Top 12 # Xem Nhiều Nhất Hồ Cá Gỗ Tự Nhiên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Thiết Lập Hồ Thủy Sinh Tự Nhiên

Bí quyết căn bản của một hồ thủy sinh tự nhiên bao gồm lớp đất nền, độ cứng trung bình, cây thủy sinh đa dạng và chiếu sáng đầy đủ. Tuy đơn giản nhưng bí quyết này có thể áp dụng cho nhiều hồ thủy sinh kể cả loại hồ có bố cục tinh tế.

Đa phần cây thủy sinh trong những hồ cao cấp (high-tech) như vậy thường phát triển vượt bậc nhưng lại bỏ qua các quy trình tự nhiên và yêu cầu chăm sóc cần thiết; ngược lại, hồ thủy sinh tự nhiên áp dụng các quy trình tự nhiên một cách triệt để. Chẳng hạn, quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn làm phát sinh CO2 một cách tự nhiên, không phải là CO2 nhân tạo. Và chất thải của cá, chứ không phải phân bón hóa học, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và làm đất nền màu mỡ.

Các loại đất nền

Đất nền là vấn đề mấu chốt đối với hồ thủy sinh tự nhiên. Nó cung cấp CO2 để đảm bảo cây phát triển tốt và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ, giúp cây có lợi thế cạnh tranh với tảo. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nền trong hồ thủy sinh có thể là vấn đề. Mục tiêu đầu tiên của người chơi hầu như là tìm kiếm loại đất nền hoàn hảo nhưng không hề có loại nào như vậy hết. Trong nhiều năm trời, tôi thường sử dụng những loại đất nền không lý tưởng lắm (chẳng hạn đất chứa nhiều đất sét, đất trồng cây giàu phân bón). Tôi đã sai khi cho rằng đất nền càng giàu phân bón thì cây càng phát triển tốt. Như vậy, những nền dưới-mức-lý-tưởng này sẽ ổn định sau vài tháng và hoạt động cực tốt trong nhiều năm trời.

Những loại nền thương mại nhìn chung không phù hợp với hồ thủy sinh tự nhiên bởi vì chúng được thiết kế cho những hồ cao cấp với đầu phun CO2, phân hóa học và không chứa nhiều thành phần hữu cơ để cung cấp đủ CO2 cho cây. Trong hồ thủy sinh tự nhiên, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ và tạo ra CO2 hòa tan trong nước. Khi thiết lập một hệ thống như vậy, mọi người hoàn toàn có thể thấy hiện tượng bong bóng khí CO2 thoát ra từ nền đất.

Đất trồng cây không chứa phân bón gây rất ít vấn đề khi bắt đầu và đem lại kết quả tốt nhất về lâu dài. Tôi hiện đang sử dụng một loại đất trồng cây hữu cơ tổng hợp rất phổ biến và chứa những thành phần dinh dưỡng cơ bản. Bởi vì loại đất trồng cây đặc biệt này là loại hữu cơ, nên nó không hề chứa phân hóa học vô cơ.

Phân vô cơ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với hồ thủy sinh tự nhiên. Chẳng hạn, khi đất trồng cây nằm trong nước, những chất hóa học chứa nitrate (chẳng hạn KNO3 và NH4NO3) sẽ nhanh chóng chuyển thành chất nitrite độc hại. Phân hóa học chứa sulfate (chẳng hạn K2SO4, (NH4)2SO4…) sẽ chuyển hóa thành H2S, loại khí có mùi trứng thối làm chết rễ cây và đe dọa các loài cá ăn đáy. Phân hóa học có thể thích hợp đối với các loại hồ cao cấp nhưng chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với hồ thủy sinh tự nhiên.

