Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giá Các Loại Cá Betta Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Phân Loại Các Dòng Cá Betta

Phong trào chơi cá betta phát triển mạnh vài năm gần đây kéo theo vô số người yêu thích và nuôi dưỡng loài cá xinh đẹp này. Vấn đề ở chỗ “cá betta” là một thế giới vô cùng đa dạng khiến người mới tham gia khó phân biệt hay hiểu rõ sự quan hệ giữa các dòng và loài cá betta khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về đặc điểm của từng dòng hay loài nhằm giúp các bạn có khái niệm cơ bản về chúng.

Ở đây, từ “cá betta” được hiểu theo hai nghĩa:

– Cá betta tức Betta splendens thuần dưỡng và những dòng cá phát xuất từ đó bao gồm cá đá Xiêm, cá đuôi dài, cá halmoon, đuôi kép, đuôi tưa…

– Cá betta tức chi cá Betta bao gồm Betta splendens hoang dã và gần 70 loài cá họ hàng khác.

Cách phân loại như vậy không chỉ phản ánh khái quát toàn bộ thế giới cá betta mà còn thể hiện xu hướng của thị trường cá cảnh nói chung. Sơ đồ phân loại như sau:

Cá betta hoang dã được người Thái thuần dưỡng với mục đích chiến đấu cách đây hàng trăm năm với kết quả là màu sắc, hình dạng và kỹ năng chiến đấu khác xa so với cá hoang dã. Loại cá đá thuần dưỡng hay cá Xiêm đã du nhập vào nước ta từ cả trăm năm nay, nếu các bạn đọc bài “Thú chơi cá thia thia” của cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy cá Xiêm đã xuất hiện ở nước ta từ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Ngày nay, cá đá đã lan rộng và trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và cả Âu-Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Có ba loại cá đá:

Cá đá tuyển (selective Siamese fighting fish): là những con cá đá bậc nhất, đã được lai tạo, tuyển chọn và huấn luyện gắt gao để tham gia vào trường đá cá. Người chơi cá ở ta thường gọi là “cá độ”.

Cá đá thường (Siamese fighting fish): là những con cá đá bình thường và phổ biến; chúng có thể là cá đá tuyển không đủ chất lượng tham gia vào trường đấu và bị loại, hay cá được lai tạo không kiểm soát chất lượng với mục đích thương mại…

Cá đá lai (hybrid): là cá lai giữa cá đá thuần dưỡng với cá hoang dã. Ở một số vùng, hoạt động đá cá hoang dã phổ biến hơn đá cá Xiêm vì cá hoang dã phân định thắng thua rất nhanh và mau “thành độ”. Một số người “chơi ăn gian” bằng cách lai cá hoang dã với cá Xiêm sao cho cá con có bề ngoài trông giống hệt với cá hoang dã (“lai biệt dạng”). Cá lai thừa hưởng độ bền của cá Xiêm nên nếu đem đi đá với cá hoang dã thuần thì sẽ có nhiều khả năng thắng độ hơn.

Trong ba loại kể trên thì cá đá thường hay cá Xiêm là loại phổ biến và rẻ tiền nhất, bạn có thể tìm mua cá Xiêm ở hầu hết các tiệm bán cá cảnh địa phương. Vào mùa hè, trẻ em thường mua cá Xiêm về đá với nhau hoặc để ngắm cho vui. Cá đá tuyển hiếm hơn, nếu muốn mua thì bạn phải tìm đến những lò cá độ và tất nhiên giá cả cũng cao hơn cá đá thường rất nhiều. Ngày nay, cá đá tuyển ở ta được lai với cá đá tuyển ở các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia để cải thiện và đa dạng hóa kỹ năng chiến đấu. Dạng cá lai rất hiếm, tôi từng nghĩ ngày nay không còn ai đá cá lai nữa nhưng hồi đầu năm về Hậu Giang đi bắt cá lia thia có nghe người bạn ở đó thắc mắc không hiểu tại sao cá lia thia mua ở tiệm bán cá trong chợ đá dữ không thua cá Xiêm. Tôi cho rằng đó chẳng qua là “cá lai biệt dạng” mà thôi dù không có cách gì kiểm chứng.

