Top 14 # Xem Nhiều Nhất Setup Hồ Cá Biển Mini Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Hướng Dẫn Setup Hồ Cá Biển Đẹp Phần 2

Nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển, chúng ta phải bỏ nhiều công sức đầu tư. Song trong nhà có một hồ cá biển, tạo cho người chơi có được một cảm giác thư thái, khám phá thế giới kỳ diệu dưới đáy biển, mà nhiều người trong chúng ta không có cơ hội đặt chân tới.

Bài hướng dẫn setup hồ cá biển phần tiếp theo này sẽ chỉ ra những thiết bị cần thiết cho chuẩn bị để setup hồ cá đẹp gồm:

1.Máy bơm:

Đối với từng kích thước hồ cá khác nhau mà ta dùng các loại máy bơm khác nhau, lưu lượng nước trên 1 giờ tương đương 5 lần thể tích hồ cá.

Đây là loại bơm ngâm trong nước

Máy bơm đặt ở ngoài hồ cá

2. Protein skimmer:

Đây là loại máy đánh bọt, nó có tác dụng loại bỏ chất bẩn ra khỏi nước biển.

Nó là thiết bị rất quan trọng trong hồ cá cảnh biển. Khi chọn mua bạn nên tham khảo kỹ người chơi trước để tránh mua không đúng chủng loại mà bạn cần, sau này không phải đổi đi đổi lại nhiều lần.

Bạn nên mua loại skimmer có công suất lớn gấp vài lần thể tích hồ của mình nếu điều kiện cho phép.

3. Quạt tạo luồng:

Đây là hàng phổ thông ở việt nam hiệu sunsun 12w

Còn đây là vortech – hàng cao cấp

Đây là 1 loại quạt dùng để tạo ra những dòng chảy , đảo nước trong hồ, giúp cho nước không bị tù đọng 1 chỗ mà luôn luôn được làm mới. Dòng chảy rất quan trọng, nó giúp mang thức ăn tới cho san hô, giúp cá khỏe mạnh, tạo them oxi hòa tan vào trong nước.

Tùy từng cách chơi mà ta có các lựa chọn số lượng quạt thổi và công suất khác nhau.

– Đối với hồ cá bình thường thì chỉ cần lưu lượng nước qua quạt thổi bằng khoảng 10 lần thể tích hồ là được. – Đối với hồ san hô mềm, LPS thì lưu lượng lớn hơn chút , nó vào khoảng 20- 50 lần thể tích hồ. – Đối với hồ nuôi san hô cứng thì lưu lượng nước phải lớn hơn 50 lần thể tích hồ.

4. Ánh sáng:

Không đơn thuần là bóng đèn chiếu sang bình thường mà nó có tác dụng thay cho ánh sáng tự nhiên giúp cho các sinh vật sống và phát triển , nó phải là loại bóng chuyên dụng chohồ cá biển . Tùy từng loại hồ mà ta có các cách phối màu sắc ánh sáng khác nhau sao cho khi nhìn dưới ánh sáng đèn thì sinh vật sống lên màu đẹp nhất.

Đối với cá cảnh biển thì ánh sáng dùng cho nó có độ sáng là 20000K, nó có màu xanh nước biển, gần giống với tự nhiên nhất.

Công suất của bộ đèn được tính bằng W, để tính đủ công suất cho 1 hồ thì ta phải xem hồ đó nuôi những loại gì. – Đối với hồ cá đơn thuần thì chỉ cần ánh sáng vừa đủ để ngắm cá đẹp nhất. – Đối với hồ san hô mềm thì sẽ tính bằng công thức W/ lít nước : ~0.5-1W/lít. – Đối với hồ san hô cứng thì sẽ là 1-2W/lít.

5. Máy làm lạnh nước và sưởi ấm nước( chiller)

Đây là 1 loại thiết bị cần phải có nếu bạn muốn chơi 1 hồ san hô ở vùng khí hậu nóng như việt nam. Nó giúp ổn định nhiệt độ cần thiết để san hô sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ hồ nên vào khoảng từ 25-28 độ ( 1 trong các mức trên. Không được để nhiệt độ trong hồ dao động ở mức lớn quá 2 độ C , nếu không sinh vật sống trong hồ, đặc biệt là san hô sẽ bị sốc nhiệt và có thể sẽ chết.

Ở việt nam phổ biến những loại máy lạnh sau: – Hailea với các dòng HC 150A, HC 300A, HC 500A … – Và máy lạnh tự chế , do 1 số cơ sở chế tạo ra từ các linh kiện của tủ lạnh, điều hòa… – Khi mua bạn nên chọn loại nào có thông số ghi cao hơn nhiều thể tích hồ của bạn. Ví dụ: 1 hồ 300 lít nên dùng máy lạnh 1/4 HP ~ 250W ~Hailea HC 300A.