Một loại phân mà đôi khi tôi trộn với đất nền đó là hỗn hợp bột xương. Nó chủ yếu cung cấp phốt-phát và can-xi dưới dạng hữu cơ với tốc độ nhả chậm, điều có lẽ kích thích rễ tăng trưởng. Tuy nhiên, tôi chưa từng thử nghiệm loại phân này một cách nghiêm túc và cây dường như vẫn phát triển bình thường dẫu không có nó.

Đất trồng cây hữu cơ không làm nước quá đục do đó giúp hạn chế tần suất thay nước trong giai đoạn thiết lập hồ. Hơn nữa, đất phân rã nhanh hơn so với một số loại đất trải bề mặt thông thường mà một số tiệm có bán. Khi tôi sử dụng một trong số loại đất trải bề mặt này, một màng dầu mỏng xuất hiện trên mặt nước sau ba tuần và một số cá bị chết. Tôi ngờ rằng vụn gỗ tươi tiết ra một số tinh dầu bảo vệ (có lẽ là tinh dầu tuyết tùng, nhựa thông…). Để đảm bảo an toàn cho cá, tôi phải thay nước sau mỗi một đến hai tuần trong hai tháng đầu tiên. Rất nhanh sau đó, hồ trở nên ổn định và hiện giờ không còn vấn đề nào nữa.

Chọn đất nền

Mọi người nên biết rằng nền đất trồng cây trở nên yếm khí nhanh hơn nhiều so với nền giàu đất sét, nền pha đất sét hay nền toàn sỏi. Đấy là bởi vì đất trồng cây chứa nhiều thành phần hữu cơ để vi khuẩn tiêu thụ (tức phân hủy). Quá trình phân hủy tiêu thụ ô-xy và làm cho đất trở nên yếm khí. Do đó, mọi người không nên bố trí lớp đất trồng cây quá dày hay ngăn cản sự trao đổi ô-xy bằng cách đặt lũa, đá hay trải một lớp sỏi hoặc cát dày. Việc hình thành những túi yếm khí sẽ ngăn cản cây tăng trưởng và tạo ra những chất độc hại đối với cá.

Đất trồng cây sẽ hút ô-xy hòa tan trong nước, đặc biệt là trong từ hai đến tám tuần đầu tiên khi sự phân hủy chất hữu cơ trong đất đạt đến đỉnh điểm. Nếu cây tăng trưởng kém và nước không đủ ô-xy hòa tan thì cá sẽ phải nổi lên mặt nước để thở. Giải pháp là nhanh chóng gia tăng mức độ sục khí và/hay khuấy động mặt nước.

Một khi đất nền ngập trong nước, hoạt động của vi khuẩn và sự phân hủy sẽ không ngừng gia tăng trong những tuần đầu tiên. Sự hỗn loạn lúc ban đầu này là một quá trình tự nhiên. Do đó đất nền sẽ xả dưỡng chất vào nước, điều kích thích tảo tăng trưởng. Nếu có quá ít cây hay cây không phát triển tốt, nguồn dưỡng chất sẽ kích thích sự phát triển của tảo. Sự bùng phát của tảo sẽ ngăn cản cây phát triển, từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn: cây chết sẽ tiết thêm dưỡng chất vào nước, càng kích thích tảo hơn nữa, và rễ cây chết sẽ cung cấp chất hữu cơ tươi cho đất, do đó càng làm đất nền yếm khí và càng bất lợi hơn đối với cây.

Mục đích chung của người chơi thủy sinh là phải giúp cây phát triển tốt trước khi đất nền biến động. Bởi vì nếu cây phát triển tốt trong hai tuần đầu tiên, thì chính cây – chứ không phải tảo – sẽ hấp thu hầu hết chất dinh dưỡng được tiết ra. Cây sẽ tạo ra đầy đủ ô-xy để giữ an toàn cho bộ rễ của chúng, và do vậy hồ thủy sinh tự nhiên được thiết lập một cách an toàn với rắc rối tối thiểu.

Chuẩn bị

Hồ thủy sinh tự nhiên phải được thiết lập để cây tăng trưởng một cách tối đa lúc ban đầu. Thiết lập một hồ thủy sinh tự nhiên và đợi vài ngày mới lắp đèn là điều nên tránh. Người mới chơi thường không có đủ cây hay không biết loài nào phù hợp với mình nhất. Có cám dỗ đáng kể để bỏ qua việc trồng cây, đặc biệt là với hồ lớn. Lời khuyên của tôi là, hoặc bạn phải có đủ cây, hoặc sử dụng hồ nhỏ hơn. Nếu bạn có ít cây, thì thà thiết lập hồ 40 lít mà trồng đầy đủ còn hơn hồ 400 lít mà thưa thớt; cơ hội để sở hữu hồ thủy sinh tự nhiên không-sự-cố sẽ lớn hơn rất nhiều.

Việc chiếu sáng phải tuân thủ những hướng dẫn cơ bản dành cho hồ thủy sinh nói chung, và dĩ nhiên hồ thủy sinh cần nhiều ánh sáng hơn so với hồ bình thường.

Thời lượng ngày (day length) đề nghị là tối thiểu 12 tiếng. Về lâu dài, nhiều loài cây thủy sinh không tăng trưởng tốt với thời lượng từ 8 đến 10 giờ. Hiển nhiên, sau vài tuần, chúng sẽ hoàn toàn suy sụp (Kasselmann, 2003). Tôi ngờ rằng thời lượng ngày ngắn ngủi có thể là tín hiệu đối với một số loài cây nhất định rằng mùa sinh trưởng đã kết thúc – có nghĩa đây là lúc ngủ đông và ngưng tăng trưởng. Bởi vì cây và tảo luôn cạnh tranh, sự tăng trưởng chậm của cây thường được diễn dịch thành vấn đề tảo. Trớ trêu thay, một số người có hồ thủy sinh tự nhiên báo cáo rằng họ giải quyết vấn đề tảo chỉ đơn giản bằng cách gia tăng thời lượng chiếu sáng ngày.

Tôi áp dụng thời lượng ngày là 14 giờ (bật đèn lúc 7 giờ sáng và tắt lúc 9 giờ tối). Tuy nhiên, tôi chèn vào 4 giờ nghỉ trưa. Chiếu sáng nhân tạo chỉ trong 10 giờ nhưng cây có thời lượng ngày tổng cộng 14 giờ. Với chế độ nghỉ trưa, cây luôn phát triển tốt mà lại tiết kiệm điện. Vào những tháng mùa hè, khi hồ có xu hướng quá nhiệt thì chế độ nghỉ trưa còn giúp nước hạ nhiệt. Tôi dùng bộ định thời để cung cấp một thời lượng ngày ngày cố định và thuận lợi.

Thiết lập hồ thủy sinh tự nhiên

Việc thiết lập hồ phải mất cả ngày, vì vậy vào Ngày Thiết Lập tôi bắt đầu vào 8 giờ sáng cùng với mọi thứ cần thiết để thiết lập cho một hồ 220 lít. Tôi có một kế hoạch tổng quát cùng với cây, đất nền, đá, sỏi và cát đã chuẩn bị sẵn. Tôi thực hiện theo quy trình sau:

– Tôi nhặt que và những mẩu gỗ lớn ra khỏi đất trồng cây.

– Tôi trộn nửa ly bột xương với từ 8 đến 12 lít đất trồng cây (điều này không bắt buộc).

– Để trang trí, tôi xếp đá xung quanh vùng không trồng cây hình ô-van. Tôi trải một lớp cát mỏng vào đó (khoảng 1 cm). Đá và cát được đặt thẳng xuống đáy hồ.

– Bên cánh trái hồ, tôi trải lớp đất trồng cây mỏng hơn 2.5 cm (đất dày có thể trở nên cực kỳ yếm khí làm chết rễ cây, phá hỏng toàn bộ hồ).

– Bên cánh phải hồ, tôi không trải đất nền mà trải sỏi. Sỏi cung cấp bề mặt để vi khuẩn cư ngụ nhưng không được quá dày để hình thành các túi yếm khí hay đòi hỏi phải làm vệ sinh. Tôi dành riêng vùng này cho những cây trồng trong chậu và nham thạch có dương xỉ bám. Với kiểu thiết kế này, tôi có thể bắt cá mà không phải xới tung cả hồ – tôi lùa chúng về phía bên phải và gắn tấm ngăn hồ. Sau khi lấy các chậu cây và nham thạch ra, tôi có thể vớt cá một cách dễ dàng.

– Tôi châm nước để làm ướt nền nhưng không quá nhão.

– Tôi trồng những cây trồng rễ (rooted plant).

– Sử dụng một cái muỗng lớn, tôi trải sỏi vừa đủ để phủ lớp đất nền. Sau khi bố trí xong, lớp sỏi không được dày hơn 2.5 cm. Cát dùng để phủ lớp đất nền cũng không được dày hơn 2.5 cm.

– Tôi châm nước một cách cẩn thận để tránh làm xáo trộn lớp nền. Khi châm, tôi luôn sử dụng một cái chai (hay bất kỳ vật gì khác) để cản bớt lực nước.

– Rồi tôi bắt đầu trồng cây cắt cắm (stem plant). Tại đây, cần thêm nhiều sỏi và cát để phủ những nơi nền bị bung ra. Tôi cũng sử dụng đá nhỏ để chèn tạm những cây bị bật gốc.

– Nước mới châm hơi bị đục vì vậy tôi xả nước này trước khi châm đầy hồ bằng nước máy cùng với chất khử. Ngày hôm sau, tôi lắp máy lọc rồi thả cá và ốc.

Bảo trì hồ sau khi thiết lập

Hồ này rất dễ bảo trì. Mặc dù một ít tảo xuất hiện trong hai, ba tháng đầu tiên, nhưng cá không hề gặp bất kỳ vấn đề gì.

Nghĩa là tôi luôn phải dự đoán trước những vấn đề trong tám tuần đầu tiên. Trong thời gian này, đất nền tiêu thụ một lượng ô-xy rất lớn. Nó nhả chất dinh dưỡng kích thích tảo phát triển, và nó có thể nhả ta-nanh làm giảm cường độ sáng. Tôi xử lý các vấn đề này bằng những cách thông thường – thay nước, sục khí đầy đủ, gỡ tảo bằng tay và bổ sung than củi vào bộ lọc. Những người sử dụng đất nền giàu dưỡng chất hơn loại của tôi có thể đạt được kết quả tuyệt vời về lâu dài. Tuy nhiên, có lẽ họ phải chăm sóc hồ thường xuyên hơn để vượt qua tám tuần quan trọng đầu tiên.

Đất nền trong nước chắc chắn sẽ phát sinh bọt khí (đa phần là khí CO2) trong tám tuần đầu tiên. Người chơi không nên quá lo lắng; đây chẳng qua là hiện tượng phân hủy, điều chứng tỏ rằng nền có sức sống. Chỉ khi nào bọt khí có mùi trứng thối của H2S thì người chơi mới phải lưu tâm. Bọt khí và xáo trộn ở đáy giúp cho lớp nền thoáng khí. Hiển nhiên, nếu lớp nền trở nên cực kỳ yếm khí và hạn chế sự tăng trưởng của cây, tôi có thể dùng bút chì (hay bất kỳ vật nhọn nào) xỉa xuống để ô-xy có thể thâm nhập vào.

Hồ 220 lít của tôi hiện đang vận hành tốt. Từ khi thiết lập, tôi chỉ tái sắp xếp một ít bên cánh phải hồ, chủ yếu là lấy gạch ra và đặt chậu trồng cây lá kiếm Amazon vào. Việc bảo trì chính hiện nay là tỉa cây để nảy nhánh mới và ngăn không cho một loài xâm chiếm toàn bộ hồ. Nếu tôi lấy cây trồng rễ (rooted plant) ra và làm xáo trộn lớp đất nền, tôi luôn tắt máy lọc trước để hạn chế xáo trộn tối đa. Nước sẽ trong lại vào hôm sau.