Cá đuôi voan (veiltail): vào năm 1960, nhà lai tạo người Mỹ Warren Young thành công trong việc tạo ra những con cá betta có vây cực dài. Young gọi cá betta của ông là “Libby” theo tên của vợ ông. Những con cá này được bán cho người yêu thích cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và cho cả các trang trại cá cảnh ở châu Á. Bước phát triển này dẫn đến việc hình thành dạng cá đuôi voan rất phổ biến sau đó.

Ngoài ra, trong quá khứ từng có một số dòng cá cũng xuất phát từ cá đuôi dài như cá đuôi quạt (roundtail) và cá đuôi át bích (spadetail) nhưng ngày nay cùng với cá đuôi dài và đuôi voan, chúng hầu như biến mất khỏi thị trường vì cạnh tranh không lại với những dòng betta cảnh hiện đại khác.

Cá đuôi kép (doubletail): cũng xuất phát từ bầy cá của Warren Young vào những năm 1960 (có người cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong bầy cá nhập từ Đông Nam Á). Cá đuôi kép có hai thùy đuôi và vây lưng to tương đương với vây hậu môn. Cá đuôi kép đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vây lưng cho các dòng betta cảnh hiện đại.

Ảnh dưới : Đuôi Voan và Đuôi Kép

Cá đuôi delta: vào cùng thời điểm, nhà lai tạo người Đức, tiến sĩ Eduard Schmidt-Focke lai tạo ra con cá delta đầu tiên tức cá betta với dạng đuôi đối xứng hình tam giác. Điều thú vị đó là dạng đuôi delta vốn được dùng để gọi những con cá bảy màu có đuôi hình tam giác. Cá đuôi delta đánh dấu bước tiến bộ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của betta cảnh hiện đại, chúng có cạnh đuôi thẳng thay vì uốn cong theo hình dạng của đuôi. Ngày nay đuôi delta được định nghĩa là đuôi có góc xòe < 160 độ.

Ảnh dưới : Delta và Super Delta

Cá đuôi tưa (crowntail): dạng đuôi này ra đời vào năm 1997. Một nhà lai tạo người Indonesia tên là Ahmad Yusuf đã trình làng cá đuôi tưa với những tia vây kéo dài và nhô ra khỏi màng vây (nói một cách chính xác là màng vây bị triệt thoái). Tùy theo mức độ triệt thoái của màng vây và hình dạng của tia vây mà người ta chia cá đuôi tưa thành nhiều loại khác nhau như tia đơn, tia đôi, tia hai đôi, tia chéo…

Các nhà lai tạo thường lai dòng cá của mình với dòng cá khác để cải thiện một đặc điểm nhất định, chẳng hạn cho lai với cá đuôi kép để cải thiện vây lưng hay lai với cá halfmoon để có cạnh đuôi sắc và góc đuôi xòe rộng 180 độ. Ngày nay, các dòng cá trên thực tế là sự pha trộn của nhiều dòng cá nguyên thủy khác nhau. Và sẽ không có gì ngạc nhiên khi trong bầy cá halfmoon xuất hiện cá đuôi delta, superdelta, OHM, đuôi hoa, đuôi kép và thậm chí cả đuôi tưa!

Như mô tả ở trên, tất cả những tiến bộ quan trọng trong việc phát triển dòng cá đuôi dài ở thế kỷ trước đều diễn ra bên ngoài Thái Lan, tuy nhiên rất nhiều nhà lai tạo và kinh doanh cá betta cảnh nổi tiếng hiện nay lại là người Thái. Chúng ta nên hiểu rằng các nhà lai tạo Thái đã nhập khẩu những con betta cảnh tốt nhất từ nước ngoài về, phát triển và sản xuất hàng loạt với chất lượng cao.

Plakat cảnh là xu hướng mới xuất hiện vài năm gần đây, khoảng từ năm 2000. Plakat cảnh là sự kết hợp giữa cá đá đuôi ngắn truyền thống với cá betta đuôi dài. Tác giả Precha gọi loại cá lai giữa cá Xiêm, cá hoang dã với cá betta cảnh đuôi dài là “cá lai hiện đại” hay “cá betta đặc sắc” (fancy betta). Theo ông, cá betta đặc sắc mang nhiều yếu tố di truyền của loài Betta smaragdina dòng ghi-ta với bộ vây to hơn so với cá Xiêm thường và đuôi có chóp nhọn hình con át bích. Nhận định này có phần nào đúng trên thực tế vì một số cá betta đặc sắc dù mang đủ màu sắc như cá betta cảnh đuôi dài nhưng đuôi lại to và có chóp nhọn.

