Top 5 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Cá Cảnh Lại Chết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Tại Sao Cá Cảnh Lại Chết?

Trên thực tế, hầu hết các loại cá đều có tập tính chung là đớp mồi. Cá thường không phân biệt được việc mình đã no hay chưa để dừng lại giống như con người. Chính vì vậy, khi thả thức ăn vào trong bể, rất nhiều người thấy cá đớp lia lịa nên nghĩ rằng cá bị đói và cho ăn thật nhiều thức ăn.

Việc làm này không chỉ khiến cho thức ăn ở trong bể bị dư thừa gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Mà cá ăn quá no sẽ bị đầy bụng và chết. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích vấn đề tại sao cá cảnh lại chết .

Để có thể tồn tại được, nguồn nước trong bể cá của bạn cần phải cung cấp đủ lượng oxi hòa tan cho cá. Số cá trong bể càng lớn thì lượng oxy cần thiết càng phải cao. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà bạn cần lưu ý. Vì cá cũng giống như con người, cần có sự trao đổi khí mới có thể tồn tại được.

Tuy nhiên, thiếu hay thừa oxy đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tại sao cá cảnh lại chết, cụ thể như sau:

Nếu oxy hòa tan trong nước không đủ, cá sẽ không thể tiến hành hô hấp như bình thường. Từ đó, cá trong bể dễ bị chết. Ngược lại, nếu trong bể có đầu tư máy sục khí công xuất quá lớn, vượt quá ngưỡng cần thiết của cá. Điều này cũng sẽ khiến cho cá trong bể của bạn bị mệt và dần dần chết đi.

Nguồn nước nuôi cá cảnh cần phải đảm bảo không tồn tại Clo trong đó. Vì cá cảnh không thể tồn tại được trong môi trường nước clo.

Bên cạnh đó, người nuôi cá cảnh cũng cần phải chú ý là nhiệt độ của nước, nồng độ PH, độ cứng của nước thích hợp với cá để chúng có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tốt nhất và không bị chết. Đây cũng là một trong lý do giải thích tại sao cá cảnh lại chết mà bạn cần phải đặc biệt chú ý.

Cá cảnh cũng cần được cung cấp một lượng ánh sáng thích hợp để phát triển. Bên cạnh đó, ánh sáng tốt còn giúp cho màu sắc của cá cảnh trở nên rực rỡ và đẹp hơn. Vì vậy, nếu lượng ánh sáng trong bể không đủ, không chỉ không gian bể cảnh trở nên u tối mà màu sắc của cá cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Đồng thời, cá cảnh sẽ dần dần bị chết.

Tuy nhiên, nếu bể cá cảnh có lượng ánh sáng quá lớn cũng sẽ khiến cá trở nên mệt mỏi và dần bị chết.

Về vấn đề nhiệt độ, thông thường ở miền bắc nước ta có hai mùa khá rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè, nếu bạn để bể cá ở bên ngoài quá lâu hoặc hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều sẽ khiến cho nước bị nóng và cá dễ chết. Ngược lại, vào mùa đông, nước trong bể khá lạnh và nếu không được cân bằng lại kịp thời sẽ khiến cá bị chết. Nguyên nhân là do cá cảnh ở nước ta chủ yếu là các loại cá nhiệt đới nên không chịu được môi trường nước lạnh.

– Bị bệnh: Trong quá trình nuôi cá, bạn sẽ thấy cá cảnh của mình rất dễ nhiễm các bệnh như: Nấm, bọ ký sinh trùng trên thân… Những loại bệnh này hoàn toàn có thể gây chết cá.

– Chọn các loại cá không phù hợp: Nếu bạn chọn nuôi những loại cá không phù hợp trong bể sẽ dẫn tới tình trạng chúng thường xuyên đánh nhau gây tổn thương và chết.

– Chết lượng cá không đảm bảo: Nếu bạn lỡ mua phải loại cá có sức sống yếu thì trong quá trình nuôi việc chúng bị chết là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân tại sao cá cảnh lại chết khá phổ biến.

– Bên cạnh đó, một số người do quá vội vàng nên thường nuôi cá trong các bể cảnh mới vẫn còn mùi keo và hóa chất cũng sẽ khiến cho cá dễ bị chết.

Làm Sao Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết?

Đối với người mới nuôi cá cảnh, đôi lúc đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về cách nuôi nhưng cá trong bể cứ chết dần. Vậy làm sao nuôi cá cảnh không chết và sống lâu khỏe mạnh? Bài hướng dẫn này chỉ ra một số kinh nghiệm, cách nuôi cá cảnh không bị chết, giúp bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng cá chết.

Nguyên nhân cá cảnh bị chết

1. Do mật độ nuôi cá

Mật độ nuôi cá quá dày có thể là nguyên nhân gây chết cá do khi mật độ cá dày lượng oxy trong nước giảm, chất lượng nước kém dẫn đến cá dễ bị bệnh.

Bể quá bé so với kích thước cá làm cho cá khó khăn trong việc di chuyển, thiếu oxy hô hấp nước nhanh bẩn là các nguyên nhân làm cho cá chết.

Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.

Cá dễ bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Do cá cảnh bị bệnh

Cá của bạn có thể mắc một số bệnh thường gặp ở cá mà bạn không biết như bệnh nấm, bệnh đường ruột, ký sinh trùng, lở loét.

Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể làm lây bệnh cho cá trong bể của bạn.

3. Do nước trong bể

Chất lượng nước trong bể kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cá cũng như khả năng nhiễm bệnh của cá. chất lượng nước cần trong sạch không có các mầm bệnh.

Nước máy khi thay có chứa nhiều clo.Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.

Khi clo trong nguồn nước chưa bay hết mà bạn cho trực tiếp vào trong bể cá thì có thể cá của bạn sẽ bị nhiễm độc clo mà chết đây là nguyên nhân gây chết cá cảnh mà nhiều người mới chơi cá hay gặp phải.

Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.

Việc bỏ bê bể cá, để lâu (đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.

4. Do nhiệt độ nước

Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị sock nhiệt, thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.

Ngoài ra nguyên nhân này thường hay gặp ở mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà trong bể không có sưởi dẫn đến cá bị chết rét.

Trong bể có sưởi nhưng do mất điện hoặc sưởi hỏng nhiệt độ nước trong bể xuống quá thấp dẫn đến cá chết rét đây là nguyên nhân mà nhiều người dù chơi cá có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải.

Thay nước mới vào bể mà nhiệt độ giữa nước trong bể và nguồn nước chênh lệch nhau nhiều làm cá sock nhiệt mà chết.

5. Do chọn cá nuôi chung

Các loại cá để nuôi chung với nhau cần phải có các đặc tính giống nhau và không cắn nhau.

Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.

6. Do vị trí đặt bể

Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.

Hoặc đôi khi bạn bỏ cá nơi thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.

7. Do cho ăn

Chế độ ăn của cá cũng có thể gây cho cá chết. Cho cá ăn nhiềuloại thức ăn không phù hợp.Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng màchết.

Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn khiến cá chết.

Cách khắc phục tránh cá chết

1. Mật độ nuôi

Kích thước bể cá phù hợp với kích thước cá, nếu bắt buộc phải nuôi cá mật độ lớn nên cải tạo hệ thống lọc cho bể cá để nước có chất lượng tốt hơn, kết hợp với tăng cường sử dụng máy sục khí oxy cho bể cá.

2. Chữa bệnh cho cá

Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị.

Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây lan.

3. Thay nước

Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cácó kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.

Cách khắc phục là cải tạo hệ thống lọc hiệu quả, thay nước khi nước bể cá bị bẩn.Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cách khắc phục là bạn để cho nước mới bơm lên bay hết clo rồi mới sử dụng có thể để nước qua 24 tiếng cho bay hết clo hoặc mua dung dịch khử nước mới để khử clo trong nước.

4. Ổn định nhiệt độ

Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.

Khi thay nước vào bể chú ý nâng nhiệt độ nước môi trường cao bằng nhiệt độ nước trong bể hoặc nhiệt độ nước trong bể giảm bằng nhiệt độ môi trường.

Chú ý các thiết bị sưởi còn hoạt động không, thường xuyên để ý nhiệt độ nước trong bể nước thông qua nhiệt kế. Nếu mất điện trong thời gian dài có các phương án như giữ nhiệt trong bể cá chờ có điện hoặc cung cấp nhiệt cho bể cá bằng các cách khác.

5. Chọn cá

Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá betta ko nên nuôi chung với cá khác.

Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé. (cá lớn cắn cá bé)

Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài… để tránh nuôi chung (cá bé cắn cá lớn)

6. Vị trí đặt bể

Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).

7. Cho cá ăn

Đối với cá ăn động vật sống cần chú ý thức ăn cho cá phải không to quá, vừa miệng cá tránh cá bị hóc, thức ăn là tôm tép phải cắt hết càng, râu tránh đâm vào bụng hoặc vào họng cá.Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá minihay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).