Những người khác thiết lập hồ thủy sinh tự nhiên với kết quả ấn tượng và dường như đặc biệt hài lòng với nhu cầu bảo trì thấp của nó.

Hướng dẫn làm bể thủy sinh sau 10 bước

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt bể thuỷ sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt… Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng chúng tôi đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn.

2. Trải lớp nền

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

3. Sắp xếp các viên đá

Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thuỷ sinh đồng thời giữ cho cây thuỷ sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

5. Chọn cây xanh cho bể

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc (trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế (loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

6. Đặt bộ lọc

Những bộ lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thuỷ sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thuỷ sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể thuỷ sinh là:

Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200l).

Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ ( khoảng 60l hoặc nhỏ hơn).

7. Gắn đèn huỳnh quang

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light (đèn ánh sáng mặt trời, bóng Jebo hiện nay là tốt nhất), với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng… cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể thuỷ sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng (bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước…

8. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể thuỷ sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

9. Thả cá vào bể thuỷ sinh

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thuỷ sinh.

10. Mỗi tuần thay ¼ nước bể

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong bể.

Cá Mú Tự Nhiên Đông Lạnh

Chắc hẳn ai cũng biết cá mú là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với lượng chất đạm đáng kể, lại dễ tiêu, ít mỡ và mỡ cũng rất ngon, cá mú có đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể con người không thể tạo ra được mà phải nhờ đến sự trở giúp của các loại thực phẩm.

Cá mú đắt nhưng xắt ra miếng vì mỗi bộ phận của cá từ đầu, thịt, xương, da, đuôi, ruột đều có thể chế biến thành những món rất độc đáo. Đầu cá nấu lẩu, canh chua hoặc hầm cùng đậu phụ đều rất ngon. Thân cá chưng nấm, kho củ cải, nấu cháo cũng khá hấp dẫn. Đuôi cá có thể chiên giòn sau đó xào với dưa, ớt chuông. Đặc biệt ruột cá dai dai thích hợp để làm gói hoặc xào rau củ. Lưu ý, khi chế biến cá mú không nên dùng nhiều gia vị thì khi ăn mới “cảm” hết vị của thịt cá. Ở nước ta, cá mú được nuôi nhiều ở các vùng biển Nam Trung bộ và các tỉnh phía Nam.

Hầu như bộ phận nào của cá mú đều được sử dụng triệt để từ đầu, thịt, xương, da, đuôi, ruột đếu có thể chế biến thành các món ăn độc đáo. Đầu thường dùng để nấu lẩu hoặc canh chua; phần thân thì chưng nấm, kho củ cải, hấp đều ngon; đuôi cá mú thì có thể chiên giòn rồi xào với ớt chuông; đặc biệt ruột cá, ruột cá dai thích hợp làm các món gỏi hoặc xào rau củ rất ngon.

Phổ biến nhất hiện nay là món cá mú hấp. Hấp là một phương thức chế biến đơn giản nhất và không làm mất đi hương vị tự nhiên vốn có của nó. Cá mú thường được hấp với một ít gừng, nước tương, hành hoa và đòi hỏi đầu bếp phải canh lửa sao cho vừa chín tới thì cá mới giữ được vị nguyên thủy của nó. Điều đặc biệt là lớp da cá béo giòn, sớ thịt dai trắng phau, hương thơm lừng, càng ăn càng ngon và không có cảm giác ngán, hương thơm và màu da cá đỏ tươi khi hấp chín không có cá nào qua mặt nổi.

Tượng Cá Chép Đá Đỏ Tự Nhiên

Tượng Cá Chép bằng đá đỏ tự nhiên

Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió.

Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ.

Sau vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa.

Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi Rồng”.

Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.

Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng.

Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.

Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai…

Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…

Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.

Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!

Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, thoát tục… và biến thành Rồng thiên, được sống đời đời.

Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…

Nhưng không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!

Cá chép hóa rồng đá tự nhiên phun nước làm cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.

Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh tượng cá chép hóa rồng đá là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.

Cơ sở Đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng chuyên điêu khắc, kinh doanh, bán sỉ và lẻ các mặt hàng đá mỹ nghệ, đá mỹ nghệ phong thủy. Sản phẩm của Đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng của chúng tôi rất phong phú về kiểu dáng, kích thước, tiêu biểu như tượng nghệ thuật, tượng chúa, tượng linh vật,tượng cá chép bằng đá, tượng rồng, kỳ lân, sư tử, tỳ hưu, đồ trang sức, trang trí bằng đá và quà lưu niệm. Nhận đặt hàng, điêu khắc và thiết kế theo yêu cầu.

♥ Bạn quan tâm về đá, muốn tìm hiểu các sản phẩm từ đá, hãy truy cập hệ thống Non Nước Stone của chúng tôi để biết thêm chi tiết:

Tags #bán tượng cá chép đá#bán tượng cá chép đá bằng đá#bán tượng cá chép đá bằng đá cao cấp#bán tượng cá chép đá bằng đá tại đà nẵng#bán tượng cá chép đá tại đà nẵng#bán tượng cá chép đá tại hồ chí minh#bán tượng cá chép hóa rồng#bán tượng cá chép hóa rồng bằng đá#bán tượng cá chép hóa rồng bằng đá cao cấp#bán tượng cá chép hóa rồng bằng đá tại đà nẵng#bán tượng cá chép hóa rồng tại đà nẵng#bán tượng cá chép hóa rồng tại hồ chí minh#bán tượng phật#bảng giá tượng quan âm#báo giá tượng phật đá#báo giá tượng quan âm#cá chép đá#cá chép đá đá nguyên khối#cá chép đá tứ diện#cá chép hóa rồng#cá chép hóa rồng đá nguyên khối#cá chép hóa rồng tứ diện#chế tác tượng phật#có sở sản xuất tượng cá chép đá#cơ sở sản xuất tượng cá chép đá bằng đá#có sở sản xuất tượng cá chép hóa rồng#cơ sở sản xuất tượng cá chép hóa rồng bằng đá#địa chỉ bán tượng cá chép đá#địa chỉ bán tượng cá chép đá bằng đá#địa chỉ bán tượng cá chép hóa rồng#địa chỉ bán tượng cá chép hóa rồng bằng đá#địa chỉ mua tượng cá chép đá#địa chỉ mua tượng cá chép đá bằng đá#địa chỉ mua tượng cá chép hóa rồng#địa chỉ mua tượng cá chép hóa rồng bằng đá#địa chỉ sản xuất tượng cá chép đá bằng đá#địa chỉ sản xuất tượng cá chép hóa rồng bằng đá#điêu khắc đá non nước#điêu khắc tượng#điêu khắc tượng phật đá#giá tượng cá chép đá#giá tượng cá chép đá bằng đá#giá tượng cá chép đá nguyên khối#giá tượng cá chép đá tại hồ chí minh#giá tượng cá chép hóa rồng#giá tượng cá chép hóa rồng bằng đá#giá tượng cá chép hóa rồng nguyên khối#giá tượng cá chép hóa rồng tại hồ chí minh#phật quan âm#tạc tượng cá chép đá bằng đá#tạc tượng cá chép hóa rồng bằng đá#tạc tượng phật đá#tượng cá chép đá#tuong cá chép đá 3 mat#tượng cá chép đá bằng đá#tượng cá chép đá bằng đá cẩm thạch#tượng cá chép đá bằng đá cao cấp#tượng cá chép đá bằng đá đẹp#tượng cá chép đá bằng đá giá rẻ#tượng cá chép đá bằng đá nguyên khối#tượng cá chép đá bằng đá nguyên khối giá rẻ#tượng cá chép đá bằng đá nguyên khối tại đà nẵng#tượng cá chép đá bằng đá non nước#tượng cá chép đá bằng đá tại đà nẵng#tượng cá chép đá bằng đá tại hồ chí minh#tượng cá chép đá cao cấp#tượng cá chép đá đá#tuong cá chép đá da cam thach#tượng cá chép đá đá non nước#tượng cá chép đá giá rẻ#tượng cá chép đá nguyên khối#tượng cá chép đá non nước#tượng cá chép đá tại đà nẵng#tượng cá chép đá tại hồ chí minh#tượng cá chép hóa rồng#tuong cá chép hóa rồng 3 mat#tượng cá chép hóa rồng bằng đá#tượng cá chép hóa rồng bằng đá cẩm thạch#tượng cá chép hóa rồng bằng đá cao cấp#tượng cá chép hóa rồng bằng đá đẹp#tượng cá chép hóa rồng bằng đá giá rẻ#tượng cá chép hóa rồng bằng đá nguyên khối#tượng cá chép hóa rồng bằng đá nguyên khối giá rẻ#tượng cá chép hóa rồng bằng đá nguyên khối tại đà nẵng#tượng cá chép hóa rồng bằng đá non nước#tượng cá chép hóa rồng bằng đá tại đà nẵng#tượng cá chép hóa rồng bằng đá tại hồ chí minh#tượng cá chép hóa rồng cao cấp#tượng cá chép hóa rồng đá#tuong cá chép hóa rồng da cam thach#tượng cá chép hóa rồng đá non nước#tượng cá chép hóa rồng giá rẻ#tượng cá chép hóa rồng nguyên khối#tượng cá chép hóa rồng non nước#tượng cá chép hóa rồng tại đà nẵng#tượng cá chép hóa rồng tại hồ chí minh#tượng đá nguyên khối#tượng đá non nước#tuong da phat cá chép đá#tuong da phat cá chép hóa rồng#tượng phật bằng đá#tượng phật cá chép đá bằng đá#tượng phật cá chép hóa rồng bằng đá#tượng phật đá#tượng phật đá đẹp#tượng phật đá granite#tượng phật đà nẵng#tượng phật đá nguyên khối#tượng phật đá non nước#tượng phật quan âm#tượng quan âm

Thức Ăn Tự Nhiên Cho Cá Chép

Thói Quen Cá Chép

Cá Chép truyền thống chịu ăn khi nhiệt độ của nước trên 18 ° C và có thể chịu được nhiệt độ nước cao khoảng 28 – 30 ° C, nhưng nhiệt độ tối ưu để Cá Chép tăng trưởng là trong khoảng 20 – 25 ° C. Trong những khoảng thời gian khi nhiệt độ nước thấp hơn 16 ° C, chúng thường ít chịu ăn hơn. Trên thực tế theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ nước dưới 8 ° C thì Cá Chép sẽ không còn ăn được nữa và dưới 5 ° C thì Cá Chép bắt đầu ngủ đông thành nhóm trong bùn ở khu vực nước sâu. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý đến kĩ thuật nuôi cá chép để đảm bảo được chất lượng tôt.

Tùy theo khu vực và vị trí địa lý mà thời gian để Cá Chép có thể có được trạng thái lý tưởng (20 – 25 ° C) là khác nhau. Nhưng nhìn chung, thời gian thực tế ở Việt Nam cần thiết để có thể đạt được trọng lượng Cá Chép trung bình từ 1 – 3 kg thường mất khoảng từ 1 – 3 năm.

Hệ Tiêu Hóa Cá Chép

Khi ấu trùng nở, miệng và đường tiêu hóa không được phát triển, và do đó ấu trùng không thể ăn được bằng việc hấp thụ thức ăn từ bên ngoài. Do đó, sau khi nở, ấu trùng ăn từ túi noãn.

Sau 15 đến 30 ngày sau khi thả giống, ấu trùng sẽ phát triển thành cá con. Ở giai đoạn này, tất cả các cơ quan ngoại trừ tuyến sinh dục đã được phát triển.

Chỉ khi đến giai đoạn phát triển thành cá bột, hệ tiêu hóa của Cá Chép mới trở nên toàn diện. Lúc này, sự hình thành của miệng và đường tiêu hóa được hoàn thành. Trong quá trình phát triển ban đầu của đường tiêu hóa, ấu trùng không có bộ enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn mà chúng ăn vào. Thức ăn ngoại sinh được lấp đầy bàng quang làm hoạt động trypsin tăng lên. Sau đó (trong khoảng 15 ngày), quá trình chymotrypsin bắt đầu và hoạt động điều tiết amino peptidase bắt đầu tăng lên.

Miệng của cá chép thông thường tương đối lớn cho phép Cá Chép đào được bùn dưới đáy. Chúng có 2 cặp cơ quan cảm giác, một cặp ở môi trên và cặp còn lại ở góc môi dưới. Cơ quan này hoạt động như bộ phận cảm nhận để tìm kiếm thức ăn. Cá Chép có 5 răng hầu như đều là răng hàm dùng để nghiền thức ăn. Tuy nhiên, việc nghiền các loại ngũ cốc được sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy sản được FAO khuyến khích. Cá chép thường không có dạ dày; do đó thức ăn vào từ miệng truyền trực tiếp vào ruột.

Thức Ăn Tự Nhiên

Trước đây, người nuôi thường áp dụng mô hình nuôi Cá Chép thuyền thống bởi vì Cá Chép là loài cá ăn tạp điển hình, chúng tiêu thụ nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác nhau, bao gồm cả động vật phù du, côn trùng (ấu trùng hoặc nhộng của chúng), các bộ phận mềm và hạt của cây nước. Điều quan trọng cần lưu ý là Cá Chép có thể linh hoạt thích nghi với môi trường thức ăn khác nhau, có thể chuyển từ chế độ ăn ưa thích sang chế độ ăn thay thế dựa theo thức ăn có sẵn.

Khi kết thúc quá trình phát triển của ấu trùng, túi noãn tiêu giảm, miệng và đường tiêu hóa của cá con đã sẵn sàng để hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Thức ăn tự nhiên của ấu trùng trong lần cho ăn đầu tiên phải nhỏ (4,8 – 6,2 mm). Sau đó, khi ấu trùng phát triển, kích thước của thức ăn tự nhiên cũng sẽ tăng theo.

Trong vòng 15 ngày đầu tiên sau khi nở, cá con chỉ ăn động vật phù du nhưng cũng sẽ dễ dàng ăn thức ăn bổ sung với điều kiện kích thước của chúng đủ nhỏ để nuốt.

Trong giai đoạn tiếp theo, cá lớn lên để trở thành cá giống, thói quen kiếm ăn và điều kiện thích nghi thức ăn của chúng cũng thay đổi. Khi Cá Chép lớn lên, chúng ăn thường xuyên hơn ở dưới đáy nước; việc nuôi cá chép và cho cá ăn những thức ăn “chìm” trở nên ngày càng rõ rệt khi kích thước của cá lớn hơn khoảng 50 g.

Việc sử dụng thức ăn sống được nuôi cấy trong bể tại các quy trình sản xuất cá chép quy mô lớn của nhóm cá tuổi lớn hầu hết không được thực hiện. Việc thu thập thực phẩm tự nhiên (ví dụ: giun, ốc sên, các giai đoạn côn trùng khác nhau) chỉ có thể khả thi trong các hệ thống nuôi nhốt và quy mô nhỏ.