Cá betta đặc sắc có thể nói là đại diện cho luồng ảnh hưởng mới từ Thái Lan ra thế giới bên ngoài kể từ sau khi cá Xiêm đuôi ngắn và cá Xiêm đuôi dài được giới thiệu với thế giới cả trăm năm trước. Ngày nay, nó là một thể loại dự thi trong các cuộc triển lãm cá betta dưới tên plakat cảnh truyền thống tức traditional show plakat, hay ngắn gọn hơn là traditional plakat (ở ta, mọi người còn gọi ngắn gọn hơn nữa là “plakat”, cách gọi này có thể gây nhầm lẫn với dòng plakat đích thực tức cá chọi, cá đá, cá Xiêm tuyển hay cá Xiêm thường).

Ảnh dưới : Betta smaragdina dòng ghi-ta (nguồn http://plakatthai.com) và plakat cảnh truyền thống (nguồn www.dong2002.com).

Các cuộc triển lãm nói chung không phân biệt cá plakat cảnh truyền thống (tức betta đặc sắc) với cá Xiêm bình thường. Vì vậy về nguyên tắc, bạn có thể mang cá Xiêm đi dự thi thể loại plakat truyền thống nhưng chắc chắn sẽ không thể đoạt giải vì bộ vây kém phát triển hơn. Plakat cảnh truyền thống xuất hiện và tác động đến thế giới betta cảnh ở một số khía cạnh:

– Cá plakat hầu như không bị mắc các tật thường thấy ở cá betta cảnh đuôi dài như tự cắn đuôi, sụp đuôi, rách đuôi, thối đuôi… tóm lại chúng rất dễ nuôi và chăm sóc.

– Cá plakat có tuổi thọ “phong độ” dài hơn. Cá cảnh đuôi dài như halfmoon thường rất đẹp ở độ tuổi từ 3 đến 9 tháng, sau đó cá bị lão hóa và không được đẹp như trước nữa dù tuổi thọ “sinh học” vẫn còn. Cá đuôi tưa còn khó nuôi hơn hơn nữa, các tia vây kéo dài rất dễ bị xoăn, vênh nếu không chăm sóc kỹ.

– Cá plakat có thân hình đẹp hơn nhiều so với cá betta cảnh đuôi dài. Theo tôi đây là một đặc điểm quan trọng mà các nhà lai tạo phương Tây vốn quá chú trọng vào vây và màu sắc đã bỏ qua. Tôi muốn nói với những bạn hữu yêu thích cá betta rằng thân hình và thần thái của cá betta cũng hết sức quan trọng, theo tôi cá betta cảnh trông phải thật oai phong hùng dũng; điều mà bạn vẫn thường thấy ở cá đá tức plakat.

Đây là con Mustard Gas nổi tiếng của Jude Als với 3 viền màu độc đáo: màu xanh trên thân, màu vàng và màu khói ở đuôi (nguồnwww.bettysplendens.com). Cá này có dạng “bản mè” tức giống như con cá mè với đầu nhỏ, bụng to và gốc đuôi nhỏ. Dạng “bản mè” rất phổ biến ở cá betta cảnh đuôi dài và trông không được mạnh mẽ như các dạng thân khác ở plakat như “bản rô” và “bản lóc”.

Plakat cảnh truyền thống: là cá lai giữa cá Xiêm, cá hoang dã và cá betta cảnh với đủ loại màu sắc khác nhau. Các vây lẻ to hơn so với cá Xiêm nhưng nhỏ hơn nhiều so với cá betta cảnh đuôi dài. Đuôi có thể xòe đủ 180 độ nhưng cạnh đuôi tròn, tia sơ cấp ở gốc đuôi phân làm hai nhánh.

