rau quả và phụ phẩm từ rau có tỉ lệ lần lượt là 12.5% và 12.25%. Trong thức ăn JBL còn có thêm dầu và chất béo, chiếm khoảng 1%.

Điều giúp sản phẩm trở thành thức ăn chuyên dụng cho cá la hán. Chính là các thành phần dinh dưỡng có trong nó. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu là Protein thô, chiếm khoảng 46%. Ngoài ra còn có chất thô sơ 1.8%, chất béo thô 6% hay tro thô 9.5% và độ ẩm 8%.

Tính năng đặc biệt của thức ăn JBL cho la hán

Đây là chuỗi thức ăn với thiết kế đặc biệt chuyên dùng cho cá la hán. Tùy vào kích thước của cá mà bạn có thể chọn loại thức ăn JBL phù hợp nhất.

Nếu đã từng sử dụng sản phẩm hẳn bạn sẽ nhận thấy màu sắc cá la hán thường đẹp lên rất nhiều sau một thời gian sử dụng. Tất cả đều là nhờ vào hàm lượng astaxanthin có trong sản phẩm.

Một tính năng vượt trội nữa của sản phẩm đó chính là hỗn hợp da vitamin trong thành phần. Điều này giúp cá tăng được sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh tật hơn.

Một yếu tố giúp cá la hán tăng trưởng khỏe mạnh. Đó chính là sự cân bằng giữa protein và các chất béo có bên trong sản phẩm.

Để cá đạt được hiệu quả tăng trưởng tốt nhất, bạn nên cho cá ăn theo đúng cách thức sau:

Bạn nên cho cá ăn nhiều bữa trong ngày. Tùy thuộc vào mật độ cá có bên trong hồ, kích thước của cá mà bạn có thể lựa chọn một lượng thức ăn phù hợp.

Địa chỉ cung cấp thức ăn JBL uy tín – chất lượng

Biết được thức ăn JBL đem lại nhiều hiệu quả cho cá la hán trong quá trình phát triển. Nhưng việc nên mua ở đâu để sản phẩm đạt chất lượng luôn là câu hỏi mà người dùng thắc mắc.

Nội dung đang cập nhật…

Thức Ăn Và Cách Cho Cá La Hán Ăn

là giống cá kiểng lớn con, ngoài việc ăn nhiều còn háu ăn và ăn tạp, ăn được nhiều dạng thức ăn nên cũng dễ nuôi.

Cũng như tổ tiên của chúng thuộc loài Cichlidae vùng Trung Mỹ, ăn được thực có nguồn gốc thực vật như rong tảo, cây thủy sinh và ăn được mồi sống như cá con, cua ốc, loài lưỡng cư và không chê cả xác hữu cơ phân hủy. Bằng chứng cho thấy khi đói chúng cũng có thói quen lục lọi, lăn các hòn sỏi đi nơi khác để tìm kiếm những thức ăn đã rữa nát, lắng xuống tầng đáy của hồ.

Đa số cá loài Cichlidae khi săn mồi thường khôn ngoan tìm một chỗ khuất, núp để rình con mồi bơi qua. chúng mới vồ ra chụp lấy từ phía sau khiến con mồi đành chịu chết. Cá La hán nuôi hồ, nếu thả mồi tươi sống vào như cá chép con, cá rồng rồng nó cũng biết săn mồi như vậy. Với những cá được chủ nuôi cung cấp thức ăn no đủ từ nhỏ đến lớn nhiều con mất dần khả năng săn mồi như tổ tiên của chúng.

Cá La hán khi săn mồi thường với động tác mạnh mẽ, thô bạo và dứt khoát nên mồi khó vuột khỏi miệng nó. Tóm được mồi nếu nhỏ thì nó nuốt chửng, mồi lớn thì cắn xé ngay.

Miệng con cá La hán được cấu tạo một cách kỳ diệu, khi ăn mồi miệng nó có thể kéo giãn ra từ chiều dài lẫn chiều rộng trông giống như một cái phễu, hể con mồi lọt vào là tuột ngay vào bụng, khó có lòng thoát được.

Đặc biệt hơn nữa, cá La hán có khả năng tìm mồi ở mọi tầng nước khác nhau. Đó là điều khác biệt đối với một số giống cá khác. Khi đói, nó lùng sục con mồi từ tầng mặt, xuống tầng giữa và rà sát đáy hồ. Nhưng, thông thường lúc nhỏ, cá con ăn mồi ở tầng đáy, cá nhỡ ăn mồi ở tầng giữa và cá lớn mới đủ sức trồi lên săn mồi ở tầng trên.

Thức ăn cho cá La hán

Cá La hán do ăn tạp nên ta không khó khăn lắm trong việc tìm nguồn thức ăn nuôi chúng. Hiện thức ăn dành cho cá La hán có ba dạng: thức ăn sống, thức ăn dạng viên và thức ăn tươi đông lạnh. Mỗi người cũng có thể tự chế biến lấy nguồn thức ăn riêng để nuôi cá La hán. Điều này thiết nghĩ không có gì khó khăn, nhưng thử hỏi có nên chăng khi ta chỉ nuôi với số lượng cá ít?

Thường thì mỗi người có kinh nghiệm riêng về cách chọn thức ăn nuôi cá, nên chẳng không mấy ai giống ai.

Thức ăn sống

Cá La hán rất thích ăn mồi sống. Đây là loại thức ăn tốt cho cơ thể của cá vì bổ sung một lượng dinh dưỡng rất lớn, trong đó có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cá sinh trưởng mạnh, và nhờ đó mà lên đầu, lên màu.

Thức ăn sống gồm có cá mồi (thường là cả con như cá rồng rồng, chép con), tôm tép, ốc sên, ốc bươu vàng, ếch nhái, artemia, lăng quăng, bo bo… Tùy vào cá La hán ở vào lứa tuổi nào mà cho ăn loại thức ăn thích hợp. Những thức ăn tươi sống này, hằng ngày mua tại cửa hàng bán cá kiểng; hay tự vớt ở ao hồ, mương rãnh về cần phải ngâm rửa vào nước sạch nhiều lần để gạn hết những tạp chất dơ bần cùng những thứ độc hại khác, rồi mới bỏ vào hồ cho cá ăn.

Thức ăn dạng viên

Thức ăn viên cho cá La hán

Cá La hán cũng thích ăn thức ăn có dạng viên đóng hộp. Loại thức ăn này cũng có mọi thành phần bổ dưỡng để nuôi cá, đa số là hàng ngoại nhập như Đài Loan, Đức. Nhật… Nhưng, thực tế cho thấy không phải chất lượng của nhãn hiệu thức ăn nào cũng tốt như nhau. Nên chọn hàng tốt mà mua, chọn thứ có hàm lượng động vật cao mới dùng được.

Thức ăn đông lạnh

Thức ăn tươi đông lạnh cũng thuộc dạng thức ăn tươi sống như: tôm tép, trùn chỉ đông lạnh. Cho cá la hán ăn thức ăn này cũng đầy đủ dưỡng chất như cho cá ăn thức ăn sống (Mỗi khi cho ăn phải chờ tan đá để thức ăn trở lại trạng thái mềm mại).

Thức ăn đông lạnh cho cá La hán

Cách cho cá La hán ăn

Cho cá ăn theo bữa

Tùy vào giờ giấc thuận tiện trong ngày của người nuôi ra sao mà cho cá ăn theo bữa và đúng giờ giấc đã định. Ví dụ: bữa sáng vào lúc 8 giờ và buổi chiều vào lúc 17 giờ chẳng hạn.

Điều mà quý vị đã biết là giống cá chỉ thích ăn mồi vào lúc sáng sớm và lúc xế chiều. Buổi trưa và những ngày trời mưa bão cá biếng ăn mồi. Đó là thói quen ăn mồi của cá ngoài hoang dã. Còn cá nuôi hồ, ta cho ăn lúc nào chúng ăn lúc ấy. Có điều nên cho ăn đúng giờ, và hai hoặc ba bữa ăn phải có khoảng cách xa nhau, để chờ thức ăn có đủ thì giờ mà tiêu hóa hết.

Nếu cho ăn đúng giờ trong ngày, thì sắp tới giờ ăn con cá cũng đủ thông minh để biết được và có ý ngóng đợi chủ nuôi đem thức ăn đến cho nó. Đã thế, chúng còn biết đến đúng vị trí mà ta tới bữa thả thức ăn tại đó cho chúng ăn. Đó là điều kỳ diệu khiến người nuôi cá kiểng nào cũng thích, trong đó có cá La hán. Mỗi ngày nên cho cá con ăn từ bốn đến năm bữa, và cá lớn ăn hai bữa.

Sở dĩ cá La hán con cho ăn nhiều bữa trong ngày – cách vài ba giờ cho ăn một lần, vì đây là thời kỳ cá La hán con cần được ăn nhiều và ăn liên tục để phát triển mạnh. Bị thiếu đói trong giai đoạn cơ thể lớn như thổi này cá La hán con sẽ chậm lớn. Hễ thấy bầy cá con cùng nhau bè bơi gần mặt nước hồ là nên cho chúng ăn ngay, vì chúng đang đói.

Con cá La hán lớn, chỉ cần cho ăn ngày hai bữa mà thôi, vì chỉ cho ăn vừa đủ no. Tới bữa, tốt nhất nên bỏ thức ăn vào hồ cho cá lớn ăn từ từ, chờ hết mới châm thêm. Và khi biết bụng cá đã đủ no, mặc dầu thấy nó vẫn còn ham mồi cũng nên dừng lại. Cá La hán nếu được chủ ngày nào cũng cho ăn quá no nê nó sẽ trở nên sẫm màu, xấu xí. Hơn nữa, thức ăn bỏ vô hồ quá thừa mứa sẽ làm ô nhiễm môi trường sống, gây hại sức khỏe của cá nuôi.

Loại mồi ăn thích hợp cho cá La hán từng lứa tuổi

Trong vài ba ngày đầu cá con chưa biết ăn mồi, nhưng chúng vẫn sống khỏe nhờ vào bọc noãn màu vàng ở bụng chúng. Sau thời gian đó, những con cá bột có chiều dài chừng 1mm này đã tự biết bơi và cái miệng nhỏ xíu đã biết ăn mồi. Thức ăn của chúng lúc này là lục tảo, Meina (loại bọ nước Duplmia) và ấu trùng artemia.

Cá La hán con một tuần tuổi

Cho ăn trùn đông lạnh, lăng quăng (bọ gậy), bo bo.

Cho ăn tôm tươi (lột vỏ, bỏ đuôi), trùn chỉ.

Cho cá ăn cả ba loại thức ăn sống, dạng viên và đông lạnh. Thế nhưng, như trên đã đề cập, thường mỗi người đều có kinh nghiệm riêng trong việc chọn thức ăn nuôi cá La hán của mình, miễn sao con cá khỏe mạnh và mau lên đầu, lên màu là được. Do đó, không cần thiết phải cho cá ăn đầy đủ cả ba loại thức ăn trên. Lời khuyên của chúng tôi cũng vậy.

Bể Cá Cảnh, Thức Ăn Cho Cá La Hán

bể cá cảnh, thức ăn cho cá la hán – Thức ăn tươi sống là món ăn khoái khẩu của cá La Hán tuy nhiên chúng ta cần để ý đến một số loại thức ăn có nguy cơ truyền bệnh cao và có cách xử lý thích hợp trước đem khi cho cá ăn.

1- Cá hoang dã: các tiệm cá thường bán hai loại cá hoang vớt ngoài sông, ruộng là cá lia thia và cá trâm. Thực tế, trong cá lia thia đôi khi có lẫn cả cá bã trầu, cá rô, cá sặt nhỏ, cá ròng ròng và những loại cá không rõ tên khác. Cá trâm là thức ăn vừa miệng cho cá La Hán cỡ vừa và nhỏ nhưng nếu hồ nuôi quá to thì có khi cá La Hán không đớp được chúng vì cá trâm bơi khá nhanh. Cá hoang dã là loại thức ăn ít mầm bệnh.

2- Tép tươi: cũng là loại thức ăn được vớt ngoài thiên nhiên. Tép có nhiều kích cỡ phù hợp làm thức ăn cho cá ở nhiều độ tuổi. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

3- Cá chép: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.

4- Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.

5- Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Tôi thường bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.

6- Lăng quăng và bo bo: đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muõi của lăng quăng.

Thức ăn đông lạnh

Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không “khoái khẩu” bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.

1- Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Tôi thích cho cá ăn loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép tôi cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.

2- Trùng đỏ: là loại thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng dạng muỗi (midge) mà ở ta gọi là con muỗi lắc. Nhiều người đồn rằng loại ấu trùng này được nuôi bằng “chất màu hóa học” nên cá ăn vào dễ bị bệnh! Khi tra trên mạng tôi thấy con này đúng là có màu đỏ tự nhiên và được gọi là redworm (người ta cũng lộn nó với con trùn, con giun!). Tôi vẫn thường nuôi cá bằng trùng đỏ đông lạnh mà không gặp rắc rối gì, có điều loại thức ăn này hơi mắc tiền nên chỉ dùng để cho cá ăn dặm thôi. Mặt khác cá ăn trùng đỏ hay bị đen vây nhưng cũng không quan trọng lắm, ngưng cho ăn một thời gian là hết.

3- Thịt bò, tim bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm.

4- Cá: tôi thử cho cá La Hán ăn thịt cá ngừ đại dương nhưng chúng tỏ vẻ không thích lắm. Nếu muốn các bạn có thể thử cho cá ăn phi-lê cá basa đông lạnh. Thứ này giá cả phải chăng mà lại dễ kiếm. Theo tôi, cá La Hán rất dễ tính nên chúng ăn tất cả các loại thủy hải sản đông lạnh khi chúng đói!

5- Ốc bươu vàng: nghe nói có người mua ốc bươu vàng về đập bỏ vỏ, lấy thịt xắt cho cá ăn. Tôi nghĩ ốc vốn là loài trung chuyển các mầm bệnh ký sinh như giun và sán, vì vậy chúng ta nên bỏ ốc vào ngăn lạnh một thời gian để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.

6- Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn: loại thức ăn này dùng để nuôi thúc cá La Hán giúp chúng chóng lớn và mau lên đầu tuy nhiên thức ăn thừa làm nước mau dơ nên chúng ta cần để ý thay nước thường xuyên.- Công thức 1: thức ăn viên loại tốt + thịt bò + tôm + vitamin. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.- Công thức 2: thịt bò + tôm + phi-lê cá basa + vitamin + thuốc tiêu hóa + nước ép cà rốt + nước ép bắp cải + chất kết dính. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên. Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên.

Các loại thức ăn khác

Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá La Hán như gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất… Kể cả loại sâu qui dùng làm thức ăn cho chim cũng có thể đem cho cá ăn (nhưng chúng không thích lắm). Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.