Top 11 # Xem Nhiều Nhất Hồ Cá Xi Măng Đẹp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Hồ Cá Koi Xi Măng

Nên nuôi cá koi ngoài trời bằng hồ xi măng hay bằng hồ bạt

Nếu nuôi koi ngoài trời nên dùng hồ xi măng hoặc hồ cá koi lót bạt. Tuy nhiên, hồ cá koi xi măng vẫn được lựa chọn nhiều hơn cả. Khi xây hồ chúng ta nên lưu ý xây độ sâu khoảng 1,2m đến 1,3m, không nên sâu hơn vì sẽ khó nhìn rõ cá. Tuy nhiên nếu cá lớn size cỡ 50cm trở lên hay có quá nhiều cá thì hồ phải sâu hơn.

Cách xây hồ cá xi măng để nuôi cá koi

Vị trí xây hồ

Cách xây hồ xi măng nuôi cá cảnh cần phải có kỹ thuật để đảm bảo cá sống khỏe mạnh và hồ cá mang tính thẩm mỹ, phong thủy tốt. Trước tiên, bạn cần xác định vị trí xây bể. Có nhiều quan niệm cho rằng xây hồ cá trước nhà sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia đình, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vì nó còn bị ảnh hưởng bởi hình dáng, hướng hồ cá và mệnh của gia chủ. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở bài viết thực hư phong thủy hồ cá trước nhà.

Cần phải xem xét yếu tố phong thủy khi quyết định vị trí xây hồ So với phía trước thì xây hồ cá xi măng ở sau nhà được khuyến khích hơn, tuy nhiên xây ở đâu thì cũng cần phải xem xét quy tắc làm hồ để cá phát triển tốt.

Cách xây hồ cá xi măng

Độ sâu của hồ xi măng để nuôi cá Koi được khuyến khích ít nhất là bằng chiều dài của cá để cá có không gian bơi lượn, thoải mái sinh sống. Theo đó 80cm là độ sâu hợp lý, dung tích nước tiêu chuẩn là 1 khối nước/ 1 chú cá. Đối với cá Koi, môi trường càng rộng, thoáng đãng thì cá càng lớn nhanh, phát triển tốt.

Phần đáy hồ phải có 1 ống van để tháo, xả nước mỗi khi cần thay nước trong hồ. Với những người có dự định làm hồ lớn thì tốt nhất làm ống van dài trên 2m, còn chỉ nuôi cá nhỏ thì chỉ cần 50cm là đủ.

Cần quan tâm đến độ sâu của hồ, nền, hệ thống lọc nước, trang trí,.. Nên sơn một lớp chống thấm màu đen bên trong nền hồ, điều này giúp giữ hồ sạch sẽ hơn khi bị đóng rêu, đồng thời làm nổi bật màu sắc và hoa văn của cá koi. Sơn chống thấm cũng giữ hồ cá đẹp và sử dụng được lâu hơn.

Các bạn cũng nên lưu ý thêm nước phun hay tạo thác cho koi giúp làm tăng lượng oxy trong nước.

Trang trí tiểu cảnh quanh hồ để tăng tính thẩm mĩ, có thể trồng các cây cảnh như sen, bon sai tạo bóng mát. Thiết kế thác nước để tạo dòng chảy cho hồ cũng là một cách hay làm hồ cá thêm sống động và tạo dòng chảy, giúp cá phát triển tốt hơn. Tốt nhất nên nhờ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm tư vấn.

Cách Làm Hồ Cá Bằng Xi Măng Rẻ, Đẹp Trang Trí Nhà Phố

Cách làm hồ cá bằng xi măng như thế nào cho đẹp, tiết kiệm chi phí? Cùng Homey khám phá chi tiết cách thực hiện để tân trang cho căn nhà, sân vườn của bạn thêm sinh động, trong lành và gần gũi với thiên nhiên hơn.

Cách làm hồ cá bằng xi măng ngoài trời

Trước khi tiến hành tiến hành đào lòng hồ, cần lên ý tưởng và tạo hình chi tiết. Bể cá có chắc chắn hay không phụ thuộc nhiều vào tạo hình thô. Bản vẽ sẵn sẽ giúp chúng ta nắm được độ dài rộng, nông sâu của bể. Đặc biệt là những vị trí đạt độ thoải nhiều hay ít để tạo bề lõm cố định trước.

