Top 12 # Xem Nhiều Nhất Hướng Dẫn Làm Bể Cá Cảnh Thủy Sinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Hướng Dẫn Làm Bể Cá Thủy Sinh A

Xác định được phong cách hồ thủy sinh mà bạn yêu thích 

Bể cá thủy sinh vô cùng đa dạng, do đó trước khi setup bạn cần xác định rõ mình thích phong cách như thế nào. Chẳng hạn, một số người sẽ thích hồ bonsai đơn giản, một số khác lại thích chơi ráy, rêu, dương xỉ hay đá. Setup làm sao cho thích hợp nhất với sở thích cá tính, tính thẩm mỹ, khả năng tài chính…

Người chơi bể thủy sinh sẽ có người am hiểu, hiểu biết sâu về nó và cũng có người chưa thực sự hiểu nhưng vẫn muốn tìm hiểu xây dựng đặt ở nhà trang trí, làm cảnh.

Để đơn giản nhất bán có thể tìm hiểu các mẫu bể cá thủy sinh đẹp trên mạng hoặc ngay tại Website  chúng tôi để định hướng làm bể cho thích hợp. Có người thích kiểu đơn giản như hồ bonsai, một số khác thích chơi dương sỉ, rêu, một số thích phong cách hà lan…

Hướng dẫn tự làm bể cá cảnh thủy sinh theo ý muốn 

Tìm mua hoặc tự dán hồ kính 

Sau khi xác định được phong cách yêu thích, tiếp theo các bạn cần tìm mua hoặc tự dán hồ thủy sinh. Tùy thuộc vào các yếu tố như: Sở thích, diện tích ngôi nhà, vị trí đặt,….mà kích thước của hồ sẽ có sự khác nhau. 

Hồ cubic 40 (Cao 40cm, dài 40cm, rộng 40cm): Loại hồ này dễ chơi, đẹp, có thể dán bằng kính 8 li hoặc 8li. Các bạn có thể chọn kính thường hoặc kính siêu trong. 

Hồ dài 50cm, rộng 30cm, cao 30cm: Loại hồ này khá cân đối, chỉ cần dán kính 5 li là phù hợp. 

Hồ thông dụng 60 – 40 – 40: Có chiều cao và chiều sâu lý tưởng. Nếu mới chơi thì nên chọn hồ kích thước này vì nó dễ tính toán phân nước, phân nền. 

Hồ 80 – 40 – 40: Kích thước hồ này khó kiếm đèn để trang trí. 

Hồ 90 – 40 – 40: Tổng thể hồ đẹp, dễ tìm kiếm các đồ trang trí, có thể chọn kính 10 li hoặc 8 li. 

Hồ 1m2 – 50 – 50: Hồ đẹp, có thể chọn kính 12 li. 

Hồ 1m5 – 60 – 60: Mặc dù hồ đẹp, tuy nhưng với những người mới chơi không nên chọn loại hồ này vì kích thước nó khá lớn. 

Tùy vào sở thích cũng như điều kiện tài chính và diện tích không gian lắp đặt mà các bạn có thể chọn hồ thủy sinh với các kích thước khác nhau. Các bạn có thể dùng kính cường lực để dán hồ hoặc để tiết kiệm hơn thì dùng kiến siêu trong 1 mặt trước hoặc 3 mặt. 

Chân hồ, tủ gỗ

Chân sắt 4: Loại chân sắt này chắc chắn, giá rẻ tuy nhiên nó không che được lọc cùng các dụng cụ khác. 

Chân sắt ốp alu giả gỗ.

Chân sắt ốp gỗ cao su. 

Chân sắt 2, 3 tầng nếu bạn chơi nhiều bể cá. 

Tủ gỗ ván ép: Lựa chọn ván ép chống nước, có độ bền cao. 

Tủ gỗ cao su

Bộ lọc nước 

Tiêu chuẩn đánh giá một hồ thủy sinh đẹp là nước trong, cây cá phát triển khỏe mạnh. Do đó, khi chọn bộ lọc nước cần hết sức lưu ý. Hiện nay, lọc hồ thủy sinh có các loại sau:

Lọc vách trong hồ: Tiết kiệm chi phí nhưng lại chiếm diện tích lớn. 

Lọc treo trên thành hồ: Gọn nhẹ, sử dụng cho những hồ có diện tích dưới 60cm.

Lọc thùng ngoài: Bộ lọc này có tính thẩm mỹ và hiệu quả cao, được đông đảo khách hàng lựa chọn. 

Đèn cho bể thủy sinh 

Trong bể cá thủy sinh, yếu tố ánh sáng vô cùng quan trọng. Đèn cho bể gồm có: Đèn huỳnh quang T8 hoặc T5, đèn cao áp metal, đèn LED,….Các bạn có thể tìm mua tại các shop cung cấp đồ thủy sinh. 

Tuy nhiên, trong quá trình bố trí ánh sáng cho bể, các bạn cần lưu ý rằng càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì bể cá lại càng khó quản lý. Ngoài ra, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 8 – 10 tiếng. 

Nên để đèn phỏng theo ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, có thể chia ra ngắt quãng để tiết kiệm điện. Nên để đèn cao hơn mặt nước từ 10 – 30cm tùy theo cách bố trí cây cối trong bể. Nếu chơi ráy, rêu, dương xỉ thì nên gác đèn cao hơn để tỏa ánh sáng tốt. 

Phân nền cho hồ thủy sinh

Đây cũng là yếu tố quan trọng khi chơi hồ thủy sinh. Nó quyết định đến tính thẩm mỹ cũng như mức độ khỏe mạnh, phát triển của các sinh vật trong hồ. 

Vai trò của phân nền là giúp ổn định nước, hệ vi sinh cùng các chỉ số dinh dưỡng. Hiện nay, phân nền thủy sinh gồm 2 loại sau:

Nền trộn từ bùn, đất, đất sét (nền trộn)

 Loại nền này giàu dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí tuy nhiên khi setup hồ khá khó khăn vì nó bẩn. Nếu không cẩn thận sẽ khiến nước trong hồ bị đục. Lớp nền này cần được phủ trên lớp sỏi có độ dày 3cm trở lên. Ngoài ra, khi trộn nền cũng cần phải có kinh nghiệm để các chất dinh dưỡng không bị thừa. 

Nền công nghiệp

Với những người lần đầu chơi hồ cá thủy sinh thì nên chọn loại nền này vì nó sạch sẽ, dễ sử dụng, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn. Nền công nghiệp gồm: Gex xanh, đỏ, ADA, Oliver Knot, Control Soil,….(nền nhập khẩu) cùng các loại nền của Việt Nam như: Aquafor của Smekong II, Thủy Mộc,….

Tuổi thọ của nền công nghiệp hoặc nền trộn thường trên 3 năm. Tuy nhiên, khi lật hồ, nền công nghiệp có thể thanh lý lại còn nền trộn thì không. 

Bộ cung cấp khí Co2 (máy xủi khí )

Các loại cây trong bể cá thủy sinh cần Carbon để quang hợp. Do lượng Carbon sẵn trong nước chưa đủ do đó người chơi cần cung cấp thêm khí Co2 vào bể. Hiện nay bình khí Co2 có nhiều loại tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý và tránh đặt bình trong phòng ngủ hoặc không gian kín. 

Hiện nay phổ biến nhất là bình sắt loại 1,2,3,5 hoặc 10kg. Ngoài ra còn có bình bằng hợp kim hoặc bình nhôm với giá thành cao hơn. Khi mua bình cần chuẩn bị thêm dây dẫn, bộ đếm giọt và bộ trộn Co2. 

Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh 

Bố cục trong hồ thủy sinh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ. Các bạn có thể setup bằng lũa (các nhánh cây, gỗ chết để tạo bố cục) hoặc đá (bố cục núi) hoặc theo phong cách bonsai,…..

Hiện nay có một số lũa thông dụng như: Đỗ quyên, linh sam, red wood, trà rừng,….với chi phí khác nhau. Khi mua về bạn cần ngâm nước vài tuần hoặc ngâm mũi để lũa không bị mốc, không ra màu. 

Các loại đá thủy sinh gồm: Tai mèo, tiger, trầm tích, kẹp kem, đá đen Gia Lai,….Tùy theo phong cách, sở thích mà bạn setup bố cục sao cho hợp lý. 

Rêu, dương xỉ, ráy, bucep, và cây thủy sinh 

Các loại cây thủy sinh được chia thành 2 loại chính như sau:

Cây ưa sáng như bucep, cây cát cắm,…: Chúng đòi hỏi Co2 nhiều, ánh sáng lớn và dinh dưỡng dồi dào để luôn căng đẹp. 

Cây ít chịu sáng như dương xỉ, rêu, ráy: Thích hợp với bể có ánh sáng ít, nước mát và không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, lượng Co2 ở mức độ vừa phải. 

Timer

Với những người chơi bể cá thủy sinh thì Timer là vật dụng cần thiết. Nó dùng để cài đặt thời gian tự bật – tắt đèn. Mức giá của Timer giao động từ 85.000 đồng – 200.000 đồng tùy loại. 

Quạt / chiller

Nếu bạn ở thành phố hoặc khu vực có thời tiết nóng thì nên trang bị thêm quạt nhỏ cho hồ cá thủy sinh. Ngoài ra, nếu có điều kiện tài chính thì nên mua máy làm lạnh nước Chiller.

Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá

Để hồ thủy sinh đẹp bạn cần phải chăm sóc hàng ngày. Mỗi ngày hãy dành khoảng 10 phút để chăm sóc và ngắm hồ. 

Thay nước: Với những hồ mới tạo thì hàng ngày thay nước 30%. Đến tuần thứ 2 cần thay nước 3 lần mỗi lần 30%. Đến tuần thứ 3 thay 2 lần và tuần thứ 4 trở đi chỉ cần mỗi tuần thay nước 1 lần. 

Không thay nước cùng ngày với ngày vệ sinh lọc. 

Rêu là kẻ thù của hồ thủy sinh. Khi rêu hại phát triển trong hồ bạn cần tìm cách để loại bỏ nó. 

Các loại cá trong hồ dễ bị nấm và chết cả đàn. Do đó, sau khi setup hồ 1 tháng mới nên thả cá. Có thể tìm hiểu thêm về thuốc trị nấm và bệnh cho cá. 

Những item khác : Sục oxy, twinstars, lọc váng, lọc bio, nhiệt kế…

Đây cũng là những công việc vô cùng quan trong khi làm bể cá thủy sinh. 

Lọc bio và sục oxy: Những hồ chuyên chơi tép nên sử dụng 2 thiết bị này. 

Bộ ức chế rêu hại twinstars: Mặc dù mang lại hiệu quả nhưng không đáng kể, các bạn có thể trang bị hoặc không. 

Lọc váng: nếu hồ của bạn nổi lớp dầu váng trên mặt thì nên trang bị lọc váng. 

Nhiệt kết: Nếu muốn biết nhiệt độ trong hồ thì nên trang bị thêm nhiệt kế.

Ưu điểm của bể cá thủy sinh

Có lẽ, trong lĩnh vực trang trí bể cá cho không gian nhà – không gian văn phòng – cơ quan. Thậm chí cả các nhà hàng đã thiết kế bể hải sản bên ngoài rồi vẫn có thể trang trí loại bể này bên trong từng phòng ăn riêng biệt. Có thể nhìn nhận sự ứng dụng trong thực tế của nó nhiều nhất tại:

Trang trí cho không gian phòng khách – phòng ngủ – phòng ăn trong gia đình.

 Làm bể phong thuỷ cho mọi khu vực trong nhà, công ty, cơ quan….

Làm trang trí trên bàn làm việc, trong phòng hay sảnh đợi của bất kỳ không gian nào.

Vách trang trí âm tường – treo tường

Với khả năng tuỳ biến cao trong kích thước lẫn khung cảnh. Bể cá thuỷ sinh đẹp cho khả năng không giới hạn về vị trí đặt. Cho phép bạn thực sự có thể đưa nó vào bất kỳ không gian nào mà bạn muốn. Không lo lắng dù là nơi hẹp đến nhà rộng, từ dùng kệ chân đến treo tường….

Nhất là hệ thuỷ sinh gồm cá và cây rất đa dạng. Bạn cũng không hề lo lắng dù mình sinh ra ở mệnh gì vẫn có thể chơi nó theo sự bổ sung phong thuỷ hợp lý.

Xu hướng trang trí và cách chơi bể thủy sinh HOT 2021

Để nói đến những trường phái trang trí khung cảnh bể cá cảnh thủy sinh thì cực đa dạng. Nó đến từ nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Trong đó, quan trọng về mặt phong thủy và khung cảnh hơn cả là việc sắp xếp đá – gỗ dưới nền đất dưỡng theo lối “kiến trúc” nào.

Cách xếp đá tạo hình được ưu chuộng

Nhật Bản và Trung Quốc là 2 nước mang đến lối trang trí khung cảnh cho bể thủy sinh cầu kỳ và quyến rũ người chơi nhất. Trong đó, có những xu hướng mà hầu hết mọi người đều muốn làm theo bởi sự quan niệm tài vận. Và nó cũng mang đến khung cảnh thực sự tự nhiên. Gồm:

1/ Oayishi

2/ Fukuishi

3/ Soeishi

4/ Suteishi

Ngoài những kiểu trang trí đá tuyệt đẹp này thì nó còn có nhiều cách trang trí theo đá, theo gỗ…

Xu hướng tạo cây thủy sinh cho bể

Khi làm bể cá cảnh thủy sinh đẹp. Xếp nền, tạo khung cảnh là cực kỳ quan trọng. Nó cần tay nghề điêu luyện của người thợ chuyên nghiệp. Nhưng việc trang trí cây thủy sinh bên trong nó còn sinh động và đây mới thực sự là một trong những yếu tố quan trọng xếp sau cá nuôi trong bể.

Lối trang trí cây thủy sinh dựa vào nhiều yếu tố và kiến thức của người chơi. Đảm bảo cân bằng mệnh giữa người chơi, màu sắc, loài cây trồng trong bể.

Sau đó, những cây chọn làm sao để phù hợp với loài cá, cải thiện nguồn nước, làm sạch môi trường sống và có sức khỏe dai nhất. Một điều mà làm đau đầu cũng như tốn kém rất nhiều thời gian – tiền bạc của bất kỳ ai chơi bể cá cảnh thủy sinh. Mỗi tuổi người chơi sẽ cần lựa chọn cho mình một lối trang trí và loài cây khác nhau.

Lựa chọn cá cảnh để nuôi phù hợp

Chắc chắn là cần lựa chọn theo sở thích và theo tuổi rồi. Nhưng có những nguyên tắc chung mà bạn nên theo đó là:

Tránh các loài cá sống chui lủi dưới nền đất như trạch, cá trình, lươn….

Nên nuôi các loài cá được xem là phong thủy tốt như cá rồng, cá la hán, cá Koi…

 Người mệnh Kim: Màu sắc cá cảnh hợp với người mệnh Kim là trắng, vàng ánh kim để sinh thủy, số lượng cá nên nuôi là 4, 9, 14, 19,…

Người mệnh Mộc: Màu vàng và đen là lựa chọn tốt nhất về phong thủy cho người mệnh Mộc. Tốt nhất nên nuôi 8 con vàng và 1 con màu đen, hoặc nuôi số cá là 3, 8, 13, 18,…

Người mệnh Thủy: Xem tuổi nuôi cá cảnh cho người mệnh Thủy thì màu xanh lam, xám, đen giúp hỗ trợ về tài vận. Và 1, 6, 11, 16,… là những con số may mắn.

Người mệnh Hỏa: Do bể cá mang tính thủy nên người mệnh Hỏa thường không được khuyến khích nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người mệnh này không nên nuôi cá, vẫn có cách để cân bằng phong thủy. Gia chủ nên lựa chọn cá cảnh có các màu nóng như đỏ, cam, vàng, đồng thời cũng cần bổ sung thêm cá đen. Nên nuôi 2, 7, 12, 17 con cá ở trong bể.

Người mệnh Thổ: mệnh này nên chọn cá màu vàng sậm, nâu đất để mang lại vận may. Số lượng cá 5, 10, 15, 20,… là thích hợp nhất.

Tham khảo một số mẫu, loại bể cá thủy sinh đẹp

1/ Làm bể thủy sinh ngoài trời

Ngày nay, nhiều nhà có không gian sống rộng rãi. Thường sẽ luôn nghĩ đến việc trang trí không gian bên ngoài xanh mát. Và khi đó việc làm một bể thủy sinh để nuôi cá và cây trong khuôn viên trước nhà là vô cùng nhiều. Nó giúp cải thiện môi trường sống cũng như không gian trong ngoài nhà.

Bạn thường thấy những bể cá Koi, bể cá cảnh trong vườn thượng uyển… Thật bắt mắt và đặc sắc phải không nào?

Đặc điểm của loại bể cá cảnh thủy sinh ngoài trời đó là các loài cá lớn nhỏ đều được chọn. Với diện tích rộng và nhiều ánh sáng, các loại cây thủy sinh ưu sáng, phát triển theo dạng cao lại được ưu chuộng hơn. Nó có thể mọc vượt lên khỏi mặt nước cũng được.

Đặc biệt nhất và đáng quan tâm nhất của loại bể ngoài trời đó là thường làm bằng xi măng. Nên khung cảnh sẽ được phối như dạng non bộ cả dưới nước lẫn trên bờ. Khéo léo kết hợp cùng hình dáng uyển chuyển của bể sẽ khiến không gian nhà bạn thực sự xanh mát.

Bể cá cảnh ngoài trời vẫn có thể làm bằng kính nhưng thường ít người lựa chọn loại này.

2/ Thiết kế bể cá thủy sinh bên trong nhà

Trong nhà sẽ có nhiều kiểu trang trí cho những mẫu bể cá thủy sinh đẹp hơn. Bao gồm:

Bể xây bằng xi măng và thường đặt ở chân cầu thang, góc nhà hoặc trên bệ tiểu cảnh – non bộ

Bể làm bằng kính đúc – kính dán có hình dạng cố định

Những mẫu bể độc đáo như làm dưới gầm bàn – loại bể bàn không lối thoát, bể thủy sinh âm dưới mặt kính nền nhà…

Loại bể âm tường – treo tường trang trí thủy sinh trong phòng khách – phòng ngủ – vách ngăn các khu trong nhà

Nó đa dạng nhưng vẫn thường có lựa chọn bởi các cây thủy sinh sống ít cần ánh sáng. Nó có độ phát triển không mạnh như các loài cây khác bên ngoài. Do đó bạn ít phải vất vả để cắt tỉa hay dọn vệ sinh trong không gian chật hẹp hơn.

Chúng ta cùng nhìn một số hình ảnh bên dưới

Bể cá thủy sinh đơn giản với gỗ lũa và sỏi to

Bể nhỏ để bàn nhưng rất cầu kỳ về trang trí khung cảnh bên trong.

Có ai nhìn thấy con ếch ngồi dưới gốc cây không?

Một dạng bể thủy sinh kết hợp không gian cây xanh

Địa chỉ cung cấp bể thủy sinh, phụ kiện bể cá uy tín?

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp bể cá thủy sinh cũng như các phụ kiện bể cá uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ với Bể cá Hoàng Gia. Chúng tôi là một trong các đơn vị cung cấp bể cá hàng đầu hiện nay. 

Bể cá Hoàng Gia cam kết các sản phẩm chính hãng, chất lượng, giá cả cạnh tranh. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, am hiểu về sản phẩm sẽ tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. 

Nếu có nhu cầu mua bể cá thủy sinh cùng các phụ kiện của bể cá, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0982984898 để được tư vấn, hỗ trợ. Bể cá Hoàng Gia hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Hướng Dẫn Làm Bể Thủy Sinh Bsa Đơn Giản

Chọn kích thước phù hợp với không gian nơi để bể cá của mình.

Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại lọc vi sinh bên dưới:

Cách 1. Lọc Bio có thể mua từ bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào.Bạn hãy chọn 1 loại lọc có kích thước phù hợp với bể.

– Ưu điểm : nhanh gọn ,rẻ .

– Nhược điểm : Không có khoang chứa vật liệu lọc nuôi vi chúng tôi hoàn thành nhìn lộ liễu không đẹp mắt.

Đèn Led Kẹp XuanMeiLong Đèn Led Gebo T400 Đèn Sera nano led light 4w

Cách 2.Lọc vi sinh tự chế : Loại này bạn có thể chế bằng cách dán 1 hồ kính nhỏ hoặc dùng lọ nhựa ,chai nhựa để làm.Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn làm lọc vi sinh như bên dưới.

4.Phân nền:

Vì là bể thủy sinh BSA này nuôi trồng thường ít cây và chọn những loại cây yêu cầu ánh không cao nên bạn có thể dùng 1 số loại đèn mini giá tiền vừa phải không quá cầu kỳ như bể thủy sinh thông thường.Chúng tôi xin liệt kê một số loại đèn thông dụng thường hay xài.

Bước 3 : Thay nước và vệ sinh hồ.

Đối với hồ thủy sinh tối đơn giản BSA này chúng ta nên sử dụng những loại cây dễ trồng như : Ráy, lan nước, rong đuôi chồn, la hán … Và tăng thêm phần tự nhiên chúng ta nên sử dụng thêm bèo.Ở đây chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bèo nhật.Một loại bèo có bộ rể rất dài đẹp và có tác dụng hút các độc hại như No3 rất tốt.

Trước tiên, chúng ta trải phân nền vào hồ thủy sinh .Như chúng tôi nói ở trên, thường thì đối với hồ thủy sinh để cắm được cây và có số lượng cần thiết để hệ thống hồ ổn định chúng ta đổ phân nền dày từ 3 đến 5 phân.Sau khi trải nền chúng ta nên dùng cọ hoặc một card vuốt cho thẳng bề mặt cho đẹp.Tiếp theo đó chúng ta lắp lọc vi sinh cho chạy qua một đêm để cho nước trong hơn rồi cắm cây.Lưu ý: Khi vào nước chúng ta cần phải nhẹ nhàng từ từ để tránh sói nền gây bụi.Mẹo ở đây là chúng ta dùng 1 tấm ni lông lót lên bề mặt rồi vào nước sẽ dễ dàng hơn.

Hàng tuần chúng ta cần thay từ 10%-30% nước và vệ sinh thành kính một lần để đảm bảo nước luôn trong và sạch.Nếu có điệu kiện bạn hãy sử dụng bộ dụng cụ hút cặn đáy như bên dưới giúp cho hồ sạch và tốt cho cá hơn.Bạn bấm vào đây để tìm hiểu thêm về cách thay nước

Hướng Dẫn Vệ Sinh Bể Thủy Sinh Đúng Cách

Công ty dịch vụ vệ sinh theo giờ hướng dẫn bạn đọc cách vệ sinh bể thủy sinh đúng kỹ thuật, bạn nên chia thành các bước sau đây để vệ sinh được sạch sẽ và không ảnh hưởng gì đến bể:

THAY NƯỚC HỒ THỦY SINH ĐÚNG KỸ THUẬT Khi tiến hành thay nước cho bể thủy sinh, bạn không nên thay 100% nước trong hồ, vì việc này sẽ làm cá bị mệt mỏi hoặc thậm chí chết vì không quen với môi trường nước mới hoặc bị sốc nước. Bạn chỉ nên thay khoảng 1/3-1/4 lượng nước cũ trong hồ ra và tiến hành thay bằng nước mới, như vậy sẽ hài hòa được môi trường trong hồ, cá không bị thay đổi môi trường sống đột ngột.

VỆ SINH BỀ MẶT KÍNH VÀ VỆ SINH ĐÁY HỒ THỦY SINH Sử dụng cây cạo kính: Sử dụng công cụ này giúp bạn làm sạch mặt kính hồ thủy sinh, đặc biệt hiệu quả đối với các hồ lớn và sâu, chú ý, không nên lấy những vật dụng trong hồ ra khi thực hiện lau chùi, vì đó là những nơi vi sinh vật sinh sống và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong môi trường của hồ. Sử dụng ống hút nền: Bạn có thể tự chế hoặc mua ngoài các cửa hàng để sử dụng. Hút cặn bẩn dưới nền, chú ý cẩn thận, nên hút từ từ, chậm rãi, không nên làm xói mòn sỏi nền, dễ làm hư cấu trúc nền cũng như bật gốc cây thủy sinh, sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

VỆ SINH DỤNG CỤ TRONG HỒ THỦY SINH Bộ lọc: Trong trường hợp nếu cần thay mới bộ lọc, nên thay từng bộ phận trong bộ lọc, tránh việc thay thế toàn bộ bộ lọc, điều này sẽ làm mất lớp vi khuẩn có lợi được tạo ra trong quá trình chơi hồ thủy sinh, khiến hồ trở lại trạng thái ban đầu khi mới khởi tạo, bạn cũng có thể chỉ cần rửa các bộ phần của bộ lọc ở nhiệt độ thường là xong. Bình CO2: Một phần nhỏ đầu ống bơm CO2 là ở trong nước, dễ bị bám rêu tảo, bẩn, rất dễ dàng để tháo rời, bạn chỉ cần rửa sạch, sau đó lắp vào đúng vị trí là xong. Hệ thống chiếu sáng: Bụi bẩn bám trên các đèn chiếu sáng, lau sạch để có chất lượng chiếu sáng phù hợp cho các sinh vật sống trong bể.

VỆ SINH LÀM SẠCH RÊU TẢO CÓ HẠI Vệ sinh tảo rêu có hại là việc nên làm, trong quá trình vệ sinh hồ thủy sinh là việc quan trọng. Sử dụng các vật dụng chuyên dụng để cạo vét những rêu tảo hại bám trên mặt kính hồ, lũa và đá trong hồ thủy sinh.

Biên soạn bài viết, công ty dịch vụ vệ sinh văn phòng theo giờ tại Hà Nội 2019.

Bể Cá Cảnh Mini: Hướng Dẫn Bạn Làm

Nuôi cá cảnh là một thú giải trí lành mạnh và không hề tốn kém nếu chọn lựa thông minh. Hãy thử tìm hiểu từ những bể cá cảnh mini cùng những tiện lợi vô cùng to lớn sau đây.

1. Tại sao nên chọn bể cá cảnh mini

1.1. Mang lại niềm vui

Thú vui nuôi cá đem lại những cải thiện đáng kể cho cuộc sống tinh thần của bạn. Đây là lựa chọn tuyệt vời đối với những người trẻ bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc nhà cửa.

Bạn cảm thấy nhàm chán vì chẳng có mối bận tâm nào khác ngoài học tập và công việc, những chú cá cảnh mini sẽ là người bầu bạn vô cùng thân thiện. Một bể cá mini đặt ở bàn làm việc của bạn sẽ giúp thư giãn tầm mắt sau những giờ làm việc căng thẳng kéo dài.

Nhìn đàn cá rực rỡ màu sắc bơi lội tung tăng làm đầu óc của bạn cảm thấy phấn chấn hơn.

1.2. Dễ dàng bài trí, di chuyển

Một trong những ưu điểm lớn nhất khi lựa chọn bể cá cảnh mini là sự linh động. Bể cá nhỏ nên dễ dàng di chuyển, đặt để ở nhiều vị trí khác nhau, phù hợp cho những bạn muốn thường xuyên đổi gió.

Bạn có thể dễ dàng di chuyển bể cá cảnh mini một mình bằng tay không, không cần khiêng vác khệ nệ như những bể to cố định.

Với kích thước nhỏ gọn chỉ bằng một cái bát ăn cơm và to nhất thì cũng chỉ ngang ngửa một chiếc laptop, bạn có thể dễ dàng đặt bể cá mini ở bất kỳ đâu. Bể cá cảnh mini đặc biệt tối ưu đối với không gian văn phòng phải chia sẻ với nhiều người hay phòng trọ chỉ vừa đủ cho chỗ ăn, chỗ ngủ.

