Top 11 # Xem Nhiều Nhất Hồ Cá Rồng Bị Đục Nước Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Bể Cá Rồng Bị Đục Nước

Chắc hẳn những người chơi bể cá rồng đều rất lo lắng khi bắt gặp hiện tượng bể cá nhà mình bị vẩn đục, nhìn mất thẩm mỹ mà còn có cảm giác không an toàn cho hệ sinh thái đặc biệt là các sinh vật sống.

Bạn bối rối khi không biết nguyên nhân đứng sau tình trạng bể cá rồng bị đục nước là do đâu? Thường thì những người chưa rõ nguyên nhân sẽ đi thay ngay nước cho bể cá ngay nhưng một thời gian sau đó lại gặp tình trạng y như trên.

Với bài viết sau đây, cá cảnh tải lộc sẽ gửi đến quý vị độc giả hiểu rõ về nguyên nhân cũng như phương pháp xử lý tốt nhất hiện nay cho việc nước bể cá bị đục.

Những nguyên nhân phổ biến cho việc nước bị đục chung quy bắt nguồn từ 3 lý do: bể cá, người chăm sóc và cá thả (ở đây là cá rồng).

+ Bạn mới lắp đặt bể mới nhưng khâu xử lý, dọn vệ sinh chưa được sạch.

+ Nguồn nước kém chất lượng cộng thêm không trang bị hệ thống lọc nước hoặc thiết bị lọc kém chất lượng, cũng là nguyên nhân cho việc bể cá rồng bị đục nước.

+ Quá nhiều lượng chất thải từ cá ở trong bể cá rồng, hoặc có thể chúng thải không nhiều nhưng số lượng cá nhiều dẫn đến việc tích tiểu thành đại và cũng không ngoài khả năng việc hệ thống lọc không đủ khả năng xử lý hết các chất thải đó.

+ Môi trường bể không tốt, thích hợp cho nhiều loại nấm độc, rêu dẫn đến chúng phát triển mạnh, nổi lơ lửng hoặc bám vào mặt kính.

+ Do bạn trong quá trình chăm sóc cho quá nhiều thức ăn dư thừa.

+ Cũng có thể do cá nhà bạn bị một số bệnh lý dẫn đến phân thải ra nước bị đục.

+ Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì cũng còn một yếu tố nữa dẫn đến bể cá rồng bị đục nước bạn cần phải quan tâm đó là đất nền (trong trường hợp bể nhà bạn có dùng đất ở dưới). Khi bạn thay nước không đúng cách sẽ vô tình làm chúng bị cuộn lên và gây hiện tượng vẩn đục.

II. Phương pháp xử lý bể cá rồng bị đục nước

Bạn cần quan tâm đến những vết bẩn bám trên mặt kính và keo dán kính, vệ sinh thật sạch, nếu không bạn sẽ còn gặp tình trạng bể cá rồng bị đục nước dài dài. Đặc biệt là keo dán kính nếu không xử lý tốt còn làm các chất hóa học có trong keo phát tán vào trong nước gây nguy hại cho bể cá rồng.

Việc kết hợp đất nền và các cây cũng cần lưu ý kỹ, việc sai kỹ thuật làm đất nền bị đội, cuộn lên trên và phát tán xung quanh, lơ lửng trong nước khiến bạn khi nhìn vào nước bị đục đục.

Với hệ thống lọc tốt thì nguồn nước đầu vào bể cũng đảm bảo chất lượng, các nấm độc, rêu,… được xử lý hiệu quả cũng giảm bớt rất nhiều hiện tượng bể cá rồng bị đục nước. Hạn chế ở mức tối đa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, nấm, rêu, cùng với việc thay nước thì hầu như những loại gây hại này không thể phát triển và sinh trưởng được.

Bạn cũng nên cân nhắc việc lắp đồng thời hệ thống lọc trên dưới, đảm bảm nguồn nước ra vào an toàn, sạch sẽ, khi đó các vi sinh vật cho đến những vụn nhỏ, đất,… đều được xử lý.