Việc tiến hành đào khá đơn giản. Có thể sử dụng cuốc, xẻng hoặc máy xúc để múc đất thừa và tạo hố sâu mong muốn.

Làm đường dẫn thoát nước

Tiến hành làm đường dẫn nước – thoát nước ngay sau khi đào bể. Tránh sau này phải mấy công đục đẽo, không đảm bảo khả năng chống thấm nước của hồ.

Tạo lớp chống thấm bên ngoài

Để tránh nước trong hồ ngấm và nền đất hoặc ngược lại, cần tạo một lớp ngăn bằng cách dùng nilon dày phủ bên ngoài. Đây là cách làm hồ cá bằng xi măng chống thấm phổ biến nhất.

Sau khi phủ một lớp nilon xuống nền, bạn mới trộn vừa và đổ lớp tạo bề mặt phẳng, lớp đệm của hồ cá.

Bạn nên dùng gạch M75 để xây khung bể. Loại gạch này tương đối dễ thi công, có thể tạo hình uốn lượn một cách linh hoạt.

Khi xây tường 10cm chú ý các mạch cần no, đều vữa. Sau đó để gạch khô khoảng 2-3 ngày rồi mới tiếp tục tráp lớp vữa đầu tiên lên mặt gạch, đặt lưới gia cố lực, chống thấm xuôi xuống bề mặt. tiếp tục trát thêm lớp vữa thứ 2 trộn kèm dung dịch chống thấm nước.

Lưu ý khi xây bể cá xi măng ngoài trời

Vị trí làm hồ cá không chỉ cần phù hợp với quang cảnh sân vườn của căn nhà, mà còn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy. Gia chủ nên xem xét lựa chọn các vị trí hợp với bản mệnh, mang đến may mắn tài lộc cho gia đình. Tránh hướng đại kỵ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự nghiệp của gia chủ.

Một số quan niệm cho rằng, cách làm hồ cá bằng xi măng trước nhà là không tốt. Tuy nhiên, vẫn có thể hóa giải bằng màu sắc, hình dáng của hồ cá và đặc biệt là hướng xây của công trình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn xây hồ cá sau nhà để tránh phạm phải những đại kỵ. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý chọn vị trí phù hợp và tuân thủ các quy tắc làm bể cá sân vườn để cá mau lớn, ít bệnh, tăng vẻ đẹp cho không gian nhà phố.

Nuôi cá bảy màu, cá dĩa, ali, beta,… ngoài trời, gia chủ có thể chọn chất liệu bể xi măng có mặt trong mộc. Nhưng tốt nhất là nên sơn thêm một lớp đen chống thấm hồ cá để giúp bể trông sạch sẽ. Ngoài ra, màu sắc của cá cũng nổi bật và sinh động hơn trong bể đen.

Nhiều người cũng băn khoăn về việc sử dụng nên làm chân bể cá cảnh bằng gỗ hay dùng gạch men lát hồ cá ngoài trời sẽ tốt hơn? Tuy nhiên, việc xây dựng hồ thủy sinh ngoài trời bằng gạch men lát đáy bể không được khuyến khích. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao nhưng hồ khó mọc rêu. Bạn chỉ nên lát gạch men ở mép trên lòng hồ.

Trang trí hồ cá bằng xi măng

Để khiến bể cá tăng tính thẩm mỹ, gia chủ nên kết hợp xây thác nước. Không chỉ giúp không gian sân vườn thêm phần sinh động mà còn mà tạo môi trường trong sạch cho hồ cá. Ngoài ra, có thể trang trí thêm hòn non bộ, tiểu cảnh bể cá mini cho bể cá cảnh ngoài trời. Cây cối, các đồ vật trang trí phần nào sẽ tránh được ánh sáng mặt trời gay gắt, tạo môi trường mát mẻ, yên tĩnh cho cá sinh sống.

Bên cạnh đó, bạn có thể thả thêm các loại bèo vào hồ cá. Vừa tạo nguồn thức ăn phong phú cho cá, vừa giúp tăng lượng oxy và tạo môi trường cho cá sinh sản. Cách làm hồ cá bằng xi măng để tăng cường bóng mát và giảm sự phát triển của rêu là trông thêm sen đá, cây bonsai ở xung quanh. Đồng thời, thiết kế thêm hệ thống đèn, đá tảng xung quanh, bàn ghế gỗ,… để tăng vẻ lung linh và thơ mộng cho căn về đem.

Lắp đặt hệ thống lọc nước

Để đảm bảo môi trường nước sạch sẽ cho cá phát triển, bạn cũng nên lắp đặt hệ thống lọc nước. Có thể sắm sửa đầy đủ các vật liệu xây tiểu cảnh hồ cá như: máy bơm, lưới ngăn, lọc bể cá sân vườn, lọc nước hồ cá ngoài trời, gạch lát bể,….

Các mẫu hồ cá bằng xi măng đẹp, tiết kiệm chi phí

Quỳnh Thư

Theo Homedy Blog Nhà đẹp

Cách Xây Hồ Cá Xi Măng Ngoài Trời Nuôi Cá Koi Chuẩn Đẹp

Với những gia đình có sân vườn rộng rãi thì sở hữu một hồ cá Koi sẽ giúp căn nhà thêm sang trọng, thoáng mát. Bạn đã biết cách xây hồ cá xi măng ngoài trời “chuẩn” chưa?

Tại sao nên nuôi cá Koi trong hồ xi măng?

Cá Koi (cá chép Nhật) là loài cá cảnh thuộc họ cá chép, có hình dáng uyển chuyển, nhiều màu sắc sặc sỡ, sống thọ và rất dễ nuôi. Cá Koi cũng nổi tiếng nhờ mang ý nghĩa tốt về phong thủy, mang đến vận may và sự phồn thịnh cho người nuôi. Chính vì vậy chúng ngày càng được săn đón và trở thành thú chơi phổ biến, đặc biệt là với các “đại gia”.

Nhìn chung Koi không phải là loài cá đắt tiền nhưng có nhiều cá thể đặc biệt đẹp và quý hiếm hơn được bán với giá rất cao, có thể lên tới hàng chục triệu đồng, đỉnh điểm chú cá Koi đắt nhất thế giới tính đến hiện nay có giá 42 tỷ đồng.

Vẻ đẹp của cá Koi tập trung ở những mảng hoa văn sặc sỡ trên lưng chúng, nếu nhìn ngang thì chúng có vẻ hơi mập mạp và không có gì đặc biệt. Do đó, cá Koi chỉ đẹp khi ngắm từ trên xuống, hơn nữa loài cá này sẽ đẹp hơn khi kết hợp với tiểu cảnh. Đó chính là lý do bạn nên nuôi Koi trong hồ xi măng ngoài trời, thay vì bể kính.

Cá Koi hiếm đẹp, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Cách xây hồ cá xi măng để nuôi cá Koi

Vị trí xây hồ

Cách xây hồ xi măng nuôi cá cảnh cần phải có kỹ thuật để đảm bảo cá sống khỏe mạnh và hồ cá mang tính thẩm mỹ, phong thủy tốt. Trước tiên, bạn cần xác định vị trí xây bể. Có nhiều quan niệm cho rằng xây hồ cá trước nhà sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia đình, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vì nó còn bị ảnh hưởng bởi hình dáng, hướng hồ cá và mệnh của gia chủ. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở bài viết thực hư phong thủy hồ cá trước nhà.

So với phía trước thì xây hồ cá xi măng ở sau nhà được khuyến khích hơn, tuy nhiên xây ở đâu thì cũng cần phải xem xét quy tắc làm hồ để cá phát triển tốt.

Cách xây hồ cá xi măng

Độ sâu của hồ xi măng để nuôi cá Koi được khuyến khích ít nhất là bằng chiều dài của cá để cá có không gian bơi lượn, thoải mái sinh sống. Theo đó 80cm là độ sâu hợp lý, dung tích nước tiêu chuẩn là 1 khối nước/ 1 chú cá. Đối với cá Koi, môi trường càng rộng, thoáng đãng thì cá càng lớn nhanh, phát triển tốt.

Phần đáy hồ phải có 1 ống van để tháo, xả nước mỗi khi cần thay nước trong hồ. Với những người có dự định làm hồ lớn thì tốt nhất làm ống van dài trên 2m, còn chỉ nuôi cá nhỏ thì chỉ cần 50cm là đủ.