Bể cá cảnh mini phù hợp với những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh vì nó khá đơn giản, không yêu cầu sự chăm chút quá nhiều. Giá thành bể rẻ nên các phụ kiện đi kèm theo cũng nằm trong tầm giá.

Kích thước bể nhỏ nên không quá cầu kỳ trong việc làm vệ sinh. Thời gian vệ sinh bể cá cảnh mini chỉ tương đương thời gian làm sạch đôi giày của bạn mà thôi.

2. Các loại bể cá cảnh mini

2.1. Bể cá cảnh mini từ bình thủy tinh

Ưu điểm số 1 của loại bể cá cảnh mini dạng tròn này là có kích thước vô cùng nhỏ gọn, tạo ra tính cơ động trong việc bày trí. Bạn có thể thoải mái bày biện ở nhiều vị trí như: trên bàn làm việc, bàn học, kệ sách, bệ cửa sổ,…

Một số mẫu bể cá cảnh mini dạng tròn được bày bán phổ biến hiện nay là: bể tròn truyền thống không cách điệu, bể cá tai bèo với miệng bình lượn sóng, bể cá ly chân thủy tinh.

Đồng thời sẽ làm cho nước trong bể nhanh bẩn đục và phải thay nước mới liên tục. Những loại cá kích cỡ nhỏ như: cá vàng, cá ngựa vằn, cá bảy màu,… sẽ phù hợp với loại bể cá cảnh mini này.

2.2. Bể cá cảnh mini hình trụ

Lấy cảm hứng từ những chiếc bình cắm hoa, bể cá cảnh mini hình trụ thích hợp để nuôi những loài cá nhỏ, sống khỏe và không cần quá nhiều oxy.

Với thiết kế hình trụ làm nổi bật chiều cao, bạn có thể đặt chúng ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà mà vẫn tạo nên được điểm nhấn tại khu vực ấy.

Bạn có thể thử đặt nhiều bể cá cảnh mini hình trụ gần nhau tạo thành một cụm bể đẹp mắt, sang trọng.

2.3. Bể cá cảnh mini dạng hình chữ nhật

Đáp ứng nhu cầu về tính nhỏ gọn, các dạng bể cá cảnh hình chữ nhật nay đã có nhiều kích cỡ mini hơn để phục vụ khách hàng.

Thiết kế hình chữ nhật đơn giản cùng những đường nét dứt khoác, khỏe khoắn, mang lại cảm giác tinh tế và hiện đại nơi góc bàn.

Bể cá cảnh mini hình chữ nhật mang lại cho bạn nhiều không gian hơn hai mẫu nói trên nhưng vẫn đảm bảo sự gọn nhẹ.

2.4. Bể cá cảnh thủy sinh

Trong khi đó, bể thủy sinh là một hệ môi trường sống toàn diện cho các loại thủy sinh vật dưới nước bao gồm: cá, tôm, cua rong, rêu, đất cát,…

Cá cảnh chỉ là phụ, bổ sung cho yếu tố ”động” của bể. Bể cá thủy sinh đòi hỏi rất nhiều công sức bỏ ra từ khâu chuẩn bị cho đến chăm sóc.

3. Chọn bể cá cảnh mini hợp phong thủy

Bài trí bể cá đúng cách không những giúp cho không gian trở nên hài hòa mà còn hứa hẹn mang lại nhiều tài lộc cho người nuôi. Bên cạnh đó, chọn đúng kiểu dáng bể, loại cá và màu sắc cũng có thể đem lại hạnh phúc, sức khỏe và may mắn cho người trong nhà.

3.1. Vị trí đặt bể

Nếu đặt bể cá trong nhà, nên đặt ở các hướng thuộc cung Quan Lộc, Phú quý như hướng Bắc, hướng Đông, hướng Nam, Đông Nam. Vị trí đặt bể cá đắc địa và hợp phong thủy nhất chính là đặt ở phòng khách, nó tạo nên cảnh quan dễ nhìn, làm phòng khách sang trọng. Đặt bể cá cảnh mini trên bàn phòng khách, trên kệ cạnh ghế sofa hay bên cạnh tivi sẽ tạo nên một điểm nhấn ”tưởng tĩnh mà động” rất độc đáo.

3.2. Kích thước bể cá

Bể cá cảnh nên lựa chọn kích thước vừa phải, phù hợp với kích thước phòng khách của gia đình. Bể cá quá to, sẽ dễ bị hút “nhân khí”, độ ẩm không khí trong phòng cao, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, hay các bệnh về da cho các thành viên trong gia đình. Đó là lý do tại sao bể cá cảnh mini lại được ưa chuộng đến như thế.