Cắn Lưỡi Có Chết Được Không? Tại Sao Cắt Lưỡi Không Chết

Lưỡi là một cơ quan vị giác nằm ngay trong khoang miệng của những động vật có xương sống chẳng hạn như con người. Với lớp động vật có tuyến vú thì lưỡi là một khối cơ quan chắc, phủ ngoài bằng sự phân lớp của các biểu bì còn với phía dưới được cấu thành bởi các mô liên kết với nhau. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm giác), nhú chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau. Lưỡi ở cơ thể người có thể xem như 1 hồ máu trong cơ thể , mạng mạch máu ở đây dày đặc.

Lưỡi có thể xem như 1 hồ máu trong cơ thể , mạng mạch máu ở đây dày đặc. Khi cắn phải lưỡi thì các mạch máu trong lưỡi sẽ bị cấu xé nên vỡ ra và máu chảy không ngừng gây ra mất máu và chết. Nhưng nguyên nhân chính là vì khi cắn vào lưỡi ở giữa lưng chừng, thì sẽ cắn trúng 1 huyệt quan trọng gây ra không thể ngừng cầm máu được. Nhưng khi các bạn để ý, trong phim Tàu, người bị cắn lưỡi thường bị đặt 1 viên thuốc độc ở dưới lưỡi, khi cắn lưỡi thì chất độc sẽ ngấm vào máu.

Vậy tại sao cắn lưỡi lại chết mà khi cắt lưỡi lại không chết?

Vì khi chúng ta dùng dao cắt vào lưỡi thì các mạch máu cấu thành bên trong lưỡi sẽ không bị xé vỡ và máu không chảy ồ ạt mà chỉ chảy thành tia nhỏ rất dể cầm lại máu. Mặt khác, khi dùng dao cắt ngay, cảm giác đau không nhiều vì nó đến quá nhanh, tim ko bị kích động, không đập mạnh, huyết áp ko bị kích thích nhiều như cắn lưỡi. Khi cắn lưỡi tim bị kích thích mạnh, huyết áp tăng cao nên máu chảy ra cũng nhiều hơn, càng khó cầm máu hơn. Người cắn lưỡi tim bị kích thích rất mạnh nên cũng có thể chết vì đau tim.

Một điều quan trọng nữa là khi cắn lưỡi tự tử thì sẽ ko được cầm máu, còn khi cắt lưỡi như trong mấy phim tàu bạn xem thì khi cắt xong đối tượng sẽ được sơ cứu và cầm máu nên khó có thể chết được. Nếu không đc cầm máu thì người cắt lưỡi cũng rất dễ bị “ngỏm”. Người cắn lưỡi tự tử nếu được cầm máu đúng cách và kịp thời (mặc dù khó hơn cầm máu khi cắt lưỡi) thì cũng sẽ ko chết đâu bạn ạ.

Làm gì khi cắn nhầm vào lưỡi?

Đang ăn uống ngon lành thì bỗng một tiếng “Á!” vang lên, đầy bi kịch và đau đớn. Thì ra bạn đã cắn nhầm vào lưỡi của mình. Cái cảm giác đau buốt đó gần như chẳng ai muốn trải nghiệm, mà lỡ không may trải nghiệm rồi thì đúng là chẳng còn tâm trạng nào mà ăn tiếp nữa. Vậy với tình huống như vậy chúng ta sẽ xử trí bằng cách nào?

Về cơ bản, khoang miệng chúng ta có một ưu thế nổi trội so với các bộ phận khác của cơ thể đó là được bao phủ bởi lớp nước bọt. Chẳng thế mà khi trẻ con chúng ta bị muỗi cắn, mẹ vẫn hay chấm nước bọt bôi vào đấy ư. Do đó, với những vết thương nhẹ, lưỡi có thể “tự chữa” cho mình. Tuy nhiên, với những tổn thương lớn (như rách lưỡi khi chơi thể thao, ngã…), bạn cần trang bị ngay kiến thức chữa vết rách ở lưỡi để tránh lở loét, nhiễm trùng lưỡi.

Trong hợp vết cắn vào lưỡi nông nhẹ thì Ngay sau khi cắn vào lưỡi, súc sạch miệng với nước sạch, sau đó lấy bông cầm máu.

Trường hợp lưỡi chảy nhiều máu và vết thương sâu, cần phải Sát trùng vết thương bằng nước muối pha loãng, nước chanh pha loãng. Bạn cũng có thể ngậm một muỗng mật ong nhỏ hoặc chườm đá để giúp giảm đau.

Nếu như trường hợp lưỡi bị tổn thương nặng thì cần bổ sung vitamin B hoặc C để lưỡi mau lành. Và không nên ăn quá mặn, quá nóng, đồ cay và các đồ cứng vì nó có thể khiến vết thương thêm loét, khó lành.

Trong trường hợp, vết thương lưỡi bị cắn quá sâu và chảy máu liên tục, cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành sát khuẩn, cầm máu và tiêm vacxin phòng uốn ván.

Thân mến

Tại Sao Cá Koi Lại Đắt Tới Hàng Triệu

Cập nhật vào 14/10

Chú cá koi đắt nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại có giá 203 triệu yên, tương đương 42 tỷ đồng (theo mệnh giá 2018). Những chú cá koi thông thường cũng tốn hơn 1 triệu đồng. Tại sao cá koi lại đắt như vậy?

Nguồn gốc cá koi

Cá chép Koi (Nhật: 鯉(Lý)/ こい Koi, “Cá chép”) hay cụ thể hơn Cá chép Nishikigoi (Nhật: 錦鯉(Cẩm Lý)/ にしきこい Nishikikoi, “Cá chép thổ cẩm”) là một loại cá chép thường (Cyprinus carpio) đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ cá koi nhỏ, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Cá chép Koi, bắt đầu được nuôi ở Nhật Bản vào những năm 1700 khi những người nông dân bắt đầu nhân giống chúng vì màu sắc và kiểu dáng khác biệt. Cá Koi thực sự là một loại cá chép và ngày nay chúng trở thành loài cá cảnh đắt nhất thế giới.

Loài cá này bắt đầu nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, năm 1914, nhằm tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm cá chép Koi lần đầu tiên tại Tokyo. Và từ đây, cá chép Nhật mang hai màu chủ đạo là vàng – đỏ được tôn vinh và săn đón ở nhiều nơi.

Tìm hiểu về các phân loại cá koi Nhật tại mục Các loại cá koi của Askoi.vn

Tại sao cá koi lại đắt?

Để sở hữu một chú cá Koi đẹp có thể tốn đến $20.000, tương đương khoảng 450 triệu đồng. Lịch sử đã từng ghi nhận trường hợp vào năm 2018, cá Koi được nhà Kentaro Sakai (Nhật Bản) bán cho nhà sưu tập Yingying đến từ Đài Loan với giá 203 triệu Yên, tương đương khoảng 42 tỷ đồng. Đây là con cá Koi được bán với giá cao nhất từ trước đến nay trên thế giới. Con cá này thuộc dòng Kohaku có đặc điểm là chỉ có hai màu chủ đạo: trắng và đỏ nguyên chất.

Vậy lý do vì sao cá koi lại được bán giá cao đến vậy?

Màu sắc đẹp

Cá Koi có 6 loại tế bào sắc tố màu trên da. Đó là tế bào quy định màu đỏ, trắng, đen, vàng, xanh da trời và ánh kim. Để trở thành con cá Koi đẹp, màu sắc pha trộn làm sao đủ để trở thành màu cam đỏ, phần thân trắng và nhiều mảng đỏ lớn trên thân.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ.

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là “cá chép Nhật”.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại như:

Trắng pha Đỏ = Kohaku.

Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.

Trắng pha Đen = Utsurimono.

Đen pha Trắng = Shiro Bekko.

Vàng pha Đen = Ki Utsuri.

Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.

Xám bạc = Asagi

Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.

Kích thước lớn

Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm. Tuy nhiên, theo thời gian suy giảm dần xuống qua các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét.

Nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Cá Koi luôn được xem là người truyền ngọn lửa nghị lực cho cuộc sống. Điều này bắt nguồn từ điển tích “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng” trong truyền thuyết Trung Hoa.

Tương truyền, trên đỉnh ngọn núi cao nhất có một cánh cổng tương thông với thiên đàng, bất kì con cá nào bơi ngược dòng, vượt thác thành công sẽ được thăng thiên hóa rồng. Trên đường đến đỉnh núi là vô vàn thử thách khó khăn: dòng chảy xiết, thiên nhiên khắc nghiệt và địa hình hiểm trở. Bởi thế vẫn chưa con cá nào vượt thác thành công.

Dù vậy, bao đời cá Koi vẫn miệt mài, kiên trì bơi ngược dòng để vươn tới ước mơ. Đó chính là biểu tượng cho lòng ngoan trường, dũng cảm đáng học hỏi. Cá còn là biểu tượng cho giàu sang – phú quý. Người xưa quan niệm, bảy con Koi vàng sẽ mang lại sự thịnh vượng cho chủ sở hữu. Kích thước cá càng lớn, may mắn cá mang lại càng nhiều. Bên cạnh đó, cá còn tượng trưng cho:

Như vậy, cá koi đắt, được đấu giá cao vì nó có kích thước lớn, màu sắc đẹp và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Nuôi cá koi cũng là một thú vui, nuôi để làm cảnh, để thư giãn, giống như nuôi thú cưng vậy.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước hồ cá koi, bạn có thể đặt mua ngay tại mục Máy lọc nước hồ cá.

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn