Top 15 # Xem Nhiều Nhất Thức Ăn Cá Rô Phi Đơn Tính Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Rô Phi Đơn Tính

Cá rô phi đơn tính

Cá Rô Phi Đường Nghiệp

Trung tâm giống & dịch vụ nghề cá Thái Sơn chuyên cung cấp cá rô phi Đường Nghiệp số lượng lớn, chất lượng cao, giá cạnh tranh nhất miền Bắc.

– Cung cấp đủ loại kích cỡ: từ bột, hương, biểu 100con/kg, 200 con/kg, 500con/kg …

– Miễn phí vận chuyển đến tận ao của khách hàng

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

Cá rô phi Đường Nghiệp có thể đạt trọng lượng 4kg/con

XEM THÊM:

– Trị bệnh trên cá rô phi

– Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

– Phòng và trị bệnh trùng bánh xe trên cá rô phi

So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số từ  1.0 đến 1.3  (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta.

Cá Rô Phi Đơn Tính &Amp; Cá Rô Phi Đường Nghiệp Thương Phẩm

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số từ  1.0 đến 1.3  (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp

Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp

có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc. Giống cá rô phi Đường Nghiệp này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp như sau:

Chuẩn bị ao nuôi

Bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m. Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

Chọn cá giống rô phi Đường Nghiệp:

Cá giống rô phi tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1kg.

Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá.

Mật độ nuôi

Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

Để tận dụng triệt để thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

Cho ăn

Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40%, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá. Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn chỉ bằng 2-3% khối lượng của cá.

Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

Chăm sóc cá

– Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

– Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

Thu hoạch cá

Sau 5-6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Hình ảnh: Thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp

Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống, bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.

Thuốc Xử Lý Cá Rô Phi Đơn Tính Đực, 17

Khác với rô đồng, trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm cá đực sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Ở châu Á, Thái Lan là nước có nhiều kinh nghiệm về công nghệ chuyển giới tính cá rô phi từ những năm 1990-1994. Ở nước ta ngay từ năm 1994, các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã tiếp nhận công nghệ chuyển giới tính cá rô phi từ Viện Công nghệ châu Á (AIT). Đến năm 1995 đã sản xuất thành công. Ngày nay, công nghệ chuyển giới tính cá rô phi đã được áp dụng trong nhiều cơ sở sản xuất giống. Hằng năm đã cung cấp hàng tỷ con cá rô phi đơn tính đực cho các cơ sở nuôi cá rô phi thương phẩm trong cả nước.

Các loại hormon để chuyển giới tính cá rô phi là: MT (17 methyl estestosterone) và ET (17 ethynyl testosterone). Hiện nay được dùng phổ biến là loại MT và các bước của công nghệ chuyển giới tính cá rô phi như sau:

* Phối trộn hormon vào thức ăn của cá.

Lấy 60 mg MT hoặc ET hòa vào 0,7 lít rượu ethanol 95%, đun dung dịch này trộn với 10g vitamin C vào 1 kg bột cá (trước khi đun dung dịch nên phơi nắng trước cho bay hết mùi rượu).

* Cho cá rô phi đẻ, thu trứng, cá bột đem đi ấp.

– Chọn cá rô phi bố mẹ có khối lượng từ 150-300g/con thả vào giai (có lưới không lọt) hoặc vào bể với mật độ 5-6 con/m 2, tỷ lệ cá đực cá cái là 1:1. Sau khi thả từ 5-7 ngày kiểm tra miệng cá cái để thu trứng và chu kỳ thu trứng là 7 ngày một lần.

– Đem trứng ấp ở bình với mật độ 90.000 trứng/lít, ấp riêng từng pha I, II, II, IV, lưu tốc nước trung bình là 4 lít/phút.

– Đem trứng sắp nở (từ pha IV) sang ấp ở khay, mật độ 10.000 trứng/lít, lưu tốc nước 2 lít/phút, ấp cho đến khi trứng nở thành cá bột và cá bột tiêu hết noãn hoàng.

*Xử lý cá bột trong giai bằng cách cho cá bột ăn thức ăn có chứa hormon.

Mật độ cá bột trong giai là 15 con/m 2, thời gian xử lý trong giai là 21 ngày.

Lượng thức ăn cho cá bột tính theo phầm trăm khối lượng cá và tùy theo cỡ cá, mức độ sử dụng thức ăn của cá, có thể dựa vào tỷ lệ sau:

Tuần đầu tiên: 25%

Tuần thứ 2: 20%

Tuần thứ 3: 15%

Tuần thứ 4: 10%

Sau 21 ngày đem cá bột ra ương ở ao thành cá hương. Cũng có thể ương cá hương ở trong giai chứa.

Hiện nay, việc chuyển giới tính cho cá rô phi chủ yếu áp dụng cho loài cá rô phi vằn Oreochroxeis niloticus. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực trong giai chứa đã được triển khai rộng rãi ở các cơ sở sản xuất giống cá các tỉnh. Tuy nhiên công nghệ này chỉ đảm bảo đạt tỷ lệ khoảng 95%, vì thế vẫn còn hiện tượng lẫn cá cái đẻ trứng. Bởi vì để có lượng cá bột đồng đều về kích cỡ và giai đoạn phát triển, trước khi đưa vào xử lý hormon là rất khó, bởi khi thu trứng phải phân chia chính xác chúng thành từng nhóm tương ứng với 4 pha phát triển khác nhau theo màu sắc để có biện pháp xử lý riêng.

Ngoài phương pháp chuyển giới tính cá rô phi bằng trộn hormon vào thức ăn, còn có phương pháp ngăn tấm cho cá rô phi bột trong hormon.

Cách làm: Chọn cá rô phi bột ở tuổi 17 ngày sau khi nở ngâm trong dung dịch hormon MT nồng độ 3 ppm trong thời gian từ 3-4 ngày. Phương pháp này thường chỉ đạt tỷ lệ đực từ 80-85% và tỷ lệ sống sau khi xử lý 70-80%, vì vậy phương pháp này ít được sử dụng.

https://www.facebook.com/thuysandopa