3.3. Màu sắc của cá nuôi

Cá nuôi trong bể cá có ảnh hưởng ít nhiều tới phong thủy của bể cá cũng như của ngôi nhà. Màu sắc của những loại cá nuôi cũng có nhiều ý nghĩa với phong thủy. Cá màu xám, đen hay xanh lam là những màu thuộc mệnh thủy, có khả năng thúc đẩy tài vận khá mạnh. Cá có màu vàng kim hay trắng thuộc hành kim, tương sinh với thủy, giúp tài lộc chủ nhà luôn dồi dào, phát triển mạnh mẽ. Các loại cá màu đỏ thì nên hoàn toàn tránh nuôi vì thuộc mệnh hỏa, khắc với thủy, sinh ra phá tài, hao của.

3.4. Số lượng cá

Nếu nuôi cá thường thì nên nuôi 9 con, với ý nghĩa là vĩnh cửu, vạn sự may mắn trường tồn lâu dài. Một gợi ý cho bạn đó là nuôi 8 con cá vàng và nuôi thêm 1 con màu đen, có tác dụng bảo vệ tài lộc và hơn thế là chống hao tài, mất của. Nếu chọn loại cá nhỏ thì vẫn có thể đáp ứng được con số 9 khi nuôi trong bể cá cảnh mini.

4. Các loại cá cảnh mini dễ nuôi

Chọn bể cá cảnh mini đồng nghĩa với việc bị hạn chế số lượng và chủng loại cá bạn có thể nuôi. Đó hoàn toàn là một nhận định sai lầm. Có rất nhiều loại cá với kích thước nhỏ nhắn, xinh xắn nhiều màu sắc lại dễ nuôi, rất phù hợp với những người mới. Các loại cá này có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ tiệm cá cảnh nào, với giá chưa tới 10.000 đồng/con cho loại phổ thông.

4.1. Cá Bảy Màu

Tên gọi cá bảy màu là cái tên Việt Nam dân dã xuất phát từ màu sắc sặc sỡ của chúng. Con đực trưởng thành có chiều dài từ 2-3 cm trong khi con cái nhỉnh hơn một chút, dao động trong khoảng 2.5-4 cm.

Trong đó, cá bảy màu rồng là giống cá dễ bắt gặp nhất ở Việt Nam với họa tiết ở đuôi độc đáo, phù hợp với người mới nuôi. Bên cạnh đó còn có những giống cao cấp hơn như cá bảy màu Thái Lan hay cá bảy màu Koi Nhật Bản.

4.2. Cá Vàng

”Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước”. Chắc hẳn không cần phải bàn cãi về mức phổ biến của loài cá này nữa. Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi, thường gặp nhất là màu vàng cam, cam đen và trắng đỏ.

4.3. Cá Ngựa Vằn

Cá ngựa vằn hay còn có tên gọi khác là các sọc ngựa, dễ nuôi trong các bể cá cảnh mini. Đúng như tên gọi của nó, thân cá điểm xuyết những sọc dài chạy khắp cơ thể như ngựa vằn.

Không quá sặc sỡ như cá bảy màu, cá ngựa vằn thường đơn sắc nhưng vì tập tính bơi theo đàn sẽ tạo cảm giác dải màu bắt mắt không kém.

4.4. Cá Tứ Vân

Lại là một loại cá có sọc nhưng lần này là sọc đứng. Cá có dạng ovan, đặc trưng bởi 4 sọc đứng trên nền cơ thể có màu sáng, thường là vàng. Vì bản tính thích rỉa vây của những con cá khác, không nên nuôi chung với những loài cá có vây dài như cá Ông Tiên hay Cá Vàng.

4.5. Cá Mún Hà Lan

Cùng họ hàng với cá bảy màu, vây đuôi của cá mún cũng có dạng xòe như quạt. Hầu hết các loài cá mún đều có màu đơn sắc như màu đỏ, vàng hoặc cam, tùy theo quá trình lai tạo mà trên cơ thể cá hạt lựu sẽ có thêm các chấm trắng, đen.

Thân mình cá mún ngắn, mập tròn, trông rất dễ gần và thân thiện.

5. Một số lưu ý khi nuôi trong bể cá cảnh mini

Không nuôi quá nhiều cá dẫn tới thiếu oxi và nước bẩn, dẫn đến chết cá. Không cho ăn quá nhiều sẽ làm bẩn nước và cá ăn quá no cũng chết.

Vì bể cá cảnh mini nhỏ nên nước nhanh bẩn khiến bạn phải thay nước thường xuyên sẽ làm cá sốc nước và chết.

Nước máy nuôi cá cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu, sau 24h khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được. Mỗi lần chỉ thay từ 50 đến 70% nước để cá không bị sốc. Khi cá được nuôi lâu và quen với nước, ta tăng lên thay 80% rồi mới đến 100% nước.

6. Kết luận