Những cây thủy sinh được ví như những cây xanh, ngoài việc hấp thụ để tạo ra khí Oxi thì chúng còn có khả năng hấp thụ một phần nhỏ nào đó các chất thải, góp phần không nhỏ trong việc xử lý nước bể cá rồng bị đục.

Với số lượng lớn cây thủy sinh thì hoàn toàn có thể lọc và hấp thụ được nhiều các chất thải dư thừa trong quá trình cho ăn hay do cá thải ra. Một số ví dụ điển hình như bèo nhật, rong đuôi chồn, ….

Việc cho cá cảnh ăn là điều ai cũng thích thú cả, thế nhưng bạn nên cân nhắc tránh việc cho cá ăn quá nhiều làm hại đến hệ tiêu hóa của chúng. Ngoài ra còn tăng thêm nhu cầu, mật độ thải phân hay nước tiểu của cá, góp phần làm nước trong bể cá rồng bị đục. Việc cho ăn nhiều còn làm dư thừa lượng thức ăn ra ngoài môi trường nước, chúng trôi lơ lửng, cũng là một nguyên nhân làm bể cá rồng bị đục nước.

Trong trường hợp xấu hơn nữa là bạn không trang bị hệ thống lọc hoặc không thay nước thường xuyên. Khi đó thức ăn thừa sẽ bám chặt lấy thành bể và các vật khác, tạo môi trường hoàn hảo cho các vi khuẩn gây hại, nấm, rêu phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

Chú ý: Bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe định kỳ của cá, xem liệu chúng có bị gì về tiêu hóa, vảy (da) cá có sao không, để tránh những mầm bệnh tiềm tàng, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng bị đục.

Bạn nên xem xét để sử dụng những loại thuốc chuyên dụng trong việc xử lý nước bị đục, tất nhiên là những loại thuốc này không có hại đến cá mà chúng chỉ có tác dụng với nước. Một số loại thuốc thường dùng phải kể đến như:

Thuốc khử NH3, Clo

Jindi, Seachem clarity,..những loại này được cái giá thành rẻ.

Men vi sinh hạn chế tảo mọc, xử lý hữu cơ.

Để sử dụng loại thuốc cho hợp lý thì bạn cần biết được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bể cá rồng bị đục nước là do đâu? Rồi bạn sẽ lựa chọn thuốc cho phù hợp, mỗi trường hợp ta dùng một loại thuốc đặc trị khác nhau. Khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Với những loại bể cá bằng kính phổ biến hiện nay thì các vết bẩn bám nhiều ở đáy và thành bể do đó bạn cần vệ sinh định kỳ bể cá. Dùng dụng cụ cầm tay để hút và vệ sinh cặn ở đáy, lau sạch thành bể, kết hợp với thuốc phù hợp (nếu không quá nhiều chất thải) hoặc có thể thay nước mới. Việc làm này cũng hạn chế tối đa việc bể cá rồng bị đục nước.

Nếu bạn có nhu cầu mua hay setup một bể cá rồng đẹp giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: chúng tôi hoặc hotline: 0915 302 086 để được tư vấn các giải pháp tối ưu.

Cá cảnh tài lộc là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại bể cá, phụ kiện bể cá, với chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng, thích hợp với túi tiền của mọi người mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Sở hữu đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu, chuyên sâu về các loại bể cá hiện nay.

Nước Hồ Cá Bị Đục Và Cách Khắc Phục

Nước trong hồ cá đôi khi bị đục như mây trắng hoặc mù sương

Nguyên nhân làm đục và bẩn nước hồ

– Do hồ mới làm hoặc mới thay nước, hệ vi sinh chưa phát triển hoặc bị mất đi nên không xử lý được Amonia (NH3, NH4) trong nước (xuất phát từ chất thải của cá). – Do thức ăn thừa phân hủy, vi sinh không xử lý kịp – Do mật độ cá nuôi trong hồ quá dày, chất thải của cá quá nhiều vi sinh không xử lý kịp – Do rêu hại phát triển trong nước, rêu bám làm kính hồ cá bị mờ (nếu dùng bể kính)

Có 7 biện pháp chính để ngăn ngừa, xử lý và làm trong nước:

1. Hạn chế tối đa các nhân tố làm bẩn nước

Không cho cá ăn quá nhiều làm bẩn nước trong quá trình cho ăn, lúc thức ăn thừa bị phân hủy. Ăn quá no gây bội thực cũng là nguyên nhân làm cá chết.