Nên sơn một lớp chống thấm màu đen bên trong nền hồ, điều này giúp giữ hồ sạch sẽ hơn khi bị đóng rêu, đồng thời làm nổi bật màu sắc và hoa văn của cá Koi. Sơn chống thấm cũng giữ hồ cá đẹp và sử dụng được lâu hơn.

Nếu có điều kiện nên thiết kế tiểu cảnh quanh hồ để tăng tính thẩm mĩ, có thể trồng các cây cảnh như sen, bonsai tạo bóng mát. Thiết kế thác nước để tạo dòng chảy cho hồ cũng là một cách hay làm hồ cá thêm sống động và tạo dòng chảy, giúp cá phát triển tốt hơn. Tốt nhất nên nhờ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm tư vấn.

Tham khảo những mẫu hồ cá Koi ngoài trời đẹp

Với những gợi ý hồ cá Koi đẹp, cùng với cách xây hồ cá xi măng của Chợ Tốt, hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích để thành công trong việc xây hồ cá. Giờ thì ghé trang mua bán cá cảnh của Chợ Tốt để chọn mua cá Koi đẹp giá hời thôi!

Cách Nuôi Cá Koi Trong Hồ Xi Măng

Cá Koi (cá chép Nhật / cá chép Koi) theo tiếng nhật là Nishikigoi – Nghĩa là cá chép nhiều màu.

Trái với suy nghĩ của mọi người, Cá Koi có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Nam Á, và được du nhập vào Nhật Bản.

Koi đầu tiên được tạo ra ở Nhật Bản vào những năm 1820 tại thị trấn Ojiya của tỉnh Niigata. Nơi này nằm trên núi, nơi tuyết rơi nhiều làm ngăn cách nơi này với các tỉnh khác trong những tháng mùa đông. Cá chép ban đầu được sử dụng như thực phẩm, lưu trữ trong mùa đông. Ngày nay, Niigata đã trở thành Kinh đô của Koi.

Đột biến màu ở cá chép lần đầu tiên xuất hiện trong những năm 1800, chủ yếu là xuất hiện màu đỏ, trắng và màu vàng sáng, màu nâu từ cá chép thông thường màu đen. Ngày nay, Koi xuất hiện với rất nhiều màu sắc pha trộn, chủng loại đa dạng.

Làm bể xi măng nuôi cá Koi

Nuôi cá Koi cũng đòi hỏi nhiều công phu. Đặc biệt là hồ nuôi cá. Koi nuôi tốt nhất là trong hồ xi măng hoặc ao đầm.

Vẻ đẹp của Koi chủ yếu là ở những hoa văn trên lưng vì thế khi nhìn từ trên xuống ta sẽ cảm nhận được dáng vẻ yêu kiều nhất của đàn Koi quý. Nếu nuôi trong hồ kiếng Koi sẽ không đẹp vì khi nhìn ngang chúng ta sẽ thấy Koi hơi mập mạp và màu sắc cũng tầm thường. Vì thế nếu dùng hồ kiếng bạn nên chọn loại Koi bướm đuôi dài trông rất thướt tha. Loại Koi bướm này cũng rẻ hơn nên bạn có thể chọn mua nhiều cho hồ kiếng.

Nếu nuôi Koi Nhật Bản nên dùng hồ xi măng. Khi xây hồ chúng ta nên lưu ý xây độ sâu khoảng 80cm, không nên sâu hơn vì sẽ khó nhìn rõ cá. Tuy nhiên nếu cá lớn cỡ 50cm trở lên hay có quá nhiều cá thì hồ phải sâu hơn. Nên xây ống van thu nước ở đáy để dễ xả tháo nước cho hồ. Ống van đáy nên làm cao hơn đáy hồ một khoảng phòng trường hợp bộ lọc hư thì nước vẩn còn xâm xấp đáy cho cá sống chờ chủ nhân về cứu. Óng van đáy này sẽ nối thẳng ra hồ lọc.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo ăn mất cá Koi của bạn.

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.

Hồ nên láng màu đen cho nổi mầu của cá. Sau hi hồ dầu các bạn có thể dùng sơn Kova chống thấm hòa bột đá đen quét lên thành hồ. Tuy nhiên bột đá khá nặng vì vậy có thể tróc lở sau này tuy mầu và độ bóng đẹp. Tôi dùng men chà ron hiệu con gấu màu đen quét lên. Hồ cũng sẫm và có được thêm 1 lần chống thấm, có độ bền sử dụng. Nếu các bạn muốn lát gạch men chỉ nên dùng ở mép phía trên lòng hồ hay phía ngoài. Gạch men tuy đẹp nhưng không tôn màu của cá và cũng gây trở ngại cho việc tạo rêu cho hồ.

Các bạn cũng nên lưu ý thêm nước phun hay tạo thác cho Koi. Koi rất thịch nghịch và nhảy nước nên nếu có thác Koi sẽ nhảy í ùm rất vui tai.

Cách để phân biệt Koi chất lượng cao

Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…

Phân loại cá chép Koi

Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trắng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen.

Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao.

Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.

Phân biệt Koi Nhật “xịn” (Cyprinus carpio) với cá chép “dỏm” (Carassius auratus)

– Nhìn từ trên xuống: Koi mập hơn, nhất là cái đầu và “vai”.

– Koi có cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.

– Nhìn cái vây ngực: của hầu hết Koi (không 100%) rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, đuôi cũng vậy. Những cái xương trong vảy của Koi rất dễ nhìn từ xa.

– Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra cá giống cá có giá trị hơn, còn Koi thì càng lai là càng mất giá trị – Thân mình Koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét

– Koi Nhật thông minh hơn: Nếu thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn thì cá chép thường thường vờ đi, còn Koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì hơi “vô tâm”.

– Màu cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,… và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số Koi trắng và vàng. Biên giới giữa 2 màu trên mình của Koi không bị lem luốc mù mờ.

– Cá chép mạnh hơn, lì lợm khó chết hơn. Muốn nuôi Koi không dễ ăn đâu.

Xử lý cá Koi khi mới mua về

Cá koi mới được mua từ các cửa hàng, trại cá thường chưa được dưỡng khỏe mạnh và vẫn mang các mầm bệnh nguy hiểm có thể lây lan cho những chú cá koi đã thuần dưỡng trong bể kính hoặc trong hồ nuôi của mình.

Cá Koi mới về cần được cách ly để phát hiện mầm bệnh

Người chơi nên chuẩn bị một bể kính nhỏ chuyên dùng để dưỡng các loại cá koi mới mua về hoặc để xử lý các cá thể cá koi bị bệnh trong hồ cần được cách ly. Đối với bể kính này hệ thống lọc khuyên dùng là lọc tràn trên với ưu điểm dễ điều chỉnh mực nước, không tạo luồng nước mạnh ảnh hưởng tới cá mới về còn yếu.

– Để mực nước thấp khoảng 20 – 30 cm, sục khí mạnh.

– Ngâm Elbagin hay thuốc Tetra Nhật (1g/100l nước).

– Pha muối hạt với nồng độ 3/1000 – 5/1000.

– Để từ 10 ngày tới 14 ngày.

– Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 72 độ F.

Nước nuôi cá

Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn

Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.

Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.

Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường ( Aquamaster, thức ăn Đài Loan… có bán tại Akikoi), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.

Bệnh tật

Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y.

5 lỗi quan trọng thường gặp của người nuôi koi

Nên cho koi ăn ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Trừ khi bạn có một bộ lọc công suất lớn và đang cố gắng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của koi, cho koi ăn càng nhiều thì càng nhanh làm ô nhiễm nước.

Thức ăn thừa và sự tăng tiết chất thải của cá sẽ làm giảm chất lượng nước, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của koi. Mặc khác cho ăn nhiều quá cũng là nguyên nhân làm cho koi bụng phệ, mất dáng.

2. Hồ koi không đủ sức chứa

Thật là thú vị khi có một hồ koi đầy đủ, đa dạng về các loại cá koi. Hồ koi cũng có thể trở nên chật chội khi những chú koi nhỏ lớn lên nhanh chóng. Nếu bạn chỉ đầu tư bộ lọc đủ để đáp ứng cho những chú koi nhỏ hiện tại thì khi chúng lớn lên bộ lọc đó sẽ không đáp ứng nổi. Không gian thích hợp cho một con cá từ nhỏ cho đến khi trưởng thành từ 500 lít đến 2000 lít. Hiện tại nếu hồ của bạn đã quá sức chứa, chỉ có thể giảm số lượng cá, hoặc mở rộng diện tích hồ hoặc tăng thêm bộ lọc để giải quyết vấn đề.

3. Bộ lọc không đủ công suất

Nếu lọc không đáp ứng nổi thể tích nước trong hồ sẽ làm giảm chất lượng nước từ đó làm giảm sức khoẻ của cá. Hệ thống lọc có thể đủ cho hôm nay nhưng không đủ cho ngày mai, koi càng lớn lượng chất thải càng nhiều. Hãy làm thêm hoặc cải tạo lại hệ thống lọc của bạn.

4. Không cách ly cá mới về

Thêm koi vào hồ mà không qua giai đoạn cách ly hay tiêm ngừa thì cá mới rất có thể sẽ mang theo kí sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây bệnh vào hồ của bạn, thậm chí ngay cả con koi mà bạn đã sở hữu lâu ngày cũng bị nhiễm bệnh khi trở về từ một chương trình koi show. Koi thường được cách ly trong một tank 400 – 600 lít có lọc. Thời gian cách ly ít nhất là 3 tuần, nếu không có vấn đề gì, koi sẽ được thả vào hồ.

5. Cá bị shock nước khi thay nước

Việc thay nước hồ koi mà quên khử clo có thể đầu độc cả đàn koi của bạn. Vì vậy trước khi thay nước bạn phải phơi nước trước một ngày, hoặc nối ống nước với cột lọc than hoạt tính để trung hoà clo trong nước.

Những lưu ý khi chăm sóc cá Koi vào mùa hè

Nhiệt độ cao là nguyên nhân làm giảm oxy

Trong những tháng mùa hè, nồng độ oxy trong hồ giảm đáng kể, biện pháp phòng ngừa cần phải được thực hiện, đặc biệt là nếu bạn sống trong khu vực có nhiệt độ tương đối cao hàng năm. Nếu bạn thấy đàn cá Koi bơi gần mặt nước và đốp khí trên mặt nước cho thấy hồ cá Koi của bạn đang thiếu oxy. Một cách để giữ cho oxi luôn di chuyển trong nước là làm thêm thác nước cho hồ koi, mặt nước chuyển động càng nhiều thì nồng độ oxy càng cao. Nếu không có thác nước thì thay nước thường xuyên cũng cung cấp đủ lượng oxi cần thiết cho cá Koi.

Sự bay hơi

Nhiệt độ càng cao càng làm nước bay hơi càng nhiều, hãy theo dõi mực nước trong hồ cá Koi để thêm nước khi cần thiết và nhớ là phải loại bỏ hết clo trước khi thêm nước vào. Mùa hè là mùa của ký sinh trùng Nắng nóng sẽ làm tăng mầm bệnh và các loại ký sinh trùng, phần lớn các loại ký sinh trùng không thể quan sát bằng mắt thường mà phải quan sát qua biểu hiện bệnh của cá Koi. Bạn có thể thấy nhiều biểu hiện lạ của cá Koi như cọ xát, tróc vẩy, lắc, rung rẩy, mỗi triệu chứng là dấu hiệu của các loại bệnh khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải quan sát kỹ đàn cá của bạn.

Cho cá ăn

Để duy trì sức khỏe của koi trong suốt mùa hè, bạn phải cho cá Koi ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nên cho cá Koi ăn thực phẩm ít protein ít nhất 3 lần một ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cho ăn không nên nhiều quá, lượng thực phẩm cá ăn không hết sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, để có một hồ Koi đẹp trước hết bạn phải chăm sóc cho những em Koi trong Hồ khỏe mạnh. Chỉ có khi chúng khỏe mạnh thì màu sắc và quá trình sinh trưởng phát triển mới diễn ra bình thường.

Cá Koi là loài cá dễ nuôi, dễ chăm sóc song chúng cũng rất hay bị một số loại kí sinh trong nước gây bệnh nhất là vào thời điểm mùa hè. Thời tiết mùa hè nắng gắt với những cơn mưa bất chợt, nhiệt độ trong hồ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao là điều kiện để các vi sinh vật, ký sinh trùng trong nước sinh sôi nảy nở và gây bệnh cho cá.

Sản phẩm máy lọc thùng dùng cho hồ Koi dưới 1500 lít: