Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thức An Cho Cá Cảnh Nhỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Thức Ăn Cho Cá Cảnh Nhỏ Taiyo Colour

Thức ăn cho cá cảnh nhỏ Taiyo Colour thích hợp sử dụng cho các loại cá cảnh nhiệt đới nhỏ. Với khả năng hỗ trợ phát triển màu sắc tuyệt vời, giúp các loại cá nuôi trong nhà với điều kiện ánh sáng kém vẫn đạt được màu sắc mong muốn. Với kết cấu dạng lá nổi, chúng cũng rất dễ dàng để cho các loại cá ăn. Thái Hoà Aquarium là đơn vị phân phối cám Taiyo chính hãng từ Ấn Độ.

Công dụng của thức ăn cho cá cảnh nhỏ Taiyo Colour

Thức ăn Taiyo Colour được sản xuất theo công thức riêng biệt cho các loại cá cảnh nhiệt đới như Cá Vàng, Cá Shubunkin và các giống cá cảnh nhỏ như 7 màu, betta, các loại cá thuỷ sinh theo đàn, thần tiên, cá đĩa…

Giúp cá phát triển tốt về cấu trúc cơ thể và màu sắc. Tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm thiểu các bệnh nấm, nhiễm khuẩn không mong muốn trong môi trường bể nuôi.

Thành phần nguyên liệu của thức ăn cho cá cảnh nhỏ Taiyo Colour

Bột cá, tôm nhỏ Krill, bột đậu nành, bột mì, bột lúa mì, men bột, cỏ linh lăng, lecithin, dầu cá, vitamin tổng hợp, và khoáng chất.

Thành phần các chất trong cám theo tỉ lệ %

Cho cá ăn 1-2 lần trong 1 ngày, mỗi lần cho cá ăn từ 3-5 phút. Không nên cho ăn quá nhiều, loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi nước và không tái sử dụng.

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.

Bảng giá và thông tin đóng gói

Ship toàn quốc ( Chuyển khoản gửi xe hoặc COD giao hàng tận nhà, nhận hàng thanh toán, mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển bên bán chịu)

Khách mua hàng vui lòng liên hệ: 0944948444 – 0983520387 – 0936996693

Khách mua Sỉ vui lòng liên hệ: 0943499444 – 0946285519

Tư vấn kỹ thuật: 0978918008 – 0978137069

Kiểm tra đơn hàng đã đặt vui lòng liên hệ: 024 6327 8080

Ngoài giờ hành chính vui lòng gọi: 0978918008

Trân trọng

Thái Hòa Aquarium

Văn Phòng & Cửa Hàng: Số 531 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 1: Số 15 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 2: Số 75 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Nhà Kho 3: Nhà D-72Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Trại Koi 1: Số 175 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Trại Koi 2: Tổ 7 Cự Khối, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Rồng Nhỏ An Toàn

Nuôi cá rồng là một thú chơi sang trọng và đẳng cấp của nhiều dân chơi hiện nay. Đây là loại cá mang đến nhiều may mắn bởi nó có vẻ đẹp sáng bóng, kích thước lớn và cũng dễ nuôi. Cá rồng có kích thước lớn, thông thường có thể lên đến 1m. Cá rồng lớn khá dễ nuôi vì chúng ăn tạp, còn cá rồng nhỏ cần chăm sóc cầu kỳ hơn với các loại thức ăn nhỏ vì vậy bạn cần phải tìm hiểu cá rồng nhỏ ăn gì, thức ăn cho cá rồng nhỏ nên chọn loại nào thì an toàn.

Thức ăn cho cá rồng nhỏ

Loại cá rồng có một hàm răng lớn, khỏe và dài, miệng rộng. Chính vì vậy nó được mệnh danh là loại cá ăn tạp háu ăn nhất trong các loại cá cảnh. Khi cá rồng lớn đã đạt được kích thước nhất đinh thì chúng ăn được rất nhiều loại, kích thước lớn, kể cả thức ăn tươi sống còn động đậy như nhái, ếch. Tuy nhiên, cá rồng nhỏ thì không thể ăn mạnh bạo được như vậy.

Bên cạnh đó, bạn có thể cho chúng ăn cá xiêm, 3 đuôi, nhái con. Tuy nhiên, những loại này lại chứa nhiều sán, giun nên bạn cần nuôi cách ly ít nhất khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng. Nếu cho ăn luôn dễ khiến cá bị nhiễm bệnh giun sán gầy còi khó chữa. Nuôi cá rồng nhỏ cần cầu kỳ, kỳ công hơn cá rồng lớn vì phải đảm bảo hệ tiêu hóa của chúng.

Lưu ý khi cho cá rồng ăn

Cá rồng nhỏ háu ăn và ăn nhiều hơn cá rồng lớn vì chúng có tốc độ phát triển nhanh hơn cá rồng lớn. Do vậy, một ngày bạn phải cho ăn ít nhất 3 lần. Tuy nhiên, đặc tính của chúng là khá kén ăn và dễ bị bệnh lười ăn. Khi cho cá ăn không nên cho ăn quá no hoặc quá đói. Cá ăn quá no lần sau chúng sẽ chán ăn, dửng dưng với thức ăn làm bẩn nguồn nước. Nếu ăn đói thì chúng chậm lớn, bị còi cọc và màu sắc thì không đậm màu.

Chúng cũng lười ăn nếu chỉ cho ăn một loại. Bạn phải cho ăn xen kẽ các loại từ nhỏ để tránh trường hợp khan hiếm thức ăn chúng sẽ nhịn đói.

Tổng Hợp Các Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh

02:23:16 – 16/10/2014

1. Thức ăn thực vật

Khi ở trong các ao hồ, sông suối, cá thường ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm…Đây sẽ nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho chúng. Loại thức ăn thực vật này có loài ăn nhiều, có loài ăn ít nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Do vậy, bạn có thể thả thêm vào trong bể những lá xà lách hoặc rau muống để thi thoảng chúng được thay đổi khẩu vị.

2. Thức ăn động vật

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá với đủ các kích thước khác nhau như hồng trần, thuỷ trần, bọ gậy (loài có kích thước bé) hay giun đất, tôm tép, cua đồng (loài có kích thước lớn).

– Hồng trần, thuỷ trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những những ao hồ có hồng trần, thuỷ trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Bạn dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt hồng trần, thuỷ trần vào sáng sớm. Khi vớt hồng trần, thuỷ trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn.

– Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như hồng trần, thuỷ trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.

– Trùng bánh xe Rotatoria thuộc ngành Giun tròn Nemathelminthes là nhóm động vật không xương sống rất nhỏ (1-3mm) tìm thấy ở ao và vũng nước ngọt. Những loài phổ biến nhất là Brachionus rubens và Hydatina senta. Có thể dùng vợt dài 60cm, đường kính vợt 15cm với lưới bằng nilông mịn mặt đặt ở chỗ nước tĩnh. Trùng bánh xe là thức ăn quan trọng của cá bột và cá ăn nổi.

– Giun chỉ: Giun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ. Giun chỉ sống thành từng “núi” tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng. Giun chỉ ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật…nên chúng có nhiều chất đạm trong cơ thể rất tốt cho cá. Bạn nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.

– Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất.

– Bọ một mắt hay con độc nhãn Cyclops cũng là một nhóm sinh vật nhỏ thuộc bộ Chân kiếm Copepoda lớp Giáp xác, ngành Chân khớp như Rận nước. Thường nhỏ hơn Daphnia có màu xanh xám. Chúng là thức ăn tốt cho cá săn bắt mồi. Không nên cho chúng vào bể nuôi sinh sản nếu thấy chúng có mang theo trứng hay con.

– Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như cá rồng, cá tai tượng…

– Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò … băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá cảnh

3. Thức ăn hỗn hợp

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để thay đổi khẩu vị cho cá. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp.

Thức ăn hỗn hợp là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá. Trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng sẽ quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:

– Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.

– Cám hỗn hợp: loại cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương…rất bổ cho cá.

– Thức ăn cho cá cảnh: Đây là loại có sẵn trên thị trường tại các cửa hàng cá cảnh, nhiều và rẻ như thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia… Ngoài ra còn có thức ăn đông lạnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.

Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa.

Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thôi, nếu thức ăn còn dư thì chúng sẽ nhấm nháp thêm chút nữa. Bạn cần chú ý cho cá ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa vì nếu cá ăn quá nhiều sẽ tích tụ mỡ làm giảm tuổi thọ, và còn làm cho nước bị ô nhiễm. Nguyên tắc nuôi cá là cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, thường là 3 lần vào 3 buổi trong ngày và lần cho ăn cuối phải cho ăn trước lúc tắt nắng.

Bạn cũng không nên vớt những loài thân giáp thủy sinh ở những nơi có nhiều loài cá sinh sống trong tự nhiên vì chúng có thể mang bệnh vào bể nuôi. Do đó, đối với kiểu thức ăn thủy sinh, bạn cần phải lọc cẩn thận và làm sạch để đảm bảo an toàn tuyệt đối với cá.

Phương Pháp Nuôi Bo Bo Số Lượng Nhỏ Cung Cấp Thức Ăn Cho Cá Guppy

Bo bo sống tự nhiên trong ao hồ, những nơi có dòng nước chảy chậm … Đặcbiệt ở những nơi ô nhiễm ở cống, rãnh chúng sinh sôi nẩy nở với sốlượng cực lớn. Có thể chọn những con giống vớt được ngoài tự nhiên hay mua từ nhữngnơi bán thức ăn cho cá cảnh. Chú ý lựa những bầy giống nhìn có màu nâunhạt hay phớt xanh, không nên chọn những bầy có màu trắng nhợt nhạt vìchúng rất yếu.

Hồ ximăng, hồ kính, xô chậu nhựa … dùng để nuôi bo bo đều được, vì lànuôi số lượng nhỏ nên hồ chừng vài chục lít là ổn. Tùy theo nhu cầuthức ăn cho cá con mà chọn hồ nuôi thích hợp. Cần dùng phân bò, phânheo hoai mục bón lót một lớp dày khoảng 1-2 cm dưới đáy trước khoảng 3ngày trước khi thả bo bo giống, điều này giúp bo bo giống có thức ănsẵn khi thả vào. Trong hồ không nên thả cây thủy sinh vì khi thu hoạchsẽ gặp khó khăn. Nắp hồ nên có một tấm màn ( loại màn chống muỗi ) phủlên trên để chống muỗi, chuồn chuồn đẻ trứng vào hồ. Hồ nuôi nên đặtnơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp vì nhiệt độ cao làmbo bo dễ chết.

Thả bo bo giống vào hồ với mật độ khoảng một ly nước bo bo giống chokhoảng 20 lít nước của hồ. Điều này chỉ là tương đối vì nếu muốn nhanhthu hoạch thì thả nhiều hơn.

4 – Cho ăn và chăm sóc: Thức ăn của bo bo là các loại vi tảo như tảo lam, phiêu sinh vật, mùnbã hữu cơ chúng tôi khi thả khoảng 4-5 ngày, theo dõi thấy bo bo bắt đầusinh sản và tăng số lượng thì bổ sung thức ăn . Dùng phân bò khô bópnhuyễn, lọc qua một lớp lưới hòa vào trong nước hồ, khối lượng thức ănbổ sung tùy vào diện tích hồ và số lượng bo bo. Cũng có thể có một hồkhác dùng để nuôi tảo lam cung cấp thức ăn cho bo bo. Thỉnh thoảngnên khoấy hồ để thức ăn được trộn đều. Theo dõi nếu thấy đàn bo bochuyển sang màu nhợt nhạt thì chúng đang bị thiếu thức ăn, cần bổ sungngay. Tránh cho hồ nuôi có tảo sợi ( loại tảo màu xanh, hình sợi nhưtóc, mọc thành búi, sờ vào thấy nhớt ) phát triển.

5 – Sinh sản: Bo bo có hai cách sinh sản là hữu tính và vô tính.Trong điều kiện thức ăn và môi trường tốt, bo bo cái sinh sản vô tínhra toàn bo bo cái con, con cái 3-4 ngày tuổi bắt đầu sinh sản, mỗi lứacách nhau 1-2 ngày, vòng đời của bo bo cái có thể đẻ từ 2-6 lần, mỗilần từ 4-22 con. Khi gặp điều kiện bất lợi ( thiếu thức ăn, nhiệtđộ thay đổi … ) bo bo đực được sinh ra và chúng bắt đầu sinh sản hữutính. Trứng được tạo ra là trứng tiềm sinh. Nuôi bo bo nên tránh để bo bo sinh sản hữu tính vì vừa chậm vừa ít hiệu quả.

6 – Thu hoạch: Theo dõi sau 7-10 ngày thấy số lượng bo bo đã nhiều trong hồ thì đã cóthể vớt cho cá con ăn được. Dùng vợt lưới nhuyễn ( có thể dùng loại vảimỏng thay lưới ) để vớt. Bo bo vớt xong cần rửa lại bằng nước sạchtrước khi cho cá ăn.

7 – Một số điểm lưu ý: Hai khâu quan trọng nhất quyết định sự thành bại của hồ nuôi bo bo làgiống và thức ăn. Nếu nuôi vài ngày mà bo bo vẫn ít hoặc không còn thấycon nào thì là do giống đã bị nhiễm bệnh. Bo bo chỉ dùng làm thứcăn cho cá con từ một tuần tuổi trở lên, vì lúc đó miệng cá mới đủ rộngđể ăn bo bo. Chính vì vậy nên khi chuẩn bị ép đẻ thì cũng là lúc chuẩnbị nuôi bo bo là vừa. Cá từ một tuần tuổi trở xuống thì trùng cỏ vẫn làlựa chọn tốt nhất cho chúng.

Đây là chỗ nuôi bo bo của mình: