Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giá Cá Thát Lát Cảnh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Họ Cá Thát Lát Nuôi Làm Cá Cảnh

Cá Thát lát (Asian Knifefish) sống hầu hết các thủy vực nước ngọt có thực vật thủy sinh phong phú từ Quảng Bình trở vào, thường gặp chúng ở các cửa sông, ao, hồ và nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá thường sống ở ao, ruộng, kênh rạch, sông ngòi. Cá có khả năng sống trong vùng nước lợ.

Nội dung trong bài viết

Cá Nàng hai (Notopterus chitala)

Cá Thát Lát (Notopterus notopterus)

Cá Nàng hai (Notopterus chitala)

Phân bố: Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam

Chiều dài cá 60cm

Chiều dài bể 100cm

Thức ăn: Cá con, côn trùng, tép, thịt bò . . .

Nhiệt độ nước 24 – 28ºC

Bểnuôi riêng

Cá thát lát còm Notopterus chitala Cá nàng hai hay còn gọi là cá còm (Feather fin fish) thường gặp ở nơi nước lặng có nhiều cây cỏ. Ở nước ta cá sống chủ yếu ởmột sốnhánh sông lớn đổ vào sông Mekong (thuộc Tây Nguyên) và các thủy vực nước thuộc sông Cửu Long.

Cá có hình dáng bên ngoài rất giống với cá thát lát nhưng trên thân có nhiều đốm tròn đen vó viền trắng và phân bốdọc theo vây hậu môn. Cá có thân hình dẹp bên, cao, vẩy tròn rất nhỏ. Viền lưng cong và nhô cao. Độ cong của lưng tăng dần theo sự lớn lên của cá. Đầu nhọn, miệng rộng hướng vềphía sau ổ mắt. Vây lưng nhỏ và nằm ở giữa lưng. Vây hậu môn rất dài bắt đầu từ mép vây ngực kéo dài vềphía sau và nối liền với vây đuôi nhỏ.

Cá có màu xám bạc, lưng sẫm hơn. Cá trưởng thành có 4 – 10 đốm đen, viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 – 15 sọc đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn.

Trong điều kiện tự nhiên, cá nàng hai sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm, nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng. Cá thích sống môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính pH = 6,5 – 7. Các thí nghiệm cho thấy cá có kích thước và trọng lượng nhỏ thì tiêu hao oxy lớn và ngược lại. Tiêu hao oxy trung bình của cá là 0,59 mg O2/g/giờ ở nhiệt độ 28 – 29ºC. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 28ºC. Ở nhiệt độ 36ºC, cá nhảy lung tung và cá lờ đờ, chết dần sau 5 phút. Ởnhiệt độ 14ºC, cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang các mang, vây ngưng hoạt động.

Hệ tiêu hóa của cá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trước, rộng, rạch miệng xiên kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, lá mía và lưỡi. Ngoài ra, còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dài. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/Lo = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật.

Bể đẻ chứa 40 – 60L và có nhiều thực vật thủy sinh, đá làm giá thể cho cá. Có thể thiết kế đá như một hang động cho cá vào đẻ. Mức nước sâu khoảng 10 cm và nhiệt độ cố định khoảng 24,5ºC. Khó phân biệt cá đực, cá cái. Tới mùa sinh sản, cá đực trở nên vàng hơn, bơi rất quyến rũ và bắt đầu dùng thân dọn sạch vùng chuẩn bị đẻ. Trong  sinh sản nhân tạo, lúc sinh sản, cá cái bơi đảo lộn dồn ép thành bụng để đẻ trứng dính vào các giá thể (gạch tàu, chậu hoa). Trong khi đó con đực bơi cuộn theo và thụ tinh trứng. Khi đẻ trứng xong, con cái rời khỏi trứng, lúc này nên bắt con cái ra khỏi bể.

Con đực sẽ bảo vệ trứng, dồn trứng vào giữa và quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng. Sốlượng trong một lần đẻ khoảng 100 – 150 trứng và đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 – 15 trứng. Trong tự nhiên cá thường đẻ ở vùng nước cạn có thực vật thủy sinh. Trong các trại sản xuất giống, có thể cắm những khúc tre làm giá thể cho cá đẻ. Có thể dùng LRH-a hay HCG để kích thích cá rụng trứng. Cá cái sẽ được vuốt trứng và cá đực sẽ được giết và lấy sẹ. Sau đó sẽ thụ tinh nhân tạo cho cá. Tùy vào nhiệt độ,  thời gian nở của trứng sẽ khác nhau ở 26 – 28ºC trứng sẽ nở 5 – 6 ngày. Trứng cá thuộc loại trứng lớn và dễ bị nấm. Lúc này nên cho vào bể Methylene Blue với nồng độ 5ppm. Cá bơi lội tự do và bắt đầu ăn được phiêu sinh và ấu trùng Artemia sau 2 – 3 ngày.

Cá này có thịt thơm ngon, nên thường được nuôi trong các ao nước tĩnh để làm thực phẩm. Cá có tập tính hung dữ và thường được nuôi riêng trong bể kính.

Cá Thát Lát (Notopterus notopterus)

Phân bố: Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam.

Chiều dài cá 25cm

Chiều dài bể 90cm

Thức ăn: Cá tạp và động vật nhỏ

Nhiệt độ nước 24 – 28ºC

Bểnuôi riêng

Cá Thát lát (Asian Knifefish) sống hầu hết các thủy vực nước ngọt có thực vật thủy sinh phong phú từ Quảng Bình trở vào, thường gặp chúng ở các cửa sông, ao, hồ và nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá thường sống ở ao, ruộng, kênh rạch, sông ngòi. Cá có khả năng sống trong vùng nước lợ.

Cá có thân dẹp bên. Lưng hơi nhô lên. Miệng hơi nhô ra. Rạch miệng ngắn chỉ đến giữa ổ mắt hoặc bờ sau ổ mắt. Thân phủ vảy tròn. Đường bên hoàn toàn, chạy giữa thân. Cá có màu xám bạc, phần lưng đậm hơn, phần bụng trắng bạc. Cũng giống như cá nàng hai, cá thát lát cũng hoạt động về đêm. Bể nuôi cần thực vật lớn, nước mềm và độ pH = 6,2 và độ cứng khoảng 30 ppm. Thức ăn thường là trùng sống, cá mồi, cá tạp và thức ăn lạnh.

Khi con đực và con cái thành thục cho vào bể lập tức chúng bắt cặp với nhau. Trong vòng những ngày đầu, chúng sắp xếp lại rong và chuyển chúng đến 1 góc bể.

Trong điều kiện tự nhiên cá đẻ trên các vùng nông cạn và những thân, rễ tre chìm trong nước. Tới thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái. Ống này dài khoảng 1,25cm và đường kính 0,6cm. Con cái dùng ống này lướt qua lại trên đá để dọn sạch ổ đẻ. Tập tính chuẩn bị ổ đẻ của cá cái tiếp tục khoảng vài giờ cho đến khi con đực tấn công. Sau đó cả bốmẹ điều dọn tổ. Sau đó chúng bắt đầu cuộn tròn vào nhau và đẻ trứng. Cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 500 – 700 trứng. Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn sẵn, con đực bơi theo và thụ tinh trứng. Cả cá bốmẹ điều thay phiên nhau bảo vệ và chăm sóc trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 6 ngày ở nhiệt độ 28 – 30ºC.

Giá Cá Thát Lát Khuyến Mãi Hôm Nay

Cá thác lác loại cá được sử dụng làm thực phẩm ở một số quốc gia. Bên cạnh làm thực phẩm, bằng vẻ bề ngoài thu hút, cá thát lát còn là một trong những dòng cá cảnh được nhiều người vô cùng yêu thích.

Cá thác lác từ lâu đã trở nên quen thuộc trong bếp gia đình Việt, thanh mát tốt sức khoẻ, cắn dai, thớ thịt ngọt lịm làm chinh phục thực khách. Cá thác lác dễ dàng mua tại nhiều điểm bán, nhưng để tìm được cá thơm ngơm hương vị đậm đà không hề đơn giản. Chúng tôi chuyên bán các thác lác, và chuyên về dòng cá này sẽ cung cấp cho quý vị chất lượng cá như ý. Cần tư vấn và mua hàng quý khách vui lòng liên hệ hotline Zalo 0963390390

Ở nước ta, cá thác lác (thát lát) là một giống cá khá phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được nuôi làm cá cảnh ở rất nhiều địa phương. Chính vì vậy, dòng cá này không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam.

Cá thát thát có tên gọi tiếng anh Notopterus notopterus thuộc họ cá thát lát phát hiện năm 1769. Trong họ cá thác lác có khoảng 8 – 10 loài có hình dáng gần giống với cá rồng.

Cá thát lát sinh sống chủ yếu ở các vùng nước lợ thuộc khu vực châu Phi và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam.

Cá thác lác có thân hình khá nhỏ, mỏng và dẹt gần giống với thân hình cá rồng và cá bơn. Cá thát lát khi trưởng thành có thể dài từ 20 – 150cm (tùy vào từng dòng cá thát lát).

Cá khi trưởng thành cơ thể có thể đạt đến cân nặng 500g, cân nặng trung bình khoảng 200g.

Thân hình cá thác lác thuôn dài, bao bọc xung quanh cơ thể của cá là những chiếc vây lưng dày đặc nhỏ giống hệt với dòng cá bơn. Phần vây hậu môn của cá dài hơn so với tất cả các loại vây và nối liền với vây đuôi.

Phần đầu của cá có kích thước nhỏ, miệng cá khá to so với tỷ lệ đầu và ngắn. Phần rãnh miệng kéo dài đến phần ổ mắt. Mắt cá thát lát khá to và lồi.

Cá thát lát thường có màu xám đậm ở lưng và trắng bạc ở phần bụng, Phần dưới của nắp mang thường có màu vàng sáng. Ở một số loài cá thác lác có đốm đen trên người rất đẹp.

3. Cá thác lác sống ở đâu?

Cá thác lác có môi trường sống khá rộng rãi, chúng phân bổ ở hầu hết ở vùng nước tự nhiên trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại tập trung nhiều ở vùng châu Á – nhất là khu vực Ấn Độ và các nước thuộc Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cá thát lát tự nhiên sinh sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Cá thác lác ngon nhất ở Việt Nam là ở khu vực hồ Lắk thuộc vùng đất Đắk Lắk (nơi đây rất nổi tiếng với món chả cá thát lát).

Cá thác lác bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng đến tuổi trưởng thành (thông thường cá đến độ tuổi trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 200g).

Cá thác lác cảnh sinh sản bắt đầu vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

Cá thát lát là dòng cá để trứng, chúng thường đẻ trứng bám chặt vào các mỏm đá (một lần sinh sản cá thát lát có thể đẻ được 300 – 1000 trứng).

Trứng sau khi đẻ được cá đực bảo vệ (cá đực sẽ thường xuyên dùng đuôi vẫy nước để giúp trứng nhanh nở).

Trên thế giới có khoảng chục loài cá thác lác, tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại cá thác lác kiểng xuất hiện nhiều nhất ở các vùng nước của Việt Nam.

Cá thát lát cườm có tên gọi tiếng anh khoa học là Chitala ornata. Dòng cá này có thâm hình màu xám bạc và khu vực lưng có màu xanh đậm ánh bạc. Khi còn nhỏ, cá thác lác cườm thường có các sọc dài màu đốm nâu.

Khi cá trưởng thành thì biến thành những đốm màu đen, viền bên ngoài màu trắng. Ngoài đặc điểm màu sắc, cá thác lác cườm còn có bộ lưng gù và chiếc đầu nhỏ và nhọn rất đặc trưng.

Cá thác lác cườm là dòng cá thát lát có màu sắc đặc biệt và đẹp nhất trong các dòng cá thát lát. Chính vì vậy, chúng thường được nuôi làm cảnh trong các bể cá.

Cá thác lác nàng hai có tên tiếng anh khoa học Chitala chitala. Dòng cá này thường sống ở Ấn Độ và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Dòng cá thác lác nàng hai là dòng cá chuyên làm thực phẩm và được nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Cá thát lát nàng hai có thân hình giống với cá thát lát cườm. Tuy nhiên, chúng lại không có dải đốm đen dọc thân hình. Thay vào đó, phần đuôi của cá thát lát nàng hai có 2 đốm đen.

Cá thát lát nàng hương có tên tiếng anh là Chitala blanci. Dòng cá thát lát này xuất hiện nhiều nhất tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Dòng cá thác lác nàng hương có đầy đủ những đặc điểm giống với các dòng cá thác lác khác.

Tuy nhiên, màu sắc cơ thể của chúng có điểm khác biệt khá độc đáo – phần da trên thân có màu đốm đen giống với da của con báo.

6. Hướng dẫn cách nuôi cá thác lác

Bể nuôi cần phải được thiết kế chắc chắn, thường làm bằng kính chịu lực. Bể cá không cần quá to (chiều dài chỉ cần khoảng 75cm trở lên).

Bên trong bể cá nên trang trí thêm sỏi trắng, một vài cây thủy sinh, bóng đèn, sục khí và lọc nước.

Nhiệt độ nước trong bể luôn đạt từ 26 – 30 độ C, độ pH trong bể luôn dao động trong khoảng 7 – 8,5, lượng oxy trong bể luôn phải đạt từ 3mg/lít.

Một tuần nên thay nước cho cá từ 1 – 2 lần. Mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước ở trong bể. Khi thay nước phải chú ý đến độ axit và lượng khí cl 2 có ở trong môi trường nước.

Cá thát lát là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường nước và là một dòng ăn tạp. Thức ăn của cá thát lát thường là những dòng cá nhỏ hơn kích cỡ của chúng, tôm nhỏ, sinh vật phù du và những ấu trùng ở trong nước.

Muốn nuôi cá phát triển đẹp thì cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cá.

Khi nuôi cá thát lát trong bể các bạn nên mua thức ăn dạng khô dành cho cá (dạng thức ăn này chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho cá).

Thỉnh thoảng mua thêm loăng quăng, sâu về để cho cá ăn hoặc thịt heo xay nhỏ.

Nên cho cá ăn 2 lần/ngày, nên cho cá ăn vào thời điểm tối (đây là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của cá thác lác.

Cần câu bạn nên chọn mua các loại cần gỗ, cầm vừa tay độ dài khoảng 5m. Dây câu mảnh, nên sử dụng lưỡi câu số 9 tương tự như lưỡi câu cá rô phi.

Thịt cá thát lát rất thơm, mềm và đậm đà. Chính hương vị đậm đà khó quên của cá, có rất nhiều người yêu thích và chế biến thành rất nhiều món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Cá thác lác chiên, một trong những món ăn thơm ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Để chế biến được món cá thát lát chiên ngon, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: cá thát lát rút xương, riềng, mẻ, nước mắm, hạt tiêu xay và dầu ăn.

Thịt cá thát lát rút xương trước khi đem đi chiên phải ướp cùng với các loại gia vị. Muốn cá chiên ngon, nên để ướp cá khoảng 30 phút để thịt cá ngấm đậm gia vị.

Cá nên chiên ngập ở trong dầu đến khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra để ráo dầu và thưởng thức. Khi ăn cá thát lát chiên, các bạn nên ăn kèm cùng rau sống, nước mắm pha chua ngọt và bún thì còn điều gì tuyệt vời bằng.

Cá thác lác nấu canh chua

Cá thát lát nấu canh gì ngon? Cá thác lác nấu canh chua – món ngon những trưa hè nóng bức.

Trong những ngày hè oi bức, nếu như chưa lựa chọn được món ăn ngon cho gia đình, tại sao lại không thử làm món cá thát lát nấu canh chua?

Cá thát lát rửa sạch ướp cùng với tiêu và hạt nêm để khoảng 30 phút. Cà chua cắt miếng múi cau xào cùng với dầu. Me luộc và lọc lấy nước rồi trộn cùng cà chua xào sẵn để nấu nước dùng.

Khi nước sôi cho cá và dứa vào nấu cùng. Khi cá chín nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm đậu bắp và các loại rau thơm.

Khi thưởng thức món canh chua cá thát lát, các bạn nên ăn kèm cùng với rau sống sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Món ăn này có thể thưởng thức khi nguội, cá được ướp cùng với hạt tiêu đã làm hết vị tanh ở trong cá.

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Tháng 6 tới, những đợt nóng đỉnh điểm của mùa hè kéo về. Trong người luôn cảm giác nóng bức – khó chịu, tại sao không thưởng thức món chả cá thát lát khổ qua – món ăn thơm ngon, thanh nhiệt và giải độc.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món ăn ngon: chả cá thát lát, khổ qua (mướp đắng), nước mắm, dầu ăn, hành lá, tiêu, hành tím, ớt.

Để chế biến món ăn ngon, chả cá thát lát các bạn nên tự chế biến và nặn thành miếng vừa ăn (sử dụng thịt cá thát lát rút xương, xay nhỏ và trộn cùng với hành – tỏi băm nhỏ, hạt nêm, hạt tiêu, đường và một chút bột năng).

Khổ qua làm sạch bỏ hạt và thái miếng. Hành tím, ớt tươi băm nhỏ phi cùng với dầu ăn, tiếp tục đổ nước vào nồi đun sôi thì cho chả cá vào.

Khi chả cá gần chín thì cho khổ qua vào nấu kèm và nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi tắt bếp thì cho thêm hành lá vào cho món canh thêm hấp dẫn.

Món chả cá thác lác nấu khổ qua không chỉ thơm ngon, thanh nhiệt giải độc mà còn hỗ trợ giảm cân và chứng bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn chế biến món Cá thác lác kho

Cá thát lát kho là món ăn vô cùng hấp dẫn và tốn cơm, đặc biệt trong những ngày giá rét hoặc mưa phùn. Cách chế biến món này vô cùng đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá thác lác 1 con, tùy vào số miệng ăn mà bạn có thể tăng số lượng chả cá lên. Bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị gia vị, mì chính, nước mắm, hành lá, dầu ăn…

Bước 1: Ướp chả cá thát lát cùng hạt nêm, gia vị, hạt tiêu, muối, ớt, hành lá, cùng dầu ăn trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Sử dụng một chiếc chảo khác để phi thơm thành tỏi rồi xào qua chả cá thác lác. Tiếp theo bạn đổ toàn bộ chả vào nồi canh nước cho them chút đường và nêm nếm gia vị đun cho đến khi nước gần cạn

Ngoài những món ăn hấp dẫn kể trên, cá thác lác còn chế biến thành rất nhiều món ăn: chả cá thát lát hấp, cá nướng, lẩu cá thác lác, cá hấp cải bẹ xanh…

Đặc Điểm Sinh Học Cá Thát Lát Cườm

1. Phân loại và đặc điểm hình thái cá thát lát cườma) Hệ thống phân loại: – Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), FishBase (2010) cá thát lát cườm có hệ thống phân loại như sau: Ngành có dây sống: Chordata Ngành phụ có xương sống: Vertebrata Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala Hamilton,1882 + Tên khoa học khác: Notopterus chitala, Notopterus maculatus; Chitala ornat. + Tên tiếng Việt khác: cá cườm, cá nàng hai, cá đao, cá còm. + Tên tiếng Anh: Clown knife fish hay Feather back fish.

b) Đặc điểm hình thái – Cá có thân dài, dẹp bên, lưng gù độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá. Lườn bụng bên có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu, vảy dính rất chắc, khó rụng, vảy ở đầu có cùng kích thước với vảy ở thân. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

– Vi lưng của cá thát lát cườmnhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chóp mõm. Gốc vi hậu môn rất dài, vi hậu môn nối liền với vi đuôi. Vi bụng rất nhỏ. Vi đuôi tròn, không chẻ hai (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

– Cá có đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhọn, bén mọc ở hàm dưới, phần gai giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Mắt nằm lệch về phía lưng của đầu, gần chóp mõm hơn gần điểm cuối của xương nắp mang. Phần trán gần hai mắt cong và lồi tương đương đường kính mắt. Miệng rộng, màng da sau xương nắp mang rất phát triển (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

2. Sự phân bố – Trong tự nhiên cá thát lát cườmphân bố ở nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng tây nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Kom Tum). Mùa nước lũ, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô, cá ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Cá thát còm sống được ở vực nước có lượng oxy thấp, nhờ cơ quan hô hấp phụ. Trong điều kiện tự nhiên, cá sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, cá thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thuỷ sinh lớn, pH nước 6,5 – 7, nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 28 độ C (Dương Nhựt Long, 2003).

– Theo Lã Thị Ánh Nguyệt (2011) nhiệt độ không sinh học của cá thát lát cườmlà 11,6 độ C. Cá 1 – 50 ngày tuổi có ngưỡng nhiệt độ dưới dao động trong khoảng 10,1 – 11 độ C, ngưỡng nhiệt độ trên từ 41 – 41,7 độ C; ngưỡng độ mặn của là 11 – 12‰, ngưỡng pH thấp là 3,5 – 4,5 và ngưỡng oxy là 0,53 – 0,77 mg/L.

3. Đặc điểm dinh dưỡng – Hệ tiêu hoá của thát lát cườm gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá có miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản của cá ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật (Dương Nhựt Long, 2003).

– Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2007) đã xác định tỉ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) của cá thát lát cườm từ ngày tuổi thứ 5 đến 30 biến đổi ít, dao động từ 0,31 – 0,5 và cá giai đoạn 30 ngày tuổi đã thể hiện tính ăn động vật.

– Theo Mai Đình Yên (1983) cá thát lát (Noptopterus) thuộc nhóm ăn tạp, trong ống tiêu hóa của chúng đã bắt gặp côn trùng, giáp xác, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con, nhuyễn thể và bùn đáy. Trong dạ dày cá thát lát ( Notopterus notopterus Pallat) cỡ cá 99 – 281 mm có 25,09% là giáp xác và 17,41% là cá, 14,95% côn trùng, 14,51 mùn bả hữu cơ, 20,18% mảnh thực vật, 0,4% tảo, 0,11% nguyên sinh động vật và 0,47% động vật thân mềm (Hossain et al., 1990). Trong khi đó, thức ăn ưa thích của thát lát cườm ( Chitala chitala Hamilton) là giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể và cá. Cá và tép là loại thức ăn ưa thích nhất của chúng. Cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 – 40,65% trong dạ dày cá còm, còn giáp xác chiếm 3,5 – 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác nhau của thát lát cườm ở Ấn Độ (Sarkar and Deepak, 2009). Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của thát lát cườm gồm có tảo lục (4%), tảo khuê (4%), tảo lam (3%), giáp xác (10%), nguyên sinh động vật (5%), mùn bả hữu cơ (3%), nhuyễn thể (13%), luân trùng (4%), côn trùng (15%), thực vật bậc cao thủy sinh (5%), cát và bùn (4%), cá (28%) và một số thức ăn không xác định được (2%) (Sarkar and Deepak, 2009).

– Cá thát lát cườm rất dữ. Cá tấn công những con cá khác để làm mồi khi đói. Khi bị sốc môi trường hoặc thay đổi mồi ăn đột ngột chúng có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết. Do đó trong điều kiện nuôi không nên gây sốc môi trường hay thay đổi mồi đột ngột mà phải tập cho cá quen dần với thức ăn mới và cho cá ăn đúng giờ (Nguyễn Chung, 2006).

– Do cá thát lát cườm có đặc tính ăn động vật nên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp các hàm lượng carbohydrate cao để nuôi cá thì chúng phải được tập cho ăn từ nhỏ Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

4. Đặc điểm sinh trưởng – Từ cá bột mới nở đến cá con 3 – 4 cm mất khoảng 30 – 40 ngày. Cá chậm lớn và phải mất thêm 30 – 40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12 – 15 cm. Trong nuôi thương phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trọng nhanh, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng 400 – 500 g và sau 1 năm nuôi cá có thể đạt 1 kg. Mỗi năm cá có thể tăng trọng thêm 1 – 1,2 kg (Nguyễn Chung, 2006).

– So với cá cùng họ thì cá thát lát cườm ( Chitala chitala) có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá thát lát thường ( Notopterus notopterus). Cá tăng trọng nhanh, thông thường cá sau 1 năm tuổi có chiều dài trung bình khoảng 30 – 40 cm và nặng từ 800 – 1.200 g/con. Trong ao nuôi, cá thát lát cườm có thể đạt kích cỡ 500 – 600 g/con sau 6 tháng nuôi (Dương Nhựt Long, 2003).

– Theo Sarkar et al. (2008) cá thát lát cườm thu được từ lưu vực sông Bhagirati, Koshi, Saryu và Ganga lớn nhất 6 năm tuổi tương ứng với chiều dài cá từ 103,3 – 107,4 cm. Cá thát lát cườm bắt được ở lưu vực sông Banga, Ấn Độ có chiều dài từ 31 – 120 cm và khối lượng từ 0,55 – 12,0 kg (Sarkar et al., 2009).

5. Đặc điểm sinh sản và tình hình sản xuất giống – Cá thát lát cườm cái thành thục khoảng 3 năm tuổi, còn cá đực thành thục sớm hơn, khoảng 2 năm tuổi (Sarkar et al., 2007). Cá bố mẹ thát lát cườm được nuôi vỗ bằng thức ăn tươi sống gồm cá nhỏ, cá rô phi và tép và hệ số thành thục của cá thát lát cườm cái đạt cao nhất vào tháng 6 với giá trị là 4,63 ± 0,50% (Kohinoor et al., 2012). Theo Phạm Phú Hùng (2007), cá thát lát cườm được nuôi vỗ sau 4 tháng sẽ thành thục. Cá đẻ trứng vào giá thể là vật liệu cứng. Ống nhựa có đường kính 25 cm được cá ưa thích hơn tấm Fibrociment có kích thước 30 x 200 cm. Phạm Minh Thành và ctv. (2008) khẳng định sinh sản cá thát lát cườm nhân tạo hay bán nhân tạo đều đạt hiệu quả cao. Cá được nuôi vỗ tham gia sinh sản 3 lần trong năm với thời gian tái thành thục khoảng 37 ngày. Sức sinh sản tương đối của cá là 432 – 535 trứng/kg cá cái (720 – 783 trứng/con cá cái). Theo Kohinoor et al. (2012), sức sinh sản của cá thát lát cườm từ 5,65 – 14,33 trứng/g cá cái hay 8.238 – 18.569 trứng/con cá cái.

– Thức ăn cần thiết cho cá bột trong quá trình ương ở tuần đầu là động vật phiêu sinh. Từ tuần thứ hai thức ăn là trùn chỉ và Moina (Phạm Phú Hùng, 2007). Sarkar et al. (2008) cho rằng ương cá thát lát cườm trong giai lưới sử dụng thức ăn là trứng cá trôi Ấn Độ đã đẻ ra (< 8 mm), trùn chỉ sống, và trứng cá (thu trứng này bằng cách giải phẫu cá Puntius ticto). Sau 28 ngày, tỷ lệ sống của cá dao động từ 65 – 85%. Cá thát lát cườm được ương 30 ngày trong bể với 4 loại thức ăn là trùn chỉ, ấu trùng muỗi đỏ, phiêu sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá từ 80 – 100%; đối với thức ăn là phiêu sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá thát lát cườm là 100%.

– Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất giống và ương thát lát cườm ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp giống cá thát lát cườm phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm đối tượng có giá trị kinh tế cao này. Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, năm 2006 lượng giống cá thát lát cườm trong tỉnh sản xuất được là 3,5 triệu con.

Đặc điểm sinh học cá Thát Lát Cườm, Nguồn: Bộ môn nước ngọt – Khoa Thủy sản ĐH Cần Thơ

* Địa chỉ cung cấp cá thát lát giống: Trại Giống Thủy Sản, Quốc lộ 91B, Tổ 5, Khu vực 6, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ. Chuyên cung cấp cá Thát Lát Cườm uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý. Thống tin liên hệ: 0978786767 (anh Tâm).

Xem thông tin chi tiết giá giống.

Pham Nghia Food Tìm Đối Tác Phân Phối Chả Cá Thát Lát Giá Sỉ Các Loại

Bạn đang là nhà phân phối chả cá viên chiên? Bạn đang muốn tìm địa chỉ cung cấp các loại chả cá ngon trên thị trường? Bạn còn e ngại về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm chả cá giá sỉ đang có trên thị trường? Liên hệ ngay 0939.312.612 để được tư vấn nguồn cung cấp chả cá giá sỉ uy tín và chất lượng nhất thị trường trong và ngoài nước hiện nay!

PHAM NGHIA FOOD – Công ty chuyên sản xuất và phân phối chả cá các loại giá sỉ chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam

Đôi nét về PHAM NGHIA FOOD

Thành lập từ năm 2015, PHAM NGHIA FOOD khởi nguồn từ đặc sản cá thát lát rút xương nổi tiếng là món không thể thiếu khi du lịch đến Cần Thơ. Sau nhiều năm phát triển, PHAM NGHIA FOOD được biết đến là Công ty thực phẩm chuyên sản xuất và phân phối chả cá các loại cũng như các sản phẩm thức ăn tiện lợi với chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay.

PHAM NGHIA FOOD tự hào là đối tác đáng tin cậy của các nhà phân phối chả cá trên toàn quốc!

PHAM NGHIA FOOD có:

Vùng nuôi đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP.

Trang thiết bị máy móc hiện đại theo công nghệ của Nhật.

Sản phẩm được nghiên cứu đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Đạt chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đầu tiên tại Cần Thơ.

Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại tốt nghiệp và đạt chứng nhận của Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP).

Cung cấp chả cá thát lát – Đặc sản Cần Thơ uy tín nhất trên thị trường hiện nay.

Sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước: Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ,…Và sắp tới là những thị trường trọng điểm như Nhật, Thái Lan,…

Các sản phẩm chả cá của PHAM NGHIA FOOD

Sản phẩm chả cá PHAM NGHIA FOOD có thành phần chính là cá thát lát nguyên chất được nuôi trồng trong môi trường khép kíp đạt chuẩn quốc tế. Nắm bắt đúng thị hiếu của người tiêu dùng, PHAM NGHIA FOOD đã cho ra đời nhiều sản phẩm tiện lợi và dinh dưỡng từ chả cá thát lát như:

Chả cá thát lát nguyên chất: Chả cá tươi chưa tẩm ướp gia vị với thành phần cá thát lát lên đến 90%.

Cá thát lát rút xương các loại: Cá thát lát rút xương kim sa, cá thát lát rút xương tẩm ướp gia vị, cá thát lát rút xương vị cà ri, cá thát lát rút xương hương sả,…

Các loại chả viên chiên tiện dụng: Chả viên tôm, chả viên bạch tuộc, chả viên ốc nhân trứng muối, chả viên nhân phô mai, viên lẩu Phạm Nghĩa, combo chả viên,…

Dòng chả cá tạo hình: Chả cá chiên, chả cá hấp, chạo Nàng Hai, chả hoa Nàng Hai, chả ốc vị sả ớt, xúc xích chả cá thát lát, tiểu long bao,…

Một số dòng sản phẩm tiện lợi mang nhãn hiệu “Món Việt” sắp ra mắt: canh khổ qua chả cá thát lát, cá kho tộ, thịt muối sả, tép kho,…

Với sự đa dạng về chủng loại và hương vị dai ngon đặc trưng, các dòng sản phẩm của PHAM NGHIA FOOD luôn được khách hàng ưa chuộng và tin dùng bởi chất lượng cũng như uy tín của thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế khi trở thành nhà phân phối chả cá đối tác của PHAM NGHIA FOOD.

Tư vấn lựa chọn sản phẩm chả cá phù hợp với mục đích kinh doanh

Phân phối chả cá các loại

Khi là một Nhà phân phối lớn thì bạn sẽ không cần suy nghĩ nhiều đến việc nên chọn phân phối chả cá loại nào cho phù hợp. Vì vậy, trong trường hợp này thì bạn chỉ cần chọn ra những loại chả cá được thị trường ưa chuộng để nhập về phân phối lại là được.

Kinh doanh đặc sản vùng miền: Chả cá thát lát – Đặc sản Cần Thơ

Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản vùng miền thì gợi ý tuyệt vời nhất dành cho bạn chính là sản phẩm chả cá thát lát nguyên chất và cá thát lát rút xương các loại. Bởi đây chính là 2 nhóm sản phẩm chả cá thát lát – Đặc sản Cần Thơ được nhiều du khách lựa chọn mua mang về làm quà khi đến đây.

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hoặc dịch vụ nấu ăn

Đối với lĩnh vực ăn uống thì thường sẽ yêu cầu cao hơn về yếu tố thẩm mỹ bên cạnh mùi vị. Cho nên, bạn cần ưu tiên chọn nhóm sản phẩm chả cá định hình như: cá thát lát rút xương các loại, chạo Nàng Hai, viên lẩu Phạm Nghĩa, Chả hoa Nàng Hai,… có tạo hình đẹp và dễ chế biến.

Kinh doanh cá viên chiên, bánh mì chả cá

Nghe qua cái tên cũng đã hiểu rõ mục đích kinh doanh là gì rồi đúng không nào? Tuy nhiên, đối với cá viên chiên hoặc bánh mì chả cá thì không phải loại nào cũng ngon, cũng hợp!

Có 2 gợi ý để bạn cân nhắc khi mua cá viên chiên giá sỉ:

Nếu bạn muốn tự tạo ra mùi vị riêng thì có thể lựa chọn chả cá thát lát tươi nguyên chất. Nhập về và nêm nếm gia vị theo bí quyết riêng để tạo nên điểm đặc biệt hấp dẫn khách hàng. Gợi ý này phù hợp cho những bạn đang có ý định bán xe bánh mì chả cá.

Đối với bán xe cá viên chiên thì sẽ ưu tiên sự đa dạng chủng loại hơn. Vì vậy, các loại chả viên chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn!

Mỗi mục đích kinh doanh sẽ ưu tiên mua các loại chả cá khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có nguồn vốn mạnh cũng như nắm bắt tốt thị hiếu tiêu dùng thì hãy nên nhập đa dạng các loại chả cá để làm phong phú hơn cho mặt hàng kinh doanh của mình!

Liên hệ ngay Zalo PHAM NGHIA FOOD (0939.312.612) để lại số điện thoại để PHAM NGHIA FOOD giúp bạn tìm ra giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất!

Tìm đối tác phân phối chả cá các loại trên toàn quốc

PHAM NGHIA FOOD hiện đang tìm kiếm đối tác phân phối chả cá trên toàn quốc với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm với những đánh giá tốt từ khách hàng.

Xây dựng hệ thống Nhà phân phối chả cá, Đại lý chuyên nghiệp với những chính sách hỗ trợ phát triển tối đa hệ thống.

Bảo hộ độc quyền cho Nhà phân phối chả cá phát triển đại lý ở mỗi tỉnh thành.

Cam kết bàn giao toàn bộ nguồn khách hàng tại khu vực Nhà phân phối chả cá phụ trách.

Hỗ trợ giải pháp Marketing online giúp tiếp cận khách hàng trong khu vực phụ trách.

Ưu tiên đối tác đăng ký hợp tác sớm nhất và giá trị hợp đồng lâu dài.