Plakat cảnh hiện đại: là cá lai giữa cá Xiêm với cá halfmoon với cái đuôi nhỏ như cá Xiêm nhưng hình dạng lại giống như cá halfmoon. Plakat cảnh hiện đại thường được gọi tắt là plakat hiện đại hay HMPK (halfmoon plakat). Đuôi xòe đủ 180 độ, cạnh đuôi thẳng, tia sơ cấp ở gốc đuôi phân làm bốn nhánh hoặc hơn.

Plakat đối xứng: plakat cảnh truyền thống và plakat cảnh hiện đại thừa hưởng một đặc điểm rất đặc trưng ở cá Xiêm đó là mỗi khi giương vây, đuôi của chúng hơi cong lên một chút về phía trước. Nếu kẻ một đường thẳng từ mắt cho đến giữa gốc đuôi thì nó sẽ chia đuôi ra làm hai phần không bằng nhau; do vậy mà hai loại trên được gọi là plakat bất đối xứng. Ngược lại, cá halfmoon không hề cong đuôi lên khi giương vây nên hoàn toàn đối xứng. Quá trình lai tạo giữa cá Xiêm với cá halfmoon không chỉ tạo ra cá plakat bất đối xứng tức HMPK mà còn tạo ra một số plakat không cong đuôi như halfmoon; vậy là thể loại plakat đối xứng ra đời. Cấu tạo đuôi của plakat đối xứng cũng tương tự như plakat cảnh nhưng viền của ba vây lẻ phải làm thành một vòng cung như ở cá halfmoon. Do vậy, vây bụng và vây hậu môn ở cá plakat đối xứng thường rất ngắn.

Ảnh dưới : Plakat cảnh và plakat đối xứng (vây bụng và vây hậu môn con plakat đối xứng này chưa đạt vì hơi dài) (nguồn www.bettas4all.nl).

CÁ BETTA KHỔNG LỒ ( GIANT )

Các nhà lai tạo Thái Lan đã lai tuyển chọn dòng cá này trong ba năm trước khi đem trưng bày tại triển lãm IBC vào năm 2002. Đây là xu hướng lai tạo tập trung vào kích thước thay vì màu sắc và dạng vây. Cá betta khổng lồ có kích thước 14-17 cm, gấp đôi so với cá betta bình thường . Hiện tại, cá betta khổng lồ đang được phát triển với những màu sắc và dạng vây khác nhau. Tuy nhiên, trái với mong đợi của nhiều người, cá betta với kích thước thật lớn lại không duy trì được màu sắc và sự linh hoạt vốn có của chúng. Mặt khác, để cá đạt kích thước tối đa, người nuôi cần duy trì một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt. Đó là những lý do hạn chế sự phát triển của dòng cá này.

Ảnh dưới : Cá betta khổng lồ với kích thước gấp đôi so với cá betta bình thường (nguồn www.bettysplendens.com).

CÁ BETTA TAI TƯỢNG ( BIG EARS )

Đây là dòng cá mới nhất xuất hiện trên thị trường betta cảnh vài năm gần đây. Vây ngực của cá betta “tai tượng” rất phát triển, to gấp mấy lần so với kích thước bình thường. Được biết, dòng cá này xuất phát từ các nhà lai tạo Thái Lan Theerasak Supinpong và Ah Pak Nam từ năm 2008. Theerasak Supinpong cũng là người lai tạo betta “lavender” bởi vậy mà chúng ta thấy có nhiều cá lavender tai tượng trên thị trường. Betta tai tượng cũng xuất hiện trong các cuộc triển lãm cá cảnh do diễn đàn tổ chức từ năm 2010 nhưng chưa đoạt giải (bởi dẫu ấn tượng nhưng vây ngực to không hề được ưu tiên so với vây thường). Trên thế giới, có nhiều ý kiến quan ngại về khả năng bơi lội của dòng cá này.

( Mục này Hanoi Betta chỉ tóm tắt )

Hiện có đến gần 70 loài cá betta hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam Á đã được phát hiện và mô tả. Chúng đã tiến hóa và thích nghi với những môi trường khác nhau, từ đầm lầy nước lợ ở Mahachai, đầm than bùn nước đen ở Selangor đến vùng nước cứng ở Krabi. Một số loài lại thích nghi với môi trường có dòng chảy nhất định và hành vi sinh sản cũng tiến hóa từ xây tổ bọt thành ấp miệng. Do vậy, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia các loài cá betta hoang dã thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên những đặc điểm chung về hình thức sinh sản, địa bàn phân bố, hình dạng… tuy rằng trong mỗi nhóm có thể tồn tại một số ngoại lệ.

(Trái) Hình vẽ cá betta trưởng thành: i) sọc trước mắt, ii) sọc ở cằm, iii) sọc sau mắt, iv) sọc sau mắt thứ hai, v) sọc giữa, vi) sọc giữa thứ hai, vii) chấm ở gốc đuôi. (Phải) Những sọc ngang trên đuôi (cũng xuất hiện ở vây lưng và vây hậu môn) (Tan & Ng, 2005).

Các Loại Cá Nuôi Chung Với Betta

Các loại cá nuôi chung với Betta

Nhiều bạn không thích để chú cá betta của mình đơn độc vì vây sau đây là 1 số loại cá, sinh vât có thể sống chung trong hòa bình với …

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1521605964.jpg

betta, cac loai ca song cung betta, ca song cung voi ca xiem,betta cac loai ca song cung betta ca song cung voi ca xiem

Nhiều bạn không thích để chú cá betta của mình đơn độc vì vây sau đây là 1 số loại cá, sinh vât có thể sống chung trong hòa bình với chúng!

– Neon là những chú cá nhỏ với sọc xanh và đỏ phản quang rất đẹp.

– 2 con hoạt động ở tầng nước khác nhau, betta thường ở tầng mặt- neon tầng trung vì vậy rất ít gặp nhau nên khó xảy ra việc đánh nhau

– Cá neon rất lanh lợi ăn tạp hay dọn thức ăn thừa , và rất tiện là nếu betta đủ nhanh thì neon như 1 bữa chính của nó

– Cá chuột rất hiền và siêng năng, chúng rất tích cực dọn mặt đáy của bể và luôn sống ở tầng đáy , vì vậy rất hiếm tình trạng 2 loại gặp nhau

– Chúng lanh lợi và dọn vệ sinh khá tốt

– Chiều dài tối đa khoảng 1 inch

– Loại cá hiền lành , dọn vệ sinh cho hồ , ăn tảo hại , thức ăn thừa

– Hoạt động chủ yếu tầng đáy và thành hồ

– Lanh lợi , màu sắc có thể hòa cùng với đất nền

– Phù hợp nuôi chung với betta

– Rất tuyệt vời vì loại tép này dọn vệ sinh cực tốt

– Chúng ăn xác thối, thức ăn thừa và hiền lành , không bắt cá sống như các loại tôm tép khác

– Rẻ tiền , và nếu Betta của bạn quá hung dữ thì tép này coi như 1 bữa ăn nhẹ

– Trứng của chúng cũng là 1 thức ăn bổ dưỡng cho betta

5. Ốc ngựa vằn:

– Rất tốt , ăn tảo hại , hiền lành

– Thân hình nhỏ , vệ sinh hồ rất tốt

– Nhược điểm nhỏ là mức độ sinh sản khá cao

Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Ăn Gì Và Các Loại Thức Ăn Cho Cá Betta

Một trong những điều quan trọng để giúp chú cá betta khỏe đẹp và có màu sắc rực rỡ chính là nguồn dinh dưỡng thức ăn dành cho cá betta. chúng tôi đề xuất với các anh em thích chơi cá betta (lia thia, xiêm) một số nguồn thức ăn dinh dưỡng là món khoái khẩu của loại cá này.

Thức ăn tươi sống

Nguồn thức ăn tươi sống từ tự nhiên là lựa chọn hàng đầu cho thực đơn chăm sóc chú cá betta. Lăng quăng, giun, trùn chỉ, bobo, cá nhỏ… rất giàu protein, là món khoái khẩu của cá betta. Tuy nhiên, bạn không nên cho cá betta ăn quá nhiều, vì cá betta có thể bị bệnh hoặc nặng hơn là chết. Một số anh em cũng chia sẻ với Bettaviet cá betta chết sau khi ăn quá nhiều lăng quăng.

Ngoài ra, ấu trùng tôm cũng là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, ít bị lây khuẩn, được anh em khá ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bạn có thể đổi món cho chú cá betta của mình một lần trong tuần, giúp betta ăn ngon hơn.

Thức ăn đông lạnh

Nếu anh em khá bận rộn và không có nhiều thời gian mua nguồn thức ăn tươi sống hàng ngày, thì có thể dùng thức ăn đông lạnh để thay thế. Bạn có thể dự trữ một số loại thức ăn đông lạnh cho cá betta như: giun, sâu, động vật giáp sát… cắt nhỏ rồi để trong tủ đông lạnh. Khi cho cá ăn, chỉ cần rã đông một ít, tán nhỏ rồi thả vào cho cá betta.

Khuyết điểm của việc dùng thức ăn đông lạnh là anh em không nên dự trữ quá lâu vì có thể sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh có hại cho cá betta.

Thức ăn dạng khô và viên

Cho cá Betta ăn gì để lên màu đẹp Cho cá betta ăn cám Cho cá Betta ăn thịt bò Cho cá betta ăn trứng kiến Các loại thức an cho cá betta bột Ấu trùng tôm cho cá ăn Thức an cho cá lia thia Các loại thức an cho cá Betta bột

Như trên Mua thức ăn cho cá Betta Thức ăn cho cá Lia Thia Cá xiêm Cá betta 1 tuần tuổi ăn gì???

+ Ăn thức ăn đông lạnh chứ ăn gì Cá betta trống ăn con Lăng quăng đông lạnh Thức an cho cá betta con

Cá Rồng Giá Bao Nhiêu? Giá Cá Rồng Các Loại

Dân chơi cá cảnh chắc chắn sẽ không thể không biết cá rồng giá bao nhiêu? Giá cá rồng các loại. Đây là dòng cá thuộc hàng đắt nhất vì trước đây chỉ có giới đại gia mới đủ điều kiện kinh tế để mua. Hiện nay, nhờ đặc tính sinh sản dễ dàng của loại cá này cũng như nhiều cơ sở bán cá giống, cá con giá cả đã giảm nhiệt nên người yêu thích đã có thể có điều kiện để chơi.

Giá cá rồng các loại

Các loại cá cảnh đều khá nhiều chủng loại khác nhau. Với cá rồng cũng vậy. Nhìn chung chúng đều có đặc điểm vẩy to, đầu hình dao bầu với cặp râu vươn ra phía trước. Màu sắc cá rồng cũng phong phú, đa dạng biến đổi theo kỹ thuật của người nuôi. Giá bán cá rồng luôn ở mức cao nên tùy từng điều kiện của các dân chơi mà mà lựa chọn. Cụ thể bạn có thể tham khảo giá bán như sau:

Cá rồng huyết long có vây đỏ sậm, hoặc dỏ tươi, thân dài, rộng. Loại này có màu sắc nổi bật nhất và được cho là mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ nên giá bán khá cao. Giá dao động từ 5 tới 20 triệu đồng/ con tuỳ theo kích thước, mức độ dài ngắn, trọng lượng và màu sắc nổi bật.

Giống cá này xuất xứ từ Indonesia, màu sắc đa dạng từ Green Based, Blue Based và Gold Based, Chúng nổi bật với lưng gù, sậm màu. Giá bán từ 2 tới 3 triệu một con dựa vào màu sắc và kích thước.

Giống Hồng Long có màu sắc nhẹ nhàng, di chuyển chậm uyển chuyển với những chiếc vẩy hồng, đuôi đỏ hoặc hồng nhẹ. Giá bán khá rẻ, dao động từ 1,5 đến 2,5 triệu/ con.

Thanh long có 4 loại chính là Thanh Long thường, Nami, chỉ vàng và Borneo. Đặc điểm là lưng màu xanh đậm, tia vây đỏ nâu và thân bạc. Giá bán từ 600 – 1 triệu/con.

Cá rồng Ngân Long có màu ánh bạc, một số đóm đên ở đầu, vây viền hồng. Vì màu sắc khá bình thường nên giá bán rẻ, bạn chỉ cần bỏ ra 100 đến 300 nghìn là có thể sở hữu được nó.