Máy lạnh công suất càng cao hơn nhiều lần thể tích hồ thì khả năng làm lạnh càng tốt -Thiết bị sưởi ấm nước cần dùng khi nhiệt độ hồ xuống quá thấp, nó dùng để ổn định nhiệt độ như thiết bị làm lạnh.

Điều cần lưu ý về bảo dưỡng hồ cá biển.

Hàng ngày nước trong hồ sẽ bốc hơi, nó làm cho độ mặn trong hồ tăng lên nên bạn phải thêm nước ngọt vào hồ theo tỷ lệ thích hợp để trung hoà độ mặn tron hồ tránh làm sóc thay đổi môi trường sinh thái trong hồ một cách đột ngột. Người chơi hồ cá biển cần phải bỏ ra khá nhiều công sức để lắp đặt các hệ thống lọc, máy sưởi… tạo môi trường sống phù hợp vì cá cảnh biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với các loại cá nước ngọt.

Hồ cá biển sau 11 tháng chăm sóc

Chi phí bảo dưỡng hay thay nước hồ cá biển nước mặn có thể lên đến vài trăm ngàn đồng tùy theo kích thước của hồ. Phần bảo dưỡng các thiết bị như hệ thống lọc nước, máy sưởi, máy tạo khí… rất khó khăn, do các phụ kiện này ngâm lâu trong môi trường nước mặn nên rất dễ hư hỏng.Nhưng bạn cũng không được thay nước liên tục để cá cảnh biển khỏi bị sốc. Vì thế quan trong nhất là bộ lọc cho hồ phải tốt để giữ cho nước luôn sạch sẽ, tránh cho cá khỏi bị bệnh. Nhiệt độ trong bể luôn ổn định từ 27-28 độ C, độ pH và hàm lượng các chất phải đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, phải đảm bảo chế độ ăn cho cá đầy đủ, phát hiện và chữa bệnh cho cá kịp thời, chiếu sáng cho hồ…

Hướng Dẫn setup hồ cá biển đẹp

Đây là những chia sẽ bổ ích từ Lâm Kim Chi, sẽ cập nhật tiếp các hướng dẫn hay vào các bài viết sau.

Setup Bể Cá Thủy Sinh Mini Ngày 10

Setup bể cá thủy sinh mini ngày 10 #beca #becathuysinh #becacanh

Nhật ký setup bể cá thủy sinh mini ngày Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là “thủy cung” nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người. Bể cá có kích thước rất đa dạng, từ một lọ nhỏ, một bể kính, hoặc một tòa nhà lớn với một hoặc nhiều các bể lớn.

Một bể nuôi cá công cộng tại Bristol, Anh Xây dựng và chăm sóc hồ cá là một sở thích phổ biến trên toàn thế giới. Những người nuôi cá có nhiệm vụ chắc chắn rằng cá của họ sống trong bể cá có một môi trường tương tự như môi trường sống tự nhiên như: chăm sóc chất lượng nước,chất lượng ánh sáng, thức ăn…

Thủy cung – những bể cá lớn, công cộng – là các địa điểm du lịch thu hút du khách phổ biến. Ngoài việc trưng bày các loại cá và động thực vật thủy sinh ở quy mô lớn, chúng còn có chức năng bảo tồn các loài gần tuyệt chủng. Các thủy cung nổi tiếng trên thế giới có thể kể tới: Thủy cung Sydney (Úc); thủy cung vịnh Monterrey (Hoa Kỳ), thủy cung Ōsaka (Nhật Bản),…

setup bể cá thuỷ sinh, setup bể cá, setup bể thuỷ sinh, thuỷ sinh, aquarium setup, bể cá, bể cá đẹp nhất, bể cá thủy sinh, bể cá mini, bể cá cảnh, bể cá cảnh đẹp, bể cá thủy sinh mini, bể cá thủy sinh đẹp nhất, bể cá đẹp trong nhà, bể cá mini để bàn, thủy sinh mini, aquarium, aquarium fish, aquarinum mini, aquarium tanks, aquarium plants, “bể cá” “bể cá đẹp nhất” “bể cá thủy sinh” “bể cá mini” “bể cá cảnh” “bể cá cảnh đẹp” “bể cá thủy sinh mini” “bể cá thủy sinh đẹp nhất” “bể cá đẹp trong nhà” “bể cá mini để bàn” “thủy sinh mini” “thuỷ sinh” “Passionate fish” “aquarium” “aquarium fish” “aquarinum mini” “aquarium tanks” “aquarium plants”.

Setup Hồ Thủy Sinh Cần Những Gì?

Cập nhật vào 28/05

Với những người mới chơi cá cảnh thì đây là một câu hỏi rất lớn. Theo phong thủy, để có được nhiều may mắn, một hồ thủy sinh cần có đủ 5 yếu tố tượng trưng cho những yếu tố trong ngũ hành.

Một hồ thủy sinh cá cần rất nhiều yếu tố tạo thành. Trong phong thủy, có một khái niệm gọi là ngũ hành. Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa, Thủy, Mộc, Kim và Thổ.

Một hồ cá/bể cá là sự mô phỏng môi trường tự nhiên dưới nước thu nhỏ nên đương nhiên, trong hồ cá/bể cá cần có đủ 5 yếu tố này. Bên cạnh đó đương nhiên cũng không thể thiếu được cá – nhân vật chính trong hồ thủy sinh.

Cá là phần quan trọng nhất, đương nhiên không thể thiếu trong một bể/hồ cá. Các loài cá cảnh hiện nay rất đa dạng về màu sắc, chủng loại và theo đó, giá trị của các loại cá nuôi khác nhau như.

Khi nuôi cá cảnh, dù là chọn loại cá nào thì người nuôi cần chú ý một số điều sau:

Phải hiểu tập tính, đặc điểm của các loài cá muốn nuôi, có loài cá dễ nuôi như cá vàng nhưng lại có những loài rất đắt tiền và khó nuôi như cá rồng. Việc hiểu rõ đặc điểm sẽ giúp bạn chăm sóc cá đúng cách, giúp chúng không bị bệnh.

Tránh thả nuôi các loại cá có tính đối kháng với nhau, một số bể nuôi có trồng cây thủy sinh không chọn các loài cá ăn thực vật vì như thế sẽ làm hỏng cảnh quan của bể cá.

Có những loài cá chỉ nuôi một con, có những loài nuôi theo đôi, có loài cá cảnh phải nuôi theo bầy, đàn đến hàng chục con. Bạn phải tìm hiểu kỹ về loài cá mình muốn để tuân thủ đúng, như vậy thì cá mới khỏe mạnh và sống lâu.

Để có một bể cá đẹp và hợp phong thủy, bạn cần lựa chọn màu sắc cá, số lượng cá hợp mệnh và hài hòa với nhau. Màu sắc con cá trên một mức độ nào đó mang lại sự ảnh hưởng có nhiều hoặc ít với vượng tài.

Nếu bạn có nhu cầu mua cá koi đẹp, dáng chuẩn, bạn có thể đến với trại cá koi askoi.vn

Nước

Nước chính là yếu tố ngũ hành đầu tiên và rất quan trọng trong hồ/bể cá. Nước hay Thủy là nguồn sống không thể thiếu của cá bởi khả năng cung cấp oxy. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nguồn nước phù hợp. Loại nước mà bạn cho vào bể cá cần thiết phải là nước sạch, không bị nhiễm hóa chất hoặc clo. Bên cạnh đó, chúng cũng cần có nhiệt độ, nồng độ PH, độ cứng phù hợp với cá cảnh được nuôi trong hồ. Ngoài ra, nước trong hồ nên là loại nước giàu oxy vì sẽ tốt cho việc hít thở của cá.

Nếu sử dụng nước máy nên để nước bay hết Chlorine, nếu cấp trực tiếp vào bể cần sục khí ít nhất 1 ngày trước khi thả cá hoặc xử lý nước nếu nước bị nhiễm kim loại nặng, chất độc. Khi cho nước vào trong hồ hoặc bể, nên cho nước chảy nhẹ, chảy từ từ bám theo thành bể, tránh xối mạnh làm đục nước hoặc ảnh hưởng đến cây mới trồng, đá, lũa…

Độ pH của nước thích hợp để nuôi cá cảnh nước ngọt là từ 6,5 – 8, đối với cá cảnh biển là từ 8,1 – 8,3.

Về nhiệt độ của nước, tùy thuộc vào từng loài cá mà lắp hệ thống lọc nước khác nhau cho bể, với nuôi cá cảnh biển thì cần phải có máy làm mát nước đảm bảo nước mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Nếu chơi bể cảnh thủy sinh thì phải trang bị thêm bình CO2…

Ánh sáng

Yếu tố ánh sáng là yếu tố hết sức quan trọng trong việc lắp đặt hồ/bể cá. Nguồn ánh sáng không chỉ làm đẹp cho bể/hồ, tăng tính thẩm mỹ của không gian mà còn là điều kiện cho các loại cây thủy sinh trang trí dưới hồ phát triển. Trong ngũ hành, ánh sáng tượng trưng cho Hỏa (Lửa). Yếu tố Hỏa này sẽ làm hài hòa 4 yếu tố còn lại, tạo nên một cảnh quan đẹp và hợp phong thủy.

Loại đèn thường được sử dụng trong hồ cá hoặc bể cá là đèn huỳnh quang hoặc đèn LED. Lưu ý, đối với cá màu đỏ, bạn nên sử dụng bóng có màu tím hồng, còn đối với cá màu vàng, màu bạc, thì đèn màu trắng là phù hợp nhất. Màu đèn sẽ được chọn dựa trên màu sắc tổng thể của hồ/bể cá sao cho phù hợp.

Đặc biệt, việc lắp đặt dàn ánh sáng cũng dựa vào điều kiện sống của các loại cây mà bạn chọn. Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp tạo ra năng lượng và dưỡng chất cho cây. Bạn cần kiểm tra nhu cầu về ánh sáng của từng loài cây, vì mỗi cây lại có nhu cầu khác nhau. Đèn huỳnh quang toàn phổ và đèn LED dành cho bể cá đều là các lựa chọn tốt. Cây thủy sinh cũng có thể lấy thêm ánh sáng từ cửa số gần đó.

Cây cảnh

Cây cảnh là tượng trưng cho Mộc (cây/gỗ) trong ngũ hành. Khi trồng cây trong hồ cá, đương nhiên ta phải chọn những loài cây thủy sinh, dễ trồng và chăm sóc. Những loài cây này có rất nhiều tác dụng:

Tăng tính thẩm mỹ

Các loại cây trồng trong hồ cá với dáng cây và hình dạng lá đa dạng, nếu biết lựa chọn và kết hợp cùng với loại cá phù hợp sẽ tạo nên một không gian tuyệt mĩ, ảo diệu biến chiếc bể cá thủy sinh của bạn trở thành một bức tranh thiên nhiên sinh động với các sinh vật và cây cảnh hòa quyện, uốn lượn đẹp mắt.

Vai trò giống như hệ thống lọc nước

Nếu các loài thực vật thông thường có khả năng hút khí độc, khói thuốc CO2,… thì các loài thủy sinh có thể hấp thụ và loại bỏ các chất thải do các sinh vật trong nước, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy và các các kim loại nặng tạo ra. Cách lọc hoàn toàn khác với các bộ lọc khác. Nếu như các bộ lọc cơ học càng lâu sẽ càng mất hiệu quả thì thực vật thủy sinh sẽ ngày càng phát triển và lọc liên tục, làm chất lượng nước bể cá tốt hơn nhiều.

Không những thế, những loại cây này còn giúp bổ sung một khoảng trống ở bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển, cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá cảnh.

Cung cấp oxy cho cá

Bên cạnh việc đặt viên sục khí và máy thổi khí vào bể cá, bạn cũng có thể thay thế bằng cách trồng các loài cây sống dưới nước. Chúng vừa cung cấp đủ lượng oxy, vừa hấp thu lượng carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra, tạo ra một môi trường lý tưởng hơn cho những loài cá sinh sống.

Loại bỏ rêu tảo

Vấn đề mà nhiều người nuôi cá cảnh vẫn gặp khó khăn để xử lý đó là tình trạng rêu tảo phát triển. Sở dĩ rêu tảo sinh sôi là do các chất dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng có trong bể cá, nên khi trồng càng nhiều các loài thủy sinh, cây sẽ hấp thụ phần dinh dưỡng thừa này, đẩy lùi sự phát triển của rêu tảo. Nhờ vậy, nước trong bể sẽ trong và sạch hơn, người nuôi cũng sẽ ít tốn thời gian, công sức để dọn dẹp bể cá hơn.

Là nơi trú ngụ của cá

Nếu là người nuôi cá lâu năm, bạn sẽ biết về tình trạng tranh giành lãnh thổ của cá, chúng có thể cắn vây của nhau để giành nhau chỗ ẩn mình. Vì vậy, họ thường trồng nhiều loài cây thủy sinh trong bể để tạo ra nhiều nơi trú ngụ, ẩn nấp cho cá. Thậm chí, có một số loài cá còn sinh sản, để trứng trên lá cây, vì thế mà số lượng cá ngày càng tăng lên.

Cây thủy sinh được chia làm 3 loại chính: loại sống trên bề mặt nước, loại sống dưới nước và loại lưỡng hệ sống cả trên bề mặt lẫn mặt đáy. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như cấu tạo của chiếc bể cá, người ta có thể lựa chọn các giống cây phù hợp giúp tạo không gian hài hòa cho chiếc bể, giúp cá thư giãn tạo cảm giác như đang sống trong môi trường tự nhiên thật sự.

Đá

Đối với thủy sinh, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại đá. Các loại đá này có thể được dùng để trang trí cho bể thủy sinh, bể cá cảnh, ngoài ra còn có thể dùng chúng để trang trí tiểu cảnh hòn non bộ…

Trong phong thủy, đá chính là đại diện của yếu tố Thổ (Đất cát). Yếu tố này cùng với lớp nền của hồ/bể cá được làm từ cát sẽ hoàn thành ngũ hành trong một không gian hồ/bể cá.

Có một số loại đá thông dụng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là nên chọn đá làm bố cục đá cho hồ thủy sinh theo 2 tiêu chí:

Đá có bề mặt bị tác động của thiên nhiên: loại đá này tuy rất khó tìm, nhưng sau khi thành tác phẩm, sẽ rất đặc sắc.

Đá có chất liệu phù hợp với môi trường hồ thuỷ sinh: chất liệu đá rất quan trọng, vì những chất chúng thải ra khi ngâm trong nước hồ thuỷ sinh có thể sẽ tác động tiêu cực tới cây cối. Các loại đá được khuyến cáo nên dùng là: đá trầm tích, gỗ hoá thạch và đá cuội có cấu tạo tương tự đá granite.

Ngoài ra, hình dáng không như ý là vấn đề muôn thuở của tất cả những ai từng bố cục đá. Nhất là việc chọn các tảng đá phụ phù hợp với các tảng đá chính của bố cục. Việc cần làm là ngắm nghía các bề mặt kỹ lưỡng để chọn ra các góc cạnh phù hợp với phần khuyết hay thừa của bố cục. Sau đó dùng các biện pháp can thiệp để chúng hài hòa với nhau.

Một số loại đá đẹp bạn có thể sử dụng cho hồ thủy sinh của mình là đá Tiger, đá da voi, đá trầm tích, đá cuội,…

Bố cục đá cho hồ thủy sinh cũng có thể được thực theo nhiều cách khác nhau sao cho độc đáo và nổi bật. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn có khai thác được hình dạng và màu sắc một cách thích hợp hay không.

Hệ thống máy móc

Máy móc chính là yếu tố Kim (kim loại).

Hệ thống máy móc bạn cần gắn vào hồ/bể thủy sinh gồm có:

Hệ thống máy lọc nước

Hệ thống nhiệt độ

Thiết bị khí CO2

Bộ lọc được gắn vào bể sẽ giúp bạn ổn định và làm sạch môi trường tự nhiên trong bể cảnh. Từ đó, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc vệ sinh mà cá cảnh trong bể vẫn có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.

Với một số loại cây hoặc trong một số giai đoạn thời tiết trong năm, bể thủy sinh cần có nhiệt độ nước thích hợp để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, bạn cần lắp đặt các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ nước cho bể thủy sinh.

Bình CO2, van khóa, cốc trộn, bộ đếm giọt là những thiết bị cần thiết đối với bể thủy sinh. Trong đó, thiết bị khí CO2 bao gồm thiết bị sủi khí và thiết bị trộn khí sẽ giúp cung cấp dưỡng khí cho cá và sinh vật cảnh, làm cho cây thủy sinh xanh mướt và phát triển tốt hơn.

Để có được một hồ thủy sinh đẹp và có điều kiện tốt cho cá cảnh phát triển khỏe mạnh, những yếu tố cấu thành trong hồ rất quan trọng.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Hồ thủy sinh có cần bổ sung oxy không

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

Setup Hồ Nuôi Tép Căn Bản Cho Người Mới

Tép cảnh hay tép thủy sinh không phải là tên của một loài nhất định. Nhưng nó là một thuật ngữ chung cho nhiều loại tép.

Nó thường sống trong vùng nước dày đặc thực vật. Tép cảnh chỉ có kích thước 3cm và màu sắc cơ thể rất đa dạng.

Setup Bể Tép

1. Kích thước bể để nuôi tép

1 bể nuôi tép cần phải có tiêu chí đẹp và phù hợp, dễ dàng cho việc ngắm tép. Bể nuôi tép phù hợp nhất thường là những bể cubic 20,30; nếu có điều kiện, ae cứ lên luôn bể chữ nhật 60 để chơi (633,644). Ko nên làm những bể vượt quá 60 vì rất khó để ngắm tép (hoặc bạn có thể rich đến mức mua đc vài trăm con tép thả vào để ngắm, ko thì đợi tép con nó lớn rồi ngắm 

2. Đất nền

Nền để nuôi tép chuyên dụng thường là những loại nền có tác dụng để ổn định độ pH là chính, mức dưỡng từ trung bình đến cực kỳ thấp. Nếu có kinh tế, bạn đừng ngại mà đầu tư luôn đất nền ADA, còn ko thì cứ akadama, control soli, gex đỏ mà giã cho rẻ cũng đc, nhớ là gex đỏ chứ ko phải gex xanh (gex xanh thường dùng cho bể trồng cây thuỷ sinh nếu trồng thuỷ sinh nuôi tép thì cũng ok)