Không để quá nhiều vật dụng trang trí vào bể cá, không nuôi cá và các động vật thủy sinh khác quá dày trong hồ. Môi trường càng chật hẹp, thức ăn thừa và chất thải càng nhiều thì nước càng đục.

2. Sử dụng các loại máy lọc nước hồ

Các bộ lọc nước hồ cá giúp cho hồ luôn sạch, khử các chất thải lơ lửng trong nước và tăng cường oxy trong nước giúp vi sinh phát triển đồng thời giúp loại bỏ các chất độc hại như Nitrit (NO2), Nitrat (NO3) và Clo ra khỏi nước.

Các loại máy lọc hồ cá phổ biến mà bạn có thể tham khảo và sử dụng: lọc mút, lọc thác treo, lọc thùng, lọc đáy, lọc trong hồ, lọc tràn, lọc nhỏ giọt và lọc lơ lửng.

3. Trồng cây thủy sinh trong hồ

Cây thủy sinh là được coi là một hệ thống lọc nước tự nhiên cho hồ cá. Khi trồng cây thủy sinh, chúng sẽ sử dụng các chất thải và khí thải của cá để làm năng lượng phát triển. Cây thủy sinh còn là ngôi nhà cho các vi sinh vật sống trong hồ, có một lượng lớn vi sinh sẽ bám vào lá và thân cây. Nước trong hồ chắc chắn sẽ trong hơn khi có mặt nhiều cây thủy sinh với lợi ích 2 mặt của nó.

4. Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh là tên gọi thông thường cho loại chế phẩm sinh học có chứa thành phần chính là các vi sinh vật sống có lợi và thân thiện với con người và môi trường, với số lượng hàng tỷ con trong 1 gam. Tùy vào mục đích sử dụng mà vi sinh vật này có thể là các vi nấm hoặc các vi khuẩn khác nhau. Chúng sẽ hoạt động khi được cho vào môi trường sống thích hợp với chúng (ví dụ: men sữa họat động trong sữa, làm sữa chua, men rượu, men bánh mỳ, men xử lý nước, rác thải, men tiêu hóa,…). Trong bài này chúng ta đang nhắc đến men xử lý nước.

Các loại vi sinh được chọn để lọc nước có các hoạt tính sinh học xử lý mạnh các chất hữu cơ trong nước. Đồng thời, các vi sinh thân thiện này cũng tạo ra các hoạt chất kháng nấm giúp cá cảnh nuôi trong bể không bị bệnh nấm.

Men vi sinh có tác dụng nhất đối với bể cá mới setup hoặc bể cá mới thay nước. Bể mới làm hoặc mới thay nước thường bị đục (màu trắng đục) do hệ vi sinh chưa phát triển kịp nên nồng độ các chất độc hại trong nước quá cao ví dụ như khí Clo, NH4, NH3. Bổ sung men vi sinh vào hồ cá sẽ giúp nước trong lên trong thấy trong thời gian ngắn.

Men vi sinh cũng là một biện pháp hay đối với những bạn nuôi cá mà nhác thay nước. Người ta còn gọi men vi sinh là thuốc làm trong nước hồ cá và đây là phương pháp nuôi cá không cần thay nước, thay vì thay nước thì dùng men vi sinh giúp phân hủy các chất độc, chất hữu cơ thừa, các bã thức ăn thừa, chất thải của cá và các sinh vật khác trong hồ.

Mặc dù vậy bạn không nên lạm dụng phương pháp này. Chỉ dùng nó cho hồ mới hoặc lúc bạn quá bận rộn không thể thay nước bởi vì vi sinh không thể làm sạch nước hoàn toàn. Nên sử dụng máy sục khí tăng cường oxy trong hồ giúp hệ vi sinh phát triển tự nhiên.

Tóm lại có thể sử dụng men vi sinh trong 2 trường hợp:

– Mới thay nước hồ cá bị đục – Để lâu không thay nước hồ cá bị bẩn

5. Vệ sinh bể cá

Bạn cần vệ sinh bể cá thường xuyên mỗi khi thấy bể có nhiều chất bẩn.

Dùng máy hút nước vệ sinh đáy hồ, hút các chất thải trong hồ ra càng nhiều càng tốt.

Nên tiến hành lau kính trong hồ khi thấy có hiện tượng rêu hại bám vào thành kính, có thể kết hợp nuôi cá lau kính giúp vệ sinh kính và đáy hồ một cách tự nhiên.

Chú ý: Không làm sạch bể 100%

Làm sạch bể hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn tiêu diệt luôn hệ vi sinh đã phát triển trong bể. Vì vậy nếu bạn có đặt các vật dụng trang trí bể và cây thủy sinh thì chỉ nên rủ nước chứ không kì cọ quá sạch. Thành kính của bể cá có thể được lau sạch nhưng đáy của bể nên chừa lại một số chất thải của cá hoặc nước bẩn, vừa có thức ăn vừa có chỗ trú ngụ cho vi sinh còn lại.

6. Chờ đợi nước trong

Thông thường sau khi làm hồ mới, vệ sinh sạch hoặc thay hết nước bạn sẽ thấy nước hồ bị vẫn đục. Chờ đợi hệ vi sinh phát triển cũng là một cách để làm nước trong trở lại. Sau 1-2 ngày, nước hồ cá sẽ trong và bạn không cần phải làm thêm bất cứ phương pháp nào khác.

Trong những ngày chờ đợi này, tốt nhất nên nhốt cá trong bể khác và chỉ thả một vài con có sức chống chịu tốt như cá lia thia, betta hoặc tép vào bể. Sau khi nước trong trở lại thì mới cho toàn bộ cá vào.

7. Thay nước

Đây là biện pháp xử lý cuối cùng khi bạn thấy hiện tượng nước bị đục lâu ngày và không xử lý triệt để với những cách ở trên. Nước đục cũng đồng nghĩa với lượng oxy trong hồ giảm và hàm lượng các khí độc khác tăng lên. Khi thấy màu nước đục và cá nổi lên trên hồ đớp nước liên tục thì đây là lúc bạn cần thay nước cho hồ cá ngay lập tức.

Chú ý: Không thay nước 100%

Khi thay toàn bộ nước trong bể cá, vô tình bạn đã làm mất đi phần lớn vi sinh đã phát triển trong bể. Mặc dù vi sinh chỉ bám vào thành bể, các vật dụng trang trí hay cây thủy sinh nhưng quá trình thay nước sẽ đẩy vi sinh ra khỏi chỗ trú ngụ và đi luôn theo dòng nước. Không thay toàn bộ nước nếu không bạn sẽ thấy nước bị đục trở lại trong vài ngày đầu sau khi thay.

Thay nước có thể là công việc hàng tuần tùy vào đặc tính loài cá mà bạn nuôi. Nếu không thì 1 tháng cần tiến hành thay nước một lần nếu có thời gian chăm sóc.

Kết luận

Dù thay hay không thay nước thì hồ cá vẫn có thể bị đục xuất phát từ nguyên nhân chính là hệ vinh trong bể: không có hoặc làm việc quá tải. Bạn nên chú ý để những chú cá yêu quý của mình không phải sống như trong một ‘xứ sở sương mù’ như Anh quốc.

Hồ Thủy Sinh Bị Đục Nước Nên Xử Lý Thế Nào?

Hồ thủy sinh bị đục nước khiến bạn lo lắng? http://hocacattuong.com/san-pham/104_ho-thuy-sinh.html Thôi nào! Đây là chuyện ” bình thường ở huyện ” ấy mà. Một khi đã làm hồ cá cảnh, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình huống này. Nhất là với những người mới lần đầu chơi hồ thủy sinh.

Vì sao hồ thủy sinh bị đục nước?

Dù đã thay nước hồ thủy sinh thường xuyên nhưng nước vẫn đục ngầu… Nói thật thì đâu phải mình bạn lâm vào cảnh ” bi đát ” đấy! Vậy nên thay vì than thở, tìm hiểu nguyên nhân mới là việc nên làm.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến hồ thủy sinh bị đục là vì:

– Nước dùng để thay hồ cá có chất lượng kém. Đặc biệt, nhiều nơi có thổ nhưỡng không tốt, nguồn nước giếng đào có lẫn cả bùn đất. Khi đó, dù thay nước liên tục vẫn đục như thường.

– Nước hồ đục có thể do khi thay nước, bạn chưa vệ sinh hồ đã cho nước mới vào. Thói quen này chỉ khiến nước trong ” tạm thời “. Chỉ 1 – 2 ngày sau là hồ lại bẩn như trước đó.

– Ngoài ra, nước hồ thủy sinh bẩn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Như là: chất thải từ cá cảnh, thức ăn tồn đọng, các loại rêu tảo độc hại… Hoặc nặng hơn là do bộ lọc nước không hoạt động tốt.

Kiểm soát lượng thức ăn cho cá cảnh . Nếu cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa sẽ khiến môi trường nước ô nhiễm. Thậm chí có thể khiến cá bội thực, chết vì ăn quá nhiều. Cho lượng thức ăn vừa đủ sẽ tốt cho hồ và giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi cá cảnh.

Đừng trang trí quá nhiều trong bể cá thủy sinh . Việc để quá nhiều phụ kiện linh tinh chỉ khiến không gian sống của cá cảnh bị thu hẹp. Đồng thời, các chất thải và đồ ăn dư thừa trong hồ cũng dễ bị vướng. Lâu dần sẽ tích tụ khiến nước nhanh bẩn đục.

Lắp đặt bộ lọc nước hồ thủy sinh không đạt chuẩn. Có thể nói, bộ lọc là một trong những thiết bị quan trọng trong thiết kế hồ thủy sinh. Nếu bộ lọc không tương thích với quy mô hồ, lọc hỏng… Sẽ khiến quá trình lọc sạch nước bị ảnh hưởng, không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó các bạn nên chú ý chọn lọc nước phù hợp và định kỳ vệ sinh bộ lọc nước.

Nguyên Nhân Hồ Cá Cảnh Bị Đục

Đây là câu hỏi thường gặp của những người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Các bạn nên biết rằng cứ 4 lít nước là chúng ta có thể nuôi được một chú cá dài khoảng tầm 2,5m. Dựa theo nhiều yếu tố khác như diện tích của bộ lọc nước, bộ sục, cây thủy sinh, gỗ và các vật dụng trang trí khác mà chúng ta nên ước lượng số lượng cá sao cho bể cá không bị đẩy đến tình trạng quá tải.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên dựa vào tập tính của từng loài cá bởi có những loài cá sẽ hung hăng, cạnh tranh và thích những không gian rộng lớn. Điều này sẽ dẫn đến việc những loài cá khác không thể sống được trong môi trường đó. Vì vậy, các bạn cần phải lựa chọn thật kỹ lưỡng để có thể đưa ra một công thức chính xác về mật độ cá có ở bể của mình.

Khả năng phát triển.

Có cùng nhu cầu về độ pH, tốc độ chảy dòng nước, độ mặn, nhiệt độ,…

Có thể sống hòa hợp, chung một tập tính.

Để có thể tạo được không gian an toàn cho các loài cá, các bạn cần phải phân chia bể cá theo lãnh thổ và phân chia bể cá theo tập tính bơi lội. Nếu các bạn thắc mắc tại sao nên chia bể cá theo ” lãnh thổ ” thì là do mỗi loài cá đều mang trong mình một đặc tính khác nhau, chúng có thể hiền hòa hoặc hung dữ tùy theo giống loài. Vậy cách tốt nhất để tránh tình trạng ” cá lớn nuốt cá bé ” thì chúng ta nên phân chia hồ cá theo lãnh thổ một cách khoa học nhất có thể.

Để có thể chia một cách khoa học, chúng ta sẽ cần phải để ý đến bố cục ở trong hồ cá. Như thông tin chúng tôi đã đề cập ở trên, các loài cá hung dữ thường thích những vùng nước rộng. Do đó, các bạn có thể phân chia 1 nửa bể cá với ít đồ trang trí và tạo ra tối đa không gian bơi lội cho những loài cá này.

Đối với phần nửa còn lại của bể, các bạn hãy trang trí thêm cây thủy sinh, tảo hoặc sỏi đá dành riêng cho những chú cá có đặc tình hiền lành. Hay các bạn có thể sử dụng trí sáng tạo của mình để làm nên những chỗ trú ẩn riêng cho những chú cá bé nhỏ ấy.

Bể cá cảnh không những được sử dụng để làm vật trang trí, thư giãn mà còn có tác dụng phong thủy cực kì lớn. Nếu nói nên nuôi cá bằng nước trong vắt thì cũng không đúng bởi nước trong vắt chưa chắc là tốt hoàn toàn đối với cá cảnh. Nước trong vắt chỉ phù hợp khi chúng có đầy đủ khoáng chất, không bị ô nhiễm và đảm bảo an toàn, lành tính với cá nuôi.

Dựa vào những thông tin trên, chúng ta nên chú ý xử lý nước trong vắt và nước phải đạt độ an toàn, lành tính với các loại cá cảnh. Nếu các bạn có thể làm được như vậy, chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe của cá, tính thẩm mỹ, phong thủy khi nuôi cá cảnh.

Giúp cho sức khỏe của cá được tăng cường.

Làm cho bể cá luôn sạch, đẹp, tạo được điểm nhấn cho khách mỗi khi đến nhà.

Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, trang trí phong cảnh tốt.

Giúp phong thủy của gia đình luôn được mạnh mẽ.

Giúp tuổi thọ của cá cảnh được lâu dài hơn.

Thông thường những người nuôi cá cảnh thường đổ quá nhiều thức ăn vào bể cá mà lại không hề biết rằng cá cảnh chỉ tiêu thụ được 45 – 50% lượng thức ăn cho vào hồ. Các phần thức ăn còn lại sẽ lơ lửng hoặc rơi xuống đáy hồ làm thức ăn cho các vi sinh vật. Do đó, việc nước ở trong hồ cá bị đục hoàn toàn có thể hiểu được là do thức ăn bị dư thừa và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho cá.

Chất thải của cá sẽ bao gồm phân thải, nước tiểu, dịch nhờn của cá và nhiều thành phần khác nữa. Nếu cá cảnh thải ra quá nhiều mà không kịp thời xử lý thì chắc chắn sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống ở dưới nước và gây bẩn hồ nuôi cá cảnh.

Vấn đề vệ sinh hồ cá cảnh là vấn đề rất quan trọng. Bởi chỉ cần không chú ý đến một vài chi tiết nhỏ có thể khiến cho hồ cá cảnh bị đục. Điều đầu tiên chúng ta cần lưu ý đó là chất lượng nước trong hồ cá. Các bạn có thể dùng nước từ nước mưa, nước máy, nước giếng, nước ao,… để nuôi cá. Tuy nhiên nếu nước không được xử lý đúng cách thì sẽ gây ra vẩn đục và gieo một số mầm bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cá cảnh.

Điều thứ hai chúng ta cần lưu ý đó chính là lau chùi và vệ sinh hồ cá cảnh thật kỹ càng. Bởi khi chúng ta không lau chùi sạch hồ cá cảnh, chúng ta sẽ nhìn thấy nước không được trong vắt vì nước ánh xạ các bề mặt bẩn và gây ra tình trạng màu nước trông đục.

Điều thứ ba chúng ta phải quan tâm đó chính là hệ thống lọc nước. Mỗi khi lấy nước vào bể nuôi cá mà không qua một hệ thống lọc nào thì sẽ dẫn đến màu của nước nuôi cá không được trong vắt. Không những vậy, còn tạo điều kiện phát triển cho những vi sinh vật có hại, tảo, nấm,… phát triển gây đục nước ở bể cá.

Để tránh điều đó xảy ra, các bạn nên trang bị một hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn để có thể lọc nước một cách đúng nhất và giúp cho nước ở hồ cá cảnh luôn được trong và sạch sẽ.

Điều thứ tư, đây là điều mà nhiều người rất hay mắc phải đó chính là thay nước không đúng cách. Nhiều người nghĩ rằng, thay nước cho hồ cá là sẽ thay toàn bộ nước cùng 1 lần. Đây chắc chắn là một suy nghĩ sai và không có căn cứ. Các bạn chỉ nên thay ⅓ lượng nước có trong bể để giúp cá không bị sốc và chất lượng môi trường của cá luôn được ổn định.

Nói môi trường sống của cá khắc nghiệt là bởi ở dưới nước rất dễ để phát triển những loại rêu, nấm độc, tảo gây bệnh cho cá. Chỉ cần ánh sáng mặt trời chiếu vào bể cá, đã tạo rất nhiều cơ hội thuận lợi để rêu, tảo, nấm độc có thể phát triển mạnh và gây đục hồ cá.

Bên cạnh việc rất dễ bị mọc các loài sinh vật có hại thì còn một vấn đề nữa cũng có thể gây ra việc hồ cá cảnh bị đục. Đó là hệ vi sinh hồ cá kém phát triển. Do lượng thức ăn và chất thải ngày càng nhiều nên đã dẫn đến rất nhiều hệ quả có hại cho cá cảnh như hệ vi sinh vật hồ cá có lợi sẽ không kịp để xử lý các loại chất thải hữu cơ gây đục hồ,…

Ngoài ra, mật độ cá cảnh cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến hồ cá cảnh bị đục. Bởi càng nhiều cá cảnh thì lượng thức ăn và lượng chất thải càng tăng gây ra ô nhiễm hồ cá ngày càng nhanh.

Cách làm nước hồ cá trong vắt siêu đơn giản

Cho lượng thức ăn vừa đủ.

Nuôi hệ thực vật thủy sinh.

Sử dụng hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn.

Thường xuyên thay nước cho bể cá.

Cấy thêm vi sinh vật hữu ích cho bể cá.

Sử dụng ống xi phong để hút các chất thải và thức ăn dư thừa của cá.

Chọn vị trí để bể cá cảnh tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Không nên nuôi mật độ cá cảnh quá cao.

Nuôi cá dọn bể.

Bước 2 : Nhỏ thuốc tím Milian vào trong bể nuôi cá cảnh với một lượng từ 2 – 3ml / 100 lít nước bể cá.

Bước 3 : Sau khi đã qua 24 – 32h, các bạn hãy cho chế phẩm xử lý nước EMZEO vào với liều lượng 10gr để xử lý 100 lít nước ở trong hồ cá cảnh.

Bước 4 : Cứ định kỳ 3 – 5 ngày xử lý tiếp bằng EMZEO với liều lượng từ 3 – 5gr / 100 lít nước bể cá.

Một chú ý nhỏ mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn đó là nên cho chế phẩm xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO vào khay lọc nước. Khi hệ thống lọc nước hoạt động, sản phẩm sẽ hòa tan và được phân bố vào toàn bộ lượng nước có ở trong bể cá. Khi nói về chế phẩm xử lý nước EMZEO, các bạn có thể yên tâm đây là một sản phẩm an toàn và đem lại nhiều lợi ích :

Giúp xử lý nước hồ cá cảnh, cá Koi,… giúp nước trong hồ luôn được trong và sạch.

Loại bỏ rêu và tạo màu nước yêu thích của cá cảnh.

Tạo hệ vi sinh vật hữu ích cho hồ cá cảnh.

Có khả năng khử mùi hôi tanh của nước.

Có thể xử lý được nước trong hồ cá cảnh bị đục, xanh, vàng,…

Có khả năng hấp thụ và xử lý các khí độc có ở trong hồ nuôi như NO2, NH3,..

Phân hủy thức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ.

An toàn đối với cá và sức khỏe của con người.

Có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh.

Hy vọng qua bài viết này, Đức Bình đã giúp các bạn tìm hiểu được rõ hơn về nguyên nhân hồ cá cảnh bị đục và cách làm nước hồ cá trong vắt. Chúng tôi cũng mong rằng các bạn có thể áp dụng thành công những giải pháp mà chúng tôi đưa ra để có được hồ cá cảnh sạch, đẹp nhất. Cảm ơn mọi người đã chú ý theo dõi bài viết!

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1