3. Cây trồng trong bể tép

Nên chọn những cây dễ sống mà ko cần quá cao yêu cầu về dinh dưỡng như rêu, ráy, sen tiger, rong đuôi chò rong đuôi chốn, hạt mầm thần thánh (hay còn gọi là “hạt mầm trân châu ngọc trai” – that’s cú lừa thần thánh của 1 số chủ cửa tiệm bán đồ thuỷ sinh nhỏ lẻ) 

4. Đèn

Không cần chọn loại đèn quá là đắt tiền cho bể tép, với 120k và 220k bạn có thể dễ dàng kiếm cho mình 1 cái đèn máng led chả có cái gọi là thương hiệu ji cho bể 30 và 60 (hình như là còn đắt, vì chỗ mình chả có cửa hàng nào to, nổi tiếng cả nên mấy cửa hàng lẻ bán đắt vãi lợn). Nói chung là cây cối nếu chỉ trồng như trên mục 3 mà bạn đầu tư con đèn 7lit cho cái bể 60 thì chúc mừng, bạn là 1 richman, hoặc là bạn bị hớ 1 khoản nặng vờ lờ khi điều kiện tài chính còn đang hạn chế . Và nếu bạn trồng những cây đắt tiền như bucep hay 1 số loại cây cần ánh sáng để lên màu đẹp thì việc bạn đầu tư 1 cái đèn xịn thì sẽ ko thừa thãi chút nào 

5. Lọc

6. Đồ trang trí, đồ chơi cho tép

Nên xem cây trồng của bạn trong bể xem đã sướng mắt chưa? thôi làm vài cái hình vuông vuông (như ảnh) về ném bừa vào bể nhìn cũng ra ji phết, cơ mà thề với các bạn tép hi hữu lắm nó mới mò vào nghịch trừ khi các bạn để lâu nó lên rêu nó mới mò vào gặm, ko thì gọi là trang trí thôi, đánh giá tác dụng: 5/10.

Lũa chola các bạn nên múc luôn và ngay 1 cây về thả, tép thích lũa chola lắm, vì nó vừa làm nơi trú ẩn đc, vừa hốc đc mlem mlem, đánh giá tác dụng: 10/10

Đĩa đựng đồ ăn: 60k hay 7k thì nó cũng chỉ là 1 cái đĩa thuỷ tinh thôi, mục đích là để đồ ăn cho tép ăn, nếu thừa thì có thể dễ dàng hút ra tránh tình trạng sán và ko làm xới nền. Đánh giá tác dụng: 9/10

7. Những thứ khác để có 1 bể tép hoàn chỉnh

Cycle Bể Tép

1. Lý thuyết về cycle:

Như ae đã biết, cycle là tạo 1 vòng tuần hoàn cho bể, giúp bể đạt được ngưỡng pH ổn định, lượng vi sinh ổn định để có thể xử lý các chất độc hại và các chất cặn bẩn có trong đất nền và sau này là phân cá tép. Giúp cá tép sống khoẻ đẻ tốt, ko bị chết lai rai, ko bị bệnh. Nhưng cycle thế nào cho đúng cách? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

2. Xử lý đất nền trước khi cycle

Ace chúng ta thường bỏ qua cái bước quan trọng này. Chúng ta thường đặt bể vào 1 góc gọn gàng, đổ nền vào, tạo layout rồi đổ nước vào, châm vi sinh và chạy cycle chờ đến ngày thả cá tép. Và… thế méo nào vẫn toang?! Hmm… đó là lúc chúng ta phải nghĩ ngay đến việc môi trường nước chưa phù hợp, đừng nghĩ tép của mình bị bệnh hay hồ bị nhiễm khuẩn. Tôi có theo dõi và tham khảo các clip của 1 số kênh của nước ngoài (ko nêu tên vì có thể mn sẽ nói tôi PR, nhưng nếu ae nào cần thì cứ inbox), họ ko những dạy chúng ta cách tạo layout mà họ còn biết bản chất của từng loại đất nền, cách xử lý đất nền. Và ngay từ vụ vỡ bể tôi đã phải setup lại, rút kinh nghiệm và thử lại thấy hiệu quả. Xin chia sẻ lại với ae:– Đất khi mới mua về ko nên vội vàng đổ vào bể tạo layout, nên dùng nước sạch, ngâm 3 ngày dưới ánh nắng, mỗi ngày thay nước 1 lần– Châm vi sinh mỗi lần ngâm, riêng ngày thứ 3 ko cần châm vi sinh, còn 2 ngày đầu tiên ae đừng tiếc 1-2 hay vài nắp vi sinh, có thể xài vi khuẩn quang hợp psb cho rẻ (dung dịch màu đỏ thẫm), sau đó đổ ra phơi đến khi đất nền khô hẳn. Điều này sẽ làm giảm lượng độc tố có trong đất nền và các chất dưỡng thừa xuống mức tối thiểu VÀ SẼ TRIỆT TIÊU SỐ TRỨNG SÁN SÓT LẠI TRONG ĐẤT NỀN, giúp ae lên bể ko bị ngứa mắt

3. Xử lý nước

Nước tuỳ theo điều kiện của ace có thể dùng nước máy, nước giếng, nước mưa, nước RO. Tuy nhiên khuyến cáo ko sử dụng nước giếng vì trong nước giếng có hàm lượng kim loại nặng ko tốt cho tép, và tds cao khó kiểm soát, và tất nhiên là mỗi vùng nước giếng lại có 1 chỉ số khác nhau nên vụ tư vấn sử dụng nước giếng để nuôi tép gần như bất khả thi.

Nước máy: ở mỗi địa phương chỉ số nước máy cũng khác nhau nhưng ko đáng kể. Thường thì ta sục oxi cho tan clo rồi sử dụng đc bình thường, tuy nhiên tds trong nước máy cao ko đồng nghĩa với đủ lượng khoáng mà có thể tép sẽ ko hấp thụ đc, vấn đề này sẽ nói đến sau, nhưng nói chung là nước máy vẫn sử dụng đc.

Nước mưa: chỉ số tds hoàn hảo (0-1), độ pH thấp (thường là 5.5), tuy nhiên trong nước mưa có rất nhiều bụi bẩn, và nếu bạn gần khu công nghiệp thì khuyến cáo ko nên dùng. Các bạn ở khu vực dân cư có thể hứng nước của những trận mưa lớn. Tận dụng những ngày mưa triền miên để tích trữ nước. Nên lấy nước từ ngày mưa thứ 2 trở đi vì nước khi đó rất sạch, gần như ko có bụi bẩn và chỉ có mùi như mùi ẩm mốc đặc trưng của nước mưa. Cách xử lý: phơi nắng sau đó sục oxi hoặc phơi nắng rồi đổ luôn vào bể chạy cycle cũng dc. Điều này làm trung hoà axit có trong nước mưa.

Nước RO: siêu sạch rồi, tds cũng ở mức hoàn hảo (<10) tuy nhiên thường pH nước RO cũng thấp như nước mưa, cách xử lý thì chỉ việc đổ vào bể và cycle thôi.

4. Chạy cycle

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị rồi, chúng ta có đất nền và nước đã qua xử lý, giờ là lúc chúng ta tạo layout cho bể thôi.

Cách đơn giản nhất để dễ dàng xử lý mọi thứ trong bể là đất nền đc trải 1 cách gọn gàng, bể nuôi tép nếu ko trồng cây thì nên trải 1 lớp thật mỏng (khoảng 1-1,5cm) hoặc dùng túi lưới, bể kính nhỏ để đặt đất nền vào góc bể, còn lại bể trống và trang trí bằng đồ chơi, rêu,….

Đất nền càng mỏng thì lượng khí độc tích tụ dưới đất nền càng thấp.

Nếu trải đất nền, thì ace nên trải 1 lớp bột vi sinh mỏng bên dưới trước sau đó phủ đất nền lên và để trên mặt đất nền 1/3 thìa sữa chua (giống clip Tím đã làm để hướng dẫn).

*Lưu ý khi vào nước: để có được nước trong ngay khi vào bể lần đầu, ace chịu khó dùng bình xịt để làm ướt đất nền và số bột vi sinh trải trên mặt. Sau đó sử dụng túi nilon hoặc nilon bọc thức ăn để trải 1 góc lên đất nền rồi vào nước thật nhẹ nhàng tránh xối nền, nước sẽ rất trong.

Sau khi đã vào nước, chúng ta bật hết các loại lọc lên, châm thêm vi sinh sống và bật đèn liên tục 8 tiếng trở lên/ngày, ngày đầu châm lượng vi sinh phù hợp gấp đôi những ngày sau.

SỐ NGÀY CYCLE DO BẢN THÂN BẠN QUYẾT ĐỊNH. Chỉ cần lớp vi sinh trải trên đất nền lên mốc càng nhiều càng tốt.Mình cycle đúng 1 ngày và từ lúc thả đến nay là 1 tuần chưa có bé nào hẹo.

Châm khoáng: lấy chỉ số tds ban đầu +100 đến 150 (tép ong thì nên châm thêm 100 thôi). Ví dụ: TDS ban đầu khi bạn chạy cycle là 55, bạn hãy châm khoáng lên 155 rồi thả tép vô tư

Thức ăn: không nên cho quá nhiều thức ăn vào bể, để ý nếu thả 1 loại thức ăn nào với số lượng ít mà 3 ngày tép ăn ko hết thì hãy hút hết ra rồi điều chỉnh lại chế độ ăn, cho luôn cái món đó vào danh sách đen. Đồ ăn cho tép nên đa dạng và phong phú, kết hợp giữa đồ ăn khô và đồ ăn tươi sẽ làm tép khoẻ mạnh hơn. Mỗi 1 tuần chỉ nên cho tép ăn đồ giàu đạm 1 lần và nên cho tép nhịn ăn 1 ngày cố định để thay 10% nước và hút đáy.

Chia Sẽ Thêm Kinh Nghiệm Khi Setup Hồ Nuôi Tép OngVề vấn Cycle: Thế nào là cycle chuẩn?Trong khoảng thời gian Cycle, nên bật đèn một ngày 5h – 6h ( bởi có nhiều vi sinh cần ánh sáng để hấp thụ và để phát triển ) càng nhiều oxy vi sinh sẽ càng phát triển mạnh. Ngoài ra nền sẽ nhả ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) Vì vậy ta nên bổ sung bèo nhật, các loại cây để chúng hút những tạp chất có hại cho tép, tránh việc khi thả tép bị hội chứng hồ mới tép chết lai rai. Ở đây em thả dxlk, bucep kết hợp sử dụng ống STOP AMMO để triệt để Ammonia và nitrit.

Về vi sinh có rất nhiều loại có thể sử dụng, mỗi loại vi sinh nó đều tốt theo cách riêng của nó. Không nhất thiết phải thấy người này dùng vi sinh này mình cũng phải dùng theo mà hãy dùng khi nó vừa túi tiền của mình. Tiền nào của đấy là đúng, vi sinh đều basic như nhau, chỉ khác nhau phần công thức trộn.Cycle tiêu chuẩn từ 10 – 14 ngày là hợp lý, chúng ta sẽ phụ thuộc vào phần mốc của vi sinh để từ đấy đánh giá. Tuy nhiên nền càng dày chúng ta nên cycle kĩ để nền có thể nhả cả dưỡng chất ra càng nhiều càng tốt. Nước yêu cầu RO, TDS càng thấp càng kiểm soát nước tốt ( dưới 10 ) là được.

Về các thông số ph, TDS: PH càng thấp, nhiệt độ từ 23 – 24 độ tép rất ít khi bị bệnh ( đa phần tép taiwanbee đều mắc bệnh nhiễm khuẩn ) PH do bộ nền quyết định vì nó bộ đệm bên trong nền rồi nên các bác cycle chuẩn thì nền auto về ph chuẩn như hãng sản xuất đưa ra. TDS càng cao ( 120 – 130 ) thì phần sứ nó trắng nhìn sướng nhưng lột vỏ khó, thích hợp nhất TDS 110 là tép lột vỏ vừa đủ. Nhiệt độ nuôi có thể 27- 28 độ vẫn sống nhưng chúng sẽ không đẻ được trong nhiệt độ này.

Về các sản phẩm hỗ trợ các bác có thể tham khảo mua vi sinh, VKQH để bổ sung cho nguồn nước ổn định hơn. Nhiều bác hay nhầm CYCLE xong là bể ổn định nhưng không phải, bể chỉ đang trong trạng thái hoàn thành chưa ổn định hoàn toàn. Vì vậy hàng ngày ta nên bổ sung 1 chút ít vi sinh, vitamin vào để cải thiện chất lượng nước cũng như bù những vi sinh chết để chất lượng nước ngày càng đi lên ( bể xuất hiện bọ nước, tép bu ăn thức ăn hay cây cối phát triển mạnh báo hiệu nước đã ổn định dần dần)

Về thức ăn thì quá nhiều rồi khỏi cần bàn, loại nào cũng tốt nhưng thường em sẽ để 2 – 3 ngày mới cho ăn để tránh hiện tượng dư thừa thức ăn có sán ( sán xuất hiện do có tép chết và sinh sôi ra khi bể dư thừa thức ăn ) ở đây em dùng V – mix của tím và Color expert để kích base tép.

Về thuốc thang tính em cẩn thận nên em hay chuẩn bị trước để biết bệnh đánh luôn: ở đây em có chuẩn bị thuốc trị nhiễm khuẩn lai rai, bột khử độc nước cấp tốc ( dùng trong trường hợp bị thuốc muỗi ) và STOP AMMO tránh tình trạng Ammonia quá cao.Một mẹo em xin chia sẻ khi các bác thả tép mới vào bể, nên cho thêm lá trà xanh vào bể cho chúng nó gặp chứ đừng cho ăn thức ăn công nghiệp vội vì trong lá trà xanh có tính axit sẽ sát khuẩn đường ruột tép sẽ tốt cho tép mới về.

Tham Gia Group Chat Hội Nuôi Tép Trên Zalo Để Cùng Trao Đổi Kinh Nghiệm : https://zalo.me/g/